ỦY BAN NHÂN DÂN<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
TỈNH BÌNH THUẬN<br />
<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
<br />
ĐỀ ÁN<br />
Tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương,<br />
thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong<br />
(kèm theo Quyết định số 1575 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2017<br />
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận).<br />
Phần I<br />
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN<br />
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ<br />
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa<br />
XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát<br />
triển bền vững đất nước.<br />
2. Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng<br />
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.<br />
3. Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của<br />
Luật Di sản văn hóa năm 2009.<br />
4. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định<br />
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một<br />
số điều của Luật Di sản văn hóa.<br />
5. Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa,<br />
Thể thao và Du lịch Quy định về tổ chức lễ hội.<br />
6. Kết luận số 363-KL/TU ngày 19/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về<br />
Đề án tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bằng hiện vật hoặc kinh phí<br />
để tổ chức lễ hội, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Đền thờ Hùng Vương,<br />
thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.<br />
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN<br />
Tục thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ lâu<br />
đời của người dân Việt Nam. Trong suốt tiến trình lịch sử mấy ngàn năm dựng<br />
nước và giữ nước của dân tộc, hệ thống giá trị đó luôn giữ một vị trí đặc biệt<br />
quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, tư tưởng, tình cảm và tín ngưỡng<br />
tâm linh của mỗi người dân; là biểu tượng tôn kính có sức quy tụ và gắn bó với<br />
dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam dù ở đâu, làm gì và sống trong môi trường,<br />
hoàn cảnh nào cũng luôn hướng về cội nguồn, luôn tâm niệm mình là anh em<br />
cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng, luôn tự hào là con Hồng cháu Lạc.<br />
Nội dung của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính, tri<br />
ân của lớp hậu duệ con cháu đời sau đối với tổ tiên theo truyền thống “Uống nước<br />
nhớ nguồn” độc đáo của dân tộc Việt Nam. Với giá trị và ý nghĩa đặc biệt đó,<br />
ngày 06/12/2012 UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên<br />
<br />
hiệp quốc) đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - biểu<br />
tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của<br />
dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.<br />
Mùng 10 tháng ba Âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương; đây là<br />
ngày lễ trọng đại, là biểu tượng văn hóa tâm linh, điểm tựa tinh thần thắt chặt khối<br />
đại đoàn kết toàn dân tộc. Phú Thọ được coi là nơi quê cha đất Tổ của dòng<br />
giống Lạc Hồng. Từ Đền Hùng - trung tâm thờ tự đầu tiên ở tỉnh Phú Thọ, tín<br />
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần dần lan tỏa ra cả nước, từ đồng bằng lên<br />
miền núi, từ Bắc vào Nam và tồn tại lâu bền qua nhiều đời cho đến ngày nay.<br />
Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có đền thờ Quốc Tổ<br />
Hùng Vương và hàng năm đều lấy ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch làm ngày giỗ<br />
Tổ tại địa phương mình để cán bộ và nhân dân có điều kiện tham dự, dâng hương<br />
bày tỏ lòng thành kính lên các vua Hùng tại quê nhà.<br />
Từ trước đến nay, ở tỉnh ta có một vài cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thờ cúng<br />
Hùng Vương nhưng chỉ ở mức độ nhỏ lẻ và không phải chỉ thờ riêng Hùng<br />
Vương mà là thờ phối tự (thờ chung) với các vị thần linh khác bên cạnh các vua<br />
Hùng. Chỉ có đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa là nơi thờ tự chính, tiêu<br />
biểu cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Bình Thuận. Vì vậy, đền thờ Hùng<br />
Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa đã vinh dự được chọn làm nơi an vị để thờ phụng<br />
“Đất, nước và chân hương” do lãnh đạo tỉnh thỉnh rước từ Đền Hùng, tỉnh Phú<br />
Thọ về vị trí thiêng liêng này.<br />
Lâu nay, người dân Phan Rí Cửa và các xã lân cận của huyện Tuy Phong<br />
rất quan tâm đến việc thờ phụng và tổ chức giỗ Tổ hàng năm tại đền thờ Hùng<br />
Vương theo cách thức riêng và coi đó là một phần quan trọng trong đời sống tín<br />
ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Tuy nhiên, từ trước đến nay lễ hội giỗ Tổ tại đền<br />
thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa chỉ mang tính chất riêng lẻ của người dân<br />
địa phương và một số xã lân cận của huyện Tuy Phong; người dân các địa phương<br />
khác trong tỉnh ít biết đến hoặc không tham dự lễ hội này. Do đó, việc nghiên<br />
cứu, tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí<br />
Cửa, huyện Tuy Phong là nhằm thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của<br />
dân tộc Việt Nam nói chung và của người dân Bình Thuận nói riêng, qua đó tạo<br />
điều kiện cho nhân dân tỉnh nhà được dâng hương, tưởng niệm các vua Hùng; góp<br />
phần giáo dục thế hệ con cháu đời sau về long yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ<br />
Tổ quốc; đòng thời, cũng là thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua<br />
Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.<br />
Phần II<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH<br />
VÀ LỄ HỘI GIỖ TỔ CÁC VUA HÙNG TẠI ĐỀN THỜ HÙNG VƯƠNG, THỊ<br />
TRẤN PHAN RÍ CỬA, HUYỆN TUY PHONG<br />
Đền thờ Hùng Vương (Phan Rí Cửa, Tuy Phong) được tạo lập vào giữa thế<br />
kỷ XIX, với chức năng ban đầu là ngôi đình làng thờ phụng Thành hoàng Bổn<br />
cảnh và các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn đất đai và tạo lập cuộc sống<br />
trên vùng đất Phan Rí xưa. Đến năm 1958, do nhiều yếu tố lịch sử và xã hội tác<br />
động, nên người dân địa phương đã đưa tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng vào<br />
2<br />
<br />
làm đối tượng thờ phụng chính tại đình làng và từ đó đến nay ngôi đình chính<br />
thức được đổi tên là đền thờ Hùng Vương.<br />
Đây là ngôi đền thờ Quốc Tổ duy nhất ở tỉnh ta còn bảo lưu khá đầy đủ các<br />
giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật dân gian. Trải qua gần 02 thế kỷ<br />
tồn tại, đền thờ Hùng Vương đã được các thế hệ người dân địa phương nối tiếp<br />
nhau bồi đắp, gìn giữ và trở thành nơi gởi gắm niềm tin, chỗ dựa tinh thần vững<br />
chắc trong đời sống của nhân dân qua nhiều thế hệ. Với những giá trị đó, ngày<br />
07/9/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 1994/QĐUBND xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa đối với đền thờ Hùng Vương, thị trấn<br />
Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.<br />
Tồn tại lâu đời và do tác động của thời gian, môi trường khí hậu khắc<br />
nghiệt, cùng với sự tàn phá của bom đạn chiến tranh nên các hạng mục của đền<br />
thờ Hùng Vương đã bị xuống cấp nặng nề. Trước thực trạng đó, năm 2013 Ủy ban<br />
nhân dân tỉnh đã đầu tư ngân sách để trùng tu, tôn tạo đền thờ Hùng Vương với<br />
tổng kinh phí là 3.377 triệu đồng. Toàn bộ các hạng mục của đền thờ sau khi được<br />
trùng tu, tôn tạo đã khôi phục lại vẻ mỹ quan và nét trang nghiêm cần thiết vốn có<br />
của di tích. Trong thời gian đến, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư ngân sách<br />
để xây dựng nhà nhóm tại đền thờ Hùng Vương.<br />
Tuy nhiên, thực trạng khuôn viên hiện hữu của đền thờ Hùng Vương quá<br />
chật hẹp, chỉ có diện tích 885m2; trong đó, các hạng mục kiến trúc của đền gồm:<br />
chính điện, nhà khói, nhà nhóm và nhà vệ sinh chiếm hơn 700m2, phần sân phía<br />
trước đền thờ còn lại khoảng 160m2, lại tọa lạc ở vị trí khó mở rộng về mặt không<br />
gian nên sẽ ảnh hưởng đến sức chứa vào dịp lễ hội và hạn chế về không gian thực<br />
hiện phần hội khi lễ hội được tổ chức và có sự tham gia của cán bộ và nhân dân<br />
trong tỉnh.<br />
Từ trước đến nay, việc trông coi, bảo quản di tích, thờ phụng và tổ chức lễ<br />
hội giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương (Phan Rí Cửa, Tuy Phong) do Ban Quản lý<br />
di tích và nhân dân địa phương trực tiếp đảm nhận và thực hiện. Ban Quản lý<br />
đền thờ Hùng Vương là những người cao niên có uy tín, đạo đức, am hiểu phong<br />
tục tập quán, văn hóa truyền thống do nhân dân địa phương bầu chọn và được<br />
UBND huyện Tuy Phong ra quyết định công nhận. Cũng như hầu hết Ban Quản<br />
lý các di tích khác trên địa bàn tỉnh, Ban Quản lý đền thờ Hùng Vương hoạt<br />
động trên tinh thần tự nguyện đóng góp công sức cho cộng đồng, ngoài ra không<br />
có các chế độ, thù lao hay phụ cấp. Lâu nay, nguồn kinh phí để bảo quản, thờ<br />
phụng và cúng giỗ các vua Hùng hàng năm rất hạn hẹp, chủ yếu do nhân dân địa<br />
phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện Tuy Phong đóng góp, hỗ trợ<br />
bằng tấm lòng hảo tâm. Do vai trò và ý nghĩa quan trọng của lễ hội nên trong<br />
thời gian 15 năm trở lại đây, việc quản lý và tổ chức lễ hội giỗ Tổ tại đền thờ<br />
Hùng Vương có sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của UBND thị trấn Phan Rí Cửa.<br />
Lễ hội giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa lâu nay<br />
được duy trì và diễn ra theo tập tục riêng của người dân địa phương và chịu<br />
ảnh hưởng của lễ hội đình làng cả về nội dung và hình thức theo lối “Xưa bày<br />
nay làm” của người dân Phan Rí Cửa. Do đó, cách thức biểu hiện của lễ hội<br />
chưa phù hợp với tập tục và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nếu mở rộng<br />
3<br />
<br />
quy mô, nâng tầm trên diện rộng. Do đó, việc tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua<br />
Hùng tại đền thờ Hùng Vương từ lễ hội riêng của cán bộ và nhân dân thị trấn<br />
Phan Rí Cửa thành lễ hội chung của cán bộ và nhân dân trong tỉnh là cần thiết.<br />
Vào dịp lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương ở Phan Rí Cửa hàng<br />
năm, sẽ phân công UBND 02 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng tham gia<br />
phối hợp tổ chức lễ hội, thành kính dâng hương, hoa và sản vật của địa phương<br />
mình lên các vua Hùng.<br />
Phần III<br />
NỘI DUNG MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ TỔ CHỨC<br />
LỄ HỘI GIỖ TỔ CÁC VUA HÙNG TẠI ĐỀN THỜ HÙNG VƯƠNG,<br />
THỊ TRẤN PHAN RÍ CỬA, HUYỆN TUY PHONG<br />
I. NỘI DUNG<br />
1. Lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương ở Phan Rí Cửa phải<br />
được tổ chức toàn diện cả về phần lễ và phần hội, đảm bảo xứng tầm với lễ hội<br />
chung của tỉnh. Quá trình triển khai phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ,<br />
công phu và khoa học; có sự khảo sát, nghiên cứu lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại<br />
một số tỉnh, thành khác, vì đây là lễ hội dân gian gắn với tín ngưỡng thờ cúng<br />
Quốc Tổ mà nhân dân là chủ thể gìn giữ, sáng tạo và thực hiện.<br />
2. Nội dung trọng tâm của Đề án là triển khai Dự án “Nghiên cứu, phục<br />
dựng lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa,<br />
huyện Tuy Phong”. Đối với phần lễ phải phục dựng toàn diện cả về nội dung,<br />
hình thức, thời gian, không gian, diễn trình, lễ vật và cách thức thực hiện từng<br />
nghi lễ trong lễ hội. Trong phần hội, chú trọng khôi phục và tổ chức các trò chơi,<br />
trò diễn, hội thi phù hợp, hấp dẫn có sức thu hút nhiều người tham gia.<br />
Quá trình phục dựng lễ hội giỗ Tổ cần phải tổ chức nhiều cuộc trao đổi, tọa<br />
đàm với các vị cao niên, trí thức, các nhà nghiên cứu có hiểu biết về phong tục tập<br />
quán thờ cúng Hùng Vương tại địa phương. Đồng thời, có sự tham gia góp ý của<br />
chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban, ngành liên<br />
quan của huyện Tuy Phong và thị trấn Phan Rí Cửa để có sự thống nhất cao cả về<br />
hình thức, nội dung, không gian, thời gian, diễn trình, lễ vật, lễ phục và cách thức<br />
thực hiện từng nghi lễ trong lễ hội giỗ Tổ.<br />
Những nội dung cụ thể trong phần lễ và phần hội của lễ hội giỗ Tổ sẽ được<br />
xây dựng và đề cập cụ thể, chi tiết trong nội dung Dự án “Nghiên cứu, phục dựng<br />
lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện<br />
Tuy Phong” sẽ triển khai thực hiện trong năm 2017.<br />
II. MỤC TIÊU<br />
1. Mục tiêu chung<br />
a) Tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương từ lễ hội<br />
riêng của người dân thị trấn Phan Rí Cửa thành lễ hội chung của nhân dân trong<br />
tỉnh. Nội dung, hình thức phần lễ phải thể hiện nét trang nghiêm, thành kính đảm<br />
bảo sự gắn kết phù hợp giữa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc với<br />
phong tục tập quán của người dân Bình Thuận. Đồng thời, đa dạng hóa nội dung<br />
và hình thức phần hội với các trò chơi, trò diễn, hội thi hấp dẫn và có nhiều ý<br />
4<br />
<br />
nghĩa, tạo điều kiện để người dân Phan Rí Cửa và các xã, thị trấn trên địa bàn<br />
huyện Tuy Phong tham gia giao lưu, tạo không khí phấn khởi, vui tươi và lành<br />
mạnh.<br />
b) Việc tổ chức lễ hội giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương phải đạt được mục<br />
đích sau:<br />
- Lễ hội phải thiết thực hướng về cội nguồn, tổ tiên, có sức thu hút đông<br />
đảo cán bộ, nhân dân và các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo ở các huyện, thị xã,<br />
thành phố trong tỉnh về tham gia, thành kính dâng hương tri ân công đức các vua<br />
Hùng có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công giữ nước.<br />
- Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và niềm mong mỏi của<br />
người dân trong tỉnh; góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ<br />
nguồn”, tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ người dân trong tỉnh, nhất là<br />
thế hệ trẻ.<br />
- Góp phần củng cố, tăng cường khối đoàn kết, gắn bó, hòa hợp giữa các<br />
cộng đồng dân cư, các dân tộc trên địa bàn tỉnh.<br />
2. Mục tiêu cụ thể<br />
a) Năm 2017:<br />
Cơ bản hoàn thành việc nghiên cứu, phục dựng toàn diện lễ hội giỗ Tổ các<br />
vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong cả về<br />
phần lễ và phần hội; trong đó, phần lễ phải thể hiện sự trang nghiêm, thành kính,<br />
phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng tổ tiên của dân tộc và<br />
phần hội phải thể hiện được nét đặc trưng của người dân Bình Thuận.<br />
b) Từ năm 2018 trở đi:<br />
- Thực hiện tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương,<br />
thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong theo nội dung, hình thức, không gian,<br />
thời gian, diễn trình, lễ vật… đã được nghiên cứu, phục dựng và phê duyệt.<br />
- Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong chủ trì tổ chức lễ hội giỗ<br />
Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy<br />
Phong; đồng thời có sự tham gia phối hợp tổ chức của Ủy ban nhân dân 02 huyện,<br />
thị xã, thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.<br />
III. GIẢI PHÁP<br />
1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của<br />
các cấp, ngành chức năng đối với việc tổ chức lễ hội nói chung và lễ hội giỗ Tổ<br />
các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong<br />
diễn ra hàng năm nói riêng. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất an ninh<br />
trật tự, gây ô nhiễm môi trường, lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, bói<br />
toán… trong quá trình tổ chức lễ hội.<br />
2. Triển khai thực hiện Dự án: Nghiên cứu, phục dựng lễ hội giỗ Tổ các<br />
vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Đây<br />
là giải pháp trọng tâm để tổ chức lễ hội giỗ Tổ từ lễ hội riêng của nhân dân thị<br />
trấn Phan Rí Cửa thành lễ hội chung của nhân dân trong tỉnh.<br />
5<br />
<br />