Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 2
download
Đề án "Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của VKSND tỉnh Cà Mau trong 05 năm từ 2019 đến năm 2023. Giải pháp, kiến nghị đề xuất vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy và hoạt động nghiệp vụ của VKSND tỉnh Cà Mau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TRUNG THỨ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU THEO ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Tp. Hồ Chí Minh, 9/2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TRUNG THỨ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU THEO ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380102 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Hiệp Tp. Hồ Chí Minh, 9/2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết rằng tất cả các số liệu cũng như những cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu trong đề án do tôi thực hiện và các nguồn tham khảo tôi có trích dẫn đầy đủ, không sao chép của các bài nghiên cứu khoa học khác. Sau thời gian nghiên cứu đề án và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia, Cùng các thầy cô của Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian học tập đã giúp tôi hoàn thành Đề án này đúng tiến độ, tất cả những cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cho bài viết đều được thầy hướng dẫn góp ý sâu sắc. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2024 Học viên Trần Trung Thứ
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Đề án này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô và đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới: Ban Giám đốc, Ban quản lý Sau đại học, Khoa Nhà nước Pháp luật và Lý luận cơ sở, Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy cô ở Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành Đề án. Thầy TS. Nguyễn Tiến Hiệp, công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoàn thành Đề án. Ban lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành Đề án. Lời cảm ơn chân thành được gửi tới các bạn đồng nghiệp, những người bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành Đề án. Bằng tất cả năng lực và nỗ lực hoàn thiện Đề án, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy, cô và các bạn. Học viên Trần Trung Thứ
- DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CCTP Cải cách tư pháp CQĐT Cơ quan điều tra HĐTP Hoạt động tư pháp KSĐT Kiểm sát điều tra KSHĐTP Kiểm sát hoạt động tư pháp KSXX Kiểm sát xét xử TAND Tòa án nhân dân THQCT Thực hành quyền công tố VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKS Viện kiểm sát
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án…………………………………………………………….1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề án………………………….2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án………………………………………...3 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án……………………………………………………..4 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của đề án……………………….5 6. Hiệu quả của đề án có thể ứng dụng trong thực tiễn……………………………5 7. Kết cấu đề án……………………………………………………………………..7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH……………………………………………..7 1.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh……7 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh…………………………………………………………………………………10 1.1.3. Quan hệ công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh…………………….13 1.2. Nhu cầu cải cách tư pháp đối với đổi mới Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân…………………………………………………………………20 1.2.1. Quan điểm cải cách tư pháp………………………………………………...20 1.2.2. Quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát nhân dân theo định hướng cải cách tư pháp………………………………………………………21 1.2.3. Nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát nhân dân theo định hướng cải cách tư pháp……………………………………………………………23 1.2.4. Các yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp……………………………………………………..25 1.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh…………………………………………………………………25
- Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU………………………………………………28 2.1. Khái quát tình hình của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau……………28 2.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau………….28 2.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau…………………………………………………………………..29 2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau………………………………………………………………………………...30 2.2.1.Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau………………………………………………………………………………...30 2.2.2.Thực trạng hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau………………………………………………………………….........43 Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN……………………………………………………………...57 3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp hiện nay……………………………….57 3.1.1. Giải pháp chung…………………………………………………………….57 3.1.2. Giải pháp cụ thể…………………………………………………………….60 3.2. Lộ trình thực hiện đề án………………………………………………………65 3.2.1. Nội dung thực hiện………………………………………………………….65 3.2.2. Cơ quan thực hiện……………………………………………………………...66 3.2.3. Kinh phí thực hiện……………………………………………………………...66 3.2.4. Thời gian thực hiện…………………………………………………………….66 3.3. Kiến nghị……………………………………………………………………...67 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp (CCTP) ở Việt Nan hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là một cơ quan giữ vị trí rất quan trọng và là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND là một nội dung quan trọng được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân đã và đang khẳng định là thiết chế quan trọng góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước, là cơ chế hữu hiệu trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 “về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” trong đó có CCTP. Để thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng, đòi hỏi phải đẩy mạnh CCTP, phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập, xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Theo đó, tiếp tục đặt ra yêu cầu đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân (TAND), Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra (CQĐT), cơ quan Thi hành án (CQTHA) và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả với hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật định. Từ yêu cầu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với VKSND nói chung và VKSND tỉnh Cà Mau nói riêng là cần đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngành. Hiện nay, ngoài những kết quả tích cực đạt được, còn khá nhiều bất cập xung quanh vấn đề tổ chức bộ máy và hoạt động của VKSND tỉnh Cà Mau. Cụ thể, công tác tổ chức sắp xếp đội ngũ công chức của VKSND tỉnh Cà Mau vẫn chưa đồng bộ; một số hoạt động nghiệp vụ còn chưa phù hợp với yêu cầu chung của toàn ngành, chất lượng và hiệu quả trong 1
- công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa cao, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa chưa được nâng cao dẫn đến chưa phát huy hết vị thế, vai trò, nhiệm vụ của Ngành một cách toàn diện. Đòi hỏi phải nhanh chóng cải cách mạnh mẽ, toàn diện về tổ chức và hoạt động của VKSND nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Để làm rõ hơn những phân tích trên, cũng như những vấn đề về lý luận và thực tiễn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, học viên quyết định chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” để làm đề án Thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề án Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, các bài viết trên các tạp chí liên quan đến nội dung tổ chức và hoạt động của VKSND như sau: Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” do Bộ Tư Pháp (2022) biên soạn. Đề án nghiên cứu nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Trong tiến trình nghiên cứu, mỗi chuyên đề chỉ rõ những điểm mới, điểm đột phá về cải cách tư pháp. Một số ý kiến đề nghị tập trung nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực trạng, kết quả của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay; coi đây là thực tiễn quan trọng để xây dựng các giải pháp hoàn thiện mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tương lai. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hải Phong về: “Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” cho rằng nội dung hoạt động kiểm sát chỉ là hoạt động của cơ quan Viện kiểm sát trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và buộc tội họ trước Tòa án và xác định về giới hạn phạm vi viện kiểm sát được bắt đầu từ khi vụ việc phạm tội xảy ra cho đến khi kết thúc việc buộc tội. Sách “Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp” do Viện kiểm 2
- sát nhân dân tối cao biên soạn năm 2012, Cuốn sách đã cung cấp những thông tin quan trọng về tổng lược quá trình hình thành và phát triển của thiết chế Viện công tố, Viện kiểm sát ở nước ta từ năm 1945 đến nay, cũng như tiến trình nghiên cứu và cải cách tư pháp. Bài viết “Bàn về vai trò, trách nhiệm của đơn vị và cán bộ quản lý nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát các cấp” của tác giả Lại Hợp Việt đăng trên Tạp chí kiểm sát số 14/2016; Bài viết có một số trọng điểm sau: Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên (KSV) Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác về tư pháp; thì những quyền năng pháp lý mà Viện Kiểm sát (VKS) trực tiếp thực hiện để quyết định và liên quan đến việc cáo buộc người phạm tội thì đó là quyền năng thuộc nội dung chức năng thực hành quyền công tố; những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát sử dụng để phát hiện và yêu cầu xử lý các vi phạm pháp luật của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, là những quyền năng thuộc nội dung chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Bài viết "Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay", của tập thể các tác giả do GS.TS. Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2020; bài viết "Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền", của TSKH Lê Cảm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 2021; Qua quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới, một trong những nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN đã được Đảng và Nhà nước ta thừa nhận là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Một số nghiên cứu có đề cập đến tổ chức và hoạt động của VKSND nhưng do thời gian đã lâu, một số vấn đề pháp luật, thực tế đã thay đổi nên không phù hợp với xu hướng mới, pháp luật mới. Do đó, việc nghiên cứu đề án “Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” là đòi hỏi khách quan, cần thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn và không trùng lắp với các công trình, đề tài nghiên cứu khác. 3
- 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đề án có đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận, pháp lý về tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh từ thực tiễn của VKSND tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp hiện nay. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Trong khuôn khổ của một đề án tác giả xác định phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề pháp lý của VKSND cấp tỉnh và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của VKSND tỉnh Cà Mau theo pháp luật hiện hành. Bỡi lẽ, đây là cấp trực tiếp giải quyết số lượng chủ yếu các vụ, việc theo thủ tục tư pháp và cũng là vấn đề phức tạp, có tác động rất lớn đến hiệu quả của CCTP trong thời gian tới. Trong đó đề án sẽ tìm hiểu những vấn đề chủ yếu của CCTP và yêu cầu đặt ra đối với Ngành kiểm sát; Tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh theo pháp luật hiện hành; những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong tổ chức và hoạt động thực hiện nhiệm vụ của VKSND tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật. Phạm vi không gian: Đề án nghiên cứu tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Cà Mau. Phạm vi về thời gian: Đề án khảo sát số liệu về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau, thời gian là 05 năm từ năm 2019 đến năm 2023. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Phân tích thực trạng về tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh từ thực tiển tỉnh Cà Mau và chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành trong tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của VKSND. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập từ đó nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của VKSND tỉnh 4
- Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu chung đã nêu trên, đề án đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: Nghiên cứu các quan điểm của Đảng về CCTP và quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND theo định hướng cải cách tư pháp hiện nay. Đánh giá và làm rõ các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh từ thực tiễn ở Cà Mau theo định hướng CCTP hiện nay. Làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của VKSND tỉnh Cà Mau trong 05 năm từ 2019 đến năm 2023. Giải pháp, kiến nghị đề xuất vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy và hoạt động nghiệp vụ của VKSND tỉnh Cà Mau. 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của đề án 5.1. Phương pháp luận Đề án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước và Pháp luật về đổi mới tổ chức VKSND theo yêu cầu CCTP hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Học viên đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy và hoạt động nghiệp vụ của VKSND; học viên cũng sử dụng phương pháp phân tích luật viết để trình bày các bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND. Ngoài ra, học viên còn sử dụng phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu, các báo cáo, từ thực tiễn của VKSND tỉnh Cà Mau. 6. Hiệu quả của đề án có thể ứng dụng trong thực tiễn Kết quả của đề án nhằm góp phần làm rõ lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND tỉnh Cà Mau theo yêu cầu CCTP hiện nay. Trên cơ sở tổng hợp số liệu qua nhiều nguồn tài liệu đã được xác thực, đề án đã đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của VKSND tỉnh Cà Mau trong những năm qua và theo định hướng CCTP hiện nay; làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong 5
- tổ chức và hoạt động, những thách thức tác động trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn, đề án đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với yêu cầu CCTP hiện nay. Mong rằng đề án này có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, nhà khoa học và phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy. 7. Kết cấu đề án Kết cấu của đề án gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau. Chương 3: Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 1.1.1.1. Chức năng Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố (THQCT), kiểm sát hoạt động tư pháp (KSHĐTP) của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [14, Điều 2]. Như vậy, VKSND có hai chức năng để thực hiện nhiệm vụ công tác của mình đó là: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự [14, Điều 3] và “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của hành vi, quyết định của cơ quan tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc gải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật” [14, Điều 4]. Theo đó, VKSND thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội và không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân [14, Điều 3] và Kiểm 7
- sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh [14, Điều 4]. 1.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và Pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” [14, Điều 2]. Khi thực hiện chức năng THQCT thì VKSND có quyền: “Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; 8
- Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội; Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội; Điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật; Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố; Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội” [14, Điều 3]. Khi thực hiện chức năng KSHĐTP thì Viện kiểm sát có quyền: “Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp; Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp; Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật” [14, Điều 4]. 9
- Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên pháp luật còn quy định cho VKSND thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị trong trường hợp sau: “Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị” [14, Điều 5]. “Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp phải kháng nghị theo quy định thì Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm” [14, Điều 5]. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Điều 46 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm Ủy ban kiểm sát (UBKS), văn phòng và các phòng nghiệp vụ và tương đương” [14, Điều 46]. Ủy ban kiểm sát Viện VKSND cấp tỉnh được quy định Tại Điều 47 Luật Tổ chức VKSND năm 2014: “Ủy ban kiểm sát VKSND cấp tỉnh gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên theo đề nghị của Viện trưởng [14, Điều 47]. Các Kiểm sát viên này được chỉ định từ một số trưởng phòng nghiệp vụ và tương đương. Ủy ban kiểm sát VKSND tỉnh họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây: Việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của VKSND tối cao; Việc thực hiện chương trình, kế 10
- hoạch công tác của VKSND cấp cao; Báo cáo tổng kết công tác với VKSND cấp trên, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cấp huyện đủ điều kiện dự thi vào ngạch KSV cao cấp, KSV trung cấp, KSV sơ cấp; Xem xét, đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức KSV cao cấp, KSV trung cấp, KSV sơ cấp đang công tác tại VKSND cấp tỉnh và cấp huyện; Ủy ban kiểm sát ban hành Nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền được quy định như trên. Nghị quyết của UBKS phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành, trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên UBKS thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao; Theo đề nghị của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định. Viện trưởng VKSND tối cao quyết định sẽ quyết định Số lượng thành viên UBKS, cùng với một số Kiểm sát viên theo văn bản đề nghị của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp tỉnh cơ cấu số lượng thành viên trong UBKS là không quá 09 người; Do tính chất đặc thù nên VKSND Thành phố Hà Nội và VKSND TP. Hồ Chí Minh số lượng không quá 13 người. 1.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Một, nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành Điều 7 Luật Tổ chức VKSND quy định: “Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” [14, Điều 7]. Theo nguyên tắc này, VKSND các cấp đều đặt dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng, Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo mọi hoạt 11
- động của VKSND cấp mình với Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng VKSND cấp huyện, cấp tỉnh, cấp cao đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất và phải chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động của VKSND do mình lãnh đạo trước Viện trưởng VKSND tối cao [4, tr.63]. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho Ngành kiểm sát hoạt động thông suốt, thống nhất từ trên xuống và đây được xem là nguyên tắc đặt thù chỉ có ở Ngành kiểm sát để phân biệt với cơ quan nhà nước khác trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hai, Nguyên tắc độc lập Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức cá nhân cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân [14, Điều 9]. Theo nguyên tắc này, Khi thực hiện chức năng THQCT và KSHĐTP thì VKSND chỉ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, quy chế quy định của ngành mà không lệ thuộc hay chi phối từ sự chỉ đạo nào của tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc độc lập được thể hiện thông qua công tác tổ chức bộ máy của VKSND các cấp và hoạt động của kiểm sát trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo đó, luật Tổ chức quy định cho Viện trưởng VKSND tối cao có quyền quyết định cơ cấu, bộ máy, biên chế của VKSND các cấp dưới; có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND các cấp, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên, Điều tra viên các ngạch (trừ Kiểm sát viên VKSND tối cao). Ngoài ra, Theo quy định Kiểm sát viên, kiểm tra viên khi thực hiện nhiệm vụ chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Viện trưởng về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Ba, nguyên tắc kết hợp vai trò lãnh đạo của Viện trưởng với quyền thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng của Ủy ban kiểm sát Nguyên tắc này là một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ. “Nguyên tắc này nhằm đề cao trách nhiệm cá nhân của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, khẳng định Viện trưởng là người có quyền và có trách nhiệm quyết định các vấn đề 12
- thuộc thẩm quyền của VKSND cấp tỉnh nhưng không có nghĩa là loại trừ nguyên tắc tập trung dân chủ ra khỏi hoạt động kiểm sát” [1, tr.3]. Ủy ban kiểm sát thực hiện chức năng thảo luận và quyết định thông qua biểu quyết tập thể. Những vấn đề đưa ra UBKS được các thành viên thảo luận và quyết định từng vấn đề. Ủy ban kiểm sát họp và thảo luận những vấn đề quan trọng như những phương hướng, biện pháp thực hiện nhiệm vụ của VKSND hai cấp, bộ máy tổ chức, nhân sự, những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động có tính chất phức tạp; Vụ án phải thỉnh thị VKSND tối cao về tội danh và đường lối xử lý; Các vụ án đã có ý kiến UBKS nhưng sau đó xử lý trái với ý kiến của UBKS phải báo cáo lại ủy ban kiểm sát cho ý kiến.... Trong trường hợp không tán thành với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì Viện trưởng vẫn phải thực hiện theo đa số. Tuy nhiên, Viện trưởng có quyền báo cáo lên Viện trưởng VKSND tối cao. Như vậy, quy định này một mặt bảo đảm phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể, mặt khác đề cao trách nhiệm cá nhân của Viện trưởng. 1.1.3. Quan hệ công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 1.1.3.1. Quan hệ công tác đối với Tỉnh ủy Với nguyên tắc Đảng lãnh đạo và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh là Cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý nên trước khi làm quy trình bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng, Phó Viện trưởng thì Ban thường vụ Tỉnh ủy sẽ có ý kiến nhận xét trong công tác cán bộ. Không những vậy, trong hoạt động của VKSND tỉnh, các vụ án, vụ việc có tính chất phức tạp, nổi cộm mà dư luận, báo chí đặt biệt quan tâm, các vụ án do Ban nội chính (Cơ quan tham mưu về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp của Tỉnh ủy) theo dõi quản lý, thì VKSND tỉnh phải Báo cáo xin ý kiến Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng để giải quyết kịp thời theo đúng quy định pháp luật. Nhất là vụ án có liên quan đến chủ thể phạm tội đặc biệt, có chức vụ, quyền hạn, chức sắc tôn giáo, người có uy tín sẽ được thực hiện theo quy trình xử lý về mặt Đảng, mặt chính quyền, tiếp đến sẽ chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện các bước tiếp theo. 1.1.3.2. Quan hệ công tác đối với Hội đồng nhân dân tỉnh 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
71 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã từ thực tiễn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
78 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn