Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Đề án "Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn công tác phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đề án đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, bảo đảm công tác phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ HẰNG NGUYÊN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh, 9/2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ HẰNG NGUYÊN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG CỘNG HOÀ Thành phố Hồ Chí Minh, 9/2024
- LỜI CAM ĐOAN Đề án tốt nghiệp thạc sĩ ứng dụng “Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” là đề án đã được Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia phê duyệt, thuộc ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của tác giả Võ Hằng Nguyên. Tác giả xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu đề án trên là của riêng tác giả cùng với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trương Cộng Hoà. Do đó, các thông tin về nội dung, số liệu, bảng biểu và các kết quả nêu trong đề án là hoàn toàn khoa học, khách quan, trung thực, chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học khác./. TÁC GIẢ Võ Hằng Nguyên
- LỜI CẢM ƠN Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ ứng dụng chính là nền tảng chuyên sâu để tìm hiểu về hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Để hoàn thành đề án này, bên cạnh những sự nỗ lực của bản thân thì một phần không nhỏ công lao thuộc về sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy cô giảng viên Học viện và sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các anh, chị tại đơn vị thực tập và qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Tiến sĩ Trương Cộng Hoà - Giảng viên hướng dẫn đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thiện Đề án. Cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị tại Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được tham gia thực tế, thu thập thông tin bổ ích tại cơ quan, các anh chị đã tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành Đề án. Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý, kính chúc các anh chị trong Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc; xin cảm ơn bạn bè, các anh chị đồng nghiệp, người dân đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề án. Xin chân thành cảm ơn./. TÁC GIẢ Võ Hằng Nguyên
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ, công chức MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam PBGDPL Phổ biến, giáo dục pháp luật UBND Uỷ ban nhân dân
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Mục lục Phần MỞ ĐẦU 1 1. Lý do xây dựng đề án………………………………………………….......... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu……………………………………………. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án……………………………….. 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án………………………………………................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………................. 5 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn………………………... 7 7. Kết cấu đề án………………………………………………………………… 7 Phần NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI…………....................................................................................... 8 1.1. Khái quát phổ biến pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …..................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội......................................................... 8 1.1.2. Vai trò của phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội………….. 12 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ….................... 13 1.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …….......... 15
- 1.3. Nội dung, hình thức phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội 16 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …………................................. 1.3.1. Nội dung phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …………………………………....................... 16 1.3.2. Hình thức phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …………………………….............................. 17 1.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội............................... 18 Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………………… 21 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.. 21 2.2. Thực trạng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh……………….. 22 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội……………………..................... 22 2.2.2. Thực trạng hoạt động tổ chức phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội…............................................................................................................... 24 2.2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng các sản phẩm phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội………………………………………….................. 30 2.3. Nhận xét, đánh giá thực trạng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh……………………………………………................................... 38 2.3.1. Ưu diểm………………………………………………………………….. 38 2.3.2. Hạn chế…………………………………………………………............... 40 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế………………………………………............... 41
- Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ LỘ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………................................................................. 44 3.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.. 44 3.1.1. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm……………………………………………........................ 44 3.1.2. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội...................... 46 3.1.3. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và mối quan hệ phối hợp trong phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội............................................... 47 3.1.4. Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương pháp phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất là nội dung phổ biến pháp luật về chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội…...................................... 48 3.2. Dự báo tình hình và lộ trình tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………….... 51 3.2.1. Dự báo tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới………………………………………………......................... 51 3.2.2. Lộ trình tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 – 2030………………………………………………………………. 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………............... 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong những năm qua, tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý, mại dâm. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 11/2023, tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý là 50.355 người. Điều đáng nói hiện nay là phát sinh xu hướng người sử dụng ma túy tổng hợp đang dần tăng nhanh và thay thế thuốc phiện, heroin (ước tính có đến 40 – 50% người sử dụng ma túy tổng hợp). Đối với công tác phòng, chống mại dâm, cả nước thống kê được hơn 11.900 người hoạt động mại dâm với nhiều hình thức hoạt động tinh vi, phức tạp, đa dạng như sử dụng dịch vụ gái gọi qua mạng xã hội, hình thức bố đường – con nuôi, hình thức du lịch tình dục... Đây là vấn đề mang tính tiêu cực xã hội, cần phải có giải pháp cấp bách để ngăn chặn, đẩy lùi các yếu tố làm phát sinh tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của người dân trong thời gian sớm nhất. Để từng bước hạn chế tệ nạn xã hội, bên cạnh ý thức cảnh giác của mỗi cá nhân, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung đẩy mạnh đẩy mạnh phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức bắt buộc của Nhân dân về phòng, chống tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Đỗ Mười đã chỉ rõ: “Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song điều quan trọng hơn nữa là phải giải thích, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật”. Đặc biệt, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội là công cụ quản lý nhà nước quan trọng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội khỏi đời sống của Nhân dân. Trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và đặc thù chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng, công tác phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội từng bước được tăng cường, nâng cao hiệu quả trong các hình thức, biện pháp, phương hướng xây dựng mô hình tuyên truyền. Song các kết quả đó phản ánh chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu tình hình mới từ thực tiễn phát sinh
- 2 của đời sống – kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, còn một số hạn chế nhất định như: nội dung phổ biến pháp luật chưa mang tính toàn diện, ổn định; đội ngũ CBCC bán chuyên trách làm công tác phổ biến pháp luật của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu về số lượng; hình thức phổ biến pháp luật tuy đã được quan tâm, cải thiện nhưng chưa mang tính đa dạng hóa, hiện đại hóa; một bộ phận thuộc nhóm đối tượng của phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội còn thiếu sự hợp tác, chưa lắng nghe, tiếp thu những tri thức hiểu biết về pháp luật phòng, chống tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm. Bên cạnh đó, việc phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội đòi hỏi phải xuất phát từ sự hoàn thiện thể chế pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năng lực chuyên môn, kỹ năng phổ biến pháp luật của đội ngũ CBCC chuyên trách và mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân cần phải tiến hành khoa học, đồng bộ, đúng pháp luật. Đây là những yếu tố cần phải giải quyết triệt để trong quá trình thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc nghiên cứu cụ thể về phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra các giải pháp, lộ trình thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, xét cả phương diện lý luận và thực tiễn, việc lựa chọn đề án “Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề án nghiên cứu ứng dụng có ý nghĩa rất cấp thiết. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động phổ biến pháp luật nói chung và hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhiều góc độ khác nhau: - Hoàng Thị Thanh Thuỷ (2016), Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luật văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
- 3 Tài liệu đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò PBGDPL, nghiên cứu về đối tượng, vai trò, chủ thể, phương pháp phổ biến, giáo dục, làm rõ mục đích của việc giáo dục; từ đó làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, tài liệu chưa làm rõ các hình thức sử dụng trong công tác phổ biến pháp luật, cũng như nội dung cơ bản để triển khai trong quá trình thực hiện phổ biến pháp luật rộng rãi. - Nguyễn Thành Duyên (2017), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. Tài liệu đưa ra các quan điểm đúng đắn, phù hợp về nâng cao hiệu quả của hoạt động PBGDPL, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao giá trị, hiệu quả của phổ biến pháp luật, trong đó quan trọng nhất là hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc PBGDPL. Tuy nhiên, tài liệu chưa phân tích, đánh giá làm rõ tình hình thực trạng trong thanh niên trên địa bàn với tư cách là đối tượng của tuyên truyền, giáo dục pháp luật. - Lý Nam Hải (2021), Hạn chế của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn. Tác giả đã đứng trên lập trường quan điểm của Đảng, Nhà nước để khái quát hoá, cụ thể hóa vai trò của phổ biến pháp luật trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, tài liệu còn sử dụng nhiều nền tảng lý luận thực tiễn, đứng trên lập trường của các đối tượng cụ thể, chưa làm rõ nội dung phổ biến pháp luật trên từng lĩnh vực, nhất là chưa gắn nội dung với mỗi hình thức nhất định để đảm bảo việc phổ biến pháp luật đạt hiệu quả. - Đặng Bá Cường (2022), Phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong thanh niên, từ thực tiễn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu đã làm rõ về phương pháp, hình thức tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý đối với đối tượng thanh niên từ thực tiễn địa bàn. Tuy nhiên chưa làm rõ giữa khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, chưa khái quát rõ về khái niệm tệ nạn xã hội.
- 4 - Hà Tấn Đạt (2023), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tộc Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã làm rõ nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tài liệu chưa nêu bật về tình hình thực trạng cũng như làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình hình thực trạng của phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian nghiên cứu. - Lê Thị Phương Thảo (2023), Giáo dục pháp luật cho người dân tộc thiểu số tại tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Tài liệu đã tập trung đi sâu phân tích công tác giáo dục pháp luật đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, qua đó làm rõ hiệu quả của công giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, tài liệu chưa làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến thực trạng phổ biến pháp luật cho người dân tộc thiểu số. Ngoài ra, đề án cũng nghiên cứu tổng quan tình hình của các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về phổ biến pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đề án này không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án - Đối tượng nghiên cứu: phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
- 5 + Về chủ thể: Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Quyết định số 544/QĐ-PCTNXH ngày 21/10/2021, hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thực hiện. + Về không gian: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. + Về thời gian: từ năm 2019 đến năm 2023. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án - Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn công tác phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đề án đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, bảo đảm công tác phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu làm rõ những quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và những vấn đề lý luận về công tác phổ biến pháp luật của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. + Khảo sát, đánh giá đặc điểm tình hình có liên quan và thực trạng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành từ năm 2019 đến năm 2023, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. + Dự báo các yếu tố tác động và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Đề án được nghiên cứu trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tuyên truyền, PBGDPL phòng, chống tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm. Bên cạnh đó, đề án còn được nghiên
- 6 cứu thông qua các phương pháp chuyên ngành của ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, phương pháp liên ngành khoa học luật hình sự, tội phạm học, logic học trong nghiên cứu các vấn đề phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, đề án thiết lập và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể để ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, bao gồm: + Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết: Tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích có hệ thống các văn bản pháp luật và các tài liệu có liên quan được Đảng, Nhà nước ban hành như các Văn kiện, Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư, Sách chuyên khảo, Giáo trình, các công trình khoa học có liên quan đến phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội; chọn lọc nội dung tiêu biểu, cần thiết làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. + Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, hồ sơ, báo cáo tổng kết về công tác tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023 làm cơ sở minh chứng thông tin, số liệu phục vụ nội dung nghiên cứu. Qua đó tác giả tiếp cận, triển khai, thu nhận kết quả nghiên cứu đầy đủ, khoa học, phản ánh chính xác kết quả phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội làm cơ sở kết luận đúng đắn, phù hợp về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề án. + Phương pháp chuyên gia: Trực tiếp trao đổi, phỏng vấn 02 chuyên gia vào ngày 10/5/2024 tại Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (đây là 02 CBCC trực tiếp phụ trách phổ biến pháp luật về tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm) của Phòng Tuyên truyền – Phòng, chống mại dâm và mua bán người thuộc Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ đặc điểm, hình thức và nội dung của phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, thực trạng tổ chức, tiến hành phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, từ đó làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để lựa chọn các giải pháp khắc phục.
- 7 + Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu giữa cơ sở khoa ho ̣c, phá p lý với thực trạng việc phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, xem xét có vấn đề bất cập hay không, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để định hướng hoàn thiện. 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ bổ sung, hoàn thiện lý luận phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Đồng thời, đề án là tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Những kết quả nghiên cứu của đề án có thể được cơ quan nhà nước tham khảo, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả về nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 7. Kết cấu đề án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì Đề án được xây dựng và thiết kế thành 03 chương. Cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về phổ biến pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương 2: Đánh giá thực trạng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và lộ trình tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1.1. Khái quát phổ biến pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hiện nay, khái niệm phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội chưa được thống nhất chung về mặt thuật ngữ pháp lý. Do đó, việc tiếp cận khái niệm phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội một cách đúng đắn sẽ giúp cho chúng ta khái quát và nhận thức chung nhất về hình thức, nội dung, phương pháp, phương án thực hiện phổ biến pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế - xã hội của Đất nước. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì phổ biến được hiểu là “làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt rộng khắp, trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó hoặc làm cho mọi người đều biết đến” [28, tr. 1341]. Từ khái niệm này, chúng ta có thể thấy phổ biến pháp luật là một hoạt động bao quát, vận động, truyền đạt nhằm giáo dục, tác động, định hướng đến đông đảo người dân về một hoặc nhiều vấn đề thông qua các hình thức phổ biến đa dạng làm cho mọi người biết đến một hoặc nhiều vấn đề đó. Theo Từ điển Tiếng Việt thì pháp luật là “tổng hợp những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội” [28, tr. 985]. Pháp luật được hiểu là những quy tắc xử sự chung nhất do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, có phạm vi bao quát trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ và những phạm vi khác theo quy định. Từ các khái niệm phổ biến và khái niệm pháp luật được nghiên cứu bên trên có thể khái quát: Phổ biến pháp luật là hoạt động vận động tuyên truyền, giáo dục
- 9 pháp luật do chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm tác động đến đối tượng được phổ biến pháp luật, giúp hình thành trong họ tri thức pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, tình cảm pháp lý từ đó có cách xử sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật. Theo điểm d, Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi tắt là Thông tư số 11) thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tệ nạn xã hội [1]. Tệ nạn xã hội được hiểu là những phản ảnh bên ngoài và được biểu hiện cụ thể qua hành vi coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của văn hoá, thuần phong mỹ tục, hình thành lối sống vô kỷ luật, vô tổ chức, bao gồm các loại tệ nạn: ma tuý, mại dâm, đánh bạc, mua bán người, mê tín dị đoan. Theo đó, phòng, chống tệ nạn xã hội là hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, bài trừ các loại tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của người dân và xã hội, hướng đến các chuẩn mực đạo đức và giá trị tốt đẹp cho xã hội. Tóm lại, thông qua nghiên cứu một số khái niệm có liên quan đến khoa học pháp lý về phổ biến pháp luật và pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có thể hiểu: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là hoạt động truyền tải thông tin về pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội trên nhiều hình thức do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành nhằm tác động đến đối tượng được phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, giúp họ nắm được các quy định, chính sách của Nhà nước và hình thành trong họ tri thức pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, tình cảm pháp lý, từ đó có những cách xử sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Từ những phân tích trên có thể thấy phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là một dạng cụ thể của PBGDPL nói chung, có một số đặc điểm như sau:
- 10 Thứ nhất, phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội là hoạt động có mục đích và có tính định hướng, nhằm hình thành ở đối tượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội những tri thức hiểu biết về pháp luật phòng, chống tệ nạn cũng như thói quen xử sự phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống tệ nạn. Thông qua phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội giúp các chủ thể nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tích cực và toàn diện về những giá trị của chuẩn mực đạo đức và xã hội, những hành vi được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm và được phép tự do thực hiện trong khuôn khổ pháp luật; giới hạn các quyền, nghĩa vụ của mình và của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ; cơ chế để tổ chức thực thi các quyền và nghĩa vụ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Thứ hai, phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội là công cụ nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo những chuẩn mực mà pháp luật phòng, chống tệ nạn đặt ra. Thông qua hiểu biết pháp luật, các chủ thể biết tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc, đòi hỏi, yêu cầu của pháp luật về phòng, chống tệ nạn. Sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể càng sâu sắc, càng đầy đủ, chính xác thì tính hợp pháp trong hành động của họ càng được bảo đảm và hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật. Thông qua phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội còn giúp các chủ thể định hướng hành vi đúng đắn phù hợp với pháp luật phòng, chống tệ nạn, biết sử dụng tri thức pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từng bước xây dựng và hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp và cao hơn là xây dựng lối sống văn hóa pháp luật. Thứ ba, phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội là hoạt động mang tính tổ chức cao, đó là sự tác động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lên đối tượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội theo những quy tắc, nguyên tắc, yêu cầu cụ thể, với những nội dung, hình thức, phương pháp nhất định phù hợp với đặc thù của đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu mà chủ thể đề ra. Trong quá trình hoạt động có tổ chức đó, trách nhiệm trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan nhà nước; Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện
- 11 và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia để đạt được các mục tiêu đề ra bởi lẽ, chính Nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật nên có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật mà khâu đầu tiên phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội đến với nhân dân và đội ngũ CBCC, viên chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi, chấp hành pháp luật. Thứ tư, phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội là hoạt động thường xuyên, liên tục, lâu dài và ổn định tương đối, đặt trong mối quan hệ với quá trình giáo dục toàn diện các tri thức tinh hoa pháp luật trong đời sống xã hội, quy tắc xã hội; là quá trình phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể chuyên nghiệp và các chủ thể không chuyên nghiệp, có định hướng của Nhà nước. Vì vậy người thực hiện hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội phải là người có tri thức pháp luật, không chỉ nắm vững tri thức pháp luật phòng, chống tệ nạn ở góc độ tính hệ thống, mà còn phải có kỹ năng truyền tải các tri thức, quy định pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội đến với các chủ thể một cách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, đồng thời là tấm gương sáng, là hình mẫu trong việc tuân thủ và chấp hành pháp luật. Thứ năm, đối tượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội chịu sự tác động trực tiếp của các thông tin và quy định pháp luật, trực tiếp tiếp nhận các thông tin pháp luật từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, vì thế, năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật cũng như các yếu tố nhân thân khác của CBCC thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách phổ biến pháp luật là yếu tố tác động trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu tri thức hiểu biết pháp luật từ phía đối tượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Mục tiêu cao nhất của phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội là nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật, tri thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn đến với đối tượng, giúp đối tượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội có được những hiểu biết về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật; hình thành lòng tin, tình cảm vào pháp luật, hình thành nhân cách hành vi và xây dựng đời sống văn hóa pháp luật trong phòng, chống tệ nạn xã hội.
- 12 Thứ sáu, ngoài sự tác động có chủ định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lên đối tượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, một thuộc tính quan trọng khác trong hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội đó là nghĩa vụ học tập, tiếp cận tri thức pháp luật, nhận định, đánh giá của người dân thể hiện ở tính tích cực, chủ động tự giác của mỗi cá nhân trong việc tự mình nâng cao tri thức hiểu biết pháp luật về phòng, chống tệ nạn cũng như vận dụng tri thức hiểu biết pháp luật đó vào quá trình thực hiện các hành vi của mình. Qua đó, người dân dễ dàng tiếp cận với các tri thức pháp luật, nắm được các quy định pháp luật hiện hành và có cách xử sự chung phù hợp, tuân thủ với các quy định mà Nhà nước đặt ra. 1.1.2. Vai trò của phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội 1.1.2.1. Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội góp phần cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội cho người dân trên địa bàn Trên thực tế, một bộ phận người dân chưa nắm rõ các quy định pháp luật của Nhà nước về các nội dung phát triển kinh tế - xã hội, trong đó quy định pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Điều này dẫn đến một số đối tượng đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, mại dâm nhưng cho rằng mình không vi phạm. Do đó, hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội do cơ quan nhà nước tiến hành đóng vai trò quan trọng giúp người dân nhận thức, nâng cao trình độ, kiến thức về pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội. 1.1.2.2. Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện pháp luật. Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội cũng tập trung vào các chế tài xử lý cũng như nêu rõ cơ cấu tình hình tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội. Theo đó, qua hoạt động phổ biến pháp luật tác động vào tinh thần tự nguyện chấp hành, ý thức tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành hành vi pháp luật tích cực, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội cho các đối tượng phổ biến pháp luật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
62 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã từ thực tiễn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
78 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ thực tiễn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
79 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn