intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết học phần Sức bền vật liệu (Mã học phần: MEM332)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học phần "Sức bền vật liệu" này cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng liên quan đến phân tích ứng xử và tính toán độ bền các chi tiết vật rắn cơ bản cấu thành nên kết cấu hay thiết bị máy móc. Học phần sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về các đặc trưng cơ học của vật liệu. Nội dung chính sẽ tập trung tính toán nội lực, ứng suất, biến dạng; xác định độ bền, độ cứng, độ ổn định của các chi tiết chịu lực; trên cơ sở đó lựa chọn vật liệu và kích thước hình học hợp lý của chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết học phần Sức bền vật liệu (Mã học phần: MEM332)

  1. 1 PHỤ LỤC MẪU ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Kèm theo Quyết định số: 796 /QĐ-ĐHNT, ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Khoa/Viện: Xây dựng Bộ môn: Cơ kỹ thuật ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Thông tin về học phần: Tên học phần: - Tiếng Việt: SỨC BỀN VẬT LIỆU - Tiếng Anh: MECHANICS OF MATERIALS Mã học phần: MEM332 Số tín chỉ: 3(2,87-0,13) Đào tạo trình độ: Đại học Học phần tiên quyết: Cơ học lý thuyết 2. Thông tin về GV: Họ và tên: Trương Đắc Dũng Chức danh, học vị: Tiến sĩ Điện thoại: 0336723825 Email: truongdacdung@ntu.edu.vn Địa chỉ NTU E-learning: https://elearning.ntu.edu.vn/course/ Địa chỉ Google Meet: https://meet.google.com/hgw-pvav-xha Địa điểm tiếp SV: Văn phòng Bộ môn hoặc trực tuyến 3. Mô tả học phần: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng liên quan đến phân tích ứng xử và tính toán độ bền các chi tiết vật rắn cơ bản cấu thành nên kết cấu hay thiết bị máy móc. Học phần sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về các đặc trưng cơ học của vật liệu. Nội dung chính sẽ tập trung tính toán nội lực, ứng suất, biến dạng; xác định độ bền, độ cứng, độ ổn định của các chi tiết chịu lực; trên cơ sở đó lựa chọn vật liệu và kích thước hình học hợp lý của chi tiết. 4. Mục tiêu: - Cung cấp kiến thức về ứng xử của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực, những đặc trưng cơ học của vật liệu và ý nghĩa của việc tính toán bền vật liệu. - Xác định nội lực, ứng suất, biến dạng trong các chi tiết vật rắn chịu lực cơ bản gồm chịu lực dọc trục, chịu xoắn thuần túy, chịu uốn ngang phẳng. - Xác định nội lực, ứng suất, biến dạng trong các chi tiết vật rắn chịu lực kết hợp. - Xác định mặt trượt và ứng suất trượt cực đại, phương kéo/nén và ứng suất kéo/nén cực đại (ứng suất chính). - Áp dụng các thuyết bền cơ bản đánh giá độ bền vật liệu, xác định độ bền dư. - Tính toán khả năng mất ổn định của thanh chịu nén. - Kiến thức từ học phần này làm nền tảng trực tiếp vào học tập các học phần cơ sở ngành và các môn chuyên ngành liên quan đến phân tích và tính toán độ bền. 5. Chuẩn đầu ra (CLOs): Sau khi học xong học phần, người học có thể:
  2. 2 a) Xác định được ứng xử vật liệu giòn, vật liệu dẻo và các đặc trưng cơ học của vật liệu. b) Tính toán nội lực, ứng suất, biến dạng của các chi tiết/thanh chịu lực cơ bản (thanh kén/nén dọc trục, thanh chịu xoắn, thanh chịu uốn, thanh chịu lực kết hợp). c) Xác định được ứng suất kéo cực đại, ứng suất nén cực đại, ứng suất trượt cực đại và phương của các ứng suất này trong các thanh chịu lực. d) Kiểm tra khả năng mất ổn định của thanh chịu nén. e) Đánh giá bền theo các thuyết bền cơ bản khác nhau. f) Thiết kế thanh theo điều kiện bền, điều kiện cứng và điều kiện ổn định. 6. Đánh giá kết quả học tập: TT. Hoạt động đánh giá Hình thức/công cụ đánh giá Nhằm đạt CLOs Trọng số (%) 1 Đánh giá quá trình Chuyên cần, kiểm tra, bài tập lớn, thực hành a÷f 30 2 Thi giữa kỳ Tự luận kết hợp vấn đáp trực tuyến a,b,f 30 3 Thi cuối kỳ Tự luận kết hợp vấn đáp trực tuyến b,c,d,f 40 7. Tài liệu dạy học: Địa chỉ Mục đích sử dụng Năm Nhà xuất khai TT. Tên tác giả Tên tài liệu xuất Tài liệu Tham bản thác tài bản chính khảo liệu 1 Trần Hưng Trà Bài giảng Sức bền vật 2017 Xây dựng Thư viện x liệu ĐHNT 2 Trần Hưng Trà, Hướng dẫn giải bài tập 2021 Lưu hành Thư viện x Quách Hoài Nam, Sức bền vật liệu nội bộ ĐHNT Dương Đình Hảo, Trương Đắc Dũng 3 Nguyễn Văn Ba Sức bền vật liệu 1994 Nông Thư viện x nghiệp ĐHNT 4 Vũ Đình Lai chủ Bài tập 1995 Giáo dục Thư viện x biên, Bùi Ngọc Ba Sức bền vật liệu : Sách ĐHNT và những người dùng chung cho các khác trường Đại học kỹ thuật 5 R.C. Hibbeler Mechanics of Materials, 2011 Prentice Thư viện x 8th Ed. Hall ĐHNT 8. Kế hoạch dạy học: Nhằm Số Nhiệm vụ của TT. Chủ đề đạt Phương pháp dạy học tiết người học CLOs Lý thuyết 0 Giới thiệu Đề cương chi tiết học 01 Thuyết giảng, thảo luận Đăng nhập hệ phần và hệ thống NTU Elearning thống NTU Elearning 1 Nội lực, ứng suất và biến dạng a 02 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước 1.1 Giới thiệu chung - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 1 1.2 Nội lực và các thành phần nội lực luận và hướng dẫn giải 1.3 Ứng suất, ứng suất pháp và ứng suất - Kiểm tra kết quả thực hiện tiếp bài tập đã giao 1.4 Ứng suất trên mặt cắt ngang - Sinh viên tích cực thảo luận 1.5 Ứng suất trên mặt cắt nghiêng được cộng điểm vào cột điểm tích lũy 2 Biến dạng, quan hệ ứng suất và biến a,b 02 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước dạng - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 2 2.1 Biến dạng dài và biến dạng nhiệt luận và hướng dẫn giải
  3. 3 2.2 Biến dạng góc - Kiểm tra kết quả thực hiện 2.3 Đường cong quan hệ ứng suất pháp bài tập đã giao và biến dạng dài của vật liệu - Sinh viên tích cực thảo luận 2.4 Miền đàn hồi, miền dẻo, ảnh hưởng được cộng điểm vào cột điểm của nhiệt độ tích lũy 2.5 Đàn hồi tuyến tính: Định luật Hooke và hệ số Poisson 2.6 Ứng suất tiếp, biến dạng truợt và mô đun đàn hồi trượt 3 Thanh chịu lực dọc trục b,f 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước 3.1 Giới thiệu các thanh, hệ thanh chịu - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 3 lực dọc trục luận và hướng dẫn giải 3.2 Biến dạng dọc trục trong giới hạn đàn - Kiểm tra kết quả thực hiện hồi bài tập đã giao 3.3 Tính toán thanh, hệ thanh chịu lực - Sinh viên tích cực thảo luận dọc trục được cộng điểm vào cột điểm 3.4 Bài toán siêu tĩnh tích lũy 3.5 Tính toán thanh chịu tải do nhiệt 3.6 Ứng suất trong hệ thanh do sai lệch trong chế tạo/lắp ghép (misfit) 4 Xoắn thuần túy b,f 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước 4.1 Giới thiệu chung - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 4 4.2 Biến dạng xoắn trong thanh tròn luận và hướng dẫn giải trong giới hạn đàn hồi - Kiểm tra kết quả thực hiện 4.3 Phân bố ứng suất trong thanh tròn bài tập đã giao chịu xoắn; thí nghiệm xoắn - Sinh viên tích cực thảo luận 4.4 Tính toán nội lực, ứng suất, góc xoắn được cộng điểm vào cột điểm thanh, hệ thanh tròn chịu xoắn tích lũy 4.5 Bài toán siêu tĩnh 4.6 Tính toán thiết kế trục truyền động 5 Hướng dẫn giải bài tập + Bài kiểm a,b,f 03 GV giải đáp, thảo luận và Giải trước bài tra số 1 + Nộp bài tập lớn số 1 hướng dẫn giải bài tập tập đã cho từ chủ đề 1 đến 4 6 Dầm chịu uốn - Xây dựng biểu đồ b,f 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước nội lực - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 6 6.1 Giới thiệu chung luận và hướng dẫn giải 6.2 Xác định nội lực bằng phương pháp - Kiểm tra kết quả thực hiện mặt cắt bài tập đã giao 6.3 Quan hệ giữa ngoại lực, lực cắt và - Sinh viên tích cực thảo luận mô men uốn được cộng điểm vào cột điểm 6.4 Xây dựng biểu đồ lực cắt và mô men tích lũy uốn – phương pháp giải tích 6.5 Xây dựng biểu đồ lực cắt và mô men uốn – phương pháp đồ họa 7 Ứng suất pháp và tiếp trong dầm b,c,f 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước uốn ngang phẳng - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 7 7.1 Giới thiệu chung luận và hướng dẫn giải 7.2 Ứng xử dầm chịu mô men uốn trong - Kiểm tra kết quả thực hiện giới hạn đàn hồi bài tập đã giao 7.3 Ứng suất pháp do uốn dầm - Sinh viên tích cực thảo luận 7.4 Thiết kế dầm theo giới hạn bền uốn được cộng điểm vào cột điểm 7.5 Ứng suất pháp do uốn trong dầm tích lũy composite (tham khảo) Ứng suất tiếp và dòng trượt trong 7.6 dầm chịu uốn Ứng suất tiếp trong dầm tự tạo 7.7 Thiết kế dầm
  4. 4 7.8 8 Đường đàn hồi của dầm chịu uốn b,c,f 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước ngang phẳng - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 8 8.1 Giới thiệu chung luận và hướng dẫn giải 8.2 Phương trình vi phân của đường đàn - Kiểm tra kết quả thực hiện hồi bài tập đã giao 8.3 Độ võng và góc xoay – Dầm tĩnh - Sinh viên tích cực thảo luận định được cộng điểm vào cột điểm 8.4 Xác định đường đàn hồi, độ võng và tích lũy góc xoay bằng phương pháp tra bảng 9 Hướng dẫn giải bài tập + Nộp bài b,c,f 03 GV giải đáp, thảo luận và Giải trước bài tập lớn số 2 hướng dẫn giải tập đã cho từ chủ đề 6 đến 8 10 Trạng thái ứng suất và biến dạng e 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước 10.1 Giới thiệu chung - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 10 10.2 Trạng thái ứng suất phẳng luận và hướng dẫn giải 10.3 Chuyển đổi trạng thái ứng suất phẳng - Kiểm tra kết quả thực hiện 10.4 Ứng suất chính và ứng suất tiếp cực bài tập đã giao đại - Sinh viên tích cực thảo luận 10.5 Vòng tròn Mohr cho trạng thái ứng được cộng điểm vào cột điểm suất phẳng tích lũy 10.6 Trạng thái biến dạng phẳng 10.7 Trạng thái ứng suất và biến dạng 3D (tham khảo) 11 Thanh chịu lực tổng hợp b,f 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước 11.1 Giới thiệu chung - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 11 11.2 Tổng hợp ứng suất cho dầm luận và hướng dẫn giải 11.3 Tổng hợp ứng suất cho bình áp lực, - Kiểm tra kết quả thực hiện đường ống áp lực bài tập đã giao 11.4 Tổng hợp ứng suất cho thanh chịu lực - Sinh viên tích cực thảo luận tổng hợp (kéo/nén, xoắn, uốn kết được cộng điểm vào cột điểm hợp) tích lũy 12 Mất ổn định của thanh chịu nén b,d,f 02 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước 12.1 Giới thiệu chung - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 12 12.2 Công thức giới hạn ổn định Euler luận và hướng dẫn giải 12.3 Ảnh hưởng của liên kết tại đầu cột - Kiểm tra kết quả thực hiện đến lực tới hạn bài tập đã giao 12.4 Cột chịu tải lệch tâm – Công thức - Sinh viên tích cực thảo luận Secant được cộng điểm vào cột điểm 12.5 Thiết kế cột chịu tải chính tâm tích lũy 13 Xác định năng lượng biến dạng f 03 - Thuyết giảng, thảo luận Xem trước trong thanh và ứng dụng phương - Giao bài tập về nhà, thảo chủ đề 13 pháp năng lượng luận và hướng dẫn giải 13.1 Giới thiệu chung - Kiểm tra kết quả thực hiện 13.2 Năng lượng biến dạng đàn hồi do bài tập đã giao biến dạng kéo và biến dạng trượt sinh - Sinh viên tích cực thảo luận ra được cộng điểm vào cột điểm 13.3 Năng lượng biến dạng đàn hồi trong tích lũy thanh chịu các kiểu lực đơn khác nhau Năng lượng biến dạng trong thanh 13.4 chịu lực tổng quát Nguyên lý công – năng luợng dùng 13.5 xác định chuyển vị
  5. 5 Thuyết thứ hai của Castigliano 13.6 (Phương pháp lực đơn vị) Phương pháp công ảo (tham khảo) 13.7 Phương pháp năng lượng-biến dạng 13.8 (tham khảo) Xác định tải trọng động và va đập 13.9 14 Các tiêu chuẩn phá hủy vật liệu e 03 14.1 Giới thiệu chung. 14.2 Tập trung ứng suất 14.3 Các thuyết về phá huỷ vật liệu giòn và dẻo dưới tác dụng tải tổng quát. 14.4 Mỏi và phát triển vết nứt (tham khảo). 15 Hướng dẫn giải bài tập + Nộp bài b,d,e,f 03 GV giải đáp, thảo luận và Giải trước bài tập lớn số 3 + Ôn tập cuối kỳ + Bài hướng dẫn giải tập đã cho từ kiểm tra số 2 chủ đề 10 đến 13 Thực hành 1 Qui trình đo độ bền kéo và xác định a,b 01 Thuyết giảng, thảo luận Xem trước các thông số vật liệu trên thiết bị Hướng dẫn, INSTRON 3366. Giới thiệu cách đo độ làm thực hành bền uốn và độ bền nén. 2 Cách đo lực tới hạn trên thiết bị mô b,d 01 Thuyết giảng, thảo luận Xem trước hình (buckling). Tìm hiểu các thiết bị Hướng dẫn, mô hình đo xoắn, đo uốn. làm thực hành 9. Yêu cầu đối với người học: - Thường xuyên cập nhật và thực hiện đúng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Đề cương chi tiết học phần trên hệ thống NTU E-learning lớp học phần; - Thực hiện đầy đủ và trung thực các nhiệm vụ học tập, kiểm tra, đánh giá theo Đề cương chi tiết học phần và hướng dẫn của GV giảng dạy học phần; - Vào lớp đúng giờ, có tác phong nghiêm túc, tắt chuông điện thoại, không gọi điện thoại trong lớp. Ngày cập nhật: 08/09/2021 GIẢNG VIÊN CHỦ NHIỆM HỌC PHẦN (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên) Trương Đắc Dũng Trần Hưng Trà TRƯỞNG BỘ MÔN (Ký và ghi họ tên) Lê Nguyễn Anh Vũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2