intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn Hệ thống thông tin quản lý

Chia sẻ: Nguyễn Hưng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

734
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Khái niệm thông tin, dữ liệu? So sánh thông tin dữ liệu? Khái niệm dữ liệu: Dữ liệu là các phản ánh về sự vật, hiện tượng trong một thế giới khách quan. Dữ liệu là các giá trị thô chưa có ý nghĩa với người sử dụng, có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên kết giữa chúng. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh,…) VD: Nguyễn Văn Nam, 123456, 14/10/02, 18...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn Hệ thống thông tin quản lý

  1. Đề cương ôn tập Câu 1: Khái niệm thông tin, dữ liệu? So sánh thông tin dữ liệu? Khái niệm dữ liệu: Dữ liệu là các phản ánh về sự vật, hiện tượng trong một thế giới khách quan. Dữ liệu là các giá trị thô chưa có ý nghĩa với người sử dụng, có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên kết giữa chúng. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh,…) VD: Nguyễn Văn Nam, 123456, 14/10/02, 18 Khái niệm thông tin: Thông tin là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích, tổng hợp,…) phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng. Thông tin có thể gồm nhiều giá tr ị d ữ li ệu đ ược tổ chức sao cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể. VD: với dữ liệu trên có thông tin sau: Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là 123456 vào ngày 14/10/02 với số lượng là 18 So sánh dữ liệu và thông tin: Thông tin = dữ liệu + xử lý Câu 2: Trình bày các khái niệm hệ thống, hệ thống thông tin, hệ thông thông tin quản lý? cho ví dụ? Khái niệm hệ thống: Hệ thống là 1 tập hợp gồm nhiều phần tử tương tác, có các mối quan h ệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới 1 mục tiêu chung thông qua chấp thu ận các đầu vào, biến đổi có tổ chức để tạo kết quả đầu ra. (phần tử có thể là vật chất hoặc phi vật chất: con người, máy móc, thông tin, dữ liệu,…) Vd: hệ thống giao thông, hệ thống máy tính,… Khái niệm hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là tập hợp người, thủ tục, máy móc, thiết bị và các nguồn lực khác để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin trong một tổ chức. Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút. Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác. Vd: Hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin marketing, tài chính kế toán,…
  2. Khái niệm hệ thống thông tin quản lý: Hệ thống thông tin phục vụ quản lý là hệ thống phục vụ các chức năng lập kế hoạch, giám sát và ra quyết định ở các cấp quản lý. Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết cho sự quản lý, điều hành của một doanh nghiệp. Hạt nhân của hệ thống là cơ sở dữ liệu chứa các thông tin phản ánh dưới tình trạng hoạt động hiện thời của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin thu thập các thông tin từ môi trường của doanh nghiệp, phối hợp với các thông tin có trong cơ sở dữ liệu để kết xuất các thông tin mà nhà quản lý cần, đồng thời thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu để giữ cho các thông tin đó luôn phản ánh đúng thực trạng hiện thời của doanh nghiệp. Câu 3: Các giai đoạn phát triển của hệ thống xử lý thông tin? Hệ thống xử lý thông tin phát triển qua 3 giai đoạn: hệ thống thông tin thủ công, hệ thống thông tin tin học hóa từng phần, hệ thống xử lý thông tin tin học hóa đồng bộ. Hệ thống xử lý thông tin thủ công: - Quy trình xử lý thông tin thực hiện hoàn toàn theo phương pháp thủ công, sử dụng các công c ụ: bàn phím, thước tính, máy tính tay,… để tính toán, thống kê, tài vụ. Là giai đoạn xử lý thông tin trong các hệ thống thông tin quy mô nhỏ, trình độ sản xuất và quản lý còn chưa phát triển. Hệ thống xử lý thông tin tin học hóa từng phần - Quy mô sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng các dòng thông tin kinh tế tăng lên không ngừng nên không thể chỉ sử dụng quy trình xử lý thông tin thủ công. Trong khi đó, xu thế phát triển kinh tế trên thế giới là các quyết định quản lý phải được tính đến nhiều yếu tố và có tính dự báo cao. Trong giai đoạn này đã đưa vào và sử dụng những máy tính điện tử đ ể x ử lý thông tin trong một số khâu, làm cho tốc độ xử lý thông tin đã tăng lên đáng kể nhưng chưa có sự đồng bộ về thông tin trong hệ thống. Hệ thống xử lý thông tin tin học hóa đồng bộ - Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của hệ thống xử lý thông tin. Trong hệ th ống các máy tính điện tử được sử dụng rộng rãi và được kết nối với nhau thành một mạng LAN làm c ơ sở kỹ thuật và công nghệ cho quy trình xử lý thông tin, một cơ sở dữ liệu thống nhất làm cho toàn bộ hệ thống được xây dựng đảm bảo không có sư trùng lặp thông tin như hai hệ thống trước. Câu 4: Các thành phần của một hệ thống thông tin quản lý?
