Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 2
download
Đề án "Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" được thực hiện với mục tiêu đánh giá tổng quan thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực tại 11 xã, phường thuộc UBND thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tìm ra các giải pháp để có thể hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NHÂN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NHÂN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP MÃ SỐ: 8380102 VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG THỊ MAI HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp này là đề tài nghiên cứu khoa học của chính riêng bản thân tôi, được thực hiện trên cơ sở kế thừ a các nghiên cứu lý luận củ a cá c nhà khoa ho ̣c và cá c nhà quả n lý ; đồ ng thờ i qua nghiên cứ u thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thông qua các phân tích, đánh giá từ các thông tin, dữ liệu thu thập được tại Phòng Tư pháp và 11 xã, phường trên địa bàn thành phố Bà Rịa. Đề án đươ ̣c thực hiên dưới sự hướng dẫn của ̣ TS. Đặng Thị Mai Hương. Các thông tin, dữ liệu được nêu trong Đề án tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ Đề án hoặc công trình nghiên cứu nào khác trước đây./. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2024 HỌC VIÊN Nguyễn Nhân
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành Đề án tốt nghiệp này, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô đang công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt kiến thức cho học viên trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, học viên xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến TS. Đặng Thị Mai Hương - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia cùng các anh, chị đang công tác tại Phòng Tư pháp thành phố Bà Rịa đã tận tình hướng dẫn, cung cấp thông tin để học viên có thể hoàn thiện Đề án tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên Đề án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những vấ n đề chưa đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u, học viên rất mong nhận được sự góp ý của TS. Đặng Thị Mai Hương cùng với các giảng viên tại Học viện Hành chính Quốc gia, cá c nhà khoa ho ̣c khá c, để có thể hoàn thiện Đề án tốt nghiệp mô ̣t cá ch chấ t lươ ̣ng nhấ t có thể . Xin trân trọng cảm ơn! TP. Hồ Chi Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2024 HỌC VIÊN Nguyễn Nhân
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ BTC Bộ Tài chính BTP Bộ Tư pháp CP Chính phủ HĐND Hội đồng nhân dân NĐ Nghị định UBND Uỷ ban nhân dân TT Thông tư
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bà Rịa ... 22 Biểu đồ 2.2. Thống kê tỉ lệ chứng thực tại UBND cấp xã tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ ngày 01/01/2021 đến ngày 01/01/2024............... 28 Biểu đồ 2.3. Số lượng chứng thực tại UBND cấp xã tại thành phố Bà Rịa từ năm 2021 đến năm 2024............................................................................... 29 Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND 11 xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa (giai đoạn từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2023) ..................................................................................................................... 31
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND 11 xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa ................................................................................ 30 Bảng 3.1. Dự kiến nguồn nhân sự cần thiết để thực hiện Đề án……………..46 Bảng 3.2. Dự toán kinh phí để thực hiện Đề án ............................................ 49
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ............................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề án ....................... 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án ......................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án ........................................... 6 4.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 6 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 6. Hiệu quả của việc ứng dụng đề án trong thực tiễn ................................. 8 7. Kết cấu đề án ............................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ ........................ 9 1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã ........ 9 1.1.1. Thực hiện pháp luật về chứng thực .................................................. 9 1.1.1. Thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã .................... 11 1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã........ 12 1.3. Thẩm quyền, nội dung, cơ sở pháp lý thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã ................................................................................ 13 1.3.1. Thẩm quyền chứng thực tại UBND cấp xã .................................... 13 1.3.2. Nội dung thực hiện pháp luật chứng thực tại UBND cấp xã .......... 14 1.3.3. Cơ sở pháp lý thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã ................................................................................................................ 17 1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã .............................................................................................. 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG TRỰC THUỘC THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................ 20
- 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiên phá p luâ ̣t về chưng thực ta ̣i UBND ̣ ́ xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................ 20 2.2. Thực trạng thực hiê ̣n phá p luâ ̣t về chưng thực ta ̣i UBND xã, phường ́ thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................... 21 2.2.1. Thẩm quyền của UBND các xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa trong việc thực hiện pháp luật về chứng thực.................................................... 21 2.2.2. Trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực tại UBND các xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa ..................................................................................... 24 2.2.3. Kết quả việc chứng thực tại 11 UBND xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2024 ................................. 28 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về chứng thực UBND xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa ............................................................................. 31 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................. 31 2.3.2. Tồn tại hạn chế ................................................................................. 32 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế .................................................... 35 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG TRỰC THUỘC THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................................................................................ 37 3.1. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND các xã, phường trực thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........ 37 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã ................... 37 3.1.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã .......................................................................................... 37 3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã ....................................................... 38 3.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của chủ thể thực hiện pháp luật về chứng thực ................................................................... 39 3.1.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người yêu cầu chứng thực ........................................................................................ 41 3.2. Lộ trình bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND các xã, phường trực thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .............. 42
- 3.2.1. Thành lập Ban đề án ...................................................................... 42 3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Đề án ............................................. 43 3.2.3. Phân công nhiệm vụ đối với các thành viên ................................... 44 3.3.4. Nguồn lực thực hiện đề án ............................................................. 45 3.3.5. Tiến độ thực hiện của đề án ........................................................... 50 3.3.6. Đánh giá đề án ............................................................................... 52 KẾT LUẬN ................................................................................................. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của xã hội diễn ra với tốc độ chóng mặt trên mọi lĩnh vực. Các quan hệ pháp lý, giao dịch dân sự ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn, chính vì vậy nhu cầu chứng thực các loại giấy tờ, văn bản của công dân cũng tăng lên đáng kể. Do đó việc chứng thực ngoài mang bản chất là hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức thì hoạt đô ̣ng này còn có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo tính pháp lý và giá trị của các giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan và đây không chỉ là phục vụ nhu cầu tất yếu của người dân mà còn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là “sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 yêu cầu xây dựng một nền hành chính công hiện đại, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết [20, tr.16]”, quá trình này nhằ m hướng tớ i mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Viêṭ Nam đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng gia tăng của người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã tích cực ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chứng thực. Điển hình là Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về “Công chứng, chứng thực”; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007, sử a đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ về “Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký ”; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về “sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch hôn nhân và gia đình và chứng thực”; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về “cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp
- 2 đồng giao dịch” và Thông tư hướng dẫn số 01/2020/TT-BTP ngà y 03/3/2020 củ a Bô ̣ trưởng Bô ̣ Tư pháp “quy đinh chi tiế t và hướng dẫn thi hà nh một số ̣ điề u củ a Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ”đã đưa ra nhiều quy định mới quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực cũng đã phát sinh một số khó khăn, như thủ tục chứng thực một số vụ việc cụ thể cò n chưa phù hợp; quy định thời gian giải quyết chứng thực ngay trong buổi làm việc gây nhiều khó khăn. Đồng thời, sự ra đời của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử như hiện nay cũng khiến nhiều quy định pháp luật hiện hành về chứng thực trở nên lỗi thời và không còn phù hợp. Tất cả những lỗ hổng này đã làm giảm hiệu quả trong việc triển khai, thực thi pháp luật về chứng thực, gây nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình giải quyết các yêu cầu chứng thực của người dân. Thành phố Bà Rịa với vai trò là đô thị vệ tinh đối trọng phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong hệ thống hành lang kỹ thuật quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh đó là hành lang Quốc lộ 51, bao gồm hệ thống đô thị, cảng biển và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Cùng với vấn đề đặt ra trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm hướng đến nền hành chính phục vụ theo Quyết định số 42/QĐ-BCĐCCHC ngày 18/3/2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về kế hoạch hoạt động năm 2024; tác động, ảnh hưởng khi Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số trên các lĩnh vực trong quản lý nhà nước, trong đó có lĩnh vực chứng thực tại UBND cấp xã theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã thuộc thành phố Bà Rịa đóng vai trò vô cù ng quan trọng trong lĩnh vực tư pháp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung.
- 3 Qua phân tích như trên đặt ra yêu cầu cầ n thiết phải hoàn thiện, nâng cao ̉ hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại Uy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện pháp luật về chứng thực một cách hiệu quả tại địa phương. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chứng thực và thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã là lĩnh vực pháp luật được nhiều nhà nghiên cứu về pháp lý quan tâm, trở thành xu thế tất yếu về cải cách hành chính, tư pháp của Việt nam hiện nay. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực này, có thể kể đến như sau: - Sách chuyên khảo “Hoạt động công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS.CCV. Ninh Thị Hiền được Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2023, có nội dung khái quát một vấn đề thực tiễn của các tổ chức hành nghề công chứng trên cơ sở chủ trương tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và pháp luật của Nhà nước tại Luật Công chức năm 2014 và các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến việc thực hiện công chứng, chứng thực nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch. - Sách “Hỏi đáp về thủ tục công chứng, chứng thực” của tác giả Nguyễn Bá Dũng, Nhà xuất bản Tư Pháp, xuất bản năm 2007, có nội dung giải đáp nghiệp vụ liên quan đến công chứng, chứng thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân hiểu biết các thủ tục cần thiết khi thực hiện các công việc về công chứng, chứng thực tại các tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan có chức năng chứng thực. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công chứng, chứng thực các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình” của Th.s Đỗ Hoàng Yến thực hiện vào năm 2011, có nội dung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp về công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của cá
- 4 nhân, hộ gia đình. Đề xuất sửa đổi Bộ luật dân sự, Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả công chứng, chứng thực các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình. - Giáo trình “Pháp luật về dân sự công chứng – chứng thực và thừa phát lại” của TS. Đặng Công Tráng, Th.S Trần Thị Ngọc Hết và Th.s Nguyễn Thái Bình, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2017, có nội dung khái quát một số quy định pháp luật về công chứng, chứng thực, thừa phát lại của Việt Nam hiện nay. - Luận văn Thạc sĩ Luật học“Chứng thực của Ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” của tác giả Phùng Phương Anh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, công bố năm 2013, nghiên cứu, tác giả khái quát được các vấn đề lý luận về chứng thực tại UBND phường, đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả về hoạt động chứng thực tại UBND phường thuộc thành phố Đống Đa. - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” của tác giả Văn Diệu Kiều Oanh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, công bố năm 2014, có nội dung nghiên cứu khái quát hoá một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về chứng thực, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng thực tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật về chứng thực – qua thực tiễn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thu Hương, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, công bố năm 2018, có nội dung khái quát một số vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về chứng thực; đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về chứng thực tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại huyện Phúc Thọ.
- 5 - Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế “Pháp luật về dịch vụ chứng thực qua thực tiễn tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang thực hiện tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế năm 2023 có nội dung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chứng thực và thực trạng thực hiện pháp luật về dịch vụ chứng thực tại tỉnh Gia Lai từ đó đưa ra một số giải pháp như hoàn thiện pháp luật về dịch vụ chứng thực gắn liền với tổng thể cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức,… để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực. Bài viết nghiên cứu “Lựa chọn công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích, đăng tải trên Tạp chí Luật học số 07/2020. Trong nội dung nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các tình huống, phương pháp nhận diện lựa chọn phương thức công chứng hoặc là chứng thực khi giao kết hợp đồng, giao dịch; nêu ra một số bất cập quy định của pháp luật, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả lựa chọn hình thức xác nhận giao dịch giao kết hợp đồng của tổ chức, cá nhân. Từ các đề tài nghiên cứu nêu trên, có thể thấy các nhà nghiên cứu pháp luật đi trước đã tiếp cận vấn đề chứng thực và thực hiện pháp luật về chứng thực trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, góp phần làm phong phú cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về chứng thực nói chung và thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên được thực hiện nghiên cứu chủ yếu ở khu vực phía Bắc, chưa có một nghiên cứu cụ thể thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vì vậy, học viên quyết định lựa chọn đề tài“Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” để làm Đề án tốt nghiệp của mình với mong muố n viế t đề án theo hướng tiế p câ ̣n thực tiễn thực hiên phá p luâ ̣t về chứ ng thực tại UBND ̣ cấp xã trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, vì vâ ̣y đây là
- 6 sả n phẩ m nghiêm tú c củ a ho ̣c viên, không trù ng lă ̣p vớ i cá c nô ̣i dung củ a cá c nhà nghiên cứ u, cá c tá c giả khá c. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án Đề án nghiên cứu quy định pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã và việc thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã trên địa bàn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Tại UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. - Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ 01/01/2021 đến 01/01/2024. - Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam về chứng thực thuộc thẩm quyền tại UBND cấp xã (bao gồm xã, phường và thị trấn) và việc thực hiện pháp luật về chứng thực đối với các nội dung như chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch,… tại UBND cấp xã. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề án được thực hiện với mục tiêu đánh giá tổng quan thực tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực tại 11 xã, phường thuộc UBND thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tìm ra các giải pháp để có thể hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động chứng thực tại UBND cấp xã, nhằm tìm hiểu, làm rõ các quy
- 7 định pháp lý, những điểm mạnh, điểm yếu, và những khoảng trống, bất cập trong hệ thống pháp luật về chứng thực. - Đánh giá thực trạng công tác chứng thực UBND cấp xã trên địa bàn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bao gồm việc tìm hiểu về cách thức tổ chức, triển khai công tác chứng thực, số lượng và tính chất của các loại hồ sơ, giấy tờ được chứng thực, năng lực và trình độ của đội ngũ người làm công tác chứng thực tại 11 xã, phường của thành phố Bà Rịa.. - Đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã trên địa bàn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và của Nhà nước đối với pháp luật thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã. - Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1 của Đề án, nhằm trình bày vấn đề lý luận và pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã theo trình tự, bố cục chặt chẽ, logic và gắn kết được những vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1 để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về chứng thực và thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã qua các thời kỳ. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này này được sử dụng tại Chương 1, Chương 2 của Đề án nhằm so sánh các quan điểm của các học thuyết, số liệu và quy định pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã; đồng thời, so sánh các khái niệm, quy định của pháp luật thực định với các khái niệm, quy định khác của pháp luật trong nước và nước ngoài có liên quan. - Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2, Chương 3 của Đề án nhằm tiến hành thu thập số
- 8 liệu, dữ liệu (số liệu từ báo cáo) thực hiện pháp luật về chứng thực tại 11 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Bà Rịa để phân tích kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã. - Ngoà i ra Đề án đươ ̣c thực hiên trên cơ sở sử du ̣ng cá c phương pháp ̣ nghiên cứ u: Phân tích, so sá nh, thố ng kê, tổ ng hơ ̣p số liệu để làm sáng tỏ những nội dung thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 6. Hiệu quả của việc ứng dụng đề án trong thực tiễn Việc ứng dụng kế t quả nghiên cứ u củ a Đề án “Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” trên thực tiễn hy vo ̣ng sẽ giúp rút ngắn thời gian, đảm bả o phu ̣c vu ̣ tố t nhấ t có thể trong thực hiện chứng thực cho người dân; tối ưu hóa quy trình, thủ tục, nâng cao hiêu quả thực hiện pháp luật về chứng thực của đội ̣ ngũ công chức làm công tác chứng thực tại UBND cấp xã. 7. Kết cấu đề án Ngoài phần mục lục, mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Đề án được chia thành 03 Chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 3. Giải pháp và lộ trình bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân các xã, phường trực thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã 1.1.1. Thực hiện pháp luật về chứng thực Pháp luật là hê ̣ thố ng cá c quy tắ c xử sự chung đươ ̣c đă ̣t ra (hoặc thừ a nhận) bở i nhà nước và có tính bắ t buô ̣c thực hiên vớ i tấ t cả cá c chủ thể trong ̣ xã hội. “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật [17]”. Vì vậy, pháp luật là một phạm trù rất rộng, bao hàm toàn bộ các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, như pháp luật về tài nguyên, môi trường, hình sự, dân sự, kinh tế… Pháp luật được tổ chứ c thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau gồ m: Tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp du ̣ng pháp luật. Để có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thực hiện hiện pháp luật, cần nghiên cứu làm rõ những đặc điểm của thực hiện pháp luật. Hiên nay, trong khoa học pháp lý có nhiề u cá ch hiể u, cá ch tiế p câ ̣n về ̣ vấn đề thực hiện pháp luật, theo Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thì “Thực hiện pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được trao quyền, nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể [24, tr.52]”. Hoặc theo Viện Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì “Thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của Nhà nước [25, tr.169]”. Từ cơ sở lý luận nêu trên, có thể định nghĩa: “Thực hiện pháp luật là hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức; các cán bộ, công chức có thẩm quyền, căn cứ những quy phạm pháp luật hiện hành để giải quyết những vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, nhằm đạt được những yêu cầu mà pháp luật đặt ra trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Hiểu về chứ ng thực, trên những gó c đô ̣ khá c nhau, có thể có n hung cá ch
- 10 tiế p câ ̣n khá c nhau, tuy nhiên, dướ i gó c độ ngôn ngữ, thì “chứng thực là việc sao, chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản gốc sao đúng nguyên văn một tài liệu, sao y bản chính, bản sao [23, tr.88]”. Mặt khác, ở một số nước phát triển như Thụy Sĩ thì “chứng thực là việc áp dụng đối với chữ ký, bản sao chụp, trích lục, sao chép hoă ̣c bản dịch [16]”. Cộng hòa Liên bang Đức thì chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về chứng thực, tuy nhiên xem xét trên quy định tại Luật Công chứng của Cộng hòa Liên bang Đức,đề cập “khi chứng thực bản sao một văn bản cần xác định đó là bản chính [15]”. Về phía Việt Nam khái niệm về chứng thực lần đầu tiên được đặt ra khi Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngà y 08/12/2000 về công chứng, chứng thực. Theo đó, khái niệm chứng thực được định nghĩa như sau: “Chứng thực là việc UBND cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định [5]”. Bên cạnh đó, sau gần 07 năm có hiệu lực thi hành, trên cơ sở nhận thấy một số nội dung tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã không còn phù hợp với thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ- CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, đưa ra khái niệm mới về chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký, theo đó “cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng vớ i nội dung ghi trong sổ gốc [6]”. Cho đến hiện nay, hoạt động chứng thực được điều chỉnh bởi Nghị định số 23/2015/NĐ-CP theo đó một số khái niệm liên quan đến chứng thực được định nghĩa như sau: “(i) Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầ y đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc, (ii) Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩ m quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng vớ i bản chính, (iii) Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩ m quyền theo quy định tại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
71 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã từ thực tiễn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
78 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn