intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để bé nghe lời bạn mà không cần cấm đoán

Chia sẻ: Abcdef_5 Abcdef_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu con cứ nằng nặc đòi mặc bộ quần áo mà bạn nghĩ là không phù hợp, thay vì cấm bé, bạn có thể cho con chọn hai bộ khác. Bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và có quyền tự chủ nên không phản đối ý kiến của mẹ.Nếu bạn thường xuyên đưa ra những lời cấm đoán hay nói "không" khi con đề nghị một việc gì đó, bé sẽ ít tuân theo, thậm chí phớt lờ như không nghe thấy. Vì vậy, thay vì nói "không" bạn có thể dùng nhiều cách khác để khiến cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để bé nghe lời bạn mà không cần cấm đoán

  1. Để bé nghe lời bạn mà không cần cấm đoán Nếu con cứ nằng nặc đòi mặc bộ quần áo mà bạn nghĩ là không phù hợp, thay vì cấm bé, bạn có thể cho con chọn hai bộ khác. Bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và có quyền tự chủ nên không phản đối ý kiến của mẹ. Nếu bạn thường xuyên đưa ra những lời cấm đoán hay nói "không" khi con đề nghị một việc gì đó, bé sẽ ít tuân theo, thậm chí phớt lờ như không nghe thấy. Vì vậy, thay vì nói "không" bạn có thể dùng nhiều cách khác để khiến cho lời nói của mình có trọng lượng hơn với con. Dưới đây là một vài gợi ý: - Dùng cụm từ khẳng định thay cho lời phủ định Thay vì nói không, bạn nên chỉ ra điều cụ thể con nên làm. Chẳng hạn, thay vì nói: "Con không được ném bóng vào phòng khách", hãy bảo: "Con nên ra ngoài sân chơi bóng". Một ví dụ khác: Nếu con bạn làm đồ
  2. thủ công và làm keo dán dính khắp sàn nhà, thay vì mắng mỏ, bảo bé không được làm thế, bạn hãy giúp con đặt một tờ báo xuống dưới những dụng cụ của mình. Còn trong trường hợp buộc phải hành động thật nhanh để giữ an toàn cho con, bạn hãy nói những lời cảnh báo trực tiếp, chẳng hạn như: "Dừng lại con, nguy hiểm đấy" hay "Nó rất nóng đấy con". - Cho bé được lựa chọn Các bé muốn có cảm giác độc lập và tự chủ. Vì vậy, thay vì cấm đoán khi con năn nỉ đòi ăn một cái kẹo trước bữa trưa, bạn hãy cho phép bé được chọn: Hoặc cứ ăn kẹo và sẽ bị bớt một nửa số táo và nho lẽ ra bé được dùng hoặc bé sẽ được chọn loại kẹo mình thích nếu ăn sau bữa trưa. Hay nếu con khăng khăng đòi mặc một bộ quần áo nào đó, có thể không phù hợp với thời tiết, hoàn cảnh thì bạn hãy đưa cho bé hai bộ phù hợp để con chọn vào mỗi sáng.
  3. Mặc dù, bé có thể sẽ không thích những thứ bạn đưa ra để lựa chọn nhưng dần dần trẻ sẽ học được cách phải chấp nhận những điều này. - Đánh lạc hướng Việc làm cho các bé tuổi mầm non xao nhãng khi đang chú ý đến điều gì đó không khó. Chẳng hạn, nếu khi đi mua sắm, khi thấy con tỏ ra thích thú một bức tượng nhỏ rất đẹp (và đắt tiền), bạn có thể ngay lập tức chỉ cho bé thấy một tấm gương có khả năng phản xạ ánh sáng trông rất lung linh ở gian bên hay lái sự chú ý của con bằng câu hỏi: "Trưa nay mẹ con mình sẽ ăn gì nhỉ?". Đồng thời, khi ấy, hãy dắt bé rời khỏi nơi đầy cám dỗ đó ngay. - Tránh tình huống khiến bạn có thể nói "không" Bao giờ phòng cũng tốt hơn chống. Bạn hãy tránh những tình huống mà mình phải nói "không" hay giữ con ở xa nơi có thể gây nguy hiểm hay kích thích sự tò mò của bé.
  4. Nếu bạn không muốn con phá đồ trong nhà, hãy để những thứ dễ vỡ, có giá trị lớn hay nguy hiểm ở xa tầm tay của trẻ. Đồng thời, bạn hãy tạo ra cho con một chỗ khác, nơi các bé có thể thoải mái chơi đùa. Tất nhiên, bạn không thể cách ly bé khỏi tất cả mọi vị trí trong nhà nhưng bạn có thể đưa ra những giới hạn cần thiết cho con. Còn khi đi mua sắm, bạn hãy thảo luận về mọi thứ, ví dụ cái gì có thể mua, cái gì không, đi trong bao lâu.... trước khi ra khỏi nhà. - Bỏ qua những lỗi nhỏ Bạn không cần phải cấm con nghịch ở vũng nước nhỏ trước nhà. Việc bé muốn mặc bộ đồ Halloween đi ngủ chẳng hại gì nên bạn cũng đừng ngăn cản. Miễn là con được an toàn, bạn cứ để chúng được tự do khám phá và thực sự thoải mái, vui vẻ. - Nói đúng ý bạn muốn nói
  5. Dù có chọn một cách khác để tránh việc phải ngăn cấm trẻ, bạn vẫn phải nói thẳng ý mình, đừng cố gắng nói giảm, nói tránh hay dông dài sang vấn đề khác. Bạn hãy nói kiên quyết nhưng nhẹ nhàng, với lời lẽ thuyết phục và khuôn mặt điềm tĩnh. Chẳng hạn, bạn cứ nói: "Con đừng kéo đuôi con mèo nữa" chứ đừng vừa cười vừa bảo: "Không được làm thế đâu con yêu". Như vậy, bé sẽ không hiểu được thực sự bạn đang muốn ngăn nó đùa ác với con vật hay khuyến khích nó làm điều đó. Bạn cũng đừng quên, khi bé biết cách cư xử tốt hơn, hãy mỉm cười, ôm con vào lòng và động viên bé: "Con biết nghe lời mẹ, con ngoan lắm!" Minh Thùy (Theo Babycenter)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2