Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020
lượt xem 23
download
Đề án nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức làm công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Giảm số lượng tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa xuống dưới 0,15% so với quy mô dân số. Giảm tỷ lệ tái phạm tội đối với người phạm tội cư trú trên địa bàn xuống dưới 25% so với tổng số người có tiền án về tội trộm cắp tài sản. Giảm số lượng tội phạm trộm cắp tài sản người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) giảm xuống dưới 10%. Hàng năm, 100% bản án tuyên phạt tội phạm trộm cắp tài sản có hiệu lực đảm bảo nghiêm minh và không oan sai. Duy trì không để hình thành băng nhóm phạm tội về trộm cắp tài sản hoạt động trên địa bàn huyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn. Tác giả Đặng Xuân Sơn
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................... Error: Reference source not found MỤC LỤC............................................... Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................iii Phần 1. MỞ ĐẦU ...........................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN ..............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN ..........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN .........................................................................2 1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN.......................................................................... 3 1.4.1. Phạm vi đối tượng............................................................................. 3 1.4.2. Không gian, thời gian nghiên cứu...................................................... 3 Phần 2. NỘI DUNG......................................................................................... 4 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN................................................................. 4 2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận................................................................... 4 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý ...................................................................13 2.1.3. Căn cứ thực tiễn ...............................................................................14 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN .......................................................14 2.2.1. Thực trạng hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên đại bàn huyện Như Xuân, giai đoạn 2012 2016 ..........................14 2.2.2. Nội dung cơ bản đề án cần thực hiện .............................................29 2.2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản tại huyện Như Xuân ..........................................29 2. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ............................................................35 2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án .............................35 2.3.2. Các nguồn lực để thực hiện đề án ..................................................37 2.3.3. Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề án .................................................37 2.3.4. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án ............................................37 2.4. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN ......................................................38 2.4.1. Sản phẩm của đề án ........................................................................38 2.4.2. Tác động và ý nghĩa của đề án .........................................................39 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................40
- iii 3.1. KẾT LUẬN ..............................................................................................40 3.2. KẾN NGHỊ ...............................................................................................41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................42 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VKS......................................................................................Viện Kiểm Sát XHCN................................................................................Xã hội chủ nghĩa TNHS...........................................................................Trách nhiệm hình sự BLHS...................................................................................Bộ luật hình sự BLTTHS.................................................................Bộ luật tố tụng hình sự KSĐT................................................................................Kiểm sát điều tra
- 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN Thời gian gần đây, trước sự chuyển biến nhanh về kinh tế xã hội và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ; sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của các quốc gia trên thế giới; tình hình kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với sự phát triển chung trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã làm nẩy sinh những mặt trái ảnh hưởng đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội. Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, tinh vi hơn, trong đó thì loại tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu chiếm tỉ lệ lớn trong các loại tội phạm. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp pháp lý hình sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến. Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội. Đối với Như Xuân là huyện miền núi, có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh của tỉnh Thanh Hóa. Người dân ở đây cần cù, chịu khó, cuộc sống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong những năm gần, đây nền kinh tế của Như Xuân có bước tăng trưởng nhanh, điều đó cho phép người dân tiếp cận nhiều luồng văn hoá khác nhau dẫn đến xã hội phân hoá, các loại tệ nạn xã hội, tội phạm ngày càng nhiều, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Riêng trong năm 2016, trên địa bàn huyện Như Xuân xảy ra 46 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 16 vụ trộm cắp tài sản, chiếm 34.7%.
- 2 Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật tại huyện đã tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này còn chưa kịp thời, chưa có quy mô, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống tội phạm. Trong điều kiện hoàn cảnh đó, làm thế nào để hạn chế, ngăn ngừa được tội phạm, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời những vụ trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Như Xuân trở thành một đòi hỏi cấp bách đối với chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong huyện. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này trong thực tiễn, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1.2.1.Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở khoa học, lý luận, các căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn; đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống loại tội phạm này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức làm công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Giảm số lượng tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa xuống dưới 0,15% so với quy mô dân số. Giảm tỷ lệ tái phạm tội đối với người phạm tội cư trú trên địa bàn xuống dưới 25% so với tổng số người có tiền án về tội trộm cắp tài sản. Giảm số lượng tội phạm trộm cắp tài sản người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) giảm xuống dưới 10%. Hàng năm, 100% bản án tuyên phạt tội phạm trộm cắp tài sản có hiệu lực đảm bảo nghiêm minh và không oan sai.
