intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao trẻ em khó cho mượn đồ chơi?

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lúc 1 tuổi, trẻ đã biết mang thú nhồi bông đến cho bạn cùng chơi. Vậy mà giờ đây trẻ đứng án ngữ trước thùng đồ chơi của mình như sợ ai đó lấy đi. Làm thế nào để trẻ chấp nhận cho bạn mượn đồ chơi của mình? Dưới 18 tháng tuổi: chưa có khái niệm sở hữu Cho đến 18 tháng tuổi, trẻ cho mượn đồ chơi một cách vô tư. Theo giải thích của nhà tâm lý học Nicole Fabre , ở độ tuổi này khái niệm sở hữu là hoàn toàn xa lạ. Món đồ chơi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao trẻ em khó cho mượn đồ chơi?

  1. Tại sao trẻ em khó cho mượn đồ chơi?
  2. Lúc 1 tuổi, trẻ đã biết mang thú nhồi bông đến cho bạn cùng chơi. Vậy mà giờ đây trẻ đứng án ngữ trước thùng đồ chơi của mình như sợ ai đó lấy đi. Làm thế nào để trẻ chấp nhận cho bạn mượn đồ chơi của mình? Dưới 18 tháng tuổi: chưa có khái niệm sở hữu Cho đến 18 tháng tuổi, trẻ cho mượn đồ chơi một cách vô tư. Theo giải thích của nhà tâm lý học Nicole Fabre , ở độ tuổi này khái niệm sở hữu là hoàn toàn xa lạ. Món đồ chơi “của trẻ” là vật mà trẻ muốn ngay lúc đó. Việc nhìn thấy người khác mân mê món đồ chơi làm trẻ bắt đầu tò mò. Chính từ chỗ này đã bắt đầu những xung đột đầu tiên: cả hai đều muốn món đồ chơi cùng một lúc và chẳng ai chịu nhường ai. Vấn đề là không ai muốn chờ thêm một phút để có món đồ chơi mình ưa thích trong tay. Cái ước muốn đó tức thời và hoàn toàn không có chút màu sắc của sự sở hữu. 2-3 tuổi: cha mẹ can thiệp thế nào?
  3. Theo nguyên tắc, khái niệm sở hữu xuất hiện vào khoảng 2 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ biết phân biệt đâu là món đồ không phải của mình. Bản năng sở hữu sẽ phát triển trong năm lên 3. Trong thời kỳ này, cho mượn thật sự là chuyện “đau xé lòng”. Những vật dụng cá nhân thuộc về thế giới của trẻ, khi lấy nó đi, tức là bạn đã cắt đứt một phần của trẻ. Lúc xảy ra xung đột giữa trẻ đang đòi và đứa kia không muốn cho mượn, sự can thiệp của người lớn là rất có ích nhằm thiết lập hợp đồng, tức ấn định thời hạn mượn, và sự trao đổi (con cho bạn mượn xe, bạn sẽ cho con mượn trái banh). Như vậy, từng đứa trẻ sẽ tự đặt mình vào vị trí của bạn và sự thông cảm sẽ dễ dàng hơn. Cũng có trường hợp đứa trẻ kiên quyết từ chối cho mượn một vật nào đó vì lý do hoàn toàn có thể hiểu được. Chiếc áo len mà mẹ đã đan “chỉ dành cho mình”, con thú nhồi bông mà ông đã tặng,… là những vật vô cùng quý giá. Tự thân nó đã thể hiện sức mạnh tình yêu của người lớn dành cho trẻ. Vì vậy, đâu thể nào chấp nhận cho kẻ khác giành lấy, dù chỉ là trong chốc lát.
  4. 4-5 tuổi: sự quan trọng trong lời hứa Lúc lên 4, trẻ sẽ không cần có tất cả các món đồ trong tầm tay của mình. Ngoài ra, trẻ dần quen với sinh hoạt xã hội, thích chơi với bạn thay vì ngồi một mình với đồ chơi. “Tôi cho bạn mượn, bạn cho tôi mượn”, hình thức trao đổi thật sự hình thành. Nhưng ở tuổi lên 4-5, mà trẻ không muốn cho mượn rõ ràng có vấn đề nào đó. Có thể bạn đã buộc trẻ cho mượn khi còn quá nhỏ, rồi dần dần trở nên dị ứng với chuyện cho mượn. Dù thái độ này chỉ là tạm thời nhưng bạn phải thực sự cảnh giác. Trẻ lên 5 tuổi mà cứ khăng khăng từ chối cho mượn là thể hiện một nỗi lo, có thể là không tin vào người khác. Trường hợp này xảy ra khi các bậc phụ huynh không giữ lời hứa. Chẳng hạn như bạn nói với con: ”Được rồi, ba mẹ sẽ mua cho con món đồ này lúc đi dạo về”, nhưng rồi lại không thực hiện lời hứa. Như vậy, trẻ mất tin tưởng vào lời hứa của người khác thì sẽ không tin ai cả. Sau này lớn lên, trẻ có nguy cơ trở thành người hay nghi ngờ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2