  3. Hệ thống thôn tin quản lý gồm 5 thành phần chính: Con người, phần cứng, phần mềm, dữ liệu, và mạng. Con người: - Con người là chủ thể điều hành và sử dụng hệ thống thông tin, được chia làm hai nhóm gồm Xây dựng và bảo trì hệ thống (Lập trình viên, phân tích viên hệ thống, kỹ thuật viên,…) và Sử dụng hệ thống (các cấp quản lý, kế toán, nhân viên các phòng ban,…) Là thành phần rất quan trọng của hệ thống thông tin, do đó tổ chức cần phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động tri thức, có tay nghề cao để sử dụng hệ thống thông tin + Năng lực cần có của phân tích viên hệ thống: Năng lực về kỹ thuật: Hiểu biết về phần cứng, phần mềm, công cụ lập trình, biết đánh giá các phần mềm hệ thống, phần mềm chuyên dụng cho một doanh nghiệp đặc thù. Kỹ năng giao tiếp: Hiểu các vấn đề của người sử dụng và tác động của chúng đối với các bộ phận khác của doanh nghiệp; hiểu các đặc thù của doanh nghiệp; hiểu nhu cầu thông tin trong doanh nghiệp; khả năng giao tiếp của mọi người ở các vị trí khác nhau. Kỹ năng quản lý: Khả năng quản lý nhóm; khả năng lập và điều hành kế hoạch phát triển các đề án. Phần cứng: - Phần cứng gồm các thiết bị vật lý được sử dụng trong quy trình xử lý thông tin, phần cứng là các thiết bị hữu hình có thể nhìn thấy, cầm nắm được. Vd: Máy tính điện tử, h ệ th ống phần cứng mạng (card mạng, modem, cáp mạng,…) Khi lựa chọn phần cứng cần đảm bảo yêu cầu: Sự tương thích, khả năng nâng cấp, và độ tin cậy. Phần mềm: - Phần mềm là chương trình máy tính, là tập hợp các chỉ lệnh theo một trật tự xác định nhằm điều khiển thiết bị phần cứng tự động thực hiện một công việc nào đó. Phần mềm đ ược vi ết qua ngôn ngữ lập trình. Thông thường, phần mềm được chia thành hai loại là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Trong đó phần mềm hệ thống là chương trình giúp cho người sự dụng quản lý, điều hành hoạt động của các thiết bị phần cứng, nó giống như một bộ phận kết nối giữa máy tính và chương trình ứng dụng. Các phần mềm ứng dụng là các phần mềm được viết để chạy trên
  4. phần mềm hệ thống và để phục vụ cho những mục đích chuyên dụng như soạn thảo văn b ản, bảng tính,… Nguồn lực dữ liệu: - Với các hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu là thành phần rất quan trọng của nguồn l ực dữ liệu. Nguồn lực dữ liệu bao gồm 3 thành phần chính: cơ sở dữ liệu, người sử dụng cơ sở dữ liệu, và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. + Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu có tổ chức, có liên quan đ ược l ưu tr ữ trên các thi ết b ị lưu trữ thứ cấp để có thể thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người s ử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với mục đích khác nhau. + Người sử dụng cơ sở dữ liệu: bao gồm người dừng cuối (khai thác cơ sở dữ liệu thông qua các ứng dụng hoặc dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu), Người lập trình ứng dụng (là người viết các chương trình ứng dụng cho phép người sử dụng cuối sử dụng các cơ sở dữ liệu), Người quản trị cơ sở dữ liệu ( là người thu thập dữ liệu, thiết kế vào bảo trì cơ sở dữ liệu, thi ết l ập dữ liêu, thiết kế, bảo trì CSDL,…) + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Là một phần mềm chuyên dụng giải quyết tốt tất cả các vấn đ ề đặt ra cho một cơ sở dữ liệu: tính chủ quyền, cơ chế bảo mật hay phân quyền hạn khai thác CSDL, giải quyết tranh chấp trong quá trình truy nhập DL, phục hồi dữ liệu khi có sự cố… Mạng: - Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính và thiết bị được nối với nhau bằng các đ ường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó nhằm chia sẻ các tiềm năng của mạng. Thực tế có một số dạng mạng máy tính: mạng LAN, WAN, INTERNET, INTRANET, EXTRANET. Câu 5: Khái niệm, vai trò của hệ thống thông tin? Các cách phân loại hệ thống thông tin? Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra? Khái niệm hệ thống thông tin: - Hệ thống thông tin là tập hợp người, thủ tục, máy móc, thiết bị và các nguồn lực khác để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin trong một tổ chức. Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút. Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác.
  5. Vai trò của hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin đóng vai trò trung gian gi ữa t ổ ch ức - kinh tế và môi trường, giữa hệ thống con quyết định và các hệ thống con tác nghiệp. Hệ thống thông tin nằm ở trung tâm hệ thống tổ chức và là phần tử kích hoạt các quy ết định(mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo, chế độ tác nghiệp,…), hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ ra quyết định kinh doanh, cộng tác nhóm làm việc,... Vi ệc xây dựng HTTT hoạt động hiệu quả là mục tiêu của tổ chức Phân loại hệ thống thôn tin: - Có ba cách phân loại hệ thống thông tin: Phân loại hệ thống thông tin theo cấp ứng d ụng (phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra), phân loại hệ thống thông tin theo ch ức năng nghiệp vụ trong tổ chức doanh nghiệp, phân loại theo quy mô tích hợp. • Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra: + Hệ thống xử lý giao dịch: Hệ thống xử lý các dữ liệu thu được từ các hoạt động giao dịch tác nghiệp của tổ chức, cung cấp thông tin để phục vụ các hoạt động quản lý tác nghiệp. Hệ thống giúp cho việc xử lý thông tin giao dịch tác nghiệp đáp ứng được yêu cầu về tốc độ và đ ạt đ ộ chính xác cao. Mặt khác, một số công việc tác nghiệp có thể được tự động hóa bởi hệ thống. + Hệ thống xử lý giao dịch: Hệ thống gửi, rút tiền tự động (ATM) là hệ thống máy tính gồm nhiều thiết bị đầu cuối được đặt ở những nơi cần thiết, thuận tiện, có chức năng cho phép khách hàng thực hiện các dịch vụ rút tiền và gửi tiền theo tài khoản xác định trong ngân hàng mà không cần tới các chi nhánh của ngân hàng. + Hệ thống thông tin phục vụ quản lý(MIS): Là hệ thống phục vụ các chức năng lập kế hoạch, giám sát và ra quyết định ở các cấp quản lý. + Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS): Hệ thống trợ giúp ra quyết định hỗ trợ các nhà quản lý ra các quyết định đặc thù, nhanh thay đổi và không có quy trình định trước + Hệ thống điều hành (EIS) Là môi trường khai thác thông tin tổng thể trong và ngoài doanh nghiệp phục vụ việc ra các quyết định đòi hỏi sự đánh giá, suy xét và không có quy trình th ống nhất + Hệ chuyên gia: là những hệ thống cơ sở trí tuệ nhân tạo, có nguồn gốc từ nghiên c ứu trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức chuyên gia về một lĩnh vực nào đó + Hệ tự động hóa văn phòng là những ứng dụng được thiết kế nhằm hỗ trợ các công việc phối hợp và liên lạc trong văn phòng.
  6. Câu 6: Trình bày nguồn tài nguyên dữ liệu, nguồn tài nguyên con người trong hệ thống thông tin? Câu 7: Các nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thông tin? Gồm 3 nguyên tắc: Nguyên tắc xây dựng theo chu trình, Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy, và tiếp cận theo hệ thống. Nguyên tắc xây dựng theo chu trình: - Quá trình xây dựng HTTT bao gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đảm nhận một nhiệm vụ, công đoạn sau dựa trên thành quả của công đoạn trước => Phải tuân theo nguyên tắc tuần tự, không bỏ qua bước nào. Sau mỗi công đoạn, trên cơ sở phân tích đánh giá bổ sung phương án được thiết kế, người ta có thể quay lại công đoạn trước đó để hoàn thiện thêm rồi mới chuyển sang công đoạn tiếp theo, theo cấu trúc chu trình lặp lại. Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy: - Cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ thống => Phải đ ảm bảo độ tin cậy của thông tin và hệ thống thông tin. + Các thông tin phải được phân cấp theo vai trò và chức năng của chúng + Thông tin cung cấp cho các cán bộ lãnh đạo phải là các thông tin có tầm tổng hợp, bao quát cao và có tính chiến lược + Thông tin cung cấp cho các cán bộ điều hành tác nghiệp trong các bộ phận của hệ thống kinh tế và quản lý phải chi tiết, chính xác và kịp thời + Phải bảo mật thông tin trong hệ thống quản lý. Việc truy nhập vào hệ thống phải đ ược s ự đồng ý của người có trách nhiệm trong hệ thống. Phương pháp tiếp cận theo hệ thống: - Tiếp cận hệ thống là một phương pháp khoa học và biện chứng trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội Yêu cầu của phương pháp: Phải xem xét hệ thống tron tổng thể vốn có c ủa nó, cùng v ới các mối liên hệ của các phân hệ nội tại cũng như mối liên hệ với các hệ thống bên ngoài. • Ứng dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống trong khảo sát, phân tích hệ thống thông tin kinh tế và quản lý:
  7. Trước hết phải xem xét doanh nghiệp như là một hệ thống thống nhất về mặt kinh tế, kỹ thuật và tổ chức sau đó mới đi vào các vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực. Trong mỗi lĩnh vực lại chia thành các vấn đề cụ thể ngày càng chi tiết hơn. Đây chính là phương pháp tiếp cận đi t ừ t ổng quát tới chi tiết theo sơ đồ cấu trúc hình cây. Câu 8: Trình bày các công việc trong lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án? 1. Dự trù về thiết bị: Dự kiến: Khối lượng dữ liệu lưu trữ - Các dạng làm việc với máy tính, xử lý trực tuyến,.. - Số lượng người dùng tối thiểu và tối đa của hệ thống - Khối lượng thông tin cần thu thập - Khối lượng thông tin cần kết xuất, cần in ra giấy,… - Thiết bị ngoại vi đặc biệt như Scanner, máy vẽ, máy cắt,… - Điều kiện mua và lắp đặt: Nên chọn nhà cung cấp nào, chi phí vận chuyển. - Mua nguyên bộ, mua rời,… - Sơ đồ lắp đặt mức sơ bộ - 2. Công tác huấn luyện sử dụng chương trình Thời gian huấn luyện bao lâu? - Chia làm bao nhiêu nhóm huấn luyện? - 3. Công việc bảo trì Đội ngũ bảo trì - Chi phí bảo trì - Thời gian bảo trì -
  8. Câu 9: Trình bày các thành phần có trong biểu đồ luồng dữ li ệu? Một số lưu ý khi xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu? Biểu đồ luồng dữ liệu là biểu đồ miêu tả chức năng dữ lệu biến đổi như thế nào thông qua các chức năng của hệ thống Các thành phần trong biểu đồ luồng dữ liệu: Chức năng xử lý: là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụ hay tiến trình xử lý nào đó. - Biểu diễn bằng một hình tròn có ghi tên một chức năng, tên chức năng phải được dùng là một động từ (cộng thêm bổ ngữ) Luồng dữ liệu: là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử lý. Biểu diễn bằng - một mũi tên , tên luồn dữ liệu là một danh từ( cộng với tính từ nếu cần thiết) Kho dữ liệu: Là các thông tin cần lưu giữ lại tong một khoảng thời gian, để sau đó 1 hay - 1 vài chức năng xử lý, hoặc tác nhân trong sử dụng. Biểu diễn bằng hai đường thẳng song song = tên kho dữ liệu: danh từ (kèm theo tính từ) Tác nhân ngoài: Là một người hay một nhóm hoặc một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực - nghiên cứu của hệ thống nhưng tiếp xúc với hệ thống, chỉ ra giới hạn của hệ thống và định rõ mối quan hệ của hệ thống với môi trường bên ngoài, là nguồn cung cấp thông tin cho hệ thống và là nơi nhận các sản phẩm của hệ thống. Biểu diễn bằng hình ch ữ nh ật có gắn tên, tên tác nhân ngoài là một danh từ (kèm theo một tính từ) Tác nhân trong: Là một chức năng hay một hệ thống con của hệ thống được mô tả ở - trang khác của biểu đồ. Tên tác nhân trong được biểu diễn bằng động từ (kèm theo bổ ngữ) • Một số lưu ý khi xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu: Trong biểu đồ không có hai tác nhân ngoài trao đổi trực tiếp với nhau - Không có trao đổi giữa hai kho dữ liệu mà không thông qua chức năng xử lý - Tác nhân ngoài không trao đổi với kho dữ liệu mà phải thông qua chức năng xử lý - Vì lý do trình bày nên tác nhân ngoài, tác nhân trong và kho dữ liệu sử dụng nhiều lần có - thể được vẽ lại ở nhiều nơi trong cùng biểu đồ để cho dễ đọc, dễ hiểu hơn. Đối với kho dữ liệu phải có ít nhất một luồng vào và ít nhất một luồng ra. Nếu kho chỉ - có luồng vào mà không có luồng ra là kho “vô tích sự”, nếu kho chỉ có luồng ra mà không có luồn vào là kho “rỗng”
  9. Nói chung kho đã có tên nên luồng dữ liệu vào ra kho không cần tên, chỉ khi việc cập - nhật, hoặc trích từ kho chỉ một phần thông tin ở kho, người ta mới dùng tên cho luồng dữ liệu. Biểu đồ luồng dữ liệu đầy đủ cho một hệ thống thông thường rất phức tạp, không thể - xếp gọn trong một trang được nên phải dùng tới kỹ thuật phân rã theo thứ bậc đ ể chia biểu đồ ra thành một số mức: Tổng quát, cấp 1, cấp 2,… Câu 10: Trình bày mô hình tổng quát của hệ thống thông tin? Hệ thống thông tin sử dụng con người, phần cứng, phần mềm, mạng, và nguồn dữ liệu để thực hiện việc nhập, xuất, lưu trữ, và kiểm soát quá trình chuyển đổi dữ liệu thành sản phẩm thông tin. Các nguồn lực trong hệ thống :….. Câu 11: Vai trò của giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống? (Kiểm tra khả năng “chém gió” của bạn) Câu 12: Khi nào một doanh nghiệp cần phát triển một hệ thống thông tin? Một hệ thống thông tin cũng giống như các chức năng chính của doanh nghiệp như Kế toán, tài chính, quản trị nhân lực,… Vì vậy ngay từ khi doanh nghiệp mới hình thành đã đòi hỏi cần một hệ thống thông tin phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và hoạt động hiệu quả. Đ ối với các doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ gồm một thành viên, số lượng nhân viên ít, mới thành lập cũng cần có một hệ thống thông tin, tuy nhiên với quy mô nhỏ nên mô hình của hệ thống có thể là r ất đơn giản, các phương tiện có thể chỉ là giấy và bút,… nên thường không được để ý và coi trọng. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển của doanh nghiệp, hệ thống thông tin trong doanh nghi ệp s ẽ ngày càng trở nên quan trọng và cần được đầu tư cho hợp với quy mô và đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn, một hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả là một trong những lợi thế cạnh tranh. Một hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả s ẽ giúp cho doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và dễ - dàng, tạo điều kiện hỗ trợ cho các quyết định trong doanh nghiệp Hỗ trợ rất tốt cho các quy trình nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh - Hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh - Hỗ trợ các chiến lược lợi thế cạnh tranh -
  10. Với một vai trò quan trọng trên việc cần có một hệ thống thông tin hoạt đ ộng hiệu quả là rất cần thiết. Vậy khi hệ thống thông tin của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với quy mô và hoạt động của doanh nghiệp, không đáp ứng được các nhu cầu c ủa doanh nghiệp thì đó là lúc cần cải tiến, phát triển một hệ thống thông tin mới. Câu 13: Các phương pháp cài đặt hệ thống? phương pháp nào tốt nhất để cài đặt hệ thống? Có 4 phương pháp cài đặt hệ thống: 1. Phương pháp chuyển đổi trực tiếp Sử dụng phương pháp này chúng ta cần tính đến các yếu tố sau: - + Mức độ gắn bó của các thành viên với hệ thống mới + Mức độ mạo hiểm của hệ thống xử lý mới sẽ cao vì hệ thống mới có thể có lỗi dẫn đến việc hệ thống ngừng hoạt động. + Phải kiểm tra chặt chẽ phần cứng và phần mèm của hệ thống mới + Chỉ nên áp dụng đối với hệ thống thông tin không lớn lắm với độ phức tạp vừa phải. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp thật sự cần thiết. Các thao tác cần - tiến hành: + Kiểm tra hệ thống một cách thật chặt chẽ + Trù tính khả năng khôi phục lại dữ liệu + Chuẩn bị phương án xử lý thủ công phòng trường hợp xấu nhất vẫn có thể duy trì hoạt động của hệ thống + Huấn luyện chu đáo tất cả những người tham gia vào hệ thống + Có khả năng hỗ trợ đầy đủ các phương tiện như điện, đĩa từ,… 2. Phương pháp hoạt động song song: Hoạt động song song cả hai hệ thống cũ và mới. Phương pháp này cho mức đ ộ r ủi ro ít - hơn, nhưng đòi hỏi nguồn tài chính cao. Các công việc cần tiến hành: + Xác định chu kỳ hoạt động song song + Xác định các thủ tục so sánh
  11. + Kiểm tra để tin chắc rằng đã có sự so sánh + Sắp xếp nhân sự + Thời gian hoạt động song song làm sao là ngắn nhất + Cả hai hệ thống cùng chạy trên phần cứng đã định một cách thận trọng 3. Phương pháp chuyển đổi từng bước thí điểm: Đây là phương pháp trung gian của hai phương pháp trên. Các bước cần thực hiện: - + Đánh giá lựa chọng bộ phận vào làm thí điểm để áp dụng hệ thống xử lý thông tin mới theo phương pháp trực tiếp hay song song + Kiểm tra xem hệ thống mới có áp dụng vào các bộ phận này có được không? + Tiến hành sửa đổi + Nhận xét, so sánh 4. Phương pháp chuyển đổi bộ phận Chọn ra một vài bộ phận có chức năng quan trọng có ảnh hưởng đ ến cả hệ thống đ ể - tiến hành tin học hóa Sau đó đưa bộ phận đã thiết kế vào ứng dụng ngay, các bộ phận khác thì vẫn hoạt động - như cũ. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho các bộ phận còn lại. Câu 14: Kiến thức cần có để quản trị hệ thống thông tin ? Hiểu được quy trình xử lý thông tin trong hệ thống thông tin đó, hiểu được công việc trong tổ chức đó như tổ chức đó làm gì? Hệ thống thông tin giải quyết những vấn đề gì? Có hiểu biết về hệ thống thông tin, biết quy trình hoạt động, xây dựng và phát triển c ủa h ệ thống. Có những hiểu biết về phần cứng, phần mềm liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp,… Câu 15: Vai trò của việc tìm hiểu và đánh giá hiện trạng của hệ thống? Đây là một công việc trong phần khảo sát, là một công việc không thể thiếu trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin. Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá hiện trạng của hệ thống thông tin của tổ chức giúp ta nắm bắt được quy trình xử lý, cách thức hoạt động, biết đ ược những mặt mạnh và mặt yếu của hệ thống hiện tại từ đó xây dựng ra được yêu cầu cho hệ thống mới. Cụ thể khi đánh giá hiện trạng của hệ thống ta có thể phát hiện ra những mặt y ếu kém còn tồn tại
  12. như thiếu người xử lý thông tin, bỏ sót công việc xử lý thông tin,… hoặc phát hiện những l ỗi, sự quá tải, hay không hợp lý trong hệ thống,… gây ra hao phí cao, chi phí lớn, làm tổn hại tới khả năng hoạt động của tổ chức. Câu 16: Vai trò của đào tạo công nghệ thông tin trong ứng dụng Hệ thống thông tin? Công nghệ thông tin là cơ sở cho hệ thống thông tin, bao gồm các công nghệ càn thiết cho hệ thống vận hành. Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ mọi doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và hiệu suất của quy trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị ra quyết định, cộng tác nhóm làm việc, qua đó tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thị trường biến đổi nhanh. Những hệ thống thông tin trên nền internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong môi trường kinh doanh toàn cầu,… công nghệ thông tin ngày càng đóng một vai trò lớn trong kinh doanh Câu 17: Khung tri thức về hệ thống thông tin? Câu 18: Quy trình xây dựng hệ thống thông tin (mô tả vắn tắt) Câu 19: Tại sao nói đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp thiết khi doanh nghiệp muốn áp dụng HTTT? Câu 20: Con người là quan trọng nhất trong HTTT? Câu 21: Để phát triển một hệ thống thông tin hiệu quả, DN cần phải làm gì?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2