intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự - ThS. Trần Minh Tiến

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

181
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự do ThS. Trần Minh Tiến biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về tính chất phúc thẩm; kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; xét xử phúc thẩm. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn chuyên ngành Luật và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự - ThS. Trần Minh Tiến

  1. HỌC VIỆN TƯ PHÁP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ (6 tiết) Ths. Trần Minh Tiến A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Tố tụng Dân sự, Phần thứ ba 2. Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự; B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm 2006, 2. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, năm 2005 3. Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số ..., năm 2005 4. Sổ tay Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao, 5. http ://www.sotaythamphan.gov.vn C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG 1. TÍNH CHẤT PHÚC THẨM - Ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm và điểm khác biệt với thủ tục sơ thẩm - Vai trò của thủ tục phúc thẩm, lưu ý đến nguyên tắc xét xử hai cấp trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự - Xác định hệ thống toà án xét xử phúc thẩm vụ án dân sự - Nêu tính chất của xét xử phúc thẩm : xét lại những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị - Xác định những sai sót thường xuyên xảy ra trong thực tiễn xét xử và hướng khắc phục 2. KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM 1. Chủ thể và đối tượng kháng cáo, kháng nghị 1
  2. HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Chủ thể thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị + Trường hợp đương sự kháng cáo + Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị - Đối tượng kháng cáo, kháng nghị + Bản án sơ thẩm; + Quyết định sơ thẩm. 2. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị - Xác định thủ tục thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị. - Xác định các điều kiện kháng cáo, kháng nghị: + Nêu quy định của pháp luật về thời hạn kháng cáo, kháng nghị và cách xác định thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong từng trường hợp cụ thể (trực tiếp, gửi qua đường bưu điện). Chỉ ra những trường hợp kháng cáo, kháng nghị quá hạn và những trường hợp thường gặp trong thực tiễn xét xử để xác định việc kháng cáo, kháng nghị quá hạn hay không? Cách thức xử lý những trường hợp kháng cáo, kháng nghị quá hạn. + Đơn kháng cáo: nội dung và hình thức của đơn kháng cáo (Nội dung của đơn kháng cáo có phù hợp với quy định của BLTTDS hay không, Người ký đơn kháng cáo có đúng thẩm quyền hay không? Phạm vi kháng cáo, kháng nghị theo đơn kháng cáo, kháng nghị; Xác định các sai sót thường gặp về nội dung và hình thức của đơn kháng cáo và hướng yêu cầu người kháng cáo, kháng nghị hoàn chỉnh đơn kháng cáo, kháng nghị) - Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. - Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. Lưu ý một số vấn đề khi chuyển hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. - Xác định hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 254 BLTTDS - Xác định những trường hợp bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị. Cách thức xử lý những trường hợp bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo, kháng nghị. 2
  3. HỌC VIỆN TƯ PHÁP 3. XÉT XỬ PHÚC THẨM 1. Phạm vi và quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm - Phạm vi xét xử phúc thẩm. - Quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm. Xác định từng trường hợp cụ thể và chỉ ra những sai sót thường gặp trong thực tiễn xét xử + Công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự; + Sửa án sơ thẩm; + Huỷ bản án sơ thẩm 2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm - Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm; - Giới thiệu căn cứ ra các quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm với việc liên hệ với việc ra các quyết định tương ứng trong thủ tục sơ thẩm + Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm; + Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm; + Quyết định áp dụngg, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Xác định các hoạt động, kỹ năng của Thẩm phán trong chuẩn bị xét xử phúc thẩm 3. Phiên toà phúc thẩm - Nêu các quy định của pháp luật về thành phần Hội đồng xét xử và xác định những trường hợp phải thay đổi thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm - Xác định những người tham gia phiên toà phúc thẩm; cách xử lý những trường hợp người tham gia phiên toà phúc thẩm vắng mặt - Xác định các trường hợp hoãn phiên toà phúc thẩm và cách thức xử lý các trường hợp đó 3
  4. HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Xác định những trường hợp mà Toà án không phải mở phiên toà phúc thẩm - Xác định thủ tục phiên toà phúc thẩm và chỉ rõ những điểm khác biệt (so với phiên toà sơ thẩm) trong trình tự tiến hành phiên toà phúc thẩm ở từng thủ tục: 4. Bản án phúc thẩm - Xác định những yêu cầu đặt ra đối với bản án phúc thẩm, từ đó chỉ ra điểm khác biệt của bản án phúc thẩm so với bản án sơ thẩm - Xác định cách viết phần mở đầu của bản án phúc thẩm và chỉ ra những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án phúc thẩm - Xác định cách viết phần nhận thấy của bản án phúc thẩm trong từng trường hợp cụ thể và chỉ ra những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án phúc thẩm - Xác định cách viết phần xét thấy của bản án phúc thẩm trong từng trường hợp cụ thể và chỉ ra những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án phúc thẩm - Xác định cách viết phần quyết định của bản án phúc thẩm trong từng trường hợp cụ thể và chỉ ra những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án phúc thẩm Kết thúc bài giảng - Nêu các vấn đề chính học viên cần nắm vững từ bài học. - Xác định các yêu cầu về nhà đối với học viên khi nghiên cứu hồ sơ cho các bài học tình huống. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1