Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
lượt xem 3
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTGK1-NH22-23 MÔN GDCD-LỚP 11 Bài 1. CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I/ NHẬN BIẾT VÀ THÔNG HIỂU Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của A. con người. B. động, thực vật. C. xã hội. D. đời sống. Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là A. sản xuất kinh tế B. thỏa mãn nhu cầu. C. sản xuất của cải vật chất. D. quá trình sản xuất. Câu 3: Yếu tố nào quyết định mọi hoạt động của xã hội? A. Khoa học. B. Con người. C. Sản xuất của cải vật chất. D. Tự nhiên. Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đối với sự tồn tại của xã hội? A. Cơ sở. B. Động lực. C. Đòn bẩy. D. Trung tâm. Câu 5: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội? A. Sự phát triển sản xuất. B. Sản xuất của cải vật chất. C. Đời sống vật chất D. Đời sống tinh thần. Câu 6: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động? A. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người. B. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể. C. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. D. Sức lao động là những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau. Câu 7:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là A. sức lao động. B. lao động. C. sản xuất D. hoạt động. Câu 8: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là A. sản xuất. B. hoạt động. C. tác động. D. lao động. Câu 9: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là A. sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động. B. sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động. C. sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động. D. sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất. Câu 10: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì? A. Tư liệu lao động. B. Công cụ lao động. C. Đối tượng lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên Câu 11: Sức lao động là năng lực A. thể chất của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. B. tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
- C. thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình lao động D. Năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. Câu 12. Để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở… con người phải A. nghiên cứu khoa học. B. bảo vệ tài nguyên. C. sản xuất của cải vật chất. D. mở các công ty. Câu 13: Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất? A. Tư liệu sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa. D. Kết cấu hạ tầng. Câu 15: Tư liệu lao động được phân thành mấy loại? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 16: Đối tượng lao động được phân thành mấy loại? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 17: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động. B. Tư liệu lao động. C. Đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến D. Nguyên vật liệu nhân tạo. Câu 18: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? A. Đối tượnglao động. B. Tư liệu lao động. C. Công cụ lao động. D. Vật chất nhân tạo. Câu 19: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động? A. Máy khâu. B. Kim chỉ. C. Vải. D. Áo, quần. Câu 20: Đối với thợ mộc, đâu là đối tượng lao động? A. Gỗ. B. Máy cưa. C. Đục, bào. D. Bàn ghế. Bài 2: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường I/ NHẬN BIẾT VÀ THÔNG HIỂU Câu 1. Hàng hoá là sản phẩm của lao động để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua A. sản xuất, tiêu dùng. C. Phân phối, sử dụng. B. trao đổi mua – bán. D. Quá trình lưu thông. Câu 2. Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có A. giá trị. C. Giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng. D. Giá trị trên thị trường. Câu 3. Giá trị của ang hoá được biểu hiện thông qua A. giá trị sử dụng của nó. C. giá trị cá biệt của nó. B. công dụng của nó. D. giá trị trao đổi của nó. Câu 4. Lao động xã hội của người sản xuất ang hoá kết tinh trong ang hoá được gọi là A. giá trị của ang hoá. C. tính có ích của ang hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết. D. thời gian lao động cá biệt. Câu 5. Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì? A. Giá cả. C. Công dụng của hàng hóa. B. Lợi nhuận. D. Số lượng hàng hóa. Câu 6. Tiền tệ có mấy chức năng ?
- A. Ba chức năng. C. Năm chức năng. B. Bốn chức năng. D. Sáu chức năng. Câu 7. Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác được gọi gọi là A. mệnh giá. C. chỉ số hối đoái. B. giá niêm yết. D. tỉ giá hối đoái. Câu 8. Khi trao đổi ang hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng A. phương tiện lưu thông. C. tiền tệ thế giới. B. phương tiện thanh toán. D. giao dịch quốc tế. Câu 9. Các nhân tố cơ bản của thị trường là Câu 10. Thị trường có mấy chức năng cơ bản ? A. Hai chức năng. C. Bốn chức năng. B. Ba chức năng. D. Năm chức năng. Câu 11. Nhà đất được giao bán trên các sàn giao dịch bất động sản là loại hoàng hoá Câu 12. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học – kĩ thuật, giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và A. không ngừng được khẳng định. C. ngày càng trở nên tinh vi. B. ngày càng đa dạng, phong phú. D. không ngừng được hoàn thiện. Câu 13. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng A. khác nhau. B. giốn nhau. C. ngang nhau. D. bằng nhau. Câu 14. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí gộp với giá trị sức lao động của người sản xuất ang hoá gọi là A. lao động hao phí. C. chi phí sản xuất. B. giá trị xã hội của ang hoá. D. lượng giá trị của ang hoá. Câu 15. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của A. sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. lượng vàng được dự trữ. B. lượng ang hoá được sản xuất. D. lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ. Câu 16. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá? A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá. B. Giá trị sử dụng của hàng hoá. C. Giá trị của hàng hoá. D. Xu hướng của người tiêu dùng. Câu 17. Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện mua bán. C. Phương tiện giao dịch. D. Phương tiện trao đổi. Câu 18. Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây? A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện mua bán. C. Phương tiện giao dịch. D. Phương tiện trao đổi. Câu 19. Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây? A. Thước đo kinh tế. B. Thước đo giá cả. C. Thước đo thị trường. D. Thước đo giá trị. Câu 20. Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây? A. Thước đo kinh tế. B. Thước đo giá cả. C. Thước đo thị trường. D. Tiền tệ thế giới.
- Câu 21. Yếu tố nào dưới đây nói lên tiền tệ là hàng hóa đặc biệt? A. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển. B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị. C. Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa. D. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Câu 22. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán. B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại. C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. D. tiền dùng làm phương tiện lưu thông. ---------------------------------------------------------- Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa I/ NHẬN BIẾT VÀ THÔNG HIỂU Câu 1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào ? A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết Câu 3: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào ? A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian lao động cá biệt ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết Câu 4: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào ? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa C. Nền sản xuất hàng hóa D. Mọi nền sản xuất Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa Câu 6: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. Giá trị trao đổi B. Giá trị hàng hóa C. Giá trị sử dụng của hàng hóa D. Thời gian lao động cá biệt
- Câu 7: Yếu tố cơ bản nào làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung-cầu, cạnh tranh B. Nhu cầu của người tiêu dùng C. Khả năng của người sản xuất D. Số lượng hàng hóa trên thị trường Câu 8: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua A. giá cả thị trường B. số lượng hàng hóa trên thị trường C. nhu cầu của người tiêu dùng D. nhu cầu của người sản xuất Câu 9: Quy luật giá trị có mấy tác động? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 10: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở A. Hao phí thời gian lao động cá biệt B. Hao phí lao động quá khứ và lao động sống C. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất kém nhất D. Hao phí lao động xã hội cần thiết Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa NHẬN BIẾT Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm A. cạnh tranh. B. lợi tức. C. đấu tranh. D. tranh giành. Câu 2. Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. B. tính chất của cạnh tranh. C. nguyên nhân của sự giàu nghèo. D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. Câu 3. Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Một đòn bẩy kinh tế. B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. Một động lực kinh tế. D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Câu 4. Cạnh tranh chỉ ra đời khi xuất hiện A. sản xuất hàng hóa. B. lưu thông hàng hóa. C. sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. quy luật giá trị. Câu 5. Cạnh tranh kinh tế ra đời trong A. nền sản xuất tự cấp tự túc. B. nền sản xuất hàng hoá. C. nền sản xuất tự nhiên. D. mọi thời đại kinh tế. Câu 6. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy A. lợi nhuận. B. nhiên liệu. C. khoa học và công nghệ. D. thị trường. Câu 7. Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là A. nhân tố cơ bản. B. động lực kinh tế. C. hiện tượng tất yếu. D. cơ sở quan trọng.
- Câu 8. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nội dung của A. khái niệm cạnh tranh. B. nguyên nhân cạnh tranh. C. mục đích cạnh tranh. D. tính hai mặt của cạnh tranh. Câu 9. Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước cần A. ban hành các chính sách xã hội. B. giáo dục, răn đe, thuyết phục. C. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật. D. giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội. .Thông hiểu (8 câu) Câu 1. Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, “cạnh tranh” được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây? A. Cạnh tranh kinh tế. B. Cạnh tranh chính trị. C. Cạnh tranh văn hoá. D. Cạnh tranh sản xuất. Câu 2. Cạnh tranh sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực vào đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là A. mặt tích cực của cạnh tranh. B. mặt tiêu cực của cạnh tranh. C. mặt hạn chế của cạnh tranh. D. nội dung của cạnh tranh. Câu 3. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh? A. Kích thích sức sản xuất. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.D. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. Câu 4. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là A. sự hấp dẫn của lợi nhuận. B. sự khác nhau về tiền vốn ban đầu. . chi phí sản xuất khác nhau. D. điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. Câu 5. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 366 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn