intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ em học cách sống có tổ chức

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

101
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một cuộc sống có tổ chức tốt có thể có tác động tích cực đến bất cứ nơi nào chúng tôi tồn tại, có thể là ở cơ quan cũng như ở trường học. Sẽ rất là may mắn nếu bản tính tự nhiên của bạn đã có yếu tố thích cuộc sống có tổ chức, kỷ luật. Thế còn con của bạn? Chúng có thích sống gọn gàng, ngăn nắp? Ngay cả khi chúng không thích, bạn cũng đừng lo lắng. Bạn có thể giúp con cái học cách sống có trật tự hơn với hơn mười bước dưới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ em học cách sống có tổ chức

  1. Dạy trẻ em học cách sống có tổ chức Một cuộc sống có tổ chức tốt có thể có tác động tích cực đến bất cứ n ơi nào chúng tôi tồn tại, có thể là ở cơ quan cũng như ở trường học. Sẽ rất là may mắn nếu bản tính tự nhiên của bạn đã có yếu tố thích cuộc sống có tổ chức, kỷ luật. Thế còn con của bạn? Chúng có thích sống gọn gàng, ngăn nắp? Ngay cả khi chúng không thích, bạn cũng đừng lo lắng. Bạn có thể giúp con cái học cách sống có trật tự hơn với hơn mười bước dưới đây. 1. Bắt đầu từ Danh sách công việc Bước đầu tiên, hãy giúp con bạn làm một danh sách công việc phải làm trong ngày. Bạn có thể sử dụng danh sách đó để kiểm tra bài tập về nhà và những thứ cần đưa đến trường, công việc phải làm sau khi đi học về... Danh sách này cần phải được viết trong một cuốn sổ riêng. Đánh dấu trên những việc đã thực hiện xong có thể khiến đứa trẻ cảm thấy vui và hài lòng với kết quả lao động trong ngày của trẻ. 2. Sắp xếp việc làm Bài tập về nhà Trước khi bắt đầu bài tập ở nhà, khuyến khích con bạn sắp xếp lịch làm bài tập về nhà bằng cách đánh số thứ tự môn nào làm trước, bài nào làm trước. Tốt nhất là hãy bắt đầu làm bài tập đơn giản và ngắn gọn trước, thế nhưng cũng không nên đặt bài tập quá khó làm vào thời điểm sau cùng. 3. Thiết kế một không gian học tập
  2. Thu xếp một nơi thoải mái để học hành khiến trẻ không đòi di chuyển bàn học liên tục khi cảm thấy không dễ chịu. Bàn học không nhất thiết phải ở trong phòng ngủ, mà quan trọng nhất là phải khá yên tĩnh và xa các hoạt động có thể làm mất tập trung. Giữ dụng cụ học tập luôn ở trong tầm tay. Tốt hơn là bạn thường xuyên ở bên cạnh con để có thể giúp đỡ con, như vậy bạn cũng có thể giám sát việc học cũng như khuyến khích con. 4. Thiết lập thời gian biểu Luôn dành thời gian học thuận lợi nhất trong ngày. Cụ thể là sau khi đi học về, trẻ phải có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống rồi mới ngồi vào bàn học. Đừng quên cùng con giải quyết các vấn đề cá nhân trong thời gian này. Nếu không có bài tập về nhà, thời gian sau đó có thể dùng để con đọc sách, chuẩn bị bài học của ngày tiếp theo. 5. Lưu ý sự gọn gàng Giúp con của bạn tổ chức và lưu lại các ghi chú quan trọng về bài học. Mỗi môn học nên dành riêng một tập giấy nhỏ hoặc một cuốn sách nhỏ riêng cho dễ tra cứu và xem lại. 6. Tập thói quen “dọn dẹp” trong mỗi tuần Khuyến khích con bạn để sắp xếp túi, cặp sách và tủ quần áo mỗi tuần. Tập trung giấy, sách, vở cũ vào một khu vực riêng biệt. 7. Tạo lịch trình hoạt động ở nhà Hãy thử làm một danh sách thời gian những việc con phải làm như ăn uống, đi
  3. ngủ. Không chỉ học, việc ăn và ngủ cũng rất quan trọng với trẻ và cần được trẻ lưu ý. Cũng nên cố gắng hạn chế thời gian xem tivi và chơi của con. Ngoài ra, có thể tạo các lịch hoạt động của gia đình vào ngày nghỉ như đi chơi, thăm thú anh em họ hàng, để trẻ luôn sẵn sàng chuẩn bị thu xếp công việc và những vật dụng cá nhân trước đó. 8. Không ngừng hỗ trợ trẻ sống có tổ chức Giúp con bạn trở nên quen với cuộc sống có tổ chức, có kế hoạch bằng cách dán những tờ lịch hoặc thời gian biểu trên ở cánh cửa tủ lạnh, trước mặt bàn học… Tự động con bạn sẽ thường xuyên được nhắc nhở về những gì cần làm. Lâu dần, những thao tác như thế sẽ trở thành hành trang cho con bạn sống một cuộc sống có tổ chức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2