intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du" được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU TỔ: SỬ- ĐỊA- GDCD- GD QP&AN- HĐ HNTN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP, KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11 NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế - Sản xuất của cải vật chất. - Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường - Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường Chủ đề: Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Quy luật giá trị - Quy luật cạnh tranh - Quy luật cung - cầu - Vận dụng các quy luật I. TRẮC NGHIỆM: (28 câu – 7 điểm) Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế Câu 1. Sự tác động của con người vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình được gọi là A. sản xuất của cải vật chất. B. sản xuất của cải tinh thần. C. quá trình chinh phục tự nhiên. D. quá trình cải tạo thế giới. Câu 2. Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên để tạo ra A. sản phẩm phù hợp với nhu cầu. B. xã hội giàu mạnh, nhân dân no ấm. C. sản phẩm công nghệ hiện đại. D. nền kinh tế toàn cầu hóa. Câu 3. Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học chỉ được thực hiện trên nền tảng của A. trình độ phát triển của con người. B. sản xuất của cải vật chất. C. sự hợp tác giữa các quốc gia. D. trình độ phát triển cao của xã hội. Câu 4. Cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội là vai trò của A. hoạt động nghiên cứu khoa học. B. hoạt động chính trị xã hội. C. hoạt động sản xuất của cải vật chất. D. hoạt động quản lý nhà nước. Câu 5. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là A. trình độ lao động. B. quá trình lao động. C. sức lao động. D. lao động. Câu 6. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên là A. sản xuất của cải vật chất. B. sử dụng lao động. C. tái sản xuất sức lao động. D. lao động.
  2. Câu 7. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích sử dụng được gọi là A. tư liệu lao động. B. tư liệu sản xuất. C. công cụ lao động. D. đối tượng lao động. Câu 8. Một vật hạy hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động được gọi là A. tư liệu lao động. B. đối tượng lao động. C. công cụ lao động. D. cơ sở hạ tầng của sản xuất. Câu 9. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội được gọi là A. cân đối kinh tế. B. phát triển kinh tế. C. cơ cấu kinh tế D. phát triển sản xuất. Câu 10. Yếu tố quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế là A. cơ cấu thành phần. B. cơ cấu ngành. C. cơ cấu vùng. D. cơ cấu miền. Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường Câu 1. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán được gọi là A. hàng hóa. B. giá trị. C. thương hiệu. D. của cải vật chất. Câu 2. Khi trao đổi 1m vải lấy 5kg thóc, ta gọi đây là giá trị trao đổi (hay tỷ lệ trao đổi). Vậy giá trị trao đổi này được thực hiện là căn cứ vào A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá cả. Câu 3. Hàng hóa có 2 thuộc tính là A. giá trị và giá trị sử dụng. B. giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. C. giá trị và giá trị trao đổi. D. thời gian lao động xã hội cần thiết và cá biệt. Câu 4. Giá trị sử dụng của hàng hóa là A. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. B. công dụng, tính có ích của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó. C. tỷ lệ trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. D. thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa. Câu 5. Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa được gọi là A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị trao đổi. D. giá trị cá biệt. Câu 6. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng. C. lượng giá trị của hàng hóa. D. hao phí lao động. Câu 7. Khi người mua và người bán nói đã mua bán đúng giá, có nghĩa là A. giá cả cao hơn giá trị. B. giá cả bằng giá trị. C. giá cả thấp hơn giá trị. D. giá cả xoay quanh giá trị. Câu 8. Trong cơ cấu giá trị của hàng hóa, nhân tố tăng thêm là A. tư liệu sản xuất. B. sức lao động. C. lợi nhuận. D. nguyên vật liệu. Câu 9. Muốn mua được hàng hóa tốt, giá cả phải chăng thì cần phải
  3. A. nắm bắt đầy đủ thông tin về hàng hóa trên thị trường. B. biết được giá trị xã hội đã kết tinh trong hàng hóa. C. biết được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. D. hiểu được quy trình công nghệ đã làm ra hàng hóa đó. Câu 10. Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau C. Chúng có giá trị bằng nhau D. Chúng đều là sản phẩm của lao động Câu 11. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định được gọi là A. giá trị. B. giá cả. C. giá trị trao đổi. D. giá trị sử dụng. Câu 12. Yếu tố nào sau đây được cho là “mệnh lệnh của thị trường” đối với người sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Giá cả. B. Giá trị. C. Giá trị sử dụng. D. Tiền tệ. Câu 13. Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán Câu 14: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây? A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả Câu 15: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là A. sàn giao dịch. B. thị trường chứng khoán. C. chợ D. thị trường. Chủ đề: Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Bài 3: Quy luật giá trị Câu 1. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt. C. thời gian lao động trung bình. D. Tổng thời gian lao động. Câu 2. Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt. C. tổng thời gian lao động xã hội cần thiết. D. tổng thời gian lao động cá biệt. Câu 3. Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt. C. tổng thời gian lao động xã hội cần thiết. D. tổng thời gian lao động cá biệt. Câu 4. Trong lưu thông quy luật giá trị yêu cầu trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc A. bằng giá. B. ngang giá. C. đúng giá. D. định giá. Câu 5. Giá cả vận động xoay quanh A. giá trị. B. tiền tệ. C. thị trường. D. hàng hóa.
  4. Câu 6. Nguyên tắc ngang giá được hiểu là hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi A. lao động xã hội cần thiết bằng nhau. B. lao động xã hội cần thiết khác nhau. C. lao động cá biệt bằng nhau. D. lao động cá biệt khác nhau. Câu 7. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng với A. tổng giá trị hàng hóa. B. tổng sản lượng hàng hóa. C. tổng dự trữ hàng hóa. D. tổng giá trị sử dụng của hàng hóa. Câu 8. Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh H là 1 giờ, anh K là 2 giờ, anh M là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh H B. Anh K C. Anh M D. Anh H và anh K Bài 4: Quy luật cạnh tranh Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh nhằm giành điều kiện thuận lợi để thu được hiều lợi nhuận gọi là A. đua tranh. B. chiến tránh. C. đấu tranh. D. cạnh tranh. Câu 2. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là A. thị trường. B. nguồn lực. C. nơi đầu tư. D. lợi nhuận. Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là A. những tác động của nền kinh tế thị trường đối với người sản xuất. B. các chủ thể kinh tế độc lập có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. C. sự phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên. D. sự phát triển của khoa học công nghệ và tác động của nhà nước. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh? A. giành ưu thế về nguồn lực sản xuất. B. giành thị trường, nơi đầu tư. C. giành hợp đồng, đơn đặt hàng. D. giành ưu thế độc quyền hàng hóa. Câu 5. Mặt trái của cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa là A. làm khoa học công nghệ phát triển. B. tăng năng suất lao động. C. khai thác tối đa các nguồn lực. D. đầu cơ tích trữ, nâng giá cao. Câu 7. Cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến A. kích thích sản xuất phát triển. B. nâng cao chất lượng sản phẩm. C. cải thiện đời sống nhân dân. D. làm rối loạn thị trường. Câu 8. Cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ của người dân là do A. hiện tượng đầu cơ tích trữ. B. hành vi quan liêu, tham nhũng. C. thủ đoạn kinh doanh phi pháp, bất lương. D. sự quản lý của nhà nước. Bài 5: Quy luật cung cầu Câu 1. Khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là A. cầu. B. cung. C. nhu cầu. D. cung cầu. Câu 2. Cầu chỉ xuất hiện khi A. người tiêu dùng muốn mua hàng hóa. B. người sản xuất đã cung ứng hàng hóa. C. người tiêu dùng muốn mua hàng và có khả năng thanh toán.
  5. D. người sản xuất chấp nhận bán chịu hàng hóa cho người mua. Câu 3. Cầu tỷ lệ thuận với A. giá cả. B. sản lượng. C. thu nhập. D. cung. Câu 4. Khối lượng hàng hóa dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả, chi phí sản xuất, khả năng sản xuất xác định được gọi là A. hàng hóa. B. cung. C. cầu. D. thị trường. Câu 5. Cung tỷ lệ nghịch với A. giá cả. B. sản lượng. C. thu nhập. D. cung. Câu 6. Nếu cầu giảm, nhà sản xuất sẽ phản ứng như thế nào? A. thu hẹp sản xuất. B. mở rộng sản xuất. C. giảm giá sản phẩm. D. Cả 3 ý trên. Câu 7. Nếu trên thị trường xảy ra hiện tượng giá bán của một hàng hóa cao hơn so với giá trị của hàng hóa đó thì điều đó có nghĩa là A. cung > cầu. B. cung < cầu. C. cung = cầu. D. cung # cầu. Câu 8. Hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng hóa trên thị trường sẽ làm cho A. cung > cầu. B. cung < cầu. C. cung = cầu. D. cung ≥ cầu. PHẦN TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM Bài 3: (2 điểm) - Vận dụng kiến thức đã học để nêu một số ví dụ về sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta. Bài 4: (1 điểm) - Vận dụng quy luật cung – cầu để giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung, cầu một loại sản phẩm hàng hóa ở địa phương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2