Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 0
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN GDCD 6 NĂM 2024 – 2025 I. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC: Nắm vững các yêu cần cần đạt 1. Nắm vững các yêu cần cần đạt(hs đọc lại sgk – vở ghi chép) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dỏng họ. Bài 2: Yêu thương con người Bài 3: Siêng năng, kiên trì 2. Làm các bài tập SGK: Làm các bài tập SGK: Trang 7,8 (bài 1,2,3); Trang 14 (bài 1,2,3,4); Trang 18 (bài 1,2,3,4,5). II. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Lý thuyết: Câu 1: Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình dòng họ ? Vì sao cần tự hào về truyền thống gia đình dòng họ ? Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống gia đình dòng họ mình ? Hướng dẫn trả lời: - Truyền thống gia đình dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình dòng họ được hình thành trong lao động, cuộc sống, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: Hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,… - Chúng ta cần tự hào về truyền thống truyền thống gia đình dòng họ vì: + Thể hiện được tinh thần ghi nhớ cội nguồn. + Phát huy những điều tốt đẹp của gia đình dòng họ mình. + Giúp cá nhân có tinh thần học tập những điều tốt đẹp bên ngoài để làm phong phú truyền thống gia đình và dân tộc. - Cách thể hiện tự hào truyền thống gia đình, dòng họ: + Có ý thức tìm hiểu, học hỏi, quý trọng những truyền thống của gia đình, dòng họ mình + Có việc làm cụ thể thể hiện tự hào và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ + Lên án hành vi làm tổn hại đến truyền thống gia đình, dòng họ. + Tích cực học tập các truyền thống tốt đẹp bên ngoài. Câu 2: Thế nào là yêu thương con người ? Biểu hiện của yêu thương con người và chưa yêu thương con người ? Giá trị của lòng yêu thương con người ? Nêu những hành động thể hiện lòng yêu thương con người của bản thân em? Hướng dẫn trả lời: - Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn. - Biểu hiện(HS có thể điền thêm) Biểu hiệu yêu thương Biểu hiện không yêu thương
- - Quan tâm, thăm hỏi - Không quan tâm, thăm hỏi - Sẵn sàng, giúp đỡ, chia sẽ. - Không giúp đỡ, chia sẽ với người khó - Đồng hành, hỗ trợ khăn, hoạn nạn. - Biết cảm thông, tha thứ cho những người sai - Không đồng hành, hỗ trợ lầm, dìu dắt, nâng đỡ những người lỗi lầm - Không biết cảm thông, tha thứ cho - Sẵn sàng hy sinh quyền lợi cho người khác. những người sai lầm, không dìu dắt, nâng ……… đỡ những người lỗi lầm - Không hy sinh quyền lợi cho người khác - Vô tâm, ích kỉ….. - Giá trị của lòng yêu thương con người: + Đối với người được yêu thương: Cảm thấy ấm áp, khắc phục được khó khăn, sớm vượt qua khó khăn, hoạn nạn + Đối với người yêu thương con người: Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, sẽ biết sống đẹp, sống nhân ái, sẵn sàng làm điều tốt đẹp cho người khác. + Đối với xã hội: Phát huy và làm đẹp thêm truyền thống nhân ái của dân tộc ta, giúp xã hội ấm áp, lành mạnh và ngày càng tốt đẹp hơn. Câu 3: Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái siêng năng kiên trì ? Ý nghĩa của siêng năng kiên trì ? Nêu những việc làm cụ thể thể hiện sự siêng năng kiên trì của bản thân em. Hướng dẫn trả lời: - Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người. - Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí. * Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống: - Đi học đều, chăm chỉ, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu - Chăm làm việc, không ngại khó, ngại khổ, làm việc thường xuyên, liên tục. - Kiên trì, dù gặp khó khăn trở ngại cũng không nản chí - Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống. * Trái với siêng năng, kiên trì là lười biếng, ỉ lại…. * Ý nghĩa: Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. * Hành động thể hiện siêng năng, kiên trì của bản thân: HS tự nêu 2. HS xem lại và hoàn thành các bài tập SGK: Làm các bài tập SGK: Trang 7(bài 1,2,3); Trang 14(bài 1,2,3,4); Trang 18(bài 1,2,4,5). III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? A. Tự ti về nghề nghiệp của gia đình mình. B. Quảng bá nghề truyền thống gia đình C. Xóa bỏ thói quen xấu của gia đình. D. Học tập nghề truyền thống của gia đình.
- Câu 2. Giá trị của phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? A. Tự hào, yêu quý gia đình dòng dọ mình. B. Có ý thức giữ gìn pháp huy truyền thống C. Tạo thêm sức mạnh cho bản thân. D. cả A,B, C. Câu 3. Hành vi nào dưới đây là trái với biểu hiện của lòng yêu thương con người? A. Quan tâm tới người khác. B. Giúp đỡ người khác. C. Thờ ơ khi người khác gặp nạn D. Cảm thông với người khó khăn. Câu 4: Lòng yêu thương con người xuất phát từ? A. Xuất phát từ tấm lòng, chân thành, trong sáng. B. Xuất phát từ mục đích cá nhân C. Sự ép buộc của cộng đồng xã hội D. Sự chỉ đạo của nhà nước. Câu 5. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người? A. Vô cảm B. Tha thứ. C. Thương hại. D. Ích kỷ Câu 6. Lâm luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình, Lâm cho biết: “ Với những bài tập khó, mình ít khi suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn”. Cách học đó của Lâm thể hiện bạn thiếu đức tính gì? A. Chăm chỉ B. Lười biếng. C. Sáng tạo. D. Kiên trì. Câu 7. Câu thành ngữ “ Thất bại là mẹ của thành công” đề cập đến phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Đức tính trung thực. B. Đức tính kiên trì C. Đức tính khiêm nhường. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 8. Cá nhân không rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ có kết quả như thế nào ? A. Trở thành người có ích cho xã hội B. Dễ dàng thành công trong cuộc sống C. Có cuộc sống hạnh phúc, thành công. D. Gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống Câu 9: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình, bản thân em cần tránh điều gì sau đây? A. Xây dựng tình đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ trong xã. B. Làm những điều tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. C. Giới thiệu với mọi người về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. D. Lối sống trong sạch, lương thiện. Câu 10: Trong thời đại công nghệ 4.0, để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, bản thân em đã A. tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình; từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống. B. học hỏi những truyền thống của các gia đình giàu có, còn truyền thống của gia đình thì bỏ qua.
- C. không làm gì vì Nhà nước sẽ giữ gìn các truyền thống đó. D. sang nước khác để học tập truyền thống của các gia đình nổi tiếng và về thay đổi truyền thống của gia đình mình cho giống với các gia đình nổi tiếng đó. Câu 11: Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Y cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Đây là hoạt động có từ rất lâu của gia đình Y, từ khi Y còn chưa ra đời. Theo em, việc Y đi cùng gia đình mình thể hiện điều gì? A. Y muốn được nổi tiếng, nhận được sự hâm mộ của các bạn cùng tuổi. B. Y biết hình thành tình yêu thương với người khác, giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình bằng những việc làm thiết thực. C. Y coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn. D. Y ham chơi, chỉ làm theo sở thích cá nhân. Câu 12: Dòng họ Nguyễn của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập của bạn chưa cao. Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ? A. Cố gắng nhìn bài của bạn trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao. B. Không cần làm gì, để mọi việc thuận theo tự nhiên. C. Cố gắng nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt. D. Cố gắng đi học đúng giờ. Câu 13: Biết quan tâm, giúp đỡ người khác nhất là khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn là một trong những nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Yêu thương con người. B. Giúp đỡ người khác. C. Thương hại người khác D. Đồng cảm và thương hại. Câu 14: Yêu thương con người còn là A. làm những điều tốt đẹp cho người khác. B. sự thương hại, đồng cảm với người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ. D. việc làm xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn. Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của yêu thương con người? A. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình. B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu. C. Sẵn sàng cảm thông và chia sẻ với những khó khăn, đau thương của người khác. D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. Câu 16: Dìu dắt, giúp đỡ người mắc sai lầm để họ tìm ra con đường đúng đắn là một trong những biểu hiện của………………… A. siêng năng B. kiên trì. C. yêu thương con người D. tiết kiệm. Câu 17: Biểu hiện trái với yêu thương con người là?
- A. Nhỏ nhen, ích kỳ thờ ơ trước những khó khăn và đau khổ của người khác, bao che cho điều xấu, vô cảm, vụ lợi cá nhân, đánh đập, sỉ nhục người khác. B. Quan tâm, giúp đỡ thông cảm, sẻ chia, biết tha thứ, biết hi sinh vì người khác. C. Các bạn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. D. Thầy cô động viên, dìu dắt, dạy bảo các em học sinh. Câu 18: Theo em, yêu thương con người sẽ nhận được điều gì sau đây? A. Được mọi người yêu quý và kính trọng. B. Nhận được nhiều của cải vật chất. C. Nhận được sự coi thường của những người xung quanh. D. Sự xa lánh của các bạn trong lớp. Câu 19: Ý nghĩa của yêu thương con người đối với mỗi cá nhân là? A. Giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn. B. Giúp mỗi cá nhân biết sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác. C. Giúp mỗi cá nhân biết