intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ­ ĐỊA LÍ 11 BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI  CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.  CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI A – LÝ THUYẾT I. Sự phân chia thanh cac nhom n ̀ ́ ́ ươć  ­ Các nước có sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển  kinh tế. Dựa vào trình độ phát triển KT ­ XH, các nước được xếp thành hai nhóm:  Nhóm nước phát triển, nước đang phát triển.  ­ Sự tương phản giữa hai nhóm nước thể hiện ở các mặt:   + Đặc điểm phát triển dân số.  + Các chỉ số xã hội (HDI…)   + Cơ cấu GDP phân theo khu vực KT  + Tổng GDP và bình quân GDP/người  ­ Nước công nghiệp mới (NICs): Nước đạt được trình độ phát triển nhất định về CN. II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế­ xã hội của các nhóm nước.  1. Về kinh tế:  ̀ ươì: Nước phát triển ở mức cao, nước NICs ở mức khá  ­ GDP binh quân theo đâu ng ̀ cao, nước đang phát triển ở mức thấp  ­ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: Các nước phát triển KVIII chiếm tỉ trọng  lớn nhất (71% ­ 2004), KVI chiếm tỉ trọng thấp nhất (2% ­ 2004). Các nước đang phát  triển đang cố sự chuyển dịch theo hướng tích cực(giảm tỉ trọng KVI, tăng tỉ trọng  KVII, KVIII) nhưng KVI hiện vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP(25% ­ 2004).  2. Về một số vân đê xa hôi:  ́ ̀ ̃ ̣ a. Tuổi thọ trung bình.   ­ Các nước phát triển có TTTB cao hơn TTTB của TG và cao hơn nhiều so với TTTB  của các nước đang phát triển.   ­ Các nước đang phát triển có TTTB thấp (65t ­ 2005).  b. Chỉ số HDI.   ­ Các nước phát triển có chỉ số HDI cao hơn mức TB của TG và cao hơn nhiều so với  các nước đang phát triển.   ­ Các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn mức TB của TG, thấp hơn nhiều  so với các nước phát triển. 
  2. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.  1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng  ­ Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.   ­ Đặc trưng: làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.   ­ Có 4 công nghệ trụ cột: CN sinh học, CN vật liệu, CN năng lương và CNTT.  2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới nền kinh tế  ­ xã hội thế giới.   ­ Xuất hiện nhiều ngành CN mới, có hàm lượng KT cao: SX phần mềm, công nghệ  gen; các ngành DV cần nhiều tri thức: Bảo hiểm, viễn thông…  ­ Cơ cấu KT chuyển đổi theo hướng: Tăng tỉ trọng của DV, giảm tỉ trọng của CN và  nông nghiệp  ­ Xuất hiện nền kinh tế tri thức.   + KT tri thức là loại hình KT mới dựa trên tri thức,kĩ thuật,công nghệ cao.  + Một số ngành DV cần nhiều tri thức: Kiến trúc, điều tra, thăm dò, ngân hàng, máy  tính và các dv liên quan tới CNTT, thông tấn, báo chí, makettinh, quảng cáo, bất động  sản.... B – LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đặc điểm chung của nhóm các nước đang phát triển là? A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều. B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. Câu 2. Các nước có GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực nào? A. Đông Á. B. Trung Đông. C. Bắc Mĩ. D. Đông Âu. Câu 3. Căn cứ để phân chia các quốc gia thành hai nhóm nước là A. trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội. B. đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội. C. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế. D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội. Câu 4.Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là A. công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ lọc hóa dầu. B. công nghệ in, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng. C. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin, công nghệ vật  liệu. D. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ nano, công nghệ in.
  3. Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện vào thời gian nào  sau đây? A. Đầu thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. C. Đầu thế kỉ XX, giữa thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. 2. TỰ LUẬN Câu 1: Nêu đặc trưng và những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công  nghệ hiện đại Gợi ý: Đặc trưng: ­ Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao ­ Bốn công nghệ  trụ  cột: công nghệ  sinh học, công nghệ  vật liệu, công   nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. Tác động: ­ Làm xuất hiện nhiều ngành mới ­ Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế ­ Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức ­ Thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ. BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ A – LÝ THUYẾT I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế.   ­ Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc qia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế  đến văn hoá, khoa học.  Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền KT ­ XH  thế giới.  1. Những biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.  a. Thương mại thế giới phát triển mạnh.   ­ Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hoá trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP  ­ Trong sự phát triển của thương mại thế giới có vai trò quan trọng của WTO.  b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.   ­ Từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774tỉ USD lên 8895 tỉ USD (Tăng > 5  lần).   ­ Trong đó DV chiếm tỉ trọng ngày càng lớn đặc biệt là các DV nhiều LÝ THUYẾT.  c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.   ­ Nhiều ngân hàng của các nước trên thế giới được liên kết với nhau
  4.  ­ Các tổ chức tài chính quốc tế được hình thành như: IMF, WB, ADB có vai trò quan  trọng trong sự phát triển nền KT toàn cầu và trong đời sống KT ­ XH của các quốc  gia.  d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.    + Phạm vi hoạt động rộng, trên nhiều quốc gia.   + Nắm nguồn của cải vật chất lớn.   + Chi phối nhiều ngành KT quan trọng.  2. Hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.   a. Tích cực:   ­ Thúc đẩy SX phát triển và tăng trưởng KT toàn cầu.   ­ Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để KHCN, tăng cường sự hợp tác quốc tế.  b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế.  1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.   * Cơ sở hình thành các tổ chức liên kết KT khu vực:  Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh giữa các KV trờn TG, những quốc gia  có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi íchphát  triển đó liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù.   * Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Bảng 2 2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế.   a. Tích cực:   ­ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tự do hoá thương mại.   ­ Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.  b. Tiêu cực: Tạo ra những thách thức về đảm bảo quyền độc lập, tự chủ  về kinh tế  và chính trị. B. LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế? A. Đầu tư nước ngoài tang nhanh B. Thương mại thế giới phát triển mạnh C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
  5. D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút Câu 2. Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới? A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ B. Tổ chức thương mại thế giới C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á D. Liên minh châu Âu Câu 3. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về A. Thành phần chủng tộc. B. Mục tiêu và lợi ích phát triển. C. Lịch sử dựng nước, giữ nước. D. Trình độ văn hóa, giáo dục. Câu 4. Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế? A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế. B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. C. Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. Câu 5. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây A. Liên minh châu Âu B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ C. Thị trường chung Nam Mĩ D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 2. TỰ LUẬN Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Các biểu hiện của toàn cầu hóa? Hệ  quả  của toàn   cầu hóa? Gợi ý: Khái niệm: là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế  giới về  nhiều mặt  kinh tế, văn hóa đến chính trị, khoa học kĩ thuật ... Biểu hiện của toàn cầu hóa: ­ Thương mai thế giới phát triển mạnh Tốc độ  tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ  tăng trưởng kinh   tế WTO chi phối 95% hoạt động thương mại thế giới ­ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh Giá trị đầu tư tăng Lĩnh vực đầu tư chiếm tỉ trọng ngày càng lớn ­ Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng Tổ chức WB, IMF có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới ­ Vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia: nắm trong tay khối   lượng tài sản lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng Hệ quả: ­ Tích cực: Thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  6. Thúc đẩy đầu tư và khai thác triệt để công nghệ Tăng cường sự hợp tác quốc tế ­ Tiêu cực: làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo Câu 2: Khái niệm khu vực hóa? Nguyên nhân xuất hiện khu vực hóa? Các tổ  chức liên kết khu vực? Hệ quả của khu vực hóa kinh tế? Gợi ý: KN: Những quốc gia có những nét tương đồng về  địa lí, kinh tế, văn hoá, xã   hội, có chung mục tiêu phát triển đã liên kết lại với nhau. Nguyên nhân: o Do sự phát triển không đều và sức ép, cạnh tranh của các khu vực khác. Các tổ chức liên kết khu vực: APEC (thành lập 1989, 21 nước), ASEAN (thành  lập 1967, 10 nước),  EU  (thành lập 1957, 27 nước), NAFTA  (thành lập 1994, 3  nước), MERCOSUR (thành lập 1991, 5 nước) Hệ quả: o Tích cực  Tạo động lực thúc sự tăng trưởng và phát triển kinh tế  Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới  Thúc đẩy mở  cửa thị  trường quốc gia, hình thành các thị  trường  khu vực rộng lớn  Thúc đẩy tự do hóa thương mại đầu tư dịch vụ o Tiêu cực:  Ảnh hưởng tới sự tự chủ về kinh tế suy giảm về quyền lực qu ốc   gia  Các ngành kinh tế  bị  cạnh tranh quyết liệt nguy cơ  trở  thành thị  trường tiêu thụ.
  7. BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU A – LÝ THUYẾT I. Vấn đề dân số 1. Bùng bổ dân số a. Biểu hiện  ­ Dân số thế giới tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX   bùng nổ dân số năm 2005: dân số TG là 6477 triệu người; năm 2013: 7137 triệu người  ­ Bùng nổ  dân số  diễn ra chủ  yếu  ở  các nước đang phát triển: Các nước đang phát   triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhiều các nước phát triển và toàn TG b. Hậu quả ­ Dân số  tăng nhanh sẽ  gây sức ép lớn đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi  trường (tích lũy nền kinh tế, việc làm, cạn kiệt tài nguyên…)  c. Biện pháp: Hạn chế sự gia tăng dân số bằng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. 2. Già hóa dân số a. Biểu hiện  ­ Dân số thế giới đang già đi, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ người già ngày càng tăng.   ­ Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển.  b. Hậu quả  ­ Thiếu hụt lực lượng lao động.   ­ Chi phí phúc lợi xã hội lớn cho người già c. Biện pháp:  ­ Khuyến khích sinh đẻ.   ­ Có chính sách nhập cư phù hợp. II. Vấn đề môi trường Vấn đề môi  Hiện  Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp trường trạng
  8. Lượng CO2 gây  ­ Băng tan  ­ Giảm  hiệu ứng nhà  Mực nước biển  lượng CO2  kính và các khí  dâng gây ngập  trong sản  ­ Trái Đất  thải khác trong  lụt nhiều nơi. xuất và sinh  nóng lên. khí quyển tăng  ­ Thời tiết, khí  hoạt. ­ Mưa axit. (Sản xuất CN,  hậu thất  ­ Trồng và  1. Biến đổi khí  GTVT, sinh  thường, thiên tai  bảo vệ  hậu toàn cầu hoạt…) thường xuyên… rừng… và suy giảm  ­ Cắt giảm  tầng ôzôn lượng CFCS  Tầng ôzôn  Các chất khí  trong sản  bị mỏng  CFCs trong sản  Ảnh hưởng đến  xuất và sinh  dần và lỗ  xuất công  sức khoẻ, mùa  hoạt. thủng ngày  nghiệp, sinh  màng, sinh vật. càng lớn. hoạt. ­ Trồng  nhiều cây  xanh. ­ Thiếu nguồn  nước ngọt,  Ở nhiều  ­ Chất thải từ  nước sạch. ­ Xử lí chất  nơi, nguồn  sản xuất, sinh  thải trước  ­ Ảnh hưởng  2. Ô nhiễm  nước ngọt,  hoạt chưa qua  đến sức khoẻ  khi thải ra. nguồn nước  nước biển  xử lí. con người. ­ Đảm bảo  ngọt, biển và  đang bị ô  đại dương nhiễm  ­ Tràn dầu, rửa  ­ Môi trường  an toàn khai  nghiêm  tàu, đắm tàu  biển và đại  thác dầu và  trọng. trên biển. dương bị tổn  hàng hải. thất nghiêm  trọng. ­ Xây dựng  ­ Mất đi nhiều  các khu bảo  loài sinh vật,  Nhiều loài  tồn thiên  nguồn gen quý,  sinh vật bị  ­ Khai thác thiên  nhiên, các  nguồn thực  tuyệt  vườn quốc  3. Suy giảm đa  nhiên quá mức. phẩm, nguồn  chủng hoặc  gia. dạng sinh học thuốc chữa  đứng trước  ­ Do ô nhiễm  bệnh, nguồn  ­ Thực hiện  nguy cơ  môi trường. nguyên liệu… luật bảo vệ  diệt chủng. rừng, bảo vệ  ­ Mất cân bằng  tài nguyên  sinh thái. sinh vật... III. Các vấn đề xã hội khác
  9. Vấn đề Biểu hiện Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp  ­ Do mâu   ­ Xuất hiện ở  thuẫn, tranh  nhiều nơi.  giành quyền  Các quốc gia  Xung đột sắc  lợi.  Đe dọa trực  cũng như toàn   ­ Nhiều cách  tộc, xung đột  tiếp tới ổn  thế giới phải  thức khác nhau.   ­ Do hoạt  tôn giáo và nạn  định, hòa bình  hợp tác tích  khủng bố  ­ Mức độ nguy  động của các  thế giới cực để chống  hiểm ngày  tổ chức tôn  khủng bố càng cao.  giáo, chính trị  cực đoan.  Một số vấn đề mang tính toàn cầu khác: Hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí,  rửa tiền…), tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy… B. LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dân số già sẽ dẫ tới hậu quả nào sau đây? A. Thất nghiệp và thếu việc làm B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường. D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Câu 2. Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất? A.Nông nghiệp       B.Công nghiệp C.Xây dựng       D. Dịch vụ Câu 3. Nhiệt độ  Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự  gia tăng chủ  yếu của chất khí  nào trong khí quyển? A. O3        B.CH4 C. CO2        D.N2O Câu 4. Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào đã làm tầng ôdôn mỏng dần? A. O3        B.CFCs C. CO2        D.N2O Câu 5. Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mối đe dọa rực tiếp   tới ổn định, hòa bình thế giới là A. Làn sóng di cư tới các nước phát triển B. Nạn bắt cóc người, buôn bán nô lệ C. Khủng bố, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. D. Buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã. 2. TỰ LUẬN Câu 1: Sự  già hóa dân số   ở  các nước phát triển và bùng nổ  dân số   ở  các nước  đang phát triển có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội? Gợi ý: ­ Năm 2005 dân số thế giới là 6,477 triệu người trong đó các nước đang phát triển  chiếm 80 %
  10. ­ Sự  tăng giảm dân số   ở  các nhóm nước khác nhau đã  ảnh hưởng đến sự  phát   triển kinh tế xã hội. ­ Các nước phát triển: Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp hoặc không tăng Cơ cấu dân số già Ảnh hưởng:  Thiếu lao động bổ sung  Tỉ lệ người già ngày càng nhiều chi phí tiền phúc lợi xã hội cao ­ Các nước đang phát triển: Gia tăng dân số  nhanh, chiếm đại bộ  phận trong dân số  tăng lên hàng  năm => bùng nổ dân số Kinh tế còn chậm phát triển Ảnh hưởng:  Gây sức ép rất lớn đến sự phát triển kinh tế  Chất lượng cuộc sống (việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục ..... )  Môi trường hủy hoại nhanh
  11. BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI A – LÝ THUYẾT I. Tự nhiên của Châu Phi ­ Khí hậu: Khô nóng ­ Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan. ­ Tài nguyên:    + Giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, kim cương, crom, khí tự nhiên, vàng,  sắt…    + Rừng chiếm diện tích ít phân bố chủ yếu quanh vùng xích đạo: rừng xích đạo và  nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xa van và xa van – rừng. ­ Sông ngòi: tập trung chủ yếu quanh vùng xích đạo, có các sông lớn: sông Nin, sông  Công – gô, sông Nigie,… ­ Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều khu  vực bị hoang hoá… ­ Giải pháp: Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và áp dụng các biện pháp thuỷ  lợi.  II. Dân cư – xã hội ­ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nên dân số tăng rất nhanh. ­ Tuổi thọ trung bình thấp. ­ Là châu lục được biết đến với nhiều dịch bệnh đặc biệt là HIV… ­ Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa đk xoá bỏ ­ Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật. Các nước nghèo ở châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức về y tế,  giáo dục, lương thực trên thế giới thông qua các dự án chống đói nghèo, bệnh tật.  III. Kinh tế ­ Đa số các nước Châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển. → Nguyên nhân:    + Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .    + Xung đột sắc tộc, chính phủ yếu kém,….    + Trình độ dân trí thấp… ­ Bên cạnh đó, nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực.
  12. B – LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi? A. Khoáng sản và thủy sản. B. Khoáng sản và rừng. C. Rừng và thủy sản. D. Đất và thủy sản. Câu 2. Đất đai  ở  ven các hoang mạc, bán hoang mạc  ở châu Phi, nhiều nơi bị  hoang   mạc hóa là do A. Khí hậu khô hạn. B. Quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh. C. Rừng bị khai phá quá mức. D. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ. Câu 3. Để  phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số  các quốc gia  ở  châu Phi là A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh. B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt. C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn. D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn. Câu 4. Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do A. Tỉ suất tử thô rất thấp B. Quy mô dân số đông nhất thế giới C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao D. Tỉ suất gia tăng cơ giới lớn Câu 5: Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi? A. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn B. khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức. C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác. D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác. 2. TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày những đặc điểm tự nhiên kinh tế dân cư xã hội của châu Phi? Gợi ý: a. Tự nhiên: ­ Khí hậu khô nóng khắc nghiệt phần lớn lãnh thổ là xa van và hoang mạc ­ Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu đặc biệt là kim cương,  tuy nhiên khoáng sản cạn kiệt nhanh ­ Rừng chiếm diện tích lớn nhưng bị khai thác quá mức => hoang mạc hóa ­ Biện pháp: khai thác sử  dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện   pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn b. Xã hội:
  13. ­ Dân số tăng rất nhanh ­ Tuổi thọ rất thấp: 52 tuổi ­ Trình độ dân trí thấp. ­ Chất lượng cuộc sống thấp, đói nghèo, bệnh tật hoành hành (2/3 nhiễm HIV   thế giới) ­ Có nhiều xung đột vũ trang,sắc tộc c. Kinh tế: ­ Nhiều nước nghèo. ­ GDP/người thấp ­ Cơ sở hạ tầng kém ­ Nền kinh tế kém phát triển: tổng GDP chỉ chiếm 1,9% GDP toàn cầu ­ Hiện nay nền kinh tế châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực * Nguyên nhân: ­ Khó khăn về tự nhiên ­ Từng bị thực dân thống trị tàn bạo. ­ Xung đột sắc tộc. ­ Khả năng quản lí yếu, kém. ­ Dân số tăng nhanh. TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MỸ LA TINH A – LÝ THUYẾT I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La Tinh 1. Tự nhiên * Thuận lợi: ­ Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu ­ Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây  công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. * Khó khăn: ­ Khai thác nhiều. ­ Việc khai thác chưa mang lại nhiều lợi ích. 2. Dân cư và xã hội ­ Dân cư còn nghèo đói. ­ Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn. ­ Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng lớn đến việc giải  quyết vấn đề xã hội và phát triển kinh tế. II. Một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh ­ Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều. ­ Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài.
  14. ­ Nợ nước ngoài lớn. ­ Nguyên nhân:    + Tình hình chính trị không ổn định.    + Các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển xã hội.    + Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế ­ xã hội độc lập, tự chủ. ­ Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo  dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất  nước… B­ LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ La tinh vì A. Có diện tích rộng lớn B. Có đường Xích đạo chạy qua gần giữa khu vực C. Bao quanh là các biển và đại dương D. Có đường chí tuyến Nam chạy qua Câu 2. Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là A. Quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. B. Khoáng sản phi kim loại C. Vật liệu xây dựng D. Đất chịu lửa, đá vôi Câu 3. Dân cư nhiều nước Mĩ La tinh còn nghèo đói không phải là do A. Tình hình chính trị không ổn định B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài D. Phần lớn người dân không có đất canh tác Câu 4. Nguyên nhân chủ  yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ  phá triển kinh tế  không   đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh? A. Chính trị không ổn định B. Cạn kiệt dần tài nguyên C. Thiếu lực lượng lao động D. Thiên tai xảy ra nhiều Câu 15. Kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là  do đâu? A. Không còn phụ thuộc vào nước ngoài. B. Cải cách ruộng đất triệt để. C. San sẻ quyền lợi của các công ti tư bản nước ngoài. D. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước. 2. TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày những đặc điểm tự  nhiên, dân cư  xã hội,kinh tế  của Mỹ  La   Tinh?
  15. Gợi ý: a. Tự nhiên: ­ Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm và xa­van cỏ ­ Khoáng sản đa dạng chủ yếu kim loại màu kim loại quý và năng lượng => Tự  nhiên giàu có nhưng đại bộ  phận dân cư  không được hưởng từ  các nguồn lợi   này b. Xã hội: ­ Thu nhập giữa người giàu và người chênh lệch rất lớn ­ Do cải cách ruộng đất không triệt để ­ Đô thị thị hóa quá mức c. Kinh tế Thực trạng: ­ Kinh tế tăng trưởng không đều. ­ Đầu tư nước ngoài giảm mạnh ­ Nợ nước ngoài cao: ­ Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. Nguyên nhân: ­ Tình hình chính trị thiếu ổn định ­ Đầu tư nước ngoài giảm mạnh ­ Duy trì cơ  cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, thế  lực thiên chúa   giáo cản trở ­ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập tự chủ Biện pháp: ­ Củng cố bộ máy nhà nước. ­ Phát triển giáo dục. ­ Quốc hữu hoá 1 số ngành KT ­ Tiến hành công nghiệp hoá ­ Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á A – LÝ THUYẾT I. Tây Nam Á a. Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải  quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự. b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: ­ Khí hậu: nói chung khô, vai trò của biển không đáng kể. Cảnh quan khô hạn có sự  phân hoá. ­ Thuỷ văn: mạng lưới sông thưa, ngắn, ít nước. ­ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec­xich.
  16. c. Đặc điểm xã hội: ­ Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh. ­ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn  định. II. Trung Á a. Vị trí địa lý: ­ Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con  đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế. ­ Bao gồm các nước: Ca­dăc­xtan, Cư­rơ­gư­xtan, Tat­gi­ki­xtan, Tuốc­mê­ni­xtan, U­ dơ­bê­ki­xtan, Mông Cổ. b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên: ­ Khí hậu khô hạn. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên. ­ Thuỷ văn: thưa thớt, có 2 hồ lớn: Aran, Bankhat. ­ Khu vực giàu có về tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, đồng, uranium… c. Đặc điểm xã hội: Là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo đạo Hồi cao (trừ  Mông Cổ). Là nơi giao thoa của văn hoá phương Đông và phương Tây. III. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ ­ Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% TG. ­ Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. ­ Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố ­ Nguyên nhân:    + Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.    + Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, tôn giáo cực đoan. ­ Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả­ rập và người Do Thái. ­ Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng. B – LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là A. Than và uranium B. Dầu mỏ và khí tự nhiên C. Sắt và dầu mỏ D. Đồng và kim cương
  17. Câu 2. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở đâu? A. Ven biển Đỏ. B. Ven biển Ca­xpi. C. Ven Địa Trung Hải. D. Ven vịnh Péc­xich. Câu 3. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở  khu vực Trung Á là A. Nguồn lao động B. Bảo vệ rừng C. Giống cây trồng D. Giải quyết nước tưới Câu 4. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là A. Đông dân và gia tăng dân số cao B. Xung độ sắc tộc, tôn giáo và khủng bố C. Phần lớn dân cư theo đạo Ki­tô D. Phần lớn dân số sống theo đạo Ki­tô Câu 5: Điểm tương đồng về kinh tế ­ xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi. B. Bùng nổ dân số và nghèo đói. C. Thu nhập bình quân đầu người cao. D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản. 2.  TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á Và khu vực Trung Á? Gợi ý: * Vai trò cung cấp dầu mỏ: ­ Khu vực Tây Nam Á Và Trung Á có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á  chiếm 50% trữ lượng thế giới. ­ Tây Nam Á là khu vực xuất khẩu nhiều dầu mỏ nhất thế giới. => Dầu mỏ, vị trí địa lý chính trị quan trọng của khu vực là nguyên nhân sâu xa gây ra   tình trạng bất ổn định ở khu vực này. * Xung đột sắc tộc tôn giáo và nạn khủng bố: a. Hiện tượng. ­ Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc,   tôn giáo, giữa các phái trong hồi giáo, nạn khủng bố. ­ Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều nơi b. Nguyên nhân: ­ Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống ­ Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc về  lịch   sử ­ Do các thế lực bên ngoài can thiệp, nhằm vụ lợi. c. Hậu quả: ­ Gây mất  ổn định  ở  mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu  vực khác. ­ Đời sống nhân dân bị  đe doạ  và không được cải thiện, kinh tế  bị  huỷ  hoại và   chậm phát triển.
  18. ­ Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới Câu 2: Trình bày đặc điểm nổi bật của 2 khu vực Tây Nam Á Và khu vực Trung   Á? Hai khu vực có cùng những điểm chung gì? * Hai khu vực có cùng điểm chung là: Cùng có vị trí địa lí – chính trị rất chiến lược. Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác. Tỉ lệ dân cư theo đạo hồi cao BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ A – LÝ THUYẾT I. Lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì 1. Lãnh thổ ­ Rộng lớn, gồm 3 bộ phận:    + Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ: bao gồm 48 bang, là khối lãnh thổ quốc gia lớn thứ  5 TG với diện tích hơn 7,8 triệu km2.    + Alaxca: là một bộ phận của Hoa Kì ở Tây Bắc lục địa Bắc Mĩ. Có diện tích: 1,5  triệu km2.    + Ha­oai: có diện tích hơn 16 ngàn km2. Đây là 1 quần đảo nằm ở Châu Đại Dương. ­ Hình dạng lãnh thổ cân đối là một thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao  thông. 2. Vị trí địa lí ­ Nằm ở bán cầu tây. ­ Nằm giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. ­ Tiếp cận Ca­na­đa và khu vực Mĩ la tinh. II. Dân cư – xã hội 1. Dân số ­ Dân số đứng thứ 3 trên thế giới. ­ Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á. ­ Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động. 2. Thành phần dân cư ­ Đa dạng: có đại diện tất cả các chủng tộc. ­ 83% có nguồn gốc từ châu Âu. ­ Gốc châu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh. ­ Gốc châu Phi khoảng 33 triệu người ­ Dân Anh điêng chỉ còn khoảng 3 triệu người.
  19. 3. Phân bố dân cư: ­ Là nước có mật độ dân số trung bình: 34 người/km2. ­ Dân cư tập chung chủ yếu ở ven biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. ­ Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%. B – LUYỆN TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ngoài phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn 8 triệu km2, HOA KÌ còn  bao gồm: A. Bán đảo A­la­xca và quần đảo Ha­oai B. Quần đảo Ha­oai và quần đảo Ăng­ti Lớn. C. Quần đảo Ăng­ti Lớn và quần đảo Ăng­ti Nhỏ D. Quần đảo Ăng­ti Nhỏ và bán đảo A­la­xca. Câu 2. Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là A. Nguồn lao động có trình độ cao B. Nguồn đầu tư vốn lớn C. Làm phong phú thêm nền văn hóa D. Làm đa dạng về chủng tộc Câu 3. Dân cư Hoa Kì tập trung với mật độ cao ở A. Ven Thái Bình Dương B. Ven Đại Tây Dương C. Ven vịnh Mê­hi­cô D. Khu vực Trung tâm Câu 4. Dân cư Hoa Kì sống tập trung chủ yếu ở A. Nông thôn B. Các thành phố vừa và nhỏ C. Các siêu đô thị D. Ven các thành phố lớn Câu 5: Hoa Kì có dân số đông và tăng nhanh chủ yếu là do A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao. B. tỉ lệ gia tăng tự nhiên tăng. C. dân nhập cư đông.
  20. D. chuyển cư nội vùng. 2. TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư của Hoa Kì? 1. Gia tăng dân số ­ Dân số: 296,5 triệu người (2005) thứ 3 trên TG (sau TQ, AĐ) ­ Dân số  đặc biệt tăng nhanh trong suốt thế  kỉ  XIX ­> LĐ dồi dào (chủ  yếu do   nhập cư) ­ Dân nhập cư đem lại nguồn tri thức,vốn,lực lượng lao động lớn ­ Dân số có xu hướng già hóa => tăng các khoản chi phí xã hội ­ Tỉ lệ gia tăng tư nhiên thấp ­ Tuổi thọ trung bình 78 tuổi (2004) ­ Thành phần dân cư: đa dạng, phức tạp, trong đó 83 % là người có nguồn gốc  châu Âu => Nền văn hóa phong phú, song quản lí XH gặp nhiều khó khăn 2. Phân bố dân cư ­ Phân bố không đều: Đông đúc ở Đông Bắc, ven biển và đại dương Thưa thớt ở vùng Trung tâm và vùng núi hiểm trở phía tây ­ Tỉ lệ dân thành thị cao 79 % ­ Xu hướng: di chuyển từ vùng ĐB đến phía Nam và ven bờ TBD. Câu 11: Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế Hoa Kỳ? a. Dịch vụ: Phát triển mạnh, chiếm 79,4% gdp (2004) Ngoại thương: chiếm 12% tổng giá trị  ngoại thương thế giới, giá trị  nhập siêu  ngày càng lớn Giao thông vận tải: o hệ thống đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới o có số sân bay nhiều nhất thế giới với 30 hãng hàng không đảm nhiệm 1/3  số khách hàng thế giới o các ngành vận tải khác cũng phát triển Tài chính: hệ thống ngân hàng tài chính phát triển mạnh có mặt khắp thế giới Thông tin liên lạc: hiện đại có nhiều vệ  tinh, thiết lập hệ  thống định vị  toàn   cầu Du lịch phát triển mạnh, doanh thu lớn b. Công nghiệp: Là nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ Nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới Sản xuất công nghiệp gồm có 3 nhóm ngành: o công nghiệp chế biến chiếm 84,2 giá trị hàng xuất khẩu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2