- 3 Duy trì không để hình thành băng nhóm phạm tội về trộm cắp tài sản hoạt động trên địa bàn huyện. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Phân tích khái niệm và làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trộm cắp tài sản và trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trộm cắp tài sản. Phân tích thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản và hoạt động phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản; xác định đúng nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản 1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN 1.4.1. Phạm vi đối tượng Đề án tập trung nghiên cứu tội phạm trộm cắp tài sản và hoạt động phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa . 1.4.2. Không gian, thời gian nghiên cứu Không gian: Trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Thời gian: Thời gian nghiên cứu thực trạng 2012 – 2016, thực hiện đề án từ năm 2017 – 2020
- 4
- 5 Phần 2. NỘI DUNG 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận Đề án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. 2.1.1.1. Một số khái niệm Trộm cắp tài sản: Tội trộm cắp tài sản được hiểu theo nhiều hướng và dưới mọi góc độ nghiên cứu khác nhau. Theo Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: “người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Đặc trưng của hành vi trộm cắp tài sản là “lén lút” bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi “lén lút” không nhất thiết là việc làm mà không ai biết, nó có thể được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm, nhưng có thể được thực hiện một cách công khai, giữa nơi đông người. Tuy nhiên, việc giấu diếm hay công khai thì chúng đều có một đặc điểm chung, đó là sự “lén lút” với chủ tài sản, không có việc “lén lút” thì không phải là trộm cắp. “Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che dấu với mọi người hoặc công khai chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành vi phạm tội với chủ tài sản… những hành vi đó chỉ bị khởi tố khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của phạm tội. Và chỉ khi có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người đó mới bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc kết tội người đó sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ thu thập được.
- 6 Từ những phân tích khái quát nêu trên, có thể hiểu tội trộm cắp tài sản là tội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác vì mục đích vụ lợi. Nâng cao có nghĩa là làm tăng thêm. Hiệu quả là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian công sức và nguồn lức nhất. Phòng chống tội phạm: Phòng chống tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Phòng chống tội phạm là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không để người dân bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền công dân Phòng chống mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng chống giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân. Làm tốt công tác phòng chống tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm. Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau: Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài. Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xẩy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xẩy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp
- 7 thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện. Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân. Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội 2.1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản Khách thể của tội trộm cắp tài sản: Khách thể của tội phạm nói chung là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, tránh mọi sự xâm hại của tội phạm nhưng lại bị tội phạm xâm hại đến và gây ra thiệt hại ở một chừng mực nhất định. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm các dấu hiệu sau: hành vi, hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, phương tiện, công cụ, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội. Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản biểu hiện ý chí của người phạm tội ra thế giới khách quan dưới hình thức lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác gây thiệt hại hoặc che đậy gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Để trở thành hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản thì hành vi đó phải có các đặc điểm đó là: Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội (thuộc tính hiển nhiên), hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản có tính trái pháp luật hình sự, hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản phải có sự kiểm soát của ý thức và phải có sự điều khiển của ý chí, trước có tính có lỗi. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản do người khác đang quản lý. Người phạm tội không dùng các thủ đoạn như trong các tội cướp, cướp giật hay công nhiên chiếm đoạt tài sản là “lén lút, bí mật” để chủ sử hữu, người quản lý tài sản và người khác không biết được hành vi của mình là trộm cắp tài sản. Trong trường hợp sử dụng thủ đoạn làm cho người khác tưởng hành vi của người sử dụng thủ đoạn đó là hợp pháp để dễ dàng chiếm đoạt thì vẫn bị coi là trộm cắp tài sản bởi thủ đoạn đó vẫn được coi là “lén lút, bí mật”.
- 8 Hành vi “lén lút, bí mật” chiếm đoạt tài sản của người khác chứng tỏ người phạm tội không muốn đương đầu với người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản. Trên thực tế có trường hợp sau khi “lén lút, bí mật” chiếm đoạt tài sản bị phát hiện, đuổi bắt, người trộm cắp dùng vũ lực để tẩu thoát hoặc đe dọa để giữ tài sản đã chiếm đoạt. Nếu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để tẩu thoát thì hành vi trộm cấu thành tội trộm cắp tài sản có tình tiết tăng nặng, nếu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giữ tài sản đã trộm cắp được thì hành vi trộm cắp tài sản chuyển hóa thành hành vi cướp tài sản. Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất thì pháp luật hình sự quy định dấu hiệu về hậu quả là một trong những dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, theo đó giá trị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội trộm cắp tài sản. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định. Như vậy, chủ thể của tội phạm là người đạt độ tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS và đã thực hiện một tội phạm. Cơ sở pháp lý để xác định chủ thể của tội trộm cắp tài sản là Điều 12, Điều 13, Điều 138 BLHS năm 1999; Điều 12, 13, 21 và điều 173 của Bộ Luật hình sự năm 2015. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS như sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bộ luật hình sự năm 2015 Điều 12 quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng
- 9 dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); Phân tích quy định tại Điều 12 và tại Điều 138 BLHS năm 1999 và điều 173 BLHS năm 2015, có thể thấy chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 và khoản 4 Điều 138 BLHS năm 2003 và khoản 3 khoản 4 điều 173 BLHS năm 2015. Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho xã hội thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Đối với tội trộm cắp tài sản thì người phạm tội đã có dấu hiệu cố ý để lại hậu quả thực tế xảy ra là chiếm được tài sản của người khác bằng cách lén lút nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Như vậy người phạm tội đã cố ý đối với hành động bất hợp pháp của mình. Tại Điều 9 BLHS năm 1999 quy định về lỗi cố ý: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS thì hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp, vì người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mong muốn chiếm đoạt được tài sản đó và để thực hiện
- 10 mong muốn chiếm đoạt đó người phạm tội đã lén lút lấy trộm, mặc dù người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ phạm tội chỉ có thể đặt ra với các tội thực hiện với lỗi cố ý. Còn các tội thực hiện với lỗi vô ý chỉ có động cơ của xử sự. Đa số trường hợp phạm tội, động cơ phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó, việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt hoặc quyết định hình phạt. Động cơ phạm tội trong tội trộm cắp tài sản là động cơ vụ lợi, nhưng đó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội trộm cắp tài sản. Mục đích phạm tội: là cái mốc mà người phạm tội mong muốn đạt đến khi thực hiện tội phạm. Giữa mục đích phạm tội và hậu quả của tội phạm luôn có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hậu quả của tội phạm chính là sự thể hiện, sự phản ánh mục đích phạm tội. Chính vì vậy mà trong mỗi cấu thành tội phạm chỉ có sự hiện diện của một trong hai dấu hiệu này mà thôi. Có thể so sánh để thấy được sự khác biệt giữa mục đích phạm tội và hậu quả phạm tội theo các tiêu chí sau: Mục đích phạm tội Hậu quả phạm tội Nằm trong ý thức chủ quan. Thể hiện ngoài thể giới khách Có trước. quan. Có sau. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản. 2.1.1.3.Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trộm cắp tài sản Ngoài các quy định về tội phạm thì BLHS Việt Nam còn quy định các biện pháp xử lý với người phạm tội. Bất kì người nào khi đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS thì đều bị xử lý bằng các biện pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế của Nhà nước, trong đó biện pháp pháp lý
- 11 hình sự là biện pháp nghiêm khắc nhất thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước đối với người phạm tội. Đối với tội trộm cắp tài sản, dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, điều 138 BLHS 1999 đã chia thành bốn khung hình phạt, trong đó mức độ thiệt hại về tài sản là một căn cứ để phân chia thành các khung hình phạt: khung 1 tương ứng với mức độ thiệt hại tài sản từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng; khung 2 tương ứng với mức độ thiệt hại tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; khung 3 tương ứng với mức độ thiệt hại tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; khung 4 tương ứng với mức độ thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. Mỗi trường hợp phạm tội, TNHS của người phạm tội cũng khác nhau. Theo đó: a. Khung 1 ( Khoản 1 Điều 138 BLHS 1999): hình phạt là cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng đối với những người trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ngày 19/06/2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 thông qua luật số 37/2009/QH12 sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của một số điều như sau: Sửa đổi cụm từ ”năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291; Vấn đề quan trọng là cần xác định khách quan toàn diện giá trị tài sản bị chiếm đoạt để đảm bảo truy cứu TNHS đúng đắn, theo đó giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt. Trong thực tiễn xét xử việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt không đơn giản, nhất là trong trường hợp, chất lượng tài sản bị giảm sút do đã qua sử dụng hay tài sản bị chiếm đoạt không thu hồi lại được. Để giúp cơ quan chức năng xác định đúng các định lượng giá trị tài sản thì phải có Hội đồng định giá tài sản. Đối với trường hợp tài sản bị trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng: lúc này hậu quả nghiêm trọng được hiểu là hậu quả do chính hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả vật chất (thiệt
- 12 hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản) và hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội). Thuộc một trong những trường hợp sau thì coi là “gây hậu quả nghiêm trọng”: Làm chết một người; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của một đến hai người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của ba đến bốn người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp trên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% và thiệt hại tài sản từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; Thiệt hại tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Đối với trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt: đã bị xử phạt hành chính tức là người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, quy định của Điều lệnh, Điều lệ Lực lượng vũ trang nhân dân về một trong các hành vi chiếm đoạt sau: hành vi cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý. Đối với trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng người phạm tội đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, người phạm tội bị coi là đã bị kết án về tội chiếm đoạt nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau: tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 vẫn giữ nguyên mức hình phạt nhưng có sửa đổi, bổ sung so với khoản 1 Điều 138 BLHS hiện hành như sau: Thứ nhất, trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng “gây hậu quả nghiêm trọng” được thay bằng “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.
- 13 Thứ hai, BLHS 2015 quy định rõ hơn, toàn diện hơn về tình tiết định tội khi tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2 triệu đồng. Theo đó, nếu BLHS hiện hành quy định “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” thì BLHS 2015 sửa đổi thành “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản”. Nếu BLHS hiện hành quy định “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì BLHS 2015 sửa đổi thành “đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Thứ ba, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng “tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại” thì cũng bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản. b. Khung 2 ( Khoản 2 Điều 138 BLHS 1999): hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội có tổ chức: tức là có sự liên kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm ( khoản 3 điều 20 BLHS 1999). Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, lấy tài sản trộm cắp được làm nguồn thu nhập chính hoặc duy nhất. Tái phạm nguy hiểm: khoản 2 Điều 49 BLHS quy định những trường hợp sau được coi là “tái phạm nguy hiểm”: đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm chưa được xoá án tích lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: được hiểu là người phạm tội sử dụng những mánh khóe, cách thức tinh vi, người bị hại khó phán đoán, có khả năng gây ra những thiệt hại lớn khác ngoài thiệt hại về tài sản như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Người phạm tội hành hung để tẩu thoát: là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành
- 14 vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 đã bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, đồng thời bổ sung tình tiết mới là “trộm cắp tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này”. c. Khung 3 ( Khoản 3 Điều 138 BLHS năm 1999): hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với các trường hợp phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đến 500 triệu hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 vẫn giữ nguyên mức hình phạt tù và tình tiết định khung tăng nặng chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, bỏ tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, bổ sung hai tình tiết hoàn toàn mới “trộm cắp tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này” và “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”. d. Khung 4 ( Khoản 4 Điều 138 BLHS 1999): hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Thuộc một trong các trường hợp sau thì “gây hậu quả rất nghiêm trọng”: Làm chết hai người;Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của ba đến bốn người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của năm đến bảy người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 101% đến 200%, nếu không thuộc các trường hợp trên; Gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1tỉ 500 triệu đồng; Gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản thuộc từ hai đến ba trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”. Thuộc một trong các trường hợp sau thì “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”: Làm chết từ ba người trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của năm người trở lên với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của tám người trở lên với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 201% trở lên, nếu không thuộc các trường
- 15 hợp trên; Gây thiệt hại tài sản từ 1tỉ 500 triệu đồng trở lên; Gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc từ bốn trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” trở lên. Khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 đã bỏ hình phạt tù chung thân, giữ nguyên mức hình phạt tù có thời hạn và tình tiết “chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên”. Điều khoản này cũng bổ sung hai tình tiết mới là “trộm cắp tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này” và “lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”. Ngoài ra, khoản 5 điều 138 BLHS 1999 còn quy định : “Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng”. Khoản 5 Điều 173 BLHS 2015 vẫn giữ nguyên như quy định tại khoản 5 Điều 138 BLHS hiện hành là “người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Đối với tội trộm cắp tài sản, việc quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có thể áp dụng với người phạm tội là hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm bởi vì: mục đích của người phạm tội trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản của người khác, biến nó thành tài sản của mình nhằm mang lại lợi ích vật chất nhất định cho mình, do đó khi áp dụng hình phạt tiền sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích vật chất của người phạm tội từ đó có tác dụng răn đe ngăn ngừa họ phạm tội mới. 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý Hiến pháp năm 2013 Bộ luật hình sự. Luật tổ chức Toàn án năm 2014 Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” Nghị quyết số 09NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Chỉ thị số 48CT/TW 22/10/2010 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” Quyết định số 1217/QĐTTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm.
- 16 Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Toàn án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Nghị quyết 09/1998/NQCP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về “Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” Chương trình hành động số 04CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 48CT/TƯ của Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” 2.1.3. Căn cứ thực tiễn Căn cứ thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản; những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Căn cứ hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi tham gia công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa . Căn cứ các giải pháp được áp dụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản của các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 2.2.1. Thực trạng hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2012 2016 2.2.1.1. Khái quát về huyện Như Xuân Như Xuân là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa 62 km về phía Tây Nam. Phia Băc giap huyên Th ́ ́ ́ ̣ ương Xuân; ̀ phiá Đông giaṕ huyêṇ Như Thanh; phiá Nam và phiá Tây giaṕ tinh ̉ Nghệ An.Tổng diện tích (ha) là 71.994,93ha, có 18 đơn vị hành chính, gồm 17 xã, 01
- 17 thị trấn với 183 thôn, khu phố, trong đó có 95 thôn vùng cao. Dân số là 66.109 người, trong đó: Dân tộc Thái 29.213 người, chiếm 44,2%; Dân tộc Thổ 9.877 người, chiếm 15%; Dân tộc Mường 3.993 người, chiếm 6%; Dân tộc Kinh 22.960 người, chiếm 34%; Dân tộc khác 66 người, chiếm 0,1%. Huyện có 48km đường Hồ Chí Minh, 6km đường Quốc lộ 45, 3km đường Quốc lộ 15A hơn 300km đường liên xã cơ bản đã được hoàn thiện và đi lại xuống trung tâm các xã; Có một số công trình, mục tiêu quan trọng về ANQP như đường DZ500 KV dài 98km hai mạch với 172 cột; Trường bắn trung đoàn 923 của Binh chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng; 06 phân trại của Trại giam Thanh Lâm, Tổng cục VIII, Bộ Công An đang giam giữ, cải tạo hàng nghìn phạm nhân và nhiều căn cứ ATK của Trung ương trên địa bàn. Tình hình văn hóa xã hội những năm gần đây có chuyển biến tiến bộ, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đảm bảo. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: Nông lâm thủy sản chiếm 43,5%; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 29%; thương mại dịch vụ chiếm 27,5% . Tăng trưởng bình quân hàng năm 14,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,5 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi là cơ bản, vẫn còn những khó khăn đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, thiếu bền vững, tiềm năng thế mạnh của huyện chưa được phát huy. Quản lý Nhà nước về kinh tế, còn hạn chế yếu kém. Tỉ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của tỉnh. Trình độ dân trí của đại bộ phận nhân dân còn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhất là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Điều kiện tự nhiên xã hội như vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn huyện Như Xuân. 2.2.1.2. Thực trạng trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2012 2016 Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện; tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân làm nảy sinh những mặt trái, đó là sự tha hoá, biến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp Điện tự động công nghiệp: Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Đóng tàu Phà Rừng
64 p | 152 | 23
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của viễn thông Thanh Hóa
61 p | 199 | 22
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
49 p | 133 | 20
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Tăng cường công tác quản lý thuế gắn với hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
42 p | 99 | 11
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp và cao ốc văn phòng
33 p | 89 | 11
-
Đề án tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
44 p | 83 | 9
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Chung cư cao cấp Hồng Bàng - Hải Phòng
17 p | 60 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk giai đoạn 2024 - 2030
100 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã qua thực tiễn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
87 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chất lượng cán bộ cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định
69 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng Shinhan Bank – Chi Nhánh Hồ Chí Minh
63 p | 8 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng tiếp công dân tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện CưM’gar tỉnh Đắk Lắk
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn