intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 và những giải pháp thực hiện

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:49

74
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận với đề tài: “Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 và những giải pháp thực hiện” nội dung gồm 3 chương được trình bày như sau: Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực, thực trạng nguồn nhân lực và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2001-2005 và các giải pháp thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 và những giải pháp thực hiện

  1. ĐỀ ÁN  MÔN: NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở   Việt Nam thời kỳ 2001­2005 và những giải   pháp thực hiện.
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ  LÝ LUẬN VỀ  PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .............................................................................................................................................4 I. Một số khái niệm, quan niệm.........................................................................................4 II. Nội dung ­ yêu cầu phát triển NNL và KHH phát triển NNL......................................5 III. Vai trò của NNL đối với việc phát triển KT­XH nước ta..........................................9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KẾ  HOẠCH PHÁT TRIỂN  NNL Ở VIỆT NAM...........................................................................................................11 I. Thực trạng  của việc phát triển NNL thời kỳ 1996­2000.............................................11 II. Một số mặt đã đạt được và còn yếu kém trong quá trình phát triển NNL giai đoạn 1996­ 2000.....................................................................................................................................26 CHƯƠNG III: KẾ  HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỜI  KỲ  2001­2005 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.............................................................32 I. Căn cứ cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển NNL............................32 II. Mục tiêu và phương hướng phát triển NNL thời kỳ 2001­2005.................................34 III. Các giải pháp và chính sách phát triển NNL cho thời kỳ 2001­2005..........................40 KẾT LUẬN........................................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................47 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU          Những năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ  phát triển mới,  đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy chúng ta phải  phát huy tổng hợp mọi nguồn lực về  vốn, đất đai, tài nguyên con người và  công nghệ  kỹ  thuật. Phải tranh thủ  sự   ủng hộ  của thế  giới nhưng dùa trên   sức mình là chính. Trong đó, chú trọng đến yếu tố  nguồn nhân lực bởi con  người là điều kiện tiên quyết, là mục tiêu của sự  phát triển xã hội. Đại hội  đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng xác định “lấy việc phát huy nguồn   lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” của   đất nước. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa  quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực và đối với công cuộc phát  triển đất nước. Thực tiễn trên thế  giới đã chứng minh nước nào có chiến lược đúng  đắn về  nguồn lực con người thì dân téc đó phát triển đi lên. Kinh nghiệm  mấy thập kỷ qua  ở Nhật Bản và một số  nước ASEAN đã cho thấy giá trị  to   lớn của chiến lược khai thác nguồn lực con người. Với họ, chiến lược này đã  tập trung vào những trọng điểm tài năng, kỹ nghệ, sáng tạo và ý chí. Do đầu  tư  đúng hướng, trong những năm qua các nước này đang trở  thành những   trung tâm phát triển kinh tế ­ xã hội năng động nhất. 3
  4. Phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam trong sự  nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết xây dựng nước nhà, chúng ta   phải dựa vào khai thác nguồn nhân lực trong và ngoài nước một cách cởi mở  hợp lý nhất. Với những phẩm chất thông minh, sáng tạo, dũng cảm và nhân   đạo, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng đó là nguồn của cải vô giá được   kết tinh trong con người Việt Nam. Sự thành công của công cuộc đổi mới nói  chung và sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng  ở  nước ta cũng  dựa trên nền tảng nguồn của cải vô giá đó. Nhận thức được xu thế  phát triển  ấy, em xin thực hiện đề  tài:   “Kế   hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001­2005 và những   giải pháp thực hiện”. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN  NGUỒN NHÂN LỰC I. Một số khái niệm, quan niệm 1. Nguồn nhân lực (NNL) NNL theo nghĩa rộng được hiểu như  nguồn lực con người, là một bộ  phận của các nguồn lực giống như  các nguồn lực vật chất, nguồn lực tài   chính… cần được huy động, quản lý để thực hiện những mục tiêu phát triển   đã định.Theo định nghĩa của LHQ: “Nguồn nhân lực là trình độ  lành nghề là   kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc   tiềm năng để  phát triển kinh tế  xã hội trong mét cộng đồng”. Khác với các  nguồn lực vật  chất, tài chính, con người  có cảm giác, rất nhạy cảm với  những tác động qua lại của mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra tại   môi trường nơi họ sống, làm việc, họ có thể tự quyết định và hành động theo   ý mình… do đó việc quản lý và sử dụng con người khó khăn hơn rất nhiều so   với việc quản lý và sử dụng các nguồn lực vật chất và tài chính khác. 4
  5. Nguồn lực theo nghĩa hẹp và để  có thể lượng hoá được trong công tác  kế  hoạch hoá (KHH)  ở  nước ta được quy định là một bộ  phận của dân số,  bao gồm những người trong độ  tuổi lao động theo quy định của bộ  luật lao   động nước CHXHCN Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60, nữ đủ 15 đến hết 55  tuổi), có khả năng lao động. Đây là lực lượng lao động tiềm tàng có thể huy   động vào các hoạt động của nền KT­XH 2. Lực lượng lao động (LLLĐ) LLLĐ là một bộ  phận của NNL, bao gồm những người trong độ  tuổi   lao động đang làm việc và những người chua làm việc có nhu cầu việc làm.   Đây là những người mà nền kinh tế có thể huy động và phải giải quyết việc   làm. LLLĐ không bao gồm những người đang đi học, làm nội trợ, mất khả  năng lao động và không có nhu cầu làm việc. Tỷ lệ tham gia LLLĐ trong tổng   dân số  trong tuổi lao động khác nhau giữa nam ­ nữ, thanh thị  ­ nông thôn,  trình độ phát triển KH­XH… các quốc gia (vùng) càng nghèo thì tỷ lệ tham gia  LLLĐ càng cao và ngược lại. 3. Phát triển nguôn  nhân lực (PTNNL)  Phát triển NNL của một quốc gia(một vùng lãnh thổ) là tạo ra sự biến   đổi số  lượng và chất lượng về  mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức, tinh  thần của từng con người lao động, tạo lập một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp  lý và sử dụng năng lực của con người cùng với đội ngũ của họ vì sự tiến bộ  kinh tế, xã hội… Theo F.M.Harbison, tốc  độ  tăng nhu cầu lao  động có kỹ  thuật phụ  thuộc vào tốc độ  tăng trưởng kinh tế  (GDP) vì trong một chu kỳ dài, tốc độ  tăng việc làm cần lao động đã qua đào tạo (nhu cầu lao động có kỹ  thuật)  thường tăng gấp 2­3 lần tốc độ tăng của GDP. II. Nội dung ­ yêu cầu phát triển NNL và KHH phát triển NNL 1. Phát triển NNL ­ Theo UNDP có 5 điểm “phát sinh năng lượng” của phát triển NNL là:         + Giáo dục 5
  6.         + Sức khoẻ và dinh dưõng         + Môi trường (tự nhiên – kinh tế – xã hội)         + Việc làm         + Tự do chính trị ­ kinh tế  Những điểm phát sinh năng lượng đó thâm nhập vào nhau và phụ thuộc  lẫn nhau, nhưng giáo dục đào tạo là cơ sở cho tất cả nhưng điểm khác… * Vấn đề phát triển NNL trong chiến lược phát triển KT ­ XH của đất  nước phải bao gồm đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu:         + Nuôi dưỡng và giáo dục đào tạo con người; + Sử dụng con người; + Tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thoả đáng cho con người. Cả  ba mặt này phải làm đồng bộ  mới thúc đẩy sự  phát trển NNL nói  tiêng và phát triển KT­ XH nói chung.  * Phát triển nguồn nhân lực có thể  coi là một lĩnh vực của quản lý  NNL bao gồm các hoạt động theo sơ đồ sau: Quản lý nhân lực Phát triển NNL Sử dụng NNL Tạo môi trường của NNL Dân số và KHHGĐ Tuyển dụng Mở   rộng   chủng   loại   việc  làm Dinh dưỡng và sức khoẻ Sàng lọc Mở rộng quy mô việc làm Giáo dục và đào tạo Bố trí sử dụng Phát triển tổ chức Văn   hoá   và   truyền   thống   dân  Đánh giá tộc Việc làm, phân phối thu nhập và đãi ngộ * Về cơ cấu nguồn nhân lực (NNL) bao gồm: 1.1. Cơ  cấu trạng thái hoạt động của NNL: phân chia NNL thành hoạt  động kinh tế (LLLĐ) và không hoạt động kinh tế (đi học, MSLĐ, nội trợ  và   không có nhu cầu làm việc. 6
  7. 1.2. Việc tạo lập cơ cấu NNL mới để đáp ứng nhu cầu phát triển KT ­   XH theo hướng CNH, HĐH (của mỗi quốc gia, vùng) phải nhằm phục vụ cho  được sự chuyển dịch lớn về cơ cấu lao động theo ba mặt chủ yếu là: ­ Cơ  cấu trình độ  lành nghề  của đội ngò lao động chuyển dịch theo   hướng yêu cầu trí tuệ ngày cang cao, gắn với cơ cááu công nghiệp mới, đó là   cơ cấu nhiều trình độ công nghệ, nhiều loại quy mô trong đó ưu tiên các loại  trình độ tiên tiến thích hợp.  Theo kinh nghiệp của thế giới, tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển   của tiến bộ  kỹ  thuật cần có cơ  cấu chất lượng lao động theo các trình độ  thích hợp tương ứng. ­ Cơ cấu phân công lao động theo ngành: Theo tổng kết kinh nghiệm của các nhà kinh tế  học trên thế  giới, có  mối quan hệ  tương quan chặt chẽ giữa bình quân GDP/người và cơ  cấu lao  động làm việc trong các ngành KTQD: GDP/người càng cao thì tỷ  trọng lao  động làm việc trong lao động nông nghiệp càng giảm, trong công nghiệp và  dịch vụ càng tăng và ngược lại… ­ Cơ cấu tổ chức lao động chuyển dịch theo hướng hình thành bộ máy   và cơ chế vận hành mới của ba loại hình tổ chức phổ  biển trong xã hội. Đó  là:  + Bộ máy Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp), Đảng, Đoàn thể;  đội ngò cán bộ  công chức hành chính của bộ  máy công quyền, sự  phát triển  số lượng tương quan với qui mô dân số và đòi hỏi chất lượng cao… + Các doanh nghiệp (kể cả hộ gia đình) sản xuất kinh doanh và dịch vụ  phát triển theo yêu cầu của thị trường sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch  vụ. + Các cơ sở sự nghiệp (khoa học và giáo dục ­ đào tạo.v.v…) gồm đội  ngò cán bộ  viên chức, lao động khu vực sự  nghiệp thuộc hệ  thống kết cấu   hạ  tầng xã hội, phục vụ  trực tiếp cho sự  phát triển toàn diện và thoả  mãn  nhu cầu ngày càng tăng của con người. Số  lượng và chất lượng này tương  7
  8. quan với quy mô dân số, phân bố  dân cư  và trình độ  phát triển KT­XH, có ý  nghĩa quyết định đến chất lượng dịch vụ  và chất lượng của kết quả  phát   triển con người. Cơ  cấu này, theo Liên Hợp quốc, là “tam giác phát triển” với sự  chọn  lọc những thành phần thích hợp nhất  ở  mỗi đỉnh tam giác và có quan hệ  tương tác theo chức năng để thúc đẩy phát triển: Ở  mỗi loại tổ  chức đều có 3 chức năng cần có nhân lực thành thạo  nghề nghiệp để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả nhất: ­ Chức năng lãnh đạo, quản lý (cán bộ quản lý). ­ Chức năng tham mưu, nghiên cứu, thiết kế, KHH (chuyên gia). ­ Chức năng thực hiện (những người thực hiện). Tuỳ  theo mỗi loại  tổ  chức,  mỗi chức năng cần có những nhân lực  tương ứng vế ngành nghề, trình độ, tư chất con người cụ thể và với một cơ  cấu thích hợp. Nếu bảo đảm được cho mỗi loại tổ chức đó có bộ máy với cơ  cấu đồng bộ  và cơ  chế  vận hành tốt sẽ  bảo đảm hiệu quả  hoạt động của  toàn xã hội. Vì vậy, phải xuất phát từ những yêu cầu phẩm chất của các loại  chức năng lao động đó để đào tạo nhân lực cho phù hợp, tránh tình trạng thừa   thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển KT­XH. 1.3. Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi ngành còn phải chú  ý đến cơ cấu lãnh thổ, vùng, miền để đảm bảo sự  tương quan NNL với yêu  cầu phát triển bền vững. 2. Kế hoạch hoá phát triển NNL Trong điều kiện công nghệ thế giới đang thay đổi nhanh chóng đòi hỏi  chất lượng NNL cũng phải thay đổi nhanh chóng để  theo kịp tiến bộ  công  nghệ… Tuy nhiên, bao giê cũng cần phải có một thời gian để đào tạo và điều   chỉnh chất lượng NNL đảm bảo cân bằng cung và cầu về  NNL đáp ứng yêu   cầu CNH và HĐH. Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, xây dựng chiến  lược phát triển NNL là  phải đưa ra những dự  báo ngay từ  bây giờ  để  nền  8
  9. kinh tế  có thời gian đièu chỉnh. Tuy nhiên, còng nh các kế  hoạch khác trong  nền kinh tế thị trường, kế hoạch phát triển NNL chỉ là một kế hoạch chỉ dẫn,   nó cung cấp những định hướng, còn việc thực hiện là thông qua đào tạo và  những chính sách khuyến khích hay hạn chế  thích hợp. Nội dung KHH phát  triển NNL bao gồm 3 bộ phận có liên quan với nhau về ý nghĩa và khác nhau  về quy mô, đó là: 2.1. Kế  hoạch phát triển nhân lực có mục tiêu là làm thế  nào để  cung  và cầu về  lao động kỹ  năng của các ngành nghề  khác nhau khớp được với   nhau và tránh được dư thừa hoặc thiếu hụt lao động kỹ  năng so với nhu cầu   cần đến nhằm đạt mục tiêu phát triển chung. Vì vậy chính sách ở đây là phải  dùa trên nhu cầu mỗi loại lao động mà tiến hành các giải pháp chuyển hoá  đào tạo sao cho đủ  nguồn lao động thích  ứng với nhu cầu đó của thị  trường   sức lao động. 2.2. Kế  hoạch phát triển việc làm: xử  lý và giải quyết mối quan hệ  giữa tăng trưởng và biến đổi cơ  cấu kinh tế, cơ  cấu đầu tư  với giải quyết   việc làm sao cho sử  dụng có hiệu quả  tổng nguồn lao động trong mối quân  hệ tác động qua lại giữa cung và cầu lao động trong phát triển KT­XH. 2.3. Kế  hoạch phát triển nguồn nhân lực: có quy mô lớn nhất, nó bao   quát  cả  hai  kế  hoạch trên. KHH NNL  bao gồm việc hoạch  định phương  hướng và các chính sách trực tiếp và gián tiếp tác động đến số lượng và chất  lượng NNL. Tuy nhiên cấp bách nhất là nâng cao chất lượng NNL và sử dụng  có hiệu quả NNL ấy phục vụ cho sự phát triển của con người, phát triển KT­ XH và môi trường bền vững.  Do đó nghiên cứu xây dựng kế  hoạch phát triển nguồn nhân lực phải   toàn diện bao gồm đầy đủ  các mặt chủ  yếu trên đây mới có thể  thực hiện  được mục tiêu đề ra. 3. Hệ thống chính sách phát triển NNL bao gồm 9
  10. 3.1. Các chính sách điều tiết qúa trình tái sản xuất dân số  và kế  hoạch  hoá gia đình nhằm giảm nhịp tăng quy mô dân số và làm tăng chất lượng dân   số và NNL. 3.2. Các chính sách tác động đến quá trình trưởng thành, phát triển và  hoà nhập các thế hệ thanh thiếu niên để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT­ XH. III. Vai trò của NNL đối với việc phát triển KT­XH nước ta Ngày nay, trước sự phát triển nh vò bão của cuộc Cách mạng KHCN và  Thông tin, sù giao lưu trí tuệ  và tư  tưởng sự  liên minh kinh tế  giữa các khu  vực trên thế giới. Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ  tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy. Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá   nền kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hội sâu sắc mang  tính toàn cầu và đang đi tới thiết lập một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh   đó khu vực châu Á­Thái Bình Dương đang nổi lên là khu phát triển kinh tế  năng động nhất. Một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh   tế nhanh chóng là vai trò của NNL.  Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì nếu chỉ  có lực lượng lao động   đông và rẻ thì không thể tiến hành CNH, mà đòi hỏi phải có một đội ngò lao  động có trình độ chuyên môn cao. Chính nhờ lực lượng  lao động có trình độ  chuyên môn cao mà Nhật Bản nà các nước Nics (các nước công nghiệp mới)  vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt   hàng có thể cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Để  đảm bảo thành công sự  nghiệp CNH, HĐH đất nước, phải bồi  dưỡng và phát huy nhân tố  con người. Với tư  cách là mục tiêu và động lực   phát triển, con người có vai trò to lớn không những trong đời sống kinh tế mà  còn trong lĩnh vực hoạt động khác. Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất  lượng con người, không chỉ với tư cách là nguời lao động sản xuất, mà với tư  cách là mội công dân trong xã hội mội cá nhân trong tập thể, mội thành viên   trong cộng đồng nhân loại… không thể  thực hiện CNH, HĐH nếu không có  10
  11. đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật  tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những  nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông rộng. Vào những năm 80, quan điểm phát triển NNL đã trở thành vấn đề quan  tâm đặc biệt ở châu Á ­ Thái Bình Dương. Con người được coi là yếu tố quan  trọng nhất của sự phát triển. Trong thời đại mới muốn giải quyết hài hoà các   yếu tố cung và cầu có liên quan đến chiến lược phát triển NNL thì cần xem   xét khía cạnh NNL theo quan hệ  mọi phía. Phải thấy được vai trò sản xuất  của nguồn là vấn đề  cốt lõi của học thuyết vốn con người. Và vai trò sản   xuất của NNL có quan hệ chặt chẽ với vai trò tiêu dùng được thể hiện bằng  chất lượng cuộc sống. Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường   theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước với mục tiêu đảm  bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, an ninh quốc gia  và sự bền vững của môi truờng. Nền kinh tế nước ta chỉ có thể đạt được tốc   độ  tăng trưởng nhanh hiệu quả   KT­XH cao khi nền kinh tế  ấy thực sự dùa   trên cơ sở  CNH, HĐH trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người   làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững… CNH, HĐH đang đặt con người trước những vấn đề phức tạp nan giải  cả  trong quan hệ  giữa người với người cũng như  giữa người với tự  nhiên.  Để  giải quyết chúng, cần có sự  thay đổi sâu sắc cách nghĩ, cách nhìn, cách  hành động của con người. Đây chính là lý do vì sao mà nhiều nhà khoa học   kêu gọi phải tiến hành cuộc “cách mạng con người” bởi vì “cách mạng con  người là chìa khoá mở đường cho hoạt động tích cực, đưa đến mội cách sống  mới và đổi mới số phận con người”. CNH, HĐH với cách mạng con người là  hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất. Công cuộc phát triển này to   lớn phức tạp và khó khăn đến mức phải có sự  nỗ  lực to lớn mới mong “đẩy  tới mội bước” trong thời gian tới. 11
  12. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KẾ  HOẠCH PHÁT TRIỂN NNL Ở VIỆT NAM I. Thực trạng  của việc phát triển NNL thời kỳ 1996­2000 1. Về chỉ số phát triển con người (HDI) Theo báo cáo phát triển con người năm 2000 của UNDP đánh giá trình  độ  phát triển con người của các quốc gia trên thế  giới, Việt Nam đạt thứ  hạng 108/174 nước trên thế giới tham gia xếp hạng, với giá trị chỉ số  HDI là  0,671, với các chỉ  tiêu tuổi thọ  bình quân đạt 67,8/năm(chỉ  số  tuổi thọ  đạt  0,71); tỷ lệ biết chữ của người lớn là 92,9% và tỷ lệ huy động đi học các cấp   của trẻ em 6 – 23 tuổi là 63%(chỉ số kiến thức đạt 0,83); GDP thực bình quân  đầu người đạt 1.689 ppp$US (chỉ số thu nhập 0,47), tăng 13 bậc so với năm   1992 và vượt 24 bậc so với thứ hạng xếp về GDP bình quân đầu người. 2. Về số lượng NNL  Số  lượng NNL tăng lên đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế  và phát  triển xã hội; dân số trong tuổi lao động đã tăng tuyệt đối  12,5 triệu người sau   10 năm (từ 33,8 triệu năm 1990 lên 44,8 triệu người năm 1999, chiếm 58,4%  dân số và trên 46 triệu người, chiếm 59,1% dân số năm 2000), trung bình mỗi  năm tăng trên 1,2 triệu người.  3. Về thực trạng chất lượng của NNL  Thực trạng chất lượng của NNL đã tăng lên và đóng góp đáng kể  cho  tăng trưởng kinh tế  và phát trtiển xã hội nhưng vẫn là rất thấp và tồn chứa   nhiều bất hợp lý về cơ  cấu trình độ, cơ  cấu ngành nghề, cơ  cấu vùng miền   và sử dụng lãng phí. 3.1. Trình độ học vấn của dân số trong tuổi lao động  khá cao và đã tăng  lên: số người mù chữ đã giảm từ 8,4% (thành thị 3,7%, nông thôn 10,2%) năm  1989 xuống 3,8% (nữ  4,78%, thành thị  1,7%, nông thôn 5,9%) năm 1998; số  năm học cao nhất bìng quân đạt 7,3 năm (nữ 7 năm); thành thị 8,8 năm (nữ 8,6   12
  13. năm); nông thôn 6,9 năm (nữ  6,6 năm); vùng đạt cao nhất là ĐBS Hồng: 8,6  năm và vùng đạt thấp nhất là ĐBS Cửu Long: 5,9 năm). Đặc biệt là số người   thuộc nhóm tuổi 1 8 – 34 có số  năm đi học bình quân là 9,5 năm là tiền đề  thuật lợi để  đào tạo và nâng cao trình độ  nghề  nghiệp đáp ứng yêu cầu phát  triển KT­XH trong thời kỳ đến năm 2010; đã có tới trên 18 triệu người đã tốt  nghiệp PTCS trở lên, tỷ trọng trong tổng số LLLĐ tăng tương ứng từ 45,4%  lên 48,3%… nhưng còn khác biệt lớn theo vùng (cao nhất là ĐBS Hồng đạt  75,4% và thấp nhất là ĐBS Cửu Long:21,8%) và có trên 5 triệu người đã tốt   nghiệp PTTH trở  lên. Ngoài ra còn số  học sinh đang học  ở  các trường sẽ  là  lực lượng đáng kể bổ sung vào chất lượng LLLĐ: Cuối năm học 1998 ­ 1999  đã có 1.150 ngàn em dù thi tốt nghiệp PTCS và trên 425 ngàn thanh niên dự thi  tốt nghiệp PTTH. Đó là nguồn vốn quý, nếu tổ  chức quản lý, đào tạo và sử  dụng tốt  thì đây là mội lợi thế  so sánh rất đáng kể  cho đất nước bước vào   thế kỷ XXI. 3.2. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của nguồn nhân lực Theo tổng điều tra dân số  1.4 1999 cả  nước có 2,5 ngàn Tiến sĩ khoa  học, 8,8 ngàn tiến sĩ chuyên nghành, 17,2 ngàn thạc sĩ, 936 ngàn người có   trình độ  đại học, 379,2 ngàn người có trình độ  cao đẳng, 1526.2 ngàn người   có trình độ  THCN, 1.239,8 ngàn người có trình độ  CNKT, NVKT có bằng,  chiếm 7,6% tổng người từ 13 tuổi trở” lên (tỷ lệ này của các nước trong khu   vực là 49 ­ 50%). Như  vậy vẫn còn lại 92,4% là lao động chưa lành nghề  không có chuyên môn kỹ thuật, nếu so sánh với giai đoạn 3 của trình độ  tiến   bộ kỹ thuật, từ thủ công lên cơ khí hoá (như nước ta hiện nay) thì đội ngũ lao  động có chuyên môn kỹ thuật ở nước ta là quá thấp nhưng chúng ta lại có đội  ngũ cán bộ đại học và trên đại học cao hơn rất nhiều. Quan hệ cơ cấu chất lượng LĐ & trình độ tiên bộ kỹ thuật (%) Loại lao động            Các giai đoạn tiến bộ kỹ thuật 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Lao động giản đơn 15 7 ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ 13
  14. CNKT chưa lành nghề 60 65 37 11 3 ­ ­ ­ ­ CNKT lành nghề 20 20 53 45 60 55 40 21 ­ Kỹ thuật viên 4 6,5 8 12,5 21 30 40 50 60 Kỹ sư 1 1,5 2 4,5 7 10 17 25 34 Trên đại học ­ ­ ­ 0,5 2 2 3 4 6 (Nguồn: Lao động kỹ thuật, Đề tài cấp nhà nước 88.76.054, Bộ LĐ­TB­XH) Theo F.M.harbison: “Trong một chu kỳ  dài, tốc độ  tăng việc làm cần   lao động đã qua đào tạo thường tăng 2­3 lần tốc độ tăng của GĐP”. Ở  nước  ta, lực lượng lao động đã qua đào tạo đã tăng lên với tốc độ  luôn luôn thấp   hơn tốc độ  tăng của GĐP (4,05%/năm thời kỳ  1980­1989 và 7,3%/năm thời   kỳ  1990 ­ 2000) nên không đáp  ứng nhu cầu lao động có kỹ  thuật cho phát  triển kinh tế xã hội. ­ Cơ cấu đội ngũ lao động đã qua đào tạo theo cấp trình độ còn bất hợp   lý, rất thiếu công nhân và nhân viên kỹ thuật. Trong hầu hết các ngành đều ở  tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ví dụ: trong ngành y tế định mức hợp lý là 1  bác sĩ/4 kỹ thuật viên và người phục vụ nhưng hiện nay tỷ lệ này ở  nước ta  là 1/1,3… ­ Trình độ  chuyên môn nghề nghiệp của LLLĐ trên các vùng đều thấp   và chênh lệch đáng kể. Theo kết quả  điều tra lao động việc làm năm 1996,   trong tổng số  lao động đang làm việc trong nhành công nghiệp và xây dựng,   tỷ  trọng lao động đã qua đào tạo là 27,7%, cao nhất là  ở  ĐBS Hồng, Đông   Nam Bộ, TDMN Bắc Bộ (30 ­ 37%), thấp nhất là  ở  Duyên hải miền Trung,  ĐBSCL, Tây Nguyên (18 ­ 20%); Trong khối ngành dịch vụ  là 21,8%, còn  trong nông lâm nghiệp chỉ có 3,85%, cao nhất là ở ĐBS Hồng, Đông Nam Bộ  (trên 5%) thấp nhất là ở ĐBSCL (0,88%). Bảng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đang làm việc trong các ngành trên  các vùng năm 1996 (%) Trong đó Tổng số CN&XD N­L­N Dịch vụ Cả nước 10,5 27,7 3,86 21,83 14
  15. Vùng núi và trung du 9,77 37,02 4,61 40,9 Đồng Bằng Sông Hồng 13,7 33,5 5,5 38,77 Bắc Trung Bộ 9,18 25,32 4,98 26,36 Duyên hải miền Trung 7,89 18,73 2,62 19,59 Tây Nguyên 8,03 20,35 3,0 31,44 Đông Nam Bộ 17,39 30,59 5,32 18,43 Đồng bằng Sông Cửu Long 6,33 20,7 0,88 15,13 3.3. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (tri thức) a) Số lượng đã tăng khá: Do kết quả của mở rộng quy mô đào tạo ồ ạt  thời gian qua, số người có trình độ CĐ ­ ĐH trở lên khá cao, đến năm 1999 có  trên 1,3 triệu người và có 28,5 ngàn người có trình độ  trên ĐH. Hiện có hơn   45.000 cán bộ  làm việc trong khu vực NCKH(R&D), khoảng 200.000 người   làm việc trong các trường ĐH ­ CĐ. Tỷ  lệ  cán bộ  có trình độ  CĐ­ ĐH/1vạn   dân đã tăng từ 11 (năm 1995) lên 17,7 (năm 2000) (một số nước trong vùng đã  đạt trên dưới 50 người/1vạn dân). Tính riêng số  cán bộ  nghiên cứu và kỹ  sư  trên một vạn dân, ta có (4)   cao   hơn   Ấn   Độ   (1,1),   Thái   Lan   (2,5),   Trung   Quốc   (2,5)   và   tương   đương  Malaixia (4), nhưng thấp xa so với   Singapore  (400), Hàn Quốc (47), Nhật  Bản (81)… b) Hậu quả  của cơ  cấu và chất lượng đào tạo,cơ  cấu đội ngò cán bộ  KH­CH trong tình trạng “dư  thừa” cán bộ  nghiên cứu lý thuyết. Thiếu đội  ngò cán bộ  thực hành những công trình sư, nhà công nghệ, kỹ  sư  thực hành  giỏi hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. c) Về  sử  dụng còn nhiều bất hợp lý: hầu hết tập trung  ở  cấp TW,  ở  các cơ  quan gián tiếp,  ở  các thành phố  lớn và rất nhiều  ở  những vùng nông  thôn, vùng sâu vùng xa. ­ Số cán bộ có trình độ PTS trở lên hầu hết tập trung  ở các trường đại  học, các cơ quan Trung ương và hai thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. 15
  16. ­ Có tới 19,2% cán bộ  KH­CN làm việc  ở  Hà Nội, 14%  ở  TP.Hồ  Chí  Minh, còn  ở  Cao Bằng chỉ  có 0,6%, Sơn La 0,47, Lai Châu 0,27, Kiên Giang  0,4%… ­ Các cơ  quan hành chính, sự  nghiệp chiếm 633,7% cán bộ  KH­ KT,  trong đó riêng ngành giáo dục chiếm 43%, còn các ngành sản xuất kinh doanh   chỉ   có   32,7%   (chỉ   tiêu   này  của   Thái   Lan  là   58,2%,   Hàn   Quốc   48%,  Nhật  64.4%,   Singapore   44%).   Nói   chung   các   doanh   nghiệp,   nhất   là   các   doanh  nghiệp ở phía nam, tỉ lệ cán bộ có trình độ có trình độ cao còn rất thấp. ­ Là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn, 69%lao   động lám nông ­ lâm ngư  nghiệp, song 89,3% số  cán bộ  KH­KT có chuyên  môn thuộc lĩnh vực này lại làm việc ở các cơ quan TW; 8,9% làm việc ở cấp  thành phố và tỉnh; 1,8% ở cấp huyện, còn ở cấp xã gần như không có ai. d) Đội ngũ cán bộ  KH­CN tuy có tiềm năng trí tuệ cao, tiếp thu nhanh   tri thức mới  nhưng còn thiếu tính liên kết cộng đồng, khó hợp tácvà rất thiếu  cán bộ đầu đàn, thiếu cán bộ giỏi về kinh tế,  quản lý, tài chính, ngân hàng…  Một điều tra mới đây cho thấy chỉ có 30,9% số  người được hỏi ý kiến là có  thái độ sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp. e) Có sự  chuyển dịch và hẫng hụt lớn đội ngũ chuyên gia đầu ngành  trong các ngành khoa học ­ công nghệ  khi bước vào thế  kỷ  XXI. Tình trạng  thất nghiệp của đội ngũ tri thức có xu hướng tăng lên. Theo tài liệu điều tra của Bộ  KH­CN­MT về  tỷ  lệ  dịch chuyển lao  động (có mặt đến 11.7.1995) thì tỷ  lệ  người ra đi là 12% và người đến là  8,5%, trong đó tỷ lệ tương ứng của giáo sư  là 11,4% và 1,5%; phó giáo sư là  11% và 4,1%; tiến sĩ là 9,6% và 5,3%… Trong vòng 5­10 năm tới hẫnh hụt về  cán bộ KH­KT đầu ngành là khó tránh khỏi.   f) Trong khi chất lượng của NNL còn thấp, số lượng và tỷ lệ lao động   đã qua đào tạo còn ít, thì tỷ  lệ  thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo khá  cao và tăng nhanh đặc biệt là ở cấp cao đẳng, đại học và trên đại học. Trong  giai đoạn 1996­1999, ở khu vực thành thị: số thất nghiệp có trình độ CĐ, ĐH  16
  17. tăng bình quân 12,8%/năm; số  thất nghiệp có trình độ  đào tạo sau đại học   tăng đột biến từ  0,51% trong tổng số  lượng lao động có cùng trìng độ  (năm  1996) lên 7,3% (năm 1999) trong khi rất nhiều vùng, ngành rất cần lại không   được đáp  ứng. Đây là tồn tại rất lớn trong chính sách sử  dụng lao động kỹ  thuật đặc biệt là đối với số  người đưọc đào tạo bằng nguồn ngân sách nhà  nước nếu khong được tháo gỡ thì sẽ gây lãng phí lớn, kìm hãm phát triển và   gây ra sự bất công bằng xã hội. 3.4. Đội ngũ cán bộ quản lý nói chung còn bất cập so với yêu cầu thực   tiễn hiện nay, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác quản lý cả tầm vĩ mô và   vi mô. a) Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế (QLKT) trong các cơ quan nhà nước. Kết quả điều tra mới đây tại 9 bộ, tổng cục, cho thấy: ­ Đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý có 198.236 người,   chiếm 13,5% số lượng công chức nhà nước, trong đó nam 65%, nữ 35%. ­ Tuổi trung bình là 46 là 70% tập trung  ở nhóm 40 ­ 50 tuổi và chỉ  có  1/5 là dưới 35 tuổi (ở một số bộ tỷ lệ này chỉ 4 ­ 5%) ­ Về trình độ chuyên môn: 84% tốt nghiệp CĐ, ĐH và trên ĐH. ­ Về  trình độ  lý luận chính trị: 60% là sơ  cấp, chỉ  có 5% là cao cấp.   Phần lớn trưởng thành từ  chuyên môn và chưa được trang bị  kiến thức về  QLKT. ­ Khả  năng sử  dụng máy vi tính đạt 64%, tuy nhiên mới chỉ  sử  dụng   vào công việc giản đơn và soạn thảo văn bản. Đáng chú ý là trên 89% cán bộ  trên 45 tuổi không biết sử dụng máy vi tính. Nhìn chung kỹ thuật tin học chưa  trở thành công cụ quan trọng phục vụ quản lý. ­ Trình độ  ngoại ngữ: có 5,5% không biết ngoại ngữ nào, tuy nhiên số  có bằng D trở  lên rất ít, số  người có thể  sử  dụng phục vụ  công tác chuyên  môn không nhiều. b) Cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh. Kết quả điều tra cho thấy: 17
  18. ­ Trên 80% chủ  doanh nghiệp là nam, tỷ  lệ  nữ  giữ  chức vụ  giám đốc  chỉ  thuộc loại hình công ty TNHH (23,9%), DNNN 18,8%; DNở  nông thôn  14,1%… ­ Độ  tuổi giám đốc: Tuổi trung bình là 40, trong đó độ  tuổi 40 ­ 49 là  42%; độ tuổi 50 – 59 là 32%; độ tuổi 30 – 39 là 20% ­ Về  trình độ: 77% có trình độ  đại học. Đa số  chưa được đào tạo về  trình độ  quản lý kinh doanh. Kết quả điều tra tự đánh giá năng lực có 19,5%  giám đốc cho rằng công tác hiện nay là “rất phù hợp ”, 79% cho là phù hợp,   chỉ có 2% cho là không phù hợp (thuộc nhóm doanh nghiệp tư nhân và công ty  TNHH). ­ 69% là giám đốc được bổ  nhiệm, có 11% là theo chế  độ  bầu cử  và  6% là được thuê. ­ Xuất thân của giám đốc doanh nghiệp tư  nhân là công ty TNHH có   49% trước đây đã là giám đốc và phó giám đốc DNNN, 25% đã là cán bộ các  cơ quan quản lý Nhà nước, cộng hai loại này là 74%… Số cán bộ QLKT có trình độ ĐH trở lên hầu hết tập trung ở thành phố,   còn ở nông thôn hầu hết mới tốt nghiệp PTCS, chỉ có 19,2% tốt nghiệp ĐH. Đội ngò quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ   ở  nông thôn hầu  hết đều thiếu kiến thức quản lý cần thiết, chỉ có 30% số chủ doanh nghiệp là   có qua líp quản lý trên dưới 3 tháng. Đa số họ thành lập doanh nghiệp và bắt  đầu kinh doanh là do thấy người khác làm ăn được thì bắt chước. Chỉ có 25%   số chủ doanh nghiệp biết rõ về luật công ty và luật DNTN,44% biết các luật  thuế, 25% biết luật lao động, 22% biết về luật phá sản và đặc biệt chỉ có 8%  biết về  luật đầu tư  và có đến 60% chủ  doanh nghiệp không biết rõ về  luật   này. Những vấn đề  trên đây cho thấy thực trạng số  lượng và chất lượng  của đội ngò lao động QLKT ở nưóc ta. Một nhà văn hoá lớn rất có lý khi cho  rằng “có một thứ quý hơn tài năng và hiếm hơn tài năng ­ Đó là biết sử dụng   tốt tài năng của người khác”. Còn ông cha ta đã dạy “một người biết lo bằng   18
  19. mét kho người làm” đã nói lên vai trò và ý nghĩa quan trọng của lao động quản  lý và cán bộ làm quản lý. Vì vậy đào tạo lại và xây dựng mới đội ngò cán bộ  quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới là cấp bách và là biện   pháp quan trọng để phát huy vai trò nhân tố con người. 3.5. Đội ngũ công nhân kỹ  thuật (CNKT): quy mô còn nhỏ, số  có trình   độ  lành nghề  còn quá thấp chưa đáp  ứng được yêu cầu phát triển của đất   nước cả về số và chất lượng. Theo số  liệu thống kê, trên cả  nước số công nhân lành nghề  được đào  tạo chính quy theo hệ thống chuẩn quốc gia chỉ chiếm 18,4% tổng số CNKT,   trong đó chỉ  có 8% là thợ  bậc cao, còn lại là chủ  yếu đào tạo theo các loại  hình khác. Hiện nay, nhu cầu CNKT còn rất lớn: các DNNN thiếu 34%; DNTN và  có vốn đầu tư  nước ngoài thiếu hơn 35%; lao động phổ  thông thừa 17%  (DNNN thừa 30%). Trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu LĐKT cho các KCK,  KCN còn nhiều hạn chế (chẳng hạn KCN Đồng Nai hàng năm cần tuyên 25 ­  30 ngàn lao động kỹ  thuật nhưng chỉ  đáp  ứng được 1/3 nhu cầu…) thì tình  trạng thất nghiệp của đội ngò lao động nói trên vẫn tiếp diễn. Theo điều tra lao động  ­ việc làm ở các doanh nghiệp  TP HCM 1998 ­  2000 thì tình trạng thất nghiệp của đội ngò lao động đã qua đào tạo ở khu vực  thành thị  cả  nước là 4,88% (năm 1999), giảm 1,66% so với năm 1996. Bình  quân cả nước hàng năm thời kỳ 1996­1999, con số trên vẫn tăng cả tuỵêt đối  (6909 người) và tương đối (5,47%). Tuy nhiên đáng lưu ý là số thất nghiệp ở  trình độ  CNKT và sơ  cấp lại giảm cả  tuyệt đối và tương đối(4,18%), trong  khi số thất nghiệp ở trình độ THCN và CĐ, ĐH lại tăng lên. Tóm lại: Tình hình hiện tại phản ánh tình trạng không cân đối  cung ­  cầu của thị trường lao động kỹ thuật, đang rất thiếu đội ngò lao động có chất   lượng cao (nhiều doanh nghiệp, các khu CN, khu chế  xuất…) đang rất thiếu  lao động lành nghề và phải thuê lao động nước ngoài) đồng thời lại rất thừa   19
  20. do chất lượng kém; Thừa chuyên ngành này, thiếu chuyên ngành kia; Thừa ở  thành phố song lại thiếu ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. 4. Về sử dụng lao động đã qua đào tạo còn bất hợp lý Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong LLLĐ đang làm việc của cả nước   đã tăng lên từ 10,44% (thành thị 23,04%, nông thôn 5,74%) năm 1989lên 13,3%  (thành thị 33,4%, nông thôn 8,1%) năm 1998. Tỷ  lệ  huy động thấp (khoảng 70%), có sự  khác biệt rất lớn giữa các  ngành KTQD, giữa các vùng nên không phát huy được hết năng lực của đội  ngũ này. a) Sự phân bố khác nhau giữa các ngành. Ngành nông ­ lâm nghiệp với   hơn 70% lao động nhưng chỉ có khoảng 14%, tổng số LĐKT. LĐKT tập trung  trong khu vực dịch vụ  (hơn 52%), chủ  yếu là trong ngành giáo dục và y tế;   khu vực CN&XD là 34%. Điều này dẫn tới về sự khác nhau về tỷ lệ lao động   đã qua đào tạo trong tổng số  lực lượng lao động đang làm việc trong các   ngành(CN&XD là27,7%, Dịch vụ là 21,8%; Nông ­ Lâm nghiệp chỉ có 3,85%).  Trong tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp có tới 89,3% làm việc ở  các cơ quan trung  ương; 8,9% làm việc ở cấp thành phố và tỉnh; 1,8% ở cấp   huyện, còn  ở  cấp xã gần như  không có ai nên đã hạn chế  đưa KH­CN vào  sản xuất nông nghiệp và nông thôn. b) Cơ  cấu trình độ  lao động (ĐH/THCN/CNKT) sử  dụng trong mỗi   ngành còn bất hợp lý và cải thiện rất chậm. CN&XD; 1/1, 79/8, 17 (năm 1989)  so với 1/0, 88/7,4 (năm 1996). Nông­Lâm­Thuỷ  sản; 1/4, 65/5, 86 (năm 1989) so với 1/5, 5/4,83 (năm  1996). Hành chính sự  nghiệp; 1/1, 4/0, 17 (năm 1989) so với 11/1, 15/0, 11  (năm 1996). Toàn bộ nền kinh tế xã hội; 1/1, 68/2, 2,3 (năm 1989) so với 1/1, 6/4 3   (năm 1996). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2