intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ I NHÓM: GDCD Môn: GDCD 12 Năm học:2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100% II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 50 phút. III. NỘI DUNG A. LÍ THUYẾT. BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? b. Các đặc trưng của pháp luật - Tính quy phạm phổ biến - Tính quyền lực, bắt buộc chung - Tínhxác địnhchặt chẽ về mặt hình thức 2. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật a. Khái niệm b. Các hình thức thực hiện pháp luật 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a. Vi phạm pháp luật - Các dấu hiệu cơ bản của VPPL (3 dấu hiệu) b. Trách nhiệm pháp lí c. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí BÀI 3+ 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC 1.Công dân bình đẳng trước pháp luật 2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Biểu hiện: 3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. 4. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. -Khái niệm 5. Bình đẳng trong lao động.
  2. -Khái niệm 6. Bình đẳng trong kinh doanh. -Khái niệm B. BÀI TẬP MINH HỌA. BÀI 1: Câu 1. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực Nhà nước. B. chủ trương của Nhà nước. C. chính sách của Nhà nước. D. uy tín của Nhà nước. Câu 2. Hệ thống quy tắc xử xự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là A. chính sách B. pháp luật. C. chủ trương D. văn bản. Câu 3. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. B. trong một số lĩnh vực quan trọng. C. đối với người vi phạm D. đối với người sản xuất kinh doanh. Câu 4. Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quần chúng nhân dân. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng. Câu 5. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng. BÀI 2: Câu 1. Người tham gia giao thông tuân thủ theo luật giao thông đường bộ là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 2. Người tham gia giao thông bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm thì thuộc hình thức vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 3. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật.
  3. Câu 4. Khi vi phạm, chủ thể vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương hoặc đuổi việc là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật. Câu 5. Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Tội giết người, tội cố ý gây thương tích. B. Bên mua không trả tiền đầy đủ cho bên bán. C. Vi phạm nghiêm trọng kỉ luật lao động. D. Bên mua không trả tiền đúng hạn cho bên bán. Câu 6. Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật? A. Công chức đi làm trễ giờ. B. Sản xuất hàng giả. C. Chạy xe vượt đèn đỏ. D. Tội lây HIV cho người khác. Câu 7: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 8: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính khi tự ý A. lấn chiếm hành langgiaothông. B. tàng trữ trái phép vũkhí. C. tổ chức sản xuấttiềngiả. D. thay đổi kết cấu nhà đangthuê. Câu 9. Hành vi nào là vi phạm pháp luật dân sự? A. Tham ô tài sản của Nhà nước. B. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán. C. Học sinh đi học muộn không có lý do chính đáng. D. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn. Câu 10. Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Tội giết người, tội cố ý gây thương tích. B. Bên mua không trả tiền đầy đủ cho bên bán. C. Vi phạm kỉ luật lao động. D. Bên mua không trả tiền đúng hạn cho bên bán. Câu 11. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm A. dân sự. B. hành chính.C. trật tự xã hội. D. quan hệ kinh tế. Câu 12. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ? A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm kỉ luật.
  4. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Truy tìm chứng cứ vụ án. B. Trì hoãn thời gian giao hàng. C. Xả chất thải gây ô nhiễm môi trường. D. Tham ô tài sản của Nhà nước. Câu 14: Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật? A. Niêm yết danh sách cử tri B. Phát phiếu điều tra nhân khẩu. C. Làm giả giấy tờ để quy hoạch cán bộ. D. Lắp đặt hộp thư tố giác tội phạm. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm dân sự ? A. Sử dụng ma túy. B. Tổ chức hoạt động khủng bố. C. Trì hoãn thời gian giao hàng. D. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh. Câu 16: Công dân vi phạm pháp luật hình sự khi cố ý thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác? A. Hủy bỏ đơn thư khiếu nại. B. Từ chối hiến tặng nội tạng. C. Phản bác quan điểm trái chiều. D. Cố ý làm lây lan dịch bệnh. Câu 17: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Giao hàng không đúng mẫu mã. B. Đi xe điện không đội mũ bảo hiểm. C. Thay đổi thỏa ước lao động. D. Tổ chức sản xuất ma túy. Câu 18: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. sử dụng vũ khí trái phép. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định. C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 19: Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Né tránh hoạt động thiện nguyện. B. Từ chối hiến máu nhân đạo. B. Công khai tài sản thừa kế. D. Tự ý nghỉ việc không phép. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm dân sự ? A. Lấn chiếm vỉa hè.B. Tổ chức sản xuất tiền giả. C. Truy tìm chứng cứ vụ án.D. Làm hư hại tài sản của người khác. BÀI 3 Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình? A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
  5. B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân. C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định. D. Chấp hành pháp luật chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình? A. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật. C. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người. D. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định. Câu 3. Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của A. Nhà nước và xã hội. B. Nhà nước và công dân. C. Tất cả các cơ quan Nhà nước. D. Tất cả mọi người trong xã hội. Câu 4. Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm bảo vệ công lý và quyền con người? A. Quốc hội. B. Tòa án. C. Chính phủ. D. Ủy ban nhân dân. Câu 5. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị Nhà nước A. xử lí thật nặng. B. xử lí nghiêm minh. C. xử phạt nghiêm minh. D. xử phạt thật nặng. Câu 6. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng, không phân biệt đối xử. B. xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch dân chủ nghiêm minh. C. xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kì hội nhập. D. xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh. Câu 7. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khải niệm nào dưới đây? A. bình đẳng trước pháp luật. B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. bình đẳng về quyền con người. Câu 8. Việc hưởng quyền và thực hiện quyền nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi. B. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị. C. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị. D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính. Câu 9. Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình trước nhà nước xã hội theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng về quyền. B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  6. Câu 10. Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. B. công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội. D. công dân nam được hưởng quyền nhiều hơn so với công dân nữ. BÀI 4: Câu 1. Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ A. như nhau. B. giống nhau. C. bằng nhau. D. ngang nhau. Câu 2. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa A. vợ và chồng, ông bà và các cháu. B. vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. C. cha mẹ và các con. D. vợ và chồng, anh, chị, em trong gia đình với nhau. Câu 3: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi A. cơ quan và trường học. B. gia đình và xã hội. C. dòng họ và địa phương. D. đồng nghiệp và hàng xóm. Câu 4: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì gì ? A. Hôn nhân B. Hoà giải C. Li hôn D. Li thân Câu 5: Sau khi sinh con được ba tháng, chị K phát hiện chồng mình là anh B đã tự ý rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để kinh doanh và bị thua lỗ. Để có tiền trả nợ, chị K nhờ mẹ chồng là bà H trông con để chị đi làm thêm dù anh B không đồng ý. Vốn coi thường con dâu từ trước và luôn coi trọng ý kiến của con trai nên khi bị anh B gây sức ép, bà H đến công ty nơi chị K làm việc bịa đặt thông tin và đề nghị Giám đốc công ty đuổi việc chị. Bà H và anh B đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sauđây? A. Hôn nhân vàgiađình. B. Sở hữu tàisản. C. Tài sảndoanhnghiệp. D. Kỉ luật và công vụ. Câu 6: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi công dân đều được tự do A. vị trí làm việc. B. tìm việc làm. C. thời gian làm việc. D. mức lương. Câu 7: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền A. đầu tư. B. quản lí. C. lao động. D. phân phối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2