Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
lượt xem 3
download
Đề án "Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN chuyên ngành về đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ TUYẾT NHƯ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ TUYẾT NHƯ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀNHUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ:8380102/UD NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS BÙI ĐỨC KHÁNG TS.NGUYỄN KHÁNH LY Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Tuyết Như, là học viên lớp Cao học Luật Hành chính – Luật Hiến pháp, Học viện Hành chính Quốc gia, là tác giả của Đề án Thạc sĩ Luật hành chính– Luật Hiến pháp với đề tài “Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” (Sau đây gọi tắt là “Đề án”). Tôi xin cam kết, những nội dung trong Đề án là những nội dung được nghiên cứu, đúc kết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tôi tại cơ quan đơn vị. Đồng thời có sự tham khảo từ những tài liệu khoa học có nguồn gốc đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và dựa trên sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn, không có bất kỳ sự sao chép, không trung thực nào. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Đề án là hoàn toàn khách quan và trung thực. Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Như
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Ban lãnh đạo Học viện hành chính Quốc gia đã tạo cơ hội để tôi học tập, nghiên cứu tại trường giúp tôi có những kiến thức, kinh nghiệm, thông tin hữu ích để hoàn thiện đề án. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn - PGS.TS Bùi Đức Kháng và TS. Nguyễn Khánh Ly, là người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành được đề án của mình. Trong thời gian trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia, nhờ vào sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giảng viên và đặc biệt là PGS.TS Bùi Đức Kháng và TS. Nguyễn Khánh Ly đã giúp tôi có nền tảng kiến thức vững chắc để phục vụ cho công việc và hoàn thành đề án “Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”. Tiếp theo xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo UBND huyện Bắc Tân Uyên đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như cung cấp những số liệu để tôi hoàn thành đề án một cách tốt nhất. Cuối cùng, do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của đề ấn khó tránh những thiếu sót. Tôi rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Quý Thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà nội BTNMT Bộ tài nguyên và Môi trường HĐND Hội đồng nhân dân QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường PTNMT Phòng Tài nguyên và Môi trường VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai DTTN Diện tích tự nhiên QLNN Quản lý nhà nước GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND Ủy ban Nhân dân GCN Giấy chứng nhận PCPQ Phân cấp, phân quyền QLĐĐ Quản lý đất đai
- DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1.1. Phân cấp và phân quyền được áp dụng trong lĩnh vực quản lý đất đai .... 12 Hình 2.1. Bản đồ vị trí huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................. 29
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. LÝ DO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ............................................................................. 1 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN ............................... 5 4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN ............................ 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 6 6. HIỆU QUẢ/LỢI ÍCH CỦA ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN ...... 6 7. KẾT CẤU ĐỀ ÁN.............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI............................................. 8 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI ............................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm phân quyền .................................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm phân cấp ......................................................................................... 8 1.1.3. Pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai ......................................................... 9 1.1.4. Khái niệm thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai .......................... 9 1.1.5. Nội dung thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai.......................... 10 1.1.6. Ý nghĩa của thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai ..................... 10 1.2. CHỦ THỂ, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI .......................................................................... 11 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI ........................................................ 14
- 1.3.1 Sự phát triển kinh tế xã hội ........................................................................... 14 1.3.2. Yếu tố chính trị ............................................................................................ 14 1.3.3. Yếu tố văn hóa – đời sống............................................................................ 15 1.3.4. Yếu tố pháp luật........................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG............................................ 18 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI .......................................................................... 18 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 18 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ........ 19 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ........................................................................................................... 19 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................... 22 2.2.1. Thực hiện pháp luật về PCPQ trong chuyển mục đích sử dụng đất tại UBND huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương ........................................................................ 22 2.2.2. Thực hiện pháp luật về PCPQ trong quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất tại UBND huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương ............................................................ 24 2.2.3. Về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại UBND huyện Bắc Tân Uyên ....................................................................... 25
- 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG.......................................................................................... 27 2.4.1. Kết quả đạt được.......................................................................................... 27 2.4.2. Tồn tại hạn chế ............................................................................................ 29 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................. 31 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG ..................................................................... 35 3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................. 35 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN ................... 40 3.2.1. Giải pháp thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực chuyển mục đích tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên ................................................................................. 40 3.2.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên .......................................... 42 3.2.3. Những giải pháp trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại UBND huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .............................................................................................................................. 44 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PCPQ TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 ......................................... 45 3.3.1. Tích hợp chuyển đổi số trong công tác quản lý đất đai ................................. 45 3.3.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát bộ máy QLNN về đất đai ............................ 47
- 3.3.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về quản lý đất đai............................. 48 3.4. LỘ TRÌNH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ............................................. 48 3.4.1. Lộ trình thực hiện ........................................................................................ 48 3.4.2. Nguồn lực thực hiện: ................................................................................... 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 53
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Ngày nay, tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới đều áp dụng hình thức PCPQ trong hoạt động QLNN với nhiều cấp độ khác nhau. Vấn đề PCPQ ở Việt Nam từ lâu đã được quy định tại nhiều sắc lệnh, và được cụ thể hóa trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện PCPQ mạnh mẽ trong QLNN cho chính quyền địa phương. Những nỗ lực này đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải cách hành chính nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vấn đề phân quyền, phân cấp ngày càng được chú trọng. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh PCPQ, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương; khắc phục triệt để chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm QLNN thống nhất; đồng thời, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành” [13]. Việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai đã tạo ra được những kết quả và chuyển biến tích cực trong hoạt động của Trung ương và Chính quyền địa phương như: Việc phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện các thủ tục hành chính của Trung ương giúp giảm bớt được thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp liên hệ thực hiện, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như việc phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương vẫn còn chưa chặt chẽ do hạn chế trong các quy định pháp luật về thẩm quyền thực hiện còn chồng chéo dẫn đến tình trạng một số thủ tục hành chính về đất đai chưa quy định cụ thể cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm; việc thực hiện các quy định về PCPQ trong lĩnh vực đất đai còn mang tính hình thức, hầu hết các thủ tục về đất đai ở địa phương khi được phân quyền thực hiện trường hợp có vướng mắc phải xin ý kiến chỉ đạo các cơ quan cấp trên rất mất thời gian,... Từ việc đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh
- 2 vực đất đai, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa rất lớn trong tình hình hiện nay. Đề án thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên tuy không mới, nhưng việc quy định thực hiện tại các văn bản pháp luật như Luật Đất đai, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Bộ Luật Dân sự, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến việc thực hiện quy định pháp luật về PCPQ trong quản lý đất đai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đề án này nhằm làm sáng tỏ vấn đề PCPQ trong quản lý đất đai hiện nay dưới góc độ lý luận, quy định pháp luật, cũng như thực trạng thực hiện pháp luật. Thực tiễn tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, một huyện của tỉnh Bình Dương có diện tích đất lớn, dân cư đông đúc, với tốc độ đô thị hóa, xây dựng và công nghiệp phát triển mạnh mẽ, cho thấy nhu cầu cấp thiết phải hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định pháp luật về PCPQ trong quản lý đất đai. Sự phát triển nhanh chóng của địa phương này đòi hỏi một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch và linh hoạt, nhằm đảm bảo quản lý đất đai hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững. Vì vậy, đề án nghiên cứu “Pháp luật về PCPQ trong quản lý đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” là hoàn toàn mới, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu hiện nay 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo, các luận án, đề án của thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai. Qua đó, các tác giả đề ra một số thực trạng, đánh giá việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai làm cơ sở cho việc việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai nói chung và việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai nói riêng. - Sách “QLNN về đất đai” do Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thái Sơn chủ biên, được Nhà xuất bản Nông Nghiệp Bắc Tân Uyên xuất bản năm 2007, là một công trình quan trọng cung cấp các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến QLNN về đất đai. Cuốn sách này không chỉ đề cập đến các nội dung cụ thể về quản lý đất đai mà còn giải thích chi tiết về các quy định và nguyên tắc pháp lý cần thiết trong lĩnh vực này [23].
- 3 - Trong cuốn “Giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai: phát hiện vi phạm và xử lý vướng mắc” của Nguyễn Quang Đạo, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản năm 2021, là một tài liệu quan trọng khác. Cuốn sách này tập trung vào việc giải quyết các tranh chấp hành chính trong quản lý đất đai, phát hiện các vi phạm và đề xuất các phương pháp xử lý các vướng mắc. Cả hai công trình đều đóng góp quan trọng vào việc nâng cao hiểu biết và năng lực QLNN về đất đai, hỗ trợ các nhà quản lý và nhà nghiên cứu trong việc phát triển và thực thi hiệu quả các chính sách liên quan đến đất đai [14]. Ngoài ra còn có một số bài viết là luận văn, luận án của các Thạc sỹ, Tiến sỹ như: - Luận văn thạc sĩ “Phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” (2018) của tác giả Lê Anh Tuấn đã tập trung phân tích về sự phân quyền giữa các cơ quan nhà nước tại cấp trung ương và chính quyền địa phương, từ góc độ thực tiễn ở tỉnh Bình Phước. Tác giả đã tiếp cận với nhiều phương pháp nghiên cứu, từ việc phân tích các văn bản pháp luật, quy định của nhà nước, đến việc thực địa điều tra, phỏng vấn các cán bộ, nhà quản lý và cư dân tại Bình Phước. Qua đó, nghiên cứu đã trình bày một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về hiện trạng phân quyền ở cấp trung ương và địa phương, cũng như những thách thức và cơ hội trong việc cải thiện hệ thống này. Ngoài ra, luận văn cũng có thể đã đề xuất những giải pháp cụ thể để cải thiện việc phân quyền và tăng cường hiệu quả hoạt động của cả hai cấp bậc này, từ việc điều chỉnh chính sách, tạo ra các cơ chế mới, đến việc đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý [25]. - Luận văn thạc sĩ “QLNN về đất đai tại địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” (2021) của tác giả Nguyễn Văn Sơn. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đất đai, cũng như các chính sách, quy định của cơ quan nhà nước. Đồng thời, việc tiếp cận trực tiếp thông qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát tại địa phương giúp tác giả hiểu rõ hơn về thực tế, những vấn đề cụ thể và ý kiến của cộng đồng địa phương về quản lý đất đai. Từ những phân tích và thực địa này, tác giả đã đưa ra những nhận định sâu sắc về hiện trạng quản lý đất đai tại huyện Sa Thầy, từ các mặt tích cực đến những hạn chế, thách thức đang tồn tại. Các đề xuất và giải pháp có thể được đề ra để cải
- 4 thiện tình hình quản lý đất đai, từ việc điều chỉnh chính sách đến việc tăng cường năng lực quản lý và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn đất [24]. - Luận án tiến sĩ “Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển” (2011) của tác giả Đặng Anh Quân. Tác giả đã tập trung phân tích cách mà hai quốc gia này tiếp cận, quản lý và sử dụng nguồn đất đai thông qua hệ thống pháp luật và đăng ký đất đai. Với sự so sánh này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này có thể bao gồm việc phân tích các văn bản pháp luật, quy định về đất đai của cả hai quốc gia, từ luật đất đai đến các hướng dẫn thực thi và quy định cụ thể về đăng ký đất đai. Đồng thời, việc tiếp cận thông qua thực địa ở cả hai quốc gia, thông qua cuộc phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý và những người làm việc trong lĩnh vực đất đai, cũng như việc tìm hiểu về ý kiến của cộng đồng. Từ những nghiên cứu này, tác giả đã phân tích và so sánh các điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống đăng ký đất đai của Việt Nam và Thụy Điển. Các ưu điểm và hạn chế của mỗi hệ thống có thể đã được đưa ra, cũng như những giải pháp và hướng đi để cải thiện hệ thống đăng ký đất đai ở cả hai quốc gia [19]. - Luận án tiến sĩ "Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay" của Trần Thị Minh (2023) là một công trình nghiên cứu đáng chú ý, tập trung vào việc phân tích và làm rõ các tiền đề lý luận về tặng cho tài sản, tặng cho QSDĐ và tặng cho QSDĐ ở. Trong quá trình nghiên cứu, Trần Thị Minh đã đặc biệt chú trọng vào tính đặc biệt của loại đất này, nhận diện sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với tặng cho QSDĐ ở. Luận án đã phân tích và nhận diện cơ cấu điều chỉnh pháp luật cùng các yếu tố tác động, chi phối tới pháp luật về tặng cho QSDĐ. Dựa trên nhận định này, Trần Thị Minh đã đề xuất một loạt các giải pháp tổng thể như sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh của pháp luật hiện hành. Mục tiêu của những giải pháp này là đảm bảo tính phù hợp, thống nhất, công bằng và dễ tiếp cận, từ đó giúp hoàn thiện khung pháp lý về tặng cho QSDĐ ở [17]. Các nghiên cứu trước đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau về chính sách và quy định pháp luật trong PCPQ quản lý đất đai trên các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, đề án nghiên cứu về vấn đề này tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, mang tính đột phá và độc đáo. Với sự mới mẻ và phù hợp với thực tiễn
- 5 cùng nhu cầu hiện nay của địa phương, đề án này hứa hẹn sẽ đem lại những đóng góp quý báu và giải pháp hiệu quả trong việc cải thiện quản lý đất đai tại địa phương. Bằng cách tiếp cận một cách toàn diện và chi tiết về các vấn đề liên quan đến phân cấp và phân quyền quản lý đất đai, đề án này có thể giúp tạo ra những cơ chế quản lý linh hoạt và hiệu quả, phản ánh đúng nhu cầu và điều kiện cụ thể của huyện Bắc Tân Uyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án - Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: tại UBND huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. + Về thời gian: Từ ngày 01/7/2021đến 31/12/2023. + Về nội dung nghiên cứu: PCPQ trong hoạt động chuyển mục đích; quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất và hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại UBND huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai, Đề án đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện pháp luật về PCPQ trong quản lý đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN chuyên ngành về đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án Để đạt được mục tiêu trên, đề án tâ ̣p trung nghiên cứu một số nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và quy định pháp luật về PCPQ trong quản lý đất đai cụ thể là thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên. Từ đó đánh giá được những ưu điểm,
- 6 hạn chế và đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên nói riêng và hoàn thiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai trên cả nước nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề án này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các thông tin có liên quan đến thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ UBND huyện và VPĐKĐĐ chi nhánh huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Phương pháp thống kê: từ số liệu thu thập được về các chỉ tiêu thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương sau đó tiến hành thống kê thành các bảng biểu, biểu đồ. - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập tiến hành phân tích những số liệu đã thu thập được thành những chương trong đề án. Từ đó, triển khai thành các tiểu mục trong các chương để hoàn thiện đề án. - Phương pháp đánh giá: Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trên những mặt đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận, pháp lý cơ bản về thực hiện pháp luật PCPQ trong quản lý đất đai. Nghiên cứu này sẽ phân tích và đánh giá thực trạng PCPQ QLNN về đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực. Mục tiêu là làm rõ những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục khả thi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong huyện Bắc Tân Uyên cũng như các địa phương khác trong tỉnh. Đề án này cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, vận dụng và đề xuất các cơ quan thẩm quyền xem xét, ban hành
- 7 những chính sách, quy định pháp luật, và điều chỉnh cơ chế trong công tác QLNN về đất đai. 7. Kết cấu đề án Đề án gồm 3 chương chính và các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về PCPQ trong lĩnh vực đất đai. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCPQ trong quản lý đất đai.
- 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCPQ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 1.1. Khái quát chung về thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai 1.1.1. Khái niệm phân quyền Theo Nguyễn Đặng Phương Truyền (2022), “Phân quyền có thể được hiểu là đơn vị tập thể cấp trên phân cho tập thể hay một địa phương có tư cách pháp nhân và quyền hạn nhất định chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên và chịu trách nhiệm với những công việc mình thực hiện”. Về lý luâ ̣n, phân quyền được chia thành phân quyền ngang và phân quyền dọc [26]. - Phân quyền gồm 2 loại: Phân quyền ngang và phân quyền dọc, cụ thể như sau: + Phân quyền ngang là sự phân chia quyền lực của các cơ quan nhà nước theo chiều ngang như tam quyền phân lập bao gồm 3 nhánh quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp được chia cho nhó m 3 cơ quan độc lập nắm giữ. + Phân quyền dọc là việc chính quyền trung ương và chính quyề n địa phương: chính quyền trung ương giao, phân một phần quyền hạn, nhiệm vụ,... bằng văn bản quy phạm pháp luật cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện. Địa phương có thể tự quyết định các vấn đề của mình trên cơ sở các văn bản đó và chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương thông qua pháp luật. Tóm lại, phân quyền là sự phân chia quyền lực nhà nước giữa chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương thực hiện các chức năng QLNN đảm bảo sự QLNN được thống nhất và hiệu quả. Việc phân quyền giữa các cấp phải được quy định tại các văn bản pháp luật của nhà nước như: Hiến pháp, các Luật, Nghị định,... Các cơ quan địa phương thực hiện đảm bảo những chức năng, nhiệm vụ do chính quyền Trung ương phân quyền đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm trước Chính quyền Trung ương trong việc thực hiện công việc được phân quyền. 1.1.2. Khái niệm phân cấp
- 9 Theo Dương Bạch Long (2022), “Phân cấp trong QLNN được hiểu là phân chia ra thành các cấp, giao bớt một phần quyền quản lý của cấp trên cho cơ quan quản lý cấp dưới được thực hiện theo pháp luật và mang tính lâu dài, ổn định. Phân cấp trong QLNN là sự phân chia thẩm quyền cho các cấp hành chính phù hợp, chính quyền trung ương giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương phù hợp chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực hiện của chính quyền địa phương nâng cao hiệu quản QLNN”[16]. 1.1.3. Pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai Hiện nay, trong các văn bản pháp luật và các tài liệu, sách báo pháp lý, thuật ngữ “pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai” được sử dụng theo nghĩa rộng “pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai chỉ tổng thể các quy định pháp luật liên quan đến việc phân cấp và phân quyền quản lý, sử dụng đất đai từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Điều này bao gồm cả các luật về quy hoạch, sử dụng đất, chính sách thuế đất, quy định về quyền sở hữu và quản lý đất đai, cũng như các văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết khác” và nghĩa hẹp “ pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai chỉ đến các quy định cụ thể trong pháp luật liên quan đến việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp quản lý đất đai. Điều này có thể bao gồm việc quy định rõ ràng về phân phối quyền quản lý đất giữa các cấp quản lý, quyền quyết định về quy hoạch đất, cấp phép sử dụng đất, và các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp về đất đai giữa các cấp quản lý khác nhau” Như vậy, theo quan niệm của tác giả “pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan có thẩm quyền ban hành điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý đất đai nhằm làm cho những quy định của pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh”. 1.1.4. Khái niệm thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai - Pháp luật được nhà nước ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi được tổ chức thực hiện nghiêm minh và chỉ khi các quy đinhn của pháp luật trở thành hành vi, hoạt động của chủ thể pháp luật. Việc xây dựng pháp luật phải đảm bảo cho
- 10 các cá nhân tổ chức thực hiện tốt, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân. Trong khi thực hiện pháp luật, có phát sinh những bất cập, hạn chế sẽ có kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng lại pháp luật. Theo Vũ Ngọc Hà (2018) “Thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích của các chủ thể có thẩm quyền tổ chức, thực hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các quy định của pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai được thực hiện” [15]. 1.1.5. Nội dung thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai - Nội dung thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai bao gồm các khía cạnh sau: + PCPQ trong việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. + PCPQ trong khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ QHSDĐ. + PCPQ trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai. + PCPQ trong xây dựng hệ thống thông tin đất đai. + PCPQ trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản. + PCPQ trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai + PCPQ trong Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 1.1.6. Ý nghĩa của thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai - Việc thực hiện tốt pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai nói riêng và QLNN nói chung. Tạo cơ sở để nhân dân tham gia vào hoạt động QLNN thông qua giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. - Việc thực hiện pháp luật về PCPQ trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, xã hội, cụ thể như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
71 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã từ thực tiễn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
78 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn