Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc THPL về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Trên cơ sở thực trạng, Đề án đưa ra các giải pháp, lộ trình và nguồn lực cụ thể, phù hợp nhằm bảo đảm THPL về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội, tháng 9 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính MÃ SỐ: 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Kim Chung Hà Nội, tháng 9 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Đề án “Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” là đề án chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiễn sĩ Nguyễn Thị Kim Chung. Tôi cam đoan những thông tin, số liệu và các trích dẫn được trình bày trong Đề án là kết quả của việc nghiên cứu thực tế. Tôi đảm bảo độ chính xác, trung thực và tin cậy của các thông tin, số liệu đó. i
- LỜI CẢM ƠN Việc thực hiện Đề án từ quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện, bản thân tác giả luôn nhận được sự tận tâm nhiệt huyết từ giảng viên. Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Chung đã luôn tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức để học viên có thể hoàn thành Đề án. Tác giả trân trọng cảm ơn lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện Đan Phượng, lãnh đạo UBND các xã: Liên Hồng, Liên Hà, Đồng Tháp, Thọ An và Trung Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả tiếp cận được các số liệu liên quan đến công tác hộ tịch qua các năm. Trong phạm vi nghiên cứu của Đề án, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét, đánh giá cụ thể để tác giả tiếp tục bổ sung và hoàn thiện Đề án, góp một phần nhỏ bé trong công tác cải cách hành chính nhất là đối với lĩnh vực tư pháp của huyện Đan Phượng – nơi tác giả đang công tác. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Ánh Nguyệt ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Thực hiện pháp luật : THPL Tư pháp – hộ tịch : TP –HT Ủy ban nhân dân : UBND iii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1- kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn có yếu tố nước ngoài tại cấp huyện Biểu 2 - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác tại cấp xã trên địa bàn huyện Biểu 3 - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác tại cấp huyện Biểu 4 - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác tại cấp xã trên địa bàn huyện iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ................................................................................ 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .......................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án ............................................ 5 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án ............................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ........................................... 6 7. Kết cấu của đề án ...................................................................................... 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH ............................................ 8 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 8 1.1.1. Các khái niệm liên quan .............................................................. 8 1.1.2. Chủ thể, đối tượng và nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch 10 1.1.3. Sự cần thiết phải thực hiện pháp luật về hộ tịch ....................... 12 1.1.4. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch14 1.2. Các quy định của pháp luật về thực hiện pháp luật về hộ tịch ....... 17 Tiểu kết Chương 1................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 23 2.1. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đan Phượng v
- ................................................................................................................. 23 2.2. Các cơ quan thẩm quyền thực hiện pháp luật về hộ tịch ........................ 24 2.2.1. Uỷ ban nhân dân huyện Đan Phượng ....................................... 24 2.2.2. Phòng Tư pháp huyện Đan Phượng .......................................... 25 2.2.3. UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đan Phượng ........... 26 2.3. Kết quả việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng .................................................................................................... 27 2.3.1. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng .............................................................................. 27 2.3.2. Tình hình giải quyết các việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng ....................................................................... 29 2.3.3. Đánh giá kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng .......................................................... 31 Tiểu kết Chương 2................................................................................... 38 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH VÀ NGUỒN LỰC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG .................................................................. 39 3.1. Phương hướng .................................................................................. 39 3.1.1. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Đan Phượng .......................... 39 3.1.2. Đối với phòng Tư pháp huyện .................................................. 39 3.1.3. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ................................. 40 3.1.4. Đối với công chức Tư pháp – hộ tịch ....................................... 41 3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng ............................................................................................. 42 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hộ tịch ................................................ 42 3.2.2. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ................................ 42 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện vi
- pháp luật về hộ tịch ............................................................................. 43 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ............................................................................................. 44 3.2.5. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch................................. 44 3.2.6. Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong thực hiện pháp luật về hộ tịch .................................................... 45 3.3. Lộ trình và nguồn lực đảm bảo thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng trong thời gian tới ............................................. 46 3.3.1. Quan điểm, mục tiêu ................................................................. 46 3.3.2. Nguồn lực đảm bảo thực hiện ................................................... 47 Tiểu kết Chương 3................................................................................... 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 53 PHỤ LỤC BẢNG BIỂU.................................................................................. 1 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Quản lý nhà nước bằng pháp luật là yếu tố đảm bảo công bằng trong xã hội, mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi và trong suốt quá trình đó, những sự kiện xác định tình trạng nhân thân, sự kiện làm thay đổi về nhân thân được hiểu là hộ tịch. Những sự kiện đó bao gồm: Sinh, tử, kết hôn, giám định, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch. Đây là những sự kiện hộ tịch có tính pháp lý được nhà nước và pháp luật bảo vệ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, từ đó thực hiện quản lý về dữ liệu dân cư chính xác. Pháp luật về hộ tịch điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với công dân và giữa công dân với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xác định quyền, trách nhiệm của nhà nước cũng như nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch. Thông qua hoạt động quản lý đó, giúp nhà nước quản lý xã hội được tốt hơn, hiệu quả hơn. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của các quốc gia, sự giao thoa các nền văn hóa, sự dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, đòi hỏi quyền con người, quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức độ cao hơn, cập nhật đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đáp ứng tương xứng với xu thế hội nhập đó, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch cần được đẩy mạnh thực hiện theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với tình hình phát triển. Luật Hộ tịch được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 cùng các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác cải cách hành chính, tạo bước đột phá về thể chế trong công tác hộ tịch. Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch 1
- theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng được sự phát triển của xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Trong thời gian qua, hệ thống Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật được ban hành kịp thời, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã có nhiều chuyển biến tích cực, các sự kiện đăng ký hộ tịch của nhân dân thực hiện kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Việc phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch được triển khai sâu rộng đến cơ sở. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trong lĩnh vực hộ tịch được nâng lên; đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch được củng cố về số lượng và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch được triển khai đáp ứng được yêu cầu số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch để lưu giữ thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu dân cư trong thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trong việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch ở các địa phương trong cả nước nói chung và trong đó có huyện Đan Phượng nói riêng vẫn còn một số tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Nhất là mục tiêu chuyển đổi số trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Việc giải quyết những tồn tại, những sai sót của giấy tờ về hộ tịch trong các giai đoạn trước khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, khi chưa được số hóa dữ liệu, việc cập nhật dữ liệu, theo dõi thực trạng và biến động về hộ tịch còn chưa được đầy đủ, kịp thời và khoa học cũng đã gây nhiều khó khăn cho công dân khi giải quyết các thủ tục hành chính. Huyện Đan Phượng là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ tăng trưởng về dân số cao và những biến động cơ học của dân cư nên công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện. Để đạt được mục tiêu đó, trước tiên phải nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và mỗi công dân về công tác đăng ký và 2
- quản lý nhà nước về hộ tịch. Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành của người dân và ý thức trách nhiệm của mỗi công chức, đặc biệt là công chức TPHT của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Nghiên cứu về vấn đề này và tìm ra những giải pháp cụ thể khắc phục, với mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển huyện Đan Phượng đạt mục tiêu xây dựng xã thành phường, huyện lên Quận vào năm 2030 là lý do tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” làm đề án Thạc sỹ Luật chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về hộ tịch, công tác đăng ký và quản lý về hộ tịch đã được rất nhiều tác giả quan tâm thực hiện qua công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo, tạp chí cụ thể như: Tác giả Nguyễn Ngọc Bích của Trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài nghiên cứu năm 2017 “Quản lý hộ tịch ở Việt Nam – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”; Đề tài nghiên cứu lý luận, các khái niệm, quan niệm từ đó đề cập đến thực trạng việc quản lý hộ tịch ở Việt Nam, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thực hiện, nêu các giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại và phương hướng thực hiện trong thời gian tới [4]. Tác giải Bùi Thị Tư – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014, đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý hộ tịch – Qua thực tiễn ở Hải Phòng”; tác giả đã nêu thực trạng công tác quản lý hộ tịch, phân tích ưu điểm và hạn chế trong quản lý hộ tịch ở thành phố Hải Phòng và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hộ tịch ở thành phố Hải Phòng [37]. Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2016 của tác giả Nguyễn Hồng Hạnh, khoa Luật – Đại học Quốc gia với đề tài nghiên cứu “Thực hiện pháp luật về 3
- hộ tịch của Ủy ban nhân dân phường – qua thực tiễn Quận Long Biên, thành phố Hà Nội”. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về hộ tịch và thực hiện pháp luật về hộ tịch và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch cấp phường trên địa bàn quận Long Biên [10]. Luận văn thạc sỹ năm 2020 của tác giả Hoàng Thị Duyên, Đại học Luật đã nghiên cứu việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Tác giả nghiên cứu thực tiễn thi hành trong phạm vi của một huyện ngoại thành Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn thi hành và có lộ trình giải pháp thực hiện [9]. Như vậy, tất cả các bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả đều đề cập và xoay quanh các vấn đề về hộ tịch như thực hiện các thủ tục hành chính; phân tích đánh giá chất lượng đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch; những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thực hiện Luật Hộ tịch; hay việc THPL về hộ tịch trên một địa bàn cụ thể. Qua việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề về hộ tịch, thực hiện luật hộ tịch từ cơ sở lý luận đến thực tiễn đều được đánh giá khách quan, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý hộ tịch và việc THPL về hộ tịch. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ khi Luật Hộ tịch có hiệu lực 2016, Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực thay thế Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cho đến nay thì các công trình nghiên cứu trên chưa có tính thời sự, chưa đánh giá tập trung vào công tác hộ tịch trong việc chuyển đổi số nhất là trong giai đoạn thực hiện chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024, tập trung vào việc chuyển đổi số, số hóa dữ liệu hộ tịch, cập nhật cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chia sẻ dữ liệu trong thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Trong phạm vi đề án nghiên cứu tại huyện Đan Phượng, nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn thi hành pháp luật, trong giai 4
- đoạn xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải cách hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo THPL về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất, Đề án tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý, các quy định của pháp luật về hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng. Thứ hai, Đề án nghiên cứu đánh giá thực trạng, xác định các hạn chế nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2023. Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân, Đề án nghiên cứu đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: các cơ quan THPL về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Về thời gian: Từ tháng 01 năm 2016 (khoảng thời gian Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 thay thế Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) đến tháng 12 năm 2023. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp đảm bảo việc THPL về hộ tịch ở huyện Đan Phượng trong thời gian tiếp theo. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề án có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể những quan điểm, luận điểm về hộ tịch; phân tích, đánh giá thực trạng việc THPL về hộ tịch trên địa bàn huyện 5
- Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Trên cơ sở thực trạng, Đề án đưa ra các giải pháp, lộ trình và nguồn lực cụ thể, phù hợp nhằm bảo đảm THPL về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Một là, phương pháp thống kê: Dùng để thống kê, hệ thống hoá các số liệu về kết quả của việc đăng ký, quản lý hộ tịch qua các năm, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các bài viết, báo cáo, văn bản của Trung ương, của thành phố, huyện để tổng hợp đưa ra những số liệu cụ thể để minh chứng cho các nhận định trong đề án. Hai là, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dùng thu thập tổng hợp các số liệu về kết quả đăng ký và quản lý hộ tịch qua các năm dùng cho việc phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trên địa bàn. Ngoài ra tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, đề tài liên quan, tham luận tại các hội thảo có liên quan đến nội dung nghiên cứu để phân tích, so sánh để có những đánh giá chung phục vụ cho nghiên cứu và xây dựng đề án. Ba là, phương pháp khái quát: Đề án được nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá khái quát sự phù hợp giữa nội dung và các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu của hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, xem xét, đánh giá các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giữa yếu tố về chủ thể, đối tượng, chính sách, cơ sở vật chất thực hiện. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận và pháp lý, các quy định của pháp luật về hộ tịch, thực trạng việc THPL, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế để đề ra những nhóm giải pháp cụ thể, nhóm giải pháp trọng tâm, quan trọng, lộ trình và nguồn lực góp phần đảm bảo việc THPL về 6
- hộ tịch, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng đi vào nền nếp, ổn định, thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật. Kết quả nghiên cứu là sản phẩm có nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, các kết quả nghiên cứu này có thể trong phạm vi nhất định là cơ sở để áp dụng vào thực tiễn THPL về hộ tịch. Đồng thời có thể làm tài liệu nghiên cứu về đăng ký, quản lý hộ tịch cho công chức làm công tác tư pháp hộ tịch hoặc các đối tượng là học sinh, sinh viên trong quá trình học tập. 7. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề án gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về thực hiện pháp luật về hộ tịch. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng, giải pháp, lộ trình và nguồn lực bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 7
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về hộ tịch và đăng ký hộ tịch * Khái niệm về hộ tịch Xét về những tiêu chí, những góc độ đánh giá, thời điểm lịch sử khác nhau để đưa ra những khái niệm về hộ tịch. Theo tiếng Việt “hộ tịch” được ghép bằng hai từ có nghĩa là “hộ” và “tịch”. Hộ” là một từ có nghĩa chỉ cư dân, nhà ở hay là đơn vị để quản lý dân số chỉ những người cùng ăn ở với nhau trong một gia đình. Dó đó, với cách hiểu dưới góc độ ngôn ngữ “hộ tịch” được hiểu sổ sách đăng ký về dân cư. Theo từ điển ngôn ngữ, từ điển Hán Việt “hộ tịch” là “sổ biên dân số có ghi rõ tên họ quên quán và chức nghiệp của từng người” [20, tr. 404]. Hoặc hộ tịch được hiểu là “Quyển sổ” ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương” [12, tr. 321]; “Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp của dân cư ngụ trong xã phường” [21, tr. 814]. Như vậy, về nghĩa nội hàm khái niệm hộ tịch có thể được hiểu chung nhất là quyển sổ chứa đựng các thông tin cơ bản của cá nhân như họ, tên, nghề nghiệp, quê quán của cư dân. Ngoài cách hiểu hộ tịch là quyển sổ, là sự vật thì “hộ tịch” còn được hiểu là sự kiện phát sinh trong đời sống của một con người thuộc sự quản lý của pháp luật [38, tr. 835]. Mỗi quốc gia trên thế giới có khái niệm khác nhau về hộ tịch như trong tiếng Anh thì được dịch và hiểu là việc đăng ký đúng thời hạn các sự kiện nhân thân với chính quyền hoặc đăng ký dân sự của cá nhân. Nghĩa nội hàm chung nhất, 8
- hộ tịch là hoạt động đăng ký tình trạng dân sự của cá nhân. Ở Việt Nam, quan niệm này cơ bản đồng nhất trong các văn bản pháp luật về hộ tịch hiện hành được hiểu là những sự kiện nhân thân của con người từ khi sinh ra đến khi chết đi được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch [15, tr.13-14]. * Khái niệm về đăng ký hộ tịch: “đăng ký” được hiểu là việc xác nhận, việc ghi vào sổ. Quan niệm về đăng ký hộ tịch ở các giai đoạn khác nhau, thể hiện theo mục đích của chủ thể thực hiện. Nếu như trước đây, việc ghi chép vào sổ các sự kiện về hộ tịch để quản lý những biến động tự nhiên và biến động xã hội để công dân có nghĩa vụ đối với giai cấp thống trị được hiểu là việc đăng ký hộ tịch. Còn hiện nay, việc đó được xác định cụ thể hơn bởi chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân công nhiệm vụ ghi hoặc xác nhận các sự kiện nhân thân của công dân thuộc quyền quản lý. Mục đích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân cư, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dân cư [15, tr. 13]. Khái niệm này đã thể hiện vai trò, mục đích quản lý nhà nước trong công tác hộ tịch. 1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về hộ tịch và thực hiện pháp luật về hộ tịch. * Pháp luật về hộ tịch: là những quy định do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và công dân trong lĩnh vực hộ tịch. Những quy định đó là cơ sở để đảm bảo để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực hộ tịch. Những quy định này mang tính chất bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thể trong xã hội. Ví dụ, con người khi sinh ra phải được khai sinh và Giấy khai sinh được coi là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. * THPL về hộ tịch: là những hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cá nhân thực hiện các quyền nghĩa vụ trong việc đăng ký hộ tịch, trong việc quản lý mối quan hệ phát sinh giữa nhà nước và công dân trong lĩnh 9
- vực hộ tịch hay được hiểu là hoạt động quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch, mang tính quyền lực nhà nước, chủ thể thực hiện là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ, UBND các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc UBND, đội ngũ công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch). 1.1.2. Chủ thể, đối tượng và nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch 1.1.2.1. Chủ thể thực hiện Trong THPL luôn tồn tại mối quan hệ giữa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Chủ thể ở đây là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân, tổ chức liên quan tham gia vào mối quan hệ pháp luật đó. Luật Hộ tịch 2014 đã quy định cụ thể rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương THPL về hộ tịch. Cơ quan trung ương cao nhất là chính phủ và cơ quan thẩm quyền thấp nhất ở địa phương cơ sở là UBND xã, công chức làm công tác hộ tịch. Theo thẩm quyền và chức năng các chủ thể đó thực hiện quyền và nghĩa vụ khi THPL về hộ tịch [15, tr. 17 – 18] 1.1.2.2. Đối tượng thực hiện Để xác định tình trạng nhân thân, các sự kiện hộ tịch thì cá nhân, tổ chức là chủ thể THPL về hộ tịch sẽ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký và để được xác nhận sự kiện đó. Điều này thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong mối quan hệ THPL về hộ tịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, đối tượng THPL về hộ tịch là các quan hệ xã hội phát sinh của mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi: sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử. 1.1.2.3. Nội dung, đặc điểm thực hiện: có thể khái quát nội dung, đặc điểm THPL về hộ tịch bao gồm 2 vấn đề chủ yếu là đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch. * Thực hiện pháp luật về đăng ký hộ tịch 10
- Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. * Thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch Quản lý hộ tịch là một trong những hoạt động của quản lý nhà nước. Thông qua việc đăng ký hộ tịch, Nhà nước nắm được tình hình biến động dân cư và sự biến động của xã hội giúp nhà nước có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Mọi quốc gia trên thế giới, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển như thế nào cũng đều quan tâm. Một nhà nước muốn 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
71 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã từ thực tiễn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
78 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn