intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về mục tiêu: Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết và thực tế về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản trên phạm vi địa phương và vận dụng vào tỉnh Nghệ An. Đánh giá được kết quả, hiệu quả cũng như những hạn chế cần khắc phục của hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020

i<br /> <br /> 1. LÝ DO VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />  Về lý do:<br /> Chương trình phát triển ngành thuỷ sản của Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 2020 đã xác định: "... đầu tư phải tập trung, hợp lý, thúc đẩy ngành thuỷ sản trở<br /> thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Bên cạnh chú trọng các loại thủy sản<br /> truyền thống của Tỉnh cần chú trọng các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như<br /> con Baba, tôm hùm, ... Đầu tư nâng cao hiệu quả nuôi trồng, chế biến và khai thác<br /> thuỷ sản nhằm tạo ra lợi thế so sánh về sản phẩm thủy sản so với vùng khác, quốc<br /> gia khác, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh nhà đến<br /> 2020". Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản, đánh giá<br /> rõ thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất một số giải<br /> pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành thủy sản là rất cần thiết và quan trọng<br /> nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh. Trên cơ sở đó, em đã lựa chọn đề tài<br /> “Đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 –<br /> 2020” làm đề tài luận văn.<br />  Về mục tiêu:<br /> - Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết và thực tế về đầu tư<br /> phát triển ngành thuỷ sản trên phạm vi địa phương và vận dụng vào tỉnh Nghệ An.<br /> - Đánh giá được kết quả, hiệu quả cũng như những hạn chế cần khắc phục<br /> của hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn<br /> 2006 – 2011.<br /> - Đề xuất đồng bộ một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư<br /> phát triển ngành thủy sản tại Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo.<br /> <br /> 2. NỘI DUNG CHÍNH<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br /> CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA ĐẦU<br /> TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN<br /> 2.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ<br /> PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN<br /> Tác giả phân tích rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm và nguồn vốn đầu tư phát<br /> triển ngành thủy sản làm cơ sở lý luận cho các nội dung phân tích cụ thể về thực<br /> trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.<br /> <br /> 2.2. NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN<br /> <br /> ii<br /> <br /> Tác giả phân tích rõ nội dung đầu tư phát triển ngành thủy sản bao gồm: Đầu<br /> tư phát triển nuôi trồng thủy sản, đầu tư phát triển khai thác thủy sản, đầu tư phát<br /> triển chế biến thủy sản, và đầu tư phát triển các ngành phụ trợ phục vụ và phát triển<br /> thủy sản.<br /> <br /> 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN<br /> NGÀNH THUỶ SẢN<br /> Tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy<br /> sản, bao gồm: nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.<br /> <br /> 2.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU<br /> QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN<br /> Tác giả đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư<br /> phát triển ngành thủy sản:<br /> - Chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển ngành thuỷ sản: Khối lượng vốn<br /> đầu tư thực hiện cho phát triển ngành thủy sản, Tài sản cố định huy động và năng<br /> lực sản xuất phục vụ phát triển ngành thủy sản.<br /> - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển ngành thủy sản: Chỉ tiêu hiệu<br /> quả kinh tế và chỉ tiêu hiệu quả xã hội.<br /> <br /> 2.5. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở<br /> MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG<br /> Tác giả tìm hiểu kinh nghiệm đầu tư phát triển ngành thủy sản tại Tỉnh Thanh<br /> Hóa và Hà Tĩnh đưa ra bài học kinh nghiệm trong đầu tư phát triển ngành thủy sản<br /> trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.<br /> <br /> CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY<br /> SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011<br /> 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN<br /> ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TẠI TỈNH NGHỆ AN<br /> Tác giả phân tích rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh Nghệ<br /> An. Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các điều kiện đó đến hoạt động<br /> đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh.<br /> <br /> 3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN<br /> TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011<br /> 3.2.1. Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh Nghệ An<br /> <br /> iii<br /> <br /> Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2011 đạt trên 101023 tỷ đồng gấp 2 lần so<br /> với vốn đầu tư của thời kỳ 2000 – 2005. Vốn đầu tư phát triển qua các năm tăng rất<br /> mạnh. Nếu năm 2006 vốn đầu tư chỉ đạt 9407,090 tỷ đồng thì năm 2011 tăng lên tới<br /> mức kỷ lục trong vòng 6 năm trở lại đây với 24098,450 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần so<br /> với năm 2006 (tăng 156,173%). Những con số này là kết quả của Tỉnh trong việc nỗ<br /> lực cải tạo môi trường đầu tư.<br /> <br /> 3.2.2. Quy mô vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản<br /> Vốn đầu tư ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2011 tăng nhưng với tốc độ<br /> chậm. Tốc độ tăng liên hoàn có xu hướng ngày càng giảm trong giai đoạn 2006 –<br /> 2010, sang năm 2011 tốc độ có tăng lên (26,31%). Tuy nhiên, nếu so sánh vốn đầu<br /> tư giữa 2 năm 2006 và 2011 thì lượng vốn đầu tư ngành thủy sản cũng tăng lên đáng<br /> kể từ 398,971 tỷ đồng lên 1039,840 tỷ đồng (tăng 160,63%).<br /> <br /> 3.2.3. Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản theo nguồn vốn<br /> Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An được huy<br /> động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp,<br /> dân cư và nguồn vốn tín dụng luôn nắm giữ vai trò chủ đạo về số lượng và tỷ trọng.<br /> Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tại Tỉnh Nghệ An cho ngành thủy sản<br /> giai đoạn 2006 – 2011 là 4121,375 tỷ đồng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn<br /> trong nước. Nhìn chung tất cả các nguồn vốn đều tăng qua các năm.<br /> <br /> 3.2.4. Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản theo nội dung<br /> Tổng vốn đầu tư ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2011 là 4121,375 tỷ đồng<br /> được phân bổ cho 4 lĩnh vực là: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến<br /> thủy sản và cơ sở dịch hậu cần nghề cá theo các tỷ lệ nhất định.<br /> <br /> 3.2.5. Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo huyện, thành phố, thị xã<br /> Vốn đầu tư thủy sản ở các địa phương có xu hướng tăng lên về quy mô, tỷ trọng<br /> thay đổi không đáng kể qua các năm.<br /> <br /> 3.2.6. Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo chương trình, dự án<br /> Tổng mức đầu tư thực hiện các chương trình, dự án phát triển ngành thủy sản<br /> trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011 là 1239,853 tỷ đồng, trong đó vốn<br /> đầu tư từ NSNN là 947,692 tỷ đồng, từ nguồn vốn khác là 291,161 tỷ đồng.<br /> <br /> 3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY<br /> SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011<br /> 3.3.1. Những kết quả đạt được<br /> <br /> <br /> Tài sản cố định huy động<br /> <br /> iv<br /> <br /> Nhìn chung tài sản cố định huy động của ngành thủy sản giai đoạn 2006 –<br /> 2011 có tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2006, giá trị tài sản cố định huy động là<br /> 240,056 tỷ đồng, năm 2011 đạt 499,123 tỷ gấp hơn 2 lần so với năm 2006.<br /> <br /> Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm<br /> Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn<br /> 2006 – 2011 thể hiện ở các chỉ tiêu: diện tích NTTS, lực lượng tàu thuyền và ngư cụ<br /> khai thác, cơ sở chế biến, cảng cá, bến cá, ….<br /> <br /> <br /> Kết quả sản xuất ngành thủy sản<br /> <br /> Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm phát huy<br /> tác dụng góp phần làm tăng trưởng và phát triển kinh tế ngành thủy sản, thể hiện<br /> qua các chỉ tiêu: sản lượng thủy sản, giá trị thủy sản xuất khẩu, thị trường tiêu thụ,...<br /> <br /> 3.3.2. Hiệu quả của đầu tư phát triển ngành thuỷ sản tại Nghệ An<br /> <br /> Hiệu quả kinh tế<br /> - Mức tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản so với toàn bộ vốn đầu tư thực<br /> hiện trong kỳ (HIv(GO)):<br /> HIv(GO) trong kỳ của Tỉnh Nghệ An có sự thay đổi thất thường, lúc tăng, lúc<br /> giảm.<br /> - Mức tăng giá trị sản xuất tăng thêm ngành thủy sản so với toàn bộ vốn đầu<br /> tư thực hiện trong kỳ (HIv(VA)):<br /> HIv(VA) cũng tăng giảm không đều qua các năm. Xét theo chỉ tiêu này thì<br /> hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản mang lại hiệu quả không bền vững trong<br /> việc gia tăng tổng sản phẩm ngành thủy sản.<br /> - Mức tăng giá trị sản xuất tăng thêm ngành thủy sản so với giá trị tài sản cố<br /> định huy động trong kỳ (HF(VA)):<br /> Trong giai đoạn 2006 – 2011, một đơn vị tài sản cố định huy động trung bình<br /> tạo ra 0,590 đơn vị giá trị tăng thêm trong ngành thủy sản.<br /> - Hệ số gia tăng vốn sản lượng (ICOR) trong ngành thủy sản:<br /> ICOR ngành thủy sản của Nghệ An vẫn thấp hơn của cả nước giai đoạn 2006 –<br /> 2011. Năm 2008 có ICOR lớn nhất vì là năm có tỷ lệ lạm phát trên 2 con số.<br /> - Đánh giá tác động tổng thể của vốn đầu tư lên giá trị tăng thêm của ngành<br /> thủy sản:<br /> Log(VA) = 0.555982 + 0.954629Log(Iv)<br /> Khi vốn đầu tư ngành thủy sản tăng lên 1(tỷ động) thì giá trị gia tăng của<br /> ngành thủy sản sẽ tăng lên tương ứng là 0.954629(tỷ đồng).<br /> <br /> v<br /> <br /> <br /> Hiệu quả xã hội<br /> - Tạo việc làm cho người lao động<br /> - Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý<br /> - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn<br /> <br /> 3.3.3. Những tồn tại<br /> - Vốn đầu tư ít, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy<br /> sản trên địa Tỉnh.<br /> - Mất cân đối cơ cấu đầu tư giữa các lĩnh vực trong ngành thủy sản<br /> - Hiệu quả đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản chưa cao<br /> - Đầu tư phát triển khai thác thuỷ sản thiếu tính bền vững<br /> - Hoạt động đầu tư chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế<br /> - Chất lượng một số chương trình, dự án đầu tư trong ngành thủy sản chưa<br /> cao<br /> <br /> 3.3.4. Nguyên nhân của tồn tại<br /> - Chưa có chính sách, giải pháp hiệu quả để thu hút tối đa vốn đầu tư từ các<br /> thành phần kinh tế vào ngành thủy sản.<br /> - Công tác quản lý đầu tư chưa tốt, chất lượng lập quy hoạch phát triển ngành<br /> thủy sản chưa cao.<br /> - Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chưa được đầu tư đúng mức<br /> - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu<br /> <br /> CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT<br /> TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN<br /> NĂM 2020<br /> 4.1. PHÂN TÍCH LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT<br /> TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI<br /> ĐOẠN 2012-2020<br /> Tác giả phân tích xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản, các cơ hội thuận lợi<br /> và những khó khăn thách thức đối với ngành thủy sản đến năm 2020.<br /> <br /> 4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHU CẦU VỐN<br /> ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br /> NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2