BÀI KIỂM TRA<br />
Môn: Pháp luật và cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam<br />
Học viên: Nguyễn Lập Đức<br />
Đề bài: Bối cảnh lịch sử ra đời của Hiến pháp 2013, liên quan đến các quyền con người đã được<br />
quy định trong hiến pháp<br />
Bài làm:<br />
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua<br />
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt<br />
quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của nước ta. Bản Hiến pháp vừa kế<br />
thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992,<br />
vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong trong<br />
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm<br />
2011), phản ánh được ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tạo nền<br />
tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế<br />
của đất nước trong thời kỳ phát triển mới.<br />
Những năm đầu của TK XXI, đất nước ta phải đối mặt với những vấn đề mới phát sinh<br />
trong điều kiện xây dựng và từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và của<br />
quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế mà Hiến pháp năm 1992 chưa tiên liệu được. Cũng để đáp<br />
ứng những đòi hỏi của tình hình mới, Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã thông qua Cương lĩnh<br />
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), hướng vào thực<br />
hiện 8 đặc trưng của chế độ XHCN: (i) Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (ii)<br />
Do nhân dân làm chủ ; (iii) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và<br />
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; (iv) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (v) Con<br />
người có cuộc sống, ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; (vi) Các dân tộc<br />
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; (vii) Có<br />
nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh<br />
đạo; (viiii) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thê giới. Bối cảnh trên đã<br />
khiến Hiến pháp năm 1992 trở nên bất cập và cần được sửa đổi để phù hợp với thể chế hóa, mục<br />
tiêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát<br />
triển năm 2011).<br />
Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hiến pháp năm 2013<br />
Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh<br />
tế chưa thực tạo được cơ sở pháp lý cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định<br />
hướng XHCN như bình đẳng các thành phần kinh tế, tính bất khả xâm phạm về quyền sở hữu của<br />
<br />
các tổ chức và các cá nhân. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta cũng khẳng định: Nền kinh tế thị<br />
trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ<br />
chế thị trường theo sự quản lý của nhà nước. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận quan trọng của<br />
nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, trong đó nền kinh tế nhà nước giữ<br />
vai trò chủ đạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường tính độc lập<br />
của nền kinh tế, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển với văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và<br />
công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.<br />
Thứ hai, trong lĩnh vực chính trị, qua các kỳ đại hội, Đảng ta luôn có chủ trương nhất quán:<br />
Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của Nhân dân qua các hình thức dân chủ đại<br />
diện và dân chủ trực tiếp, tiếp tục hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo đảm trong sạch,<br />
vững mạnh, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước, mở rộng và phát huy dân chủ XHCN,<br />
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước. Tổng kết kinh nghiệm<br />
và các bài học từ quá trình thực hiện dân chủ cơ sở, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ<br />
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã xác định: “Nhân dân<br />
thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình<br />
thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”. Tuy nhiên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập ở việc thực<br />
hành dân chủ: dân chủ đại diện ở các cấp chưa thực sự hiệu quả, dân chủ trực tiếp còn nhiều hạn<br />
chế, thiếu vắng nhiều hình thức. Trong lịch sử lập hiến ở nước ta, bắt đầu từ Hiến pháp năm 1959<br />
đến Hiến pháp năm 1992 chưa xác định đúng vị trí và tầm quan trọng của các hình thức dân chủ<br />
trực tiếp. Điều đó đã hạn chế khả năng bảo đảm chủ quyền chính trị thực tế của Nhân dân, chưa<br />
làm rõ của quyền lực nhà nước cũng như sức mạnh của quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân.<br />
Thứ ba, trong lĩnh vực xã hội, Hiến pháp năm 1992 đã đặt ra những cơ sở pháp lý cao nhất<br />
cho sự phát triển con người, bảo đảm các quyền và tự do của con người, thực hiện quyền và nghĩa<br />
vụ cơ bản của công dân. Trên cơ sở đó, một hệ thống các chính sách, pháp luật đã được ban hành,<br />
hiều chính sách, giải pháp thực tế đã được thực hiện. Việt Nam cũng đã phê chuẩn hoặc gia nhập<br />
hầu hết các điều ước quốc tế cốt lõi về quyền con người của Liên Hợp quốc. Mặt khác, sự lạc hậu<br />
của Hiến pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của con người có thể<br />
ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào chế độ, vào bố máy của Đảng và nhà nước. Việc chưa<br />
xác lập được hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp bởi chưa có cơ chế thích hợp đã làm hạn chế khả<br />
năng bảo vệ hiệu quả quyền con người. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở<br />
rộng phát huy quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân.. luôn<br />
được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt.<br />
Từ những cơ sở đó, đã đặt ra yêu cầu đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tại tờ<br />
trình số 194/TTr- UBDTSĐHP ngày 19/10/2012 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992<br />
về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã đặt ra các yêu cầu với việc sửa đổi Hiến pháp năm<br />
1992 như sau:<br />
<br />
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính chất của chế độ<br />
đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 đó là: phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của<br />
nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng<br />
XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân<br />
dân, vì Nhân dân.<br />
Thứ hai, là thể chế hóa những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh xây<br />
dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (bổ sung và phát triển năm 2011) và các văn<br />
kiện khác của Đại hội Đảng lần thứ XI.<br />
Thứ ba, hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản có<br />
tính ổn định lâu dài.<br />
Với bối cảnh ra đời, từ những cơ sở, yêu cầu đã nêu trên, Hiến pháp năm 2013 đã ra đời<br />
với nhiều sự thay đổi lớn, đặc biệt là quy định về quyền con người. Các quy định của Chương II<br />
quy định về quyền con người, quyền công dân được cho là có nhiều điểm mới nhất trong Hiến pháp<br />
2013. Hiến pháp năm 2013 đã có những điểm mới cơ bản sau đây về quyền con người. quyền và<br />
nghĩa vụ cơ bản của công dân:<br />
Thứ nhất, đã đổi tên Chương là “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công<br />
dân”, chuyển lên vị trí thứ 2. Việc thay đổi tên gọi và vị trí của chương cho thấy các nhà lập hiến<br />
đã nhận thức rõ tầm quan trọng của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp<br />
về tính chất và phạm vi điều chỉnh của chế định này.<br />
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 không còn đồng nhất quyền con người và quyền công dân<br />
mà đã sử dụng hợp lý hơn hai thuật ngữ này cho các quyền tự do hiến định. Ví dụ: Các quyền bình<br />
đẳng trước pháp luật, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tư liệu sản xuất<br />
; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; quyền bất khả xâm<br />
phạm về thân thể…. Trong Hiến pháp năm 2013 đã quy định chủ thể quyền là tất cả mọi người<br />
thay vì chỉ quy định là “công dân” như Hiến pháp năm 1992. Như vậy với những quyền này, không<br />
chỉ công dân Việt Nam mà tất cả những người nước ngoài có mặt hợp pháp tại Việt Nam cũng<br />
được bảo vệ. Những quy định mới này phù hợp với luật nhân quyền quốc tế với chủ trương, chính<br />
sách mở cửa, hội quốc tế toàn diện của Đảng, Nhà nước Việt Nam.<br />
Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước tương tứng với các<br />
quy định về nghĩa vụ quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế, đó là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm<br />
quyền con người (trong các Điều 3, Điều 4). Sự thay đổi này là rất quan trọng, vì nó không chỉ bảo<br />
đảm sự hài hòa với luật nhân quyền quốc tế mà tạo cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước<br />
phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân trong<br />
thực tế, đặc biệt là hai nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm.<br />
<br />
Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định về nguyên tắc giới hạn quyền (khoản 2,<br />
Điều 14). Đây là nguyên tắc đã được nêu trong Điều 29 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.<br />
Việc hiến định nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ: Nó làm rõ tinh thần của luật nhân<br />
quyền quốc tế là các nước phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người phải tôn trọng,<br />
bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người nhưng cũng đặt ra và áp dụng những giới hạn cho một số<br />
quyền, nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước là quản lý xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích<br />
chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác, ngăn chặn khả năng<br />
lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyền, thông qua việc ấn định những điều kiện chặt<br />
chẽ với việc giới hạn quyền đồng thời phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan trong<br />
việc hưởng thụ các quyền.<br />
Thứ năm, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận một số quyền mới mà các bản hiến pháp trước đó<br />
chưa đề cập: Quyền sống, quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ<br />
giao tiếp (Điều 42); quyền sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền không bị trục xuất<br />
và giao nộp cho nước khác (Điều 17)… Những quyền mới này đã mở rộng phạm vi bảo vệ của<br />
Hiến pháp với các quyền con người, quyền công dân trên cả hai lĩnh vực: dân sự - chính trị (các<br />
điều 17, 21, 42) và kinh tế - xã hội – văn hóa (các điều 22, 34, 41, 42, 43). Chúng đáp ứng những<br />
nhu cầu mới về quyền con người nảy sinh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội<br />
nhập quốc tế ở nước ta.<br />
Thứ sáu, về kỹ thuật lập hiến. Trong Hiến pháp 2013, theo xu hướng chung của các bản<br />
Hiến pháp theo mô hình hiện đại đó là chế định quyền con người, quyền công dân thường được<br />
diễn đạt và cấu trúc theo nội dung của các Điều ước quốc tế về nhân quyền, đặc biệt là 2 công ước:<br />
Công ước dân sự chính trị và Công ước kinh tế - văn hóa – xã hội để thuận tiện cho việc nội luật<br />
hóa và bảo đảm thực thi các điều ước đó. Ngoài việc quy định những nguyên tắc chung về quyền<br />
con người , Hiến pháp quy định những nhóm quyền con người, nhóm quyền cơ bản của công dân<br />
(các quyền dân sự - chính trị; các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa) và điều kiện và cơ chế bảo đảm<br />
thực hiện các quyền hiến định.<br />
<br />