Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam nhìn từ góc độ thương mại nội ngành
lượt xem 5
download
Nghiên cứu "Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam nhìn từ góc độ thương mại nội ngành" xem xét thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế của nhóm hàng này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam nhìn từ góc độ thương mại nội ngành
- ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ MÁY MÓC, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ PHỤ TÙNG CỦA VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH ThS. Phạm Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế của nhóm hàng này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Một số kết luận chính rút ra như sau: Thương mại nội ngành theo chiều dọc chiếm ưu thế trong quan hệ trao đổi hai chiều về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng.Quy mô kinh tế, cơ sở hạ tầng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm theo ngành có tác động tích cực thúc đẩy, trong khi khoảng cách địa lý là rào cản hạn chế thương mại nội ngành.Sự khác biệt về cầu, vốn FDI, hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động tới thương mại nội ngành. Các giải pháp đưa ra như sau:đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên cơ sở nâng cao trình độ khoa học công nghệ;tận dụng thế mạnh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng; tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước; chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường. Từ khóa: thương mại nội ngành, hội nhập kinh tế quốc tế, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế thế giới trong thời gian gần đây chứng kiến những chuyển biến sâu sắc của hoạt động thương mại quốc tế. Theo đó, luồng hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và cơ cấu. Số liệu thống kê thương mại ghi nhận xu hướng các quốc gia đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành hàng (hay còn gọi là thương mại nội ngành- IIT) ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX đã khẳng định đóng góp lớn của thương mại nội ngành vào hoạt động thương mại quốc tế. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra sự giải thích toàn diện khi thương mại nội ngành được chia thành hai loại là thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT) và thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT). Thương mại nội ngành theo chiều ngang diễn ra giữa các quốc gia về các hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng mang một số đặc điểm đã được khác biệt hóa. Ngược lại, thương mại nội ngành theo chiều dọc liên quan tới thương mại hai chiều về các hàng hóa có chất lượng khác nhau, giá cả không giống nhau. Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thương mại của Việt Nam trước đây, giống như nhiều nước đang phát triển khác, chủ yếu là thương mại liên ngành (xuất nhập khẩu hàng hóa khác nhau dựa trên sự khác biệt về lợi thế so sánh). Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự phát triển của thương mại biên mậu và sự gia tăng quá trình phân công lao động quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại nội ngành của Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò tích cực. Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng là nhóm hàng có đóng góp lớn và chiếm vai trò ngày càng tăng trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại của nhóm hàng này tăng từ 14,9 tỷ USD năm 2006 lên 130,9 tỷ USD năm 2015. So sánh kết quả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thì Việt Nam đang nhập siêu về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng. Năm 2015, Việt Nam nhập siêu 9,7 tỷ USD nhóm hàng này. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm tỷ trọng , 194
- ngày càng tăng, từ 10,5% năm 2006 lên 37,38% năm 2015, đưa nhóm hàng này trở thành nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, tỷ trọng nhóm hàng này cũng tăng đáng kể từ 23,95% năm 2006 lên 42,42% năm 2015. Cho đến nay, tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về thương mại nội ngành (Từ Thúy Anh, 2008; Từ Thúy Anh và Hoàng Xuân Trung, 2008). Tuy nhiên, bối cảnh mới của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế dẫn tới sự xuất hiện thêm nhiều yếu tố tác động đến thương mại nội ngành của Việt Nam mà các nghiên cứu chưa đề cập đến. Do đó, nghiên cứu này sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố với thương mại nội ngành thông qua việc nghiên cứu hiện tượng thương mại này trong xuất nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. Sở dĩ nghiên cứu lựa chọn hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng bởi vì theo nhận định của phần lớn các học giả kinh tế, với đặc trưng của hiện tượng xuất nhập khẩu đồng thời hàng hóa trong cùng một ngành, hoạt động thương mại nội ngành ở các quốc gia chủ yếu phản ánh trong các ngành công nghiệp, điển hình là máy móc, phương tiện vận tải, hơn là trong hàng thô hay mới sơ chế. Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng cũng là nhóm hàng chịu ảnh hưởng lớn từ các biến động trong bối cảnh mới của nền kinh tế toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc nghiên cứu một cách toàn diện về quy mô, cơ cấu cũng như các yếu tố tác động tới thương mại nội ngành đối với hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng ở một quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ thấp như Việt Nam sẽ đem lại đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích, đánh giá thương mại nội ngành xuất nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu sẽ gợi mở một số chính sách và tầm nhìn đối với thương mại nội ngành xuất nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng trong thời gian trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu về thương mại nội ngành chủ yếu xoay quanh các quốc gia phát triển. Với mục đích đánh giá bản chất và cơ cấu thương mại nội ngành, Thorpe và Leitão (2013) phân tích hoạt động thương mại giữa Mỹ và các quốc gia trên thế giới trong hàng chế biến trong giai đoạn 1995-2008. Các tác giả chỉ ra rằng thương mại nội ngành chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước Mỹ, trong đó thương mại nội ngành theo chiều ngang chiếm ưu thế. Hơn nữa, Mỹ có xu hướng thực hiện thương mại nội ngành theo chiều ngang ngày càng tăng với các nước láng giềng như Mexico, Canada, và với cả nước bạn hàng chính là Trung Quốc. Tại Đông Á, các nghiên cứu về thương mại nội ngành chủ yếu tập trung vào các quốc gia có quy mô kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN 4 (Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan). Zhang và cộng sự (2005) cho rằng thương mại nội ngành có thể được giải thích thông qua quy mô tiêu dùng, sự dồi dào các yếu tố sản xuất, quy mô kinh tế, khoảng cách địa lý và đặc điểm của thương mại quốc tế. Kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra tác động tích cực của quy mô kinh tế, độ mở thương mại, sự khác biệt về quy mô tiêu dùng và mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất và tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý tới thương mại nội ngành. Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Zhang và Li (2006) khi phân tích hiện tượng thương mại nội ngành trong ngành hàng chế biến giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Á khác. Với công trình nghiên cứu về thương mại trong nhóm hàng máy móc, Ando (2006) kết luận rằng phần lớn thương mại nội ngành ở các nước Đông Á là thương mại nội ngành theo chiều dọc, trong đó việc phân công sản xuất theo chiều dọc giữa các quốc gia đóng góp đáng kể vào sự phát triển của hiện tượng thương mại này. , 195
- Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thương mại nội ngành. Các nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành ở các nước có quy mô kinh tế lớn như Mỹ, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN4. Trong khi đó, nghiên cứu về thương mại nội ngành tại các quốc gia có trình độ công nghệ sản xuất thấp như Việt Nam chưa được chú ý. 3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thương mại nội ngành còn khá hạn chế. Từ Thúy Anh (2008) phân tích tình hình thương mại ngành hàng dệt may của Việt Nam. Trên cơ sở tính toán chỉ số thương mại nội ngành theo Grubel-Lloyd (1975), nghiên cứu cho thấy thương mại nội ngành trong hàng dệt may chiếm hơn 90% tổng giá trị thương mại của ngành và có xu hướng tăng mạnh từ năm 2001 đến năm 2006. Do đó, thương mại trong ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là thương mại nội ngành, trong đó phần lớn là thương mại nội ngành theo chiều dọc. Khi xem xét hiện tượng thương mại nội ngành của Việt Nam trong giai đoạn 1998- 2005, Từ Thúy Anh và Hoàng Xuân Trung (2008) khẳng định thương mại nội ngành của Việt Nam chủ yếu là theo chiều dọc. Nguyên nhân của tình trạng này là do nền công nghiệp của nước ta chủ yếu là gia công, lắp ráp và phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu đầu vào của nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển về kinh tế, mức độ tự do hóa thương mại và tương đồng về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và đối tác có ảnh hưởng tích cực tới thương mại nội ngành.Gần đây, Trần Nhuận Kiên và Trần Thị Phương Thảo (2016) đã sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên để phân tích hiện tượng thương mại nội ngành đối với mặt hàng chế tạo của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương mại nội ngành theo chiều dọc chiếm ưu thế trong cơ cấu thương mại nội ngành của Việt Nam với các nước đối tác. Như vậy, tại Việt Nam, nghiên cứu về thương mại nội ngành còn rất hạn chế, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu ở cấp quốc gia mà chưa sử dụng số liệu cấp ngành như cấu trúc ngành, mức độ đa dạng hóa sản phẩm theo ngành. Vì vậy, việc phân tích sâu về thương mại nội ngành là hết sức cần thiết. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Đo lường thương mại nội ngành Nghiên cứu này sử dụng phương pháp của Grubel và Lloyd (1971) để đo lường thương mại nội ngành của Việt Nam. Đối với ngành sản xuất i gồm k sản phẩm, giá trị thương mại nội ngành được tính theo công thức: IITij ( X kj M kj ) X kj M kj k k trong đó: IITij là giá trị thương mại nội ngành trong ngành i giữa Việt Nam và nước đối tác j; Xkj là giá trị xuất khẩu sản phẩm k của Việt Nam sang nước đối tác j; Mkj là giá trị nhập khẩu sản phẩm k của nước đối tác j từ Việt Nam. Thương mại nội ngành bao gồm 2 loại là thương mại nội ngành theo chiều ngang và thương mại nội ngành theo chiều dọc. Vì vậy, IITij=HIITij + VIITij hay VIITij=IITij – HIITij trong đó: HIITij là thương mại nội ngành theo chiều ngang giữa Việt Nam và nước đối tác j và VIITij là thương mại nội ngành theo chiều dọc giữa Việt Nam và nước đối tác j. Để phân rã thương mại nội ngành thành thương mại nội ngành theo chiều ngang và thương mại nội ngành theo chiều dọc, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân rã của Kandogan (2003). Dựa trên kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu tại các mức gộp khác nhau (mức gộp cao hơn xác định các ngành, mức gộp thấp hơn xác định các sản phẩm khác nhau trong mỗi ngành), Kandogan đưa ra phương pháp tính thương mại nội ngành theo chiều ngang bằng kim ngạch thương mại tương xứng trong mỗi sản phẩm của một ngành , 196
- (mức gộp thấp hơn). Phần còn lại của thương mại nội ngành là thương mại nội ngành theo chiều dọc. Trong nghiên cứu này, mức gộp ở cấp 2 chữ số theo Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC) được sử dụng để tính thương mại nội ngành và mức gộp ở cấp 4 chữ số theo SITC được sử dụng để tính thương mại nội ngành theo chiều ngang. Như vậy, thương mại nội ngành theo chiều dọc được tính bằng cách lấy chỉ số thương mại nội ngành ở cấp 2 chữ số trừ đi chỉ số thương mại nội ngành ở cấp 4 chữ số. Trong phần mô tả thực trạng thương mại nội ngành, nghiên cứu sử dụng chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các nước đối tác. Chỉ số thương mại nội ngành Bijđược tính như sau: X kj M kj Bij 1 k ( X kj M kj ) k 4.2. Mô hình nghiên cứu Dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về thương mại nội ngành, nghiên cứu đưa ra những giả thuyết sau: Giả thuyết 1: Quy mô kinh tế có tác động tích cực đến thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc). Quy mô kinh tế được coi là yếu tố thúc đẩy khác biệt hóa sản phẩm để tận dụng các phân khúc thị trường của các quốc gia. Đồng thời, quy mô kinh tế lớn cũng phản ánh nhu cầu đa dạng về sản phẩm được khác biệt hóa. Trong nghiên cứu này, quy mô kinh tế thường được thể hiện bằng GDP bình quân của hai quốc gia đối tác. Giả thuyết 2: Sự khác biệt về cầu có tác động tiêu cựcđến thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang), tác động tích cực đến thương mại nội ngành theo chiều dọc. Linder (1961) lập luận rằng các quốc gia có cấu trúc cầu giống nhau sẽ tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng tương tự nhau. Do đó, quy mô trao đổi các sản phẩm có sự khác biệt hóa về đặc điểm hay thương mại nội ngành sẽ tăng lên khi cấu trúc cầu của các quốc gia tương đồng với nhau. Ngược lại, quy mô trao đổi các sản phẩm có chất lượng khác nhau hay thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ tăng lên khi cấu trúc cầu của các quốc gia bạn hàng có sự khác biệt. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về cầu được cụ thể hóa bởi sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa hai quốc gia. Giả thuyết 3: Sự khác biệt về quy mô kinh tế có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc). Sự khác biệt về quy mô kinh tế thể hiện sự khác biệt về nguồn lực sản xuất tương đối. Do đó, hai quốc gia càng khác biệt về quy mô kinh tế thì thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc) càng giảm. Sự khác biệt về quy mô kinh tế được cụ thể hóa bởi chênh lệch về GDP giữa hai quốc gia. Giả thuyết 4: Khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực tới thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc). Khoảng cách về địa lý giữa 2 quốc gia là một yếu tố quan trong ảnh hưởng đến hoạt động thương mại bởi lẽ khoảng cách giữa 2 quốc gia có liên quan mật thiết đến chi phí vận tải và chi phí thông tin.Hai quốc gia càng cách xa nhau thì chi phí vận tải sẽ càng tăng lên, thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ càng kéo dài (Linenman, 1966). Khoảng cách địa lý được đo bằng khoảng cách giữa thủ đo Hà Nội của Việt Nam tới thủ đô của các nước đối tác. Giả thuyết 5: Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc). Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung , 197
- (Bensassi và cộng sự, 2015; Francois (2013); Portugal-Perez và Wilson, 2012). Vì vậy, nghiên cứu này sẽ kiểm chứng ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến hoạt động thương mại nội ngành. Biến cơ sở hạ tầng được đo bằng chỉ số cơ sở hạ tầng giao thông theo khảo sát của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Giả thuyết 6: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc). Sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phép nước nhận đầu tư cải tiến công nghệ, tham gia sâu hơn vào quá trình phân công lao động quốc tế, từ đó đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trao đổi. Dựa trên nghiên cứu của Zhang và Clark (2009), trong nghiên cứu này, biến FDI được đo lường bởi tổng lượng vốn FDI của từng nước đối tác vào Việt Nam. Giả thuyết 7: Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực đến thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc). Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là sự giảm bớt và xóa bỏ các rào cản đối với luồng hàng hóa, dịch vụ và yếu tố sản xuất di chuyển giữa các quốc gia thông qua thỏa thuận của các quốc gia này theo hiệp định thương mại ưu đãi, hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan thị trường chung và liên minh kinh tế (Baier và cộng sự, 2014). Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế được kỳ vọng sẽ đem lại tác động tích cực cho hoạt động trao đổi hai chiều đối với hàng hóa khác biệt hóa về chất lượng (thương mại nội ngành theo chiều dọc). Nghiên cứu sử dụng biến giả với giá trị bằng 1 nếu Việt Nam và nước đối tác j cùng là thành viên của một hiệp định thương mại tự do và giá trị bằng 0 nếu Việt Nam và nước đối tác j không cùnglà thành viên của một hiệp định thương mại tự do. Giả thuyết 8: Mức độ đa dạng hóa sản phẩm có tác động tích cực đến thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc). Mức độ đa dạng hóa sản phẩm trong ngành thể hiện mức độ sẵn có về chủng loại sản phẩm trao đổi của quốc gia. Theo Zhang và Clark (2009), mức độ đa dạng hóa sản phẩm được đo lường bởi số lượng sản phẩm trong một ngành. Trong nghiên cứu này, số lượng sản phẩm trong một ngành được cụ thể hóa bởi số sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang từng nước đối tác, được phân loại ở cấp độ 4 chữ số theo SITC, bản sửa đổi lần 3. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố mới ở cấp ngành được bài viết này bổ sung trong nghiên cứu về thương mại nội ngành tại Việt Nam nhằm cung cấp luận giải đầy đủ hơn so với các nghiên cứu trước đây. Nhằm đánh giá tác động của các yếu tố đối với thương mại nội ngành, tác giả sử dụng mô hình gravity về thương mại quốc tế. Đây là mô hình do Tinbergen (1962) phát triển và được áp dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm.Dạng thức cơ bản của mô hình gravity thể hiện rằng kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia tương quan thuận chiều với quy mô kinh tế và tương quan nghịch chiều với khoảng cách địa lý của hai quốc gia đó. Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình gravity mở rộng, theo đó biến phụ thuộc là giá trị thương mại nội ngành (hoặc thương mại nội ngành theo chiều ngang, hoặc thương mại nội ngành theo chiều dọc), đồng thời, tác giả dựa trên các lý thuyết về thương mại nội ngành để bổ sung thêm các yếu tố tác động tới thương mại nội ngành theo chiều dọc vào mô hình. Mô hình hồi quy cụ thể có dạng như sau: lnIITijt = β0 + β1lnQuy môijt + β2lnCầuijt + β3lnKhác biệtijt + β4lnKhoảng cáchij + β5Hạ tầngijt+ β6lnFDIij + β7FTAijt+ β8lnĐa dạng hóaijt + eijt (1) lnHIITijt = β0 + β1lnQuy môijt + β2lnCầuijt + β3lnKhác biệtijt + β4lnKhoảng cáchij + β5Hạ tầngijt + β6lnFDIij + β7FTAijt + β8lnĐa dạng hóaijt + eijt (2) lnVIITijt = β0 + β1lnQuy môijt + β2lnCầuijt + β3lnKhác biệtijt + β4lnKhoảng cáchij + β5Hạ tầngijt + β6lnFDIij + β7FTAijt + β8lnĐa dạng hóaijt + eijt (3) , 198
- trong đó: IITijt là giá trị thương mại nội ngành giữa Việt Nam và nước đối tác j tại thời điểm t; HIITijt là giá trị thương mại nội ngành theo chiều ngang giữa Việt Nam và nước đối tác j tại thời điểm t; VITTijt là giá trị thương mại nội ngành theo chiều dọc giữa Việt Nam và nước đối tác j tại thời điểm t; Quy môijt là quy mô kinh tế của Việt Nam và nước đối tác j tại thời điểm t; Cầuijt là sự khác biệt về cầu giữa Việt Nam và nước đối tác j tại thời điểm t; Khác biệtijtlà sự khác biệt về quy mô kinh tếgiữa Việt Nam và nước đối tác j tại thời điểm t; Khoảng cáchij là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước đối tác j; Hạ tầngijt là cơ sở hạ tầng của Việt Nam và nước đối tác j tại thời điểm t. Theo Blyde (2014), INFijt = INFit x INFjt, với INFit và INFjt lần lượt là chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam và nước đối tác j; FDIijt là tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước đối tác j vào Việt Nam tại thời điểm t; FTAijt là biến giả về hội nhập kinh tế, nhận giá trị bằng 1 nếu Việt Nam và nước đối tác j cùng là thành viên của một hiệp định thương mại tự do và giá trị bằng 0 nếu Việt Nam và nước đối tác j không cùnglà thành viên của một hiệp định thương mại tự do; Đa dạng hóaijt là mức độ đa dạng hóa sản phẩm tại thời điểm t; eijt là sai số. 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Đối với dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định Hausman để xác định mô hình hồi quy là mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model) hay mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects model). Kết quả kiểm định xem xét liệu sự tương quan giữa biến giải thích và sai số ngẫu nhiên có tồn tại hay không, từ đó tác giả lựa chọn sử dụng mô hình hiệu ứng cố định hay mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. 4.4. Mẫu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, do hạn chế về số liệu thu thập (số liệu về thương mại của Việt Nam với một số nước đối tác không có hoặc không được công bố, số liệu về chỉ số cơ sở hạ tầng được Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố từ năm 2006), tác giả sử dụng dữ liệu bảng (panel data)về Việt Nam và 37 đối tác thương mại trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2006 đến năm 2015. Đây là các đối tác lớn, chiếm hơn 90% kim ngạch thương mại hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. 4.5. Nguồn số liệu Nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích thương mại nội ngành xuất nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. Số liệu về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, mức độ đa dạng hóa sản phẩmđược thu thập từ bộ cơ sở dữ liệu UN Comtrade của Liên Hiệp quốc. Số liệu về GDP và GDP bình quân đầu ngườiđược trích từ bộ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới. Số liệu về khoảng cách địa lý giữa các quốc gia được trích từ bộ cơ sở dữ liệu của CEPII. Số liệu về cơ sở hạ tầng được trích từ bộ cơ sở dữ liệu về Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố. Biến giả về hội nhập kinh tế quốc tế được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu về các hiệp định thương mại của Tổ chức thương mại thế giới. Số liệu về vốn FDI của từng nước đối tác vào Việt Nam được thu thập từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Tổng quan về thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam Bảng 5.1 thể hiện chỉ số thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng giữa Việt Nam và 37 nước đối tác. Các nước đối tác này chiếm hơn 90% kim ngạch , 199
- thương mại máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. Kết quả trong bảng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về chỉ số thương mại nội ngành giữa các nước. Năm 2006, chỉ số thương mại nội ngành dao động từ 0,015 (Na Uy) đến 0,532 (Mỹ). Năm 2015, khoảng dao động mở rộng hơn, từ 0,003 (Chi lê) đến 0,741 (Đan Mạch). Bảng 5.1. Chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam và 37 nước đối tác 2006 2015 STT Nước IIT HIIT VIIT IIT HIIT VIIT 1 Úc 0,268 0,026 0,242 0,096 0,026 0,070 2 Áo 0,021 0,009 0,012 0,017 0,003 0,014 3 Canada 0,147 0,032 0,115 0,081 0,023 0,058 4 Chi lê 0,024 0,000 0,024 0,003 0,002 0,001 5 Đan Mạch 0,073 0,005 0,068 0,741 0,134 0,608 6 Phần Lan 0,020 0,001 0,019 0,502 0,027 0,475 7 Pháp 0,233 0,130 0,103 0,146 0,057 0,089 8 Đức 0,101 0,020 0,081 0,159 0,069 0,090 9 Hungary 0,208 0,063 0,145 0,304 0,037 0,267 10 Ai len 0,054 0,001 0,053 0,088 0,006 0,082 11 Israel 0,123 0,005 0,118 0,075 0,016 0,059 12 Ý 0,155 0,063 0,092 0,108 0,052 0,056 13 Nhật Bản 0,656 0,307 0,349 0,665 0,295 0,370 14 Hàn Quốc 0,164 0,068 0,096 0,325 0,277 0,048 15 Hà Lan 0,173 0,057 0,115 0,108 0,060 0,048 16 Niu Di Lân 0,229 0,041 0,188 0,075 0,028 0,047 17 Na Uy 0,015 0,001 0,014 0,311 0,109 0,202 18 Ba Lan 0,196 0,160 0,180 0,110 0,040 0,070 19 Slovakia 0,118 0,016 0,102 0,095 0,031 0,064 20 Slovenia 0,142 0,027 0,115 0,066 0,031 0,035 21 Tây Ban Nha 0,315 0,084 0,231 0,067 0,028 0,039 22 Thụy Điển 0,039 0,014 0,025 0,104 0,007 0,097 23 Thụy Sỹ 0,176 0,054 0,122 0,110 0,054 0,046 24 Thổ Nhĩ Kỳ 0,108 0,010 0,098 0,061 0,013 0,048 25 Vương quốc Anh 0,341 0,120 0,221 0,078 0,024 0,054 26 Mỹ 0,532 0,156 0,376 0,418 0,158 0,260 27 Singapore 0,193 0,179 0,014 0,331 0,196 0,135 28 Ukraina 0,152 0,031 0,121 0,067 0,006 0,061 29 Thái Lan 0,200 0,133 0,067 0,425 0,224 0,201 30 Ma lai xia 0,316 0,182 0,134 0,683 0,311 0,372 31 Phi líp pin 0,257 0,095 0,162 0,594 0,194 0,400 32 Indonesia 0,248 0,101 0,147 0,433 0,208 0,225 33 Ấn Độ 0,285 0,032 0,253 0,236 0,083 0,153 34 Hồng Kông 0,505 0,277 0,228 0,180 0,128 0,052 35 UAE 0,076 0,041 0,035 0,004 0,001 0,003 36 Trung Quốc 0,139 0,097 0,042 0,316 0,238 0,078 37 Nga 0,094 0,017 0,077 0,086 0,022 0,064 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của UNComtrade Nhìn chung, trong quan hệ trao đổi hai chiều về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng giữa Việt Nam với phần lớn các nước, thương mại nội ngành theo chiều dọc chiếm ưu thế hơn so với thương mại nội ngành theo chiều ngang. Năm 2006, có 7/37 nước có thương mại nội ngành theo chiều ngang lớn hơn thương mại nội ngành theo chiều dọc, bao gồm , 200
- Pháp, Singapore, Thái Lan, Ma lai xia, Hồng Kông, UAE và Trung Quốc. Năm 2015, con số này là 8/37, bao gồm Chi lê, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Sỹ, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi tình trạng trình độ công nghệ sản xuất thấp của Việt Nam dẫn tới các doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập khẩu phương tiện, phụ tùng để gia công sản phẩm hoàn chỉnh cho các tập đoàn nước ngoài, hay nói cách khác, thương mại nội ngành theo chiều dọc là chủ yếu. 5.2. Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành xuất nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam Để lựa chọn sử dụng mô hình hiệu ứng cố định hay mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, tác giả tiến hành kiểm định Hausman với bộ số liệu bảng thu thập được. Kết quả kiểm định đối với cả ba mô hình về thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều ngang, thương mại nội ngành theo chiều dọc cho thấy mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên là phù hợp hơn (Bảng 5.2). Bảng 5.2. Kết quả hồi quy theo mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Biến IIT HIIT VIIT Quy môijt 1,246 (6,48)** 1,133 (4,88)** 1,289 (6,07)** Cầuijt 0,019 (0,28) 0,112 (1,43) -0,042 (-0,58) Khác biệtijt -0,169 (-1,57) -0,061 (-0,46) -0,248 (-2,08)* ** ** Khoảng cáchij -1,469 (-6,75) -1,763 (-6,93) -1,144 (-4,77)** Hạ tầngijt 5,484 (6,15)** 5,415 (4,97)** 5,426 (5,50)** FDIijt 0,011 (0,53) 0,013 (0,52) 0,010 (0,46) FTAij -0,103 (-0,60) 0,279 (1,35) -0,382 (-2,03)* ** ** Đa dạng hóaijt 0,903 (6,73) 1,019 (6,24) 1,029 (6,94)** Hausman (Χ2) 13,32 12,28 14 R2 0,8472 0,8524 0,7952 Số quan sát 317 317 317 Nguồn: Tính toán của tác giả Chú thích: Giá trị kiểm định z được ghi trong dấu ngoặc kép; *: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, **: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả trong Bảng 5.2 thể hiện tác động của các yếu tố tới thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều ngang và thương mại nội ngành theo chiều dọc máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam.Yếu tố quy mô kinh tế có tác động tích cực tới thương mại nội ngành trong cả ba mô hình. Kết luận này đã từng được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu trước đây như Al-Mawali (2005); Byun và Lee (2005), Thorpe và Zhang (2005). Mặc dù mang dấu dương trong mô hình thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều ngang và mang dấu âm trong mô hình thương mại nội ngành theo chiều dọc nhưng hệ số của biến sự tương đồng về cầu không có ý nghĩa thống kê, do đó, yếu tố này không có tác động có ý nghĩa thống kê trong cả ba mô hình. Phát hiện tương tự về tác động của yếu tố cầu đã từng được chỉ ra đối với mô hình thương mại nội ngành theo chiều ngang của Pittiglio (2012). Sự khác biệt về quy mô kinh tế, hay sự khác biệt về nguồn lực sản xuất mang hệ số âm nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình thương mại nội ngành theo chiều dọc. Điều này khẳng định sự khác biệt về quy mô kinh tế có tác động tiêu cực đối với thương mại nội ngành theo chiều dọc. Kết luận này về thương mại nội ngành theo chiều dọc thống nhất với kết quả nghiên cứu của Blanes và Martin (2000). Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia càng lớn kéo theo sự gia tăng về chi phí vận tải, chi phí trao đổi thông tin, do đó hạn chế lượng hàng hóa lưu thông giữa hai quốc gia. Tác động tiêu cực của yếu tố khoảng cách địa lý được khẳng định ở mức ý nghĩa 1% trong cả 3 mô hình. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều về hàng hóa. Tác động tích cực của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động xuất khẩu và , 201
- nhập khẩu đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của Bensassi và cộng sự (2015), Portugal- Perez và Wilson (2012). Trong nghiên cứu này, kết quả hồi quy trong cả ba mô hình cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa cơ sở hạ tầng và thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều ngang, và thương mại nội ngành theo chiều dọc. Yếu tố vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang hệ số dương nhưng không có ý nghĩa thống kê trong cả ba mô hình, do đó chưa thể khẳng định tác động tích cực của yếu tố này đối với thương mại nội ngành. Một nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này có thể là do khoảng thời gian nghiên cứu chưa đủ dài (giai đoạn 2006-2015), trong khi FDI cần khoảng thời gian lớn để thể hiện tác động trong dài hạn. Trái với kỳ vọng, hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động thúc đẩy thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. Kết luận này cũng trái ngược với phát hiện của Từ Thúy Anh và Hoàng Xuân Trung (2008) khi nghiên cứu của họ chỉ ra ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập ASEAN đối với thương mại nội ngành hàng dệt may của Việt Nam. Trong nghiên cứu này, với việc sử dụng biến giả về việc cùng tham gia hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và đối tác, kết quả hồi quy cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động tới thương mại nội ngành và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế cản trở thương mại nội ngành theo chiều dọc. Điều này có thể lý giải là do Việt Nam chủ yếu ký kết FTA với các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ma lai xia, Thái Lan. Trong khi đó, như đã chỉ ra trong Bảng 5.1, các nước này phần lớn thực hiện thương mại nội ngành theo chiều ngang với Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam chủ yếu thực hiện thương mại nội ngành theo chiều dọc với hầu hết các nước còn lại. Điều này dẫn tới hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động tích cực đến thương mại nội ngành theo chiều ngang và thậm chí hạn chế thương mại nội ngành theo chiều dọc. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm thể hiện bởi số lượng sản phẩm ở cấp độ 4 chữ số theo phân loại SITC có tác động tích cực tới thương mại nội ngành trong cả ba mô hình. Kết luận này thống nhất với kết luận trong các nghiên cứu của Zhang và Clark (2009), Byun và Lee (2005). Tuy nhiên, kết luận này sẽ thuyết phục hơn nếu như trong nghiên cứu này, tác giả có thể cụ thể hóa được mức độ đa dạng hóa sản phẩm thành hai loại là đa dạng hóa sản phẩm theo chiều ngang và đa dạng hóa sản phẩm theo chiều dọc. 6. Kết luận Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng là nhóm hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm hàng này sẽ phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của mình để đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước. Với bộ số liệu bảng về xuất, nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên để xem xét, đánh giá thương mại nội ngành của nhóm hàng này. Một số kết luận chính rút ra như sau: Thứ nhất, trong quan hệ trao đổi hai chiều về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng giữa Việt Nam với phần lớn các nước, thương mại nội ngành theo chiều dọc chiếm ưu thế hơn so với thương mại nội ngành theo chiều ngang. Thứ hai, quy mô kinh tế, cơ sở hạ tầng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm theo ngành có tác động tích cực thúc đẩy thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Ngược lại, khoảng cách địa lý là rào cản hạn chế trao đổi hai chiều về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam với các nước đối tác. Sự tương đồng về cầu và vốn FDI không có tác động tới thương mại nội ngành. Thứ ba, trái với kỳ vọng, yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động thúc đẩy thương mại nội ngành. Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế cản trở thương mại nội ngành theo chiều dọc. Điều này có thể lý giải là do Việt Nam chủ yếu ký kết FTA với các nền kinh tế đang phát triển, trong khi đó các nước này phần lớn thực hiện thương mại nội ngành theo , 202
- chiều ngang với Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam chủ yếu thực hiện thương mại nội ngành theo chiều dọc với hầu hết các nước còn lại. Điều này dẫn tới hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động tích cực đến thương mại nội ngành theo chiều ngang và thậm chí hạn chế thương mại nội ngành theo chiều dọc. Để phát huy hơn nữa vai trò của nhóm hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau: Trước hết, đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên cơ sở nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm và giảm dần tình trạng gia công xuất khẩu; Thứ hai, tận dụng thế mạnh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế phát triển; Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia; Thứ tư, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; Thứ năm, đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó chú trọng đến các quốc gia có quy mô kinh tế lớn; Thứ sáu, chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường để có chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở các nền kinh tế khác nhau. Do hạn chế về số liệu như số liệu về kim ngạch xuất, nhập khẩu và một số yếu tố trong mô hình nghiên cứu sau năm 2015 chưa được công bố nên tác động của một số yếu tố đến thương mại nội ngành chưa được nghiên cứu giải thích đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cố gắng đánh giá, luận giải thương mại nội ngành hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng thông qua việc thu thập cả số liệu ở cấp quốc gia và cấp ngành hàng. Những hạn chế trong nghiên cứu này sẽ tiếp tục được xem xét, giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Nhuận Kiên và Trần Thị Phương Thảo (2016), “Yếu tố quyết định thương mại nội ngành đối với mặt hàng chế tại của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 226 (2), 12-19. 2. Từ Thúy Anh (2008), “Thương mại quốc tế ngành dệt may Việt Nam: nội ngành hay liên ngành?”, Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. 3. Từ Thúy Anh và Hoàng Xuân Trung (2008), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại. Tiếng Anh 1. Al-Mawali, N. (2005), “Country-Specific Determinants of Vertical and Horizontal Intra- Industry Trade of South Africa: An Empirical Investigation”, South African Journal of Economics, 73 (3), 406-425. 2. Ando, M. (2006), “Fragmentation and Vertical Intra-Industry Trade in East Asia”, North American Journal of Economics and Finance, 17, 257-281. 3. Baier, S., Bergstrand, J. H. và Feng, M. (2014), “Economic Integration Agreements and the Margins of International Trade”, Journal of International Economics, 93, 339-350. 4. Bensassi, S., Marquez-Ramos, L., Martinez-Zarzoso, I. và Suarez-Burguet, C. (2015), “Relationship between Logistics Infrastructure and Trade: Evidence from Spanish Regional Exports”, Transportation Research, Part A, 72, 47-61. 5. Blanes, J. V. và Martín, C. (2000), “The Nature and Causes of Intra-industry Trade: Back to the Comparative Advantage Explanation? The Case of Spain”, Weltwirtschaftliches Archiv, 136 (3), 423-441. , 203
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về hoạt động Logistics kinh doanh Thương mại điện tử của Vinabook
19 p | 752 | 490
-
KHẢO SÁT MÔ HÌNH LÍ THUYẾT HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
7 p | 293 | 128
-
Báo cáo: " MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG HTX NÔNG NGHIỆP TẠI AN GIANG "
60 p | 181 | 97
-
Phòng tránh các mánh gian lận thương mại
5 p | 181 | 44
-
Chuyên chờ hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
8 p | 164 | 28
-
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến cho tạp chí Du lịch & Giải trí của công ty TNHH TMDV Truyền thông Nam Việt giai đoạn 2011-2013
20 p | 136 | 12
-
Quan điểm phát triển và Mục tiêu của thương mại điện tử
9 p | 228 | 12
-
Tài liệu Lý luận cơ bản về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường - ĐH Kinh tế Quốc dân
27 p | 117 | 10
-
Tài liệu Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ hàng hoá tại Doanh nghiệp thương mại - ĐH Kinh tế Quốc dân
26 p | 103 | 9
-
Tìm cách bảo vệ thương hiệu (2)
6 p | 65 | 7
-
Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang
9 p | 15 | 7
-
Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum – thực trạng và giải pháp
12 p | 28 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử của Công viên văn hóa Đầm Sen tại thị trường Việt Nam
4 p | 7 | 5
-
Tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ GATS/WTO: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dịch vụ Việt Nam
4 p | 135 | 4
-
Đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam và các nước APEC
8 p | 16 | 4
-
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Anh được ký kết
10 p | 71 | 3
-
Đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần tạo thuận lợi thương mại
4 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn