Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Tăng cường công tác quản lý thuế gắn với hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 11
download
Đề án nhằm đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và phân tích tác động của những chính sách hiện có, đặc biệt là chính sách về thuế đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phân tích, đánh gíá đúng đắn thực trạng công tác quản lý thuế với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa và từ các nguyên nhân của thực trạng đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế gắn với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Xương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Tăng cường công tác quản lý thuế gắn với hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GẮN VỚI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA Họ và tên học viên: Lê Ngọc Hội Mã số học viên: AP152332 Chức vụ, cơ quan: Chi cục trưởng, Chi cục thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Lớp Cao cấp lý luận chính trị K66B24
- THANH HÓA NĂM 2016
- ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GẮN VỚI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA Họ và tên học viên: Lê Ngọc Hội Mã số học viên: AP152332 Chức vụ, cơ quan: Chi cục trưởng, Chi cục thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Lớp Cao cấp lý luận chính trị K66B24
- THANH HÓA NĂM 2016
- 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn. TÁC GIẢ Lê Ngọc Hội
- 6 MỤC LỤC Trang
- 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước Tr.đ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân GTGT Giá trị gia tăng GDP Tổng sản phẩm quốc nội DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa CNTT Công nghệ thông tin DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
- 8 TT Tên bảng Trang DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ TT Tên hình Trang
- 9
- 10 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN Trong cơ cấu nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa bổ sung thế mạnh cho nhau, giúp nhau hạn chế mặt yếu của từng loại để vừa có thể tận dụng hiệu quả theo quy mô, tận dụng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lớn, vừa khai thác được lợi thế chi phí thấp và năng động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường yếu sức hơn doanh nghiệp lớn, nên Chính phủ thường phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tồn tại và phát triển, trong đó chính sách về Thuế là công cụ hữu hiệu của Chính phủ. Việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo công ăn việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp lớn, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống… Với một số lượng đông đảo, chiếm tới hơn 96% tổng số doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho gần một nửa số lao động trong các doanh nghiệp, đóng góp đáng kể vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kim ngạch xuất khẩu của nước ta, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO, đánh dấu sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập đó đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít thách thức đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa một bộ phận trong quá trình phát triển đã và đang bộc lộ rất nhiều hạn chế chưa thể tự mình giải quyết được và rất cần có sự trợ giúp từ phía Nhà nước. Một trong những vấn đề cấp thiết để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay là xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp này. Việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần phải có cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học phù hợp. Với chức trách nhiệm vụ của mình, để góp phần tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Xương, tôi xây dựng đề án: “Tăng cường công tác quản lý thuế gắn với hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020” làm Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của mình.
- 11 1. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và phân tích tác động của những chính sách hiện có, đặc biệt là chính sách về thuế đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phân tích, đánh gíá đúng đắn thực trạng công tác quản lý thuế với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa và từ các nguyên nhân của thực trạng đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế gắn với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Xương. 1.2.2. Muc tiêu cu thê ̣ ̣ ̉ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế gắn với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với người nộp thuế (NNT). Phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất định hướng cùng những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế gắn với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN 1.3.1. Nhiệm vụ tổng quát Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thuế gắn với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Xương , tỉnh Thanh Hóa. 1.3.2. Nhiệm vụ cụ thể Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đánh giá đúng thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại huyện Quảng Xương. Đề xuất được giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế gắn với hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- 12 1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN Đối tượng áp dụng: Toàn bộ các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế đối với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Xương trong phạm vi tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương quản lý. Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2016 đến năm2020.
- 13 Phần 2. NỘI DUNG 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận 2.1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào tăng trưởng GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực và địa phương. Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng không huy động được. Khi chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ và các ngân hàng chưa thực sự gây được niềm tin đối với những người có vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư thì nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tiếp xúc trực tiếp với người dân và huy động được vốn để kinh doanh, hoặc bản thân chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo. Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lượng lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích luỹ nhỏ vì vậy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp lớn trong việc tạo ra việc làm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại là những đối tượng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với các công ty lớn,
- 14 các tập đoàn xuyên quốc gia. Đồng thời nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đóng vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như của doanh nghiệp hợp tác. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới Với sự linh hoạt của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là người đi tiên phong trong việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng như sáng kiến về kỹ thuật. Do áp lực cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên phải cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công. Mặc dù không tạo ra được những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhưng nó là những tiền đề cho sự thay đổi về công nghệ. Chính sách thuế của Nhà nước là công cụ quan trọng trong việc điều tiết thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ, tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và đóng góp ngân sách của các thành phần kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Trong đó công tác quản lý thuế đóng vai trò quyết định trong việc thực thi, triển khai thực hiện chính sách thuế. 2.1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều ưu điểm Với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau như thủ công, nửa cơ khí, cơ khí để sản xuất ra những sản phẩm thích ứng với yêu cầu của nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau. Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn. Khai thác và huy động các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa phương và các nguồn tài chính của dân cư trong vùng. Có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp lớn. 2.1.1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động, rất cần đến sự trợ giúp của nhà nước Quy mô vốn và năng lực tài chính. Quy mô vốn và năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Do đó, tính khả thi của những định hướng chiến lược mở rộng sản xuất, nâng cấp quy trình công nghệ bị hạn chế và làm cho các doanh nghiệp ít chủ động tính đến các phương án này. Hậu quả làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ bị lún sâu hơn vào tình trạng tụt hậu.
- 15 Trình độ kỹ thuật, công nghệ. Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai. Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theomột định hướng phát triển rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn sử dụng đan xen các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy, làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra. Nguồn nhân lực Phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lao động thấp. Năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Năng lực quản lý và điều hành đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý, nhất là năng lực kinh doanh quốc tế. Khuynh hướng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: quản lý tổ chức, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh… Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing không có và họ cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn. Ngoài ra, Nhà nước chưa có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường một cách hiệu quả. Khả năng quản lý tài chính yếu; ý thức chấp hành các chế độ chính sách chưa cao; còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên kết trong cùng một hội ngành nghề. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với ngân hàng, với Chính phủ... Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển như về thương hiệu hàng hóa, thị trường, công nghệ, tài chính... Như vậy, có thể nói rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa quá yếu ớt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt với những hạn chế: năng lực quản lý yếu, công nghệ lạc hậu, vốn ít... Do đó, để các doanh nghiệp này phát huy được vai trò của mình, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, mà chính sách Thuế là công cụ quan trọng và hiệu quả. Hơn nữa có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp không thể tự giải quyết được như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường,
- 16 đào tạo nhân lực,... Ngoài ra còn nhiều ưu điểm khác nếu được sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ làm giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và phát triển thuận lợi. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng vững vươn lên, Nhà nước cần có chính sách và các giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp này. Thực tế của nhiều nước cho thấy, sự hỗ trợ không chỉ có lợi đối với các DN mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội. Lợi ích đó thể hiện trên các mặt: + Trước hết, sự hỗ trợ các doanh nghiệp là cách thức để nuôi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách nhà nước. + Hỗ trợ doanh nghiệp là một cách thức đầu tư gián tiếp của nhà nước. Thay vì Nhà nước phải đầu tư trực tiếp để thành lập mới các doanh nghiệp nhà nước bằng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đã thành lập từ trước, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. + Thông qua chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc đầu tư phát triển sản xuất sẽ hiệu quả hơn vì nó vừa huy động được tiềm năng sáng tạo trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. + Bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước cũng có thể giải quyết được những vấn đề xã hội như thất nghiệp, tạo việc làm rất hiệu quả với nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước (thay vì thành lập mới các doanh nghiệp nhà nước, thì với số vốn đó có thể hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp đã có sẵn). + Ngoài ra, Nhà nước có thể thông qua chính sách hỗ trợ để định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tóm lại, việc Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như chính Nhà nước. 2.1.1.4. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải có sự trợ giúp và định hướng từ phía Nhà nước Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là mở cửa thị trường với dung lượng lớn và nhu cầu có khả năng thanh toán cao. Hàng hoá, dịch vụ nội địa với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài được đối xử bình đẳng, do đó sẽ cải thiện được sức cạnh tranh của hàng hoá cũng như của
- 17 doanh nghiệp và quốc gia. Các hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng, góp phần phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân. Môi trường kinh doanh và đầu tư được cải thiện, các quốc gia và các doanh nghiệp có thêm nhiều điều kiện để tiếp nhận nguồn vốn quốc tế với nhiều hình thức đa dạng. Hiện nay, nguồn tài chính vẫn còn là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, tận dụng được các nguồn vay vốn ưu đãi chính thức, vay thương mại, các nguồn viện trợ của nước ngoài, hoặc qua con đường hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển là con đường lựa chọn thích hợp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp nhận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chiến lược sản phẩm, bảo vệ thị trường nội địa và chủ động tham gia thị trường quốc tế. Có điều kiện tham gia nhanh vào phân công lao động quốc tế theo các dây chuyền sản xuất hoặc các công đoạn kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi hơn để phát triển. Dưới sức ép của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ ban hành nhiều quy định mang tính pháp lý dành riêng cho sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Bảy là, cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan giảm, giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu phục vụ đầu vào của doanh nghiệp giảm, dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa giảm, điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi nền sản xuất hàng hóa trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuận lợi hơn trong việc đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng có thể gây ra nhiều khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các nước, chỉ có điều mức độ ở từng nước là khác nhau phụ thuộc vào thực trạng và mức độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở từng nước. Đối với những nước đang và chậm phát triển như Việt Nam, những khó khăn, thách thức sẽ lớn hơn. Như vậy, tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và không cân sức với các doanh nghiệp có tiềm lực lớn của
- 18 nước ngoài. Vì thế, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; các Luật về thuế, Luật sửa đổi bổ sung của một số Luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội ngày 19 tháng 6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuể thu nhập doanh nghiệp: mức thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông giảm từ 25% xuống còn 22% . Ngoài ra, các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%; Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLTBKH ĐTBTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư – Bộ tài chính về việc hướng dẫn trợ giúp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 56/2009/NĐCP ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 601/QĐTTg ngày 17 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 02/NQCP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Nghị quyết số 61/NQCP ngày 21/08/2014 của Chính phủ về về điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 02/NQCP ngày 7/1/2013 của Chính; Nghị quyết số 02NQ/TU ngày 19/10/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1273/QĐTTg ngày 07/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức xây dựng Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
- 19 Dự thảo này được xây dựng nhằm: + Đưa ra hệ thống các biện pháp hỗ trợ toàn diện cho DNNVV thông qua thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV trên cơ sở hỗ trợ có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế của từng địa phương và nguồn lực của quốc gia nhằm tăng số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực DNNVV. + Xác định rõ trách nhiệm và vai trò của Chính phủ, cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân trong hỗ trợ DNNVV; + Củng cố hệ thống triển khai chính sách hỗ trợ DNNVV từ Trung ương đến địa phương và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân. + Nâng cao hiệu quả điều phối, giám sát và đánh giá thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV Báo cáo tự đánh giá của Chi cục Thuế huyện Quảng Xương ngày 31 tháng 12 năm 2015; Căn cứ các văn bản khác của Trung ương, của Tỉnh, của huyện Quảng Xương và của Chi cục Thuế huyện Quảng Xương có liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.1.3. Căn cứ thực tiễn Quảng Xương là một huyện có điều kiện kinh tế khá phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài, doanh nghiệp của huyện nói riêng và kinh tế của Quảng Xương cũng bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là các ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ. Theo thống kê của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, 9 tháng đầu năm 2016, 90,4% doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, 5,6% doanh nghiệp đang tạm ngừng sản xuất kinh doanh và 4,0% doanh nghiệp đã phá sản, giải thể. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Xương còn nhiều hạn chế, bất cập như: sự quan tâm tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, vay vốn, thuê đất để đầu tư, mở rộng sản xuất, thông thoáng về thủ tục hành chính, … Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình trong thực hiện pháp luật thuế. Vì vậy, nhiệm vụ làm tốt công
- 20 tácquản lý thuếgắn với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được đặt lên hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xương trong từ năm 2016, mỗi năm phát triển 90 doanh nghiệp trở lên. 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 2.2.1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết mà đề án hướng đến Trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa nói chung và Chi cục Thuế huyện Quảng Xương nói riêngđã và đang tập trung triển khai chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 02NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 2020. Tập thể Lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Quảng Xương luôn chú trọng việc xây dựng bộ máy cơ quan vận hành thông suốt, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao công tác quản lý thuế trước sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.Chi cục Thuế huyện Quảng Xương đã phổ biến, quán triệt và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết trong tổng kết thực hiện nhiệm vụ, trong sinh hoạt định kỳ tại các Chi bộ; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn chỉ đạo quán triệt, thực hiện Nghị quyết; kết hợp với triển khai nhiệm vụ được giao, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm và các mặt công tác khác, đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết 02NQ/TU ; Lãnh đạo, chỉ đạo các Chi bộ Đảng thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng; quán triệt kịp thời chủ trương đường lối của Đảng, phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động thông qua học tập, thảo luận các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh và Huyện. 2.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, Thanh Hóa Lịch sử hình thành và phát triển Chi cục Thuế huyện Quảng Xương được thành lập theo Quyết định số 315/TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất Phòng thuế Công Thương nghiệp; Tổ Thuế Nông nghiệp và Tổ thu Quốc doanh thuộc Ban Tài chính giá cả huyện Quảng Xương. Qua từng thời kỳ, tổ chức bộ máy vừa được xây dựng, vừa được hoàn thiện. Sau hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến tháng 8 năm 2016, Chi Cục Thuế huyện Quảng Xương có tổng số 53 cán bộ, công chức, nhân viên trong đó: Biên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp Điện tự động công nghiệp: Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Đóng tàu Phà Rừng
64 p | 151 | 23
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020
52 p | 104 | 23
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của viễn thông Thanh Hóa
61 p | 199 | 22
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
49 p | 133 | 20
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp và cao ốc văn phòng
33 p | 83 | 11
-
Đề án tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
44 p | 82 | 9
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Chung cư cao cấp Hồng Bàng - Hải Phòng
17 p | 60 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk giai đoạn 2024 - 2030
100 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã qua thực tiễn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
87 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chất lượng cán bộ cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định
69 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng Shinhan Bank – Chi Nhánh Hồ Chí Minh
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng tiếp công dân tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện CưM’gar tỉnh Đắk Lắk
78 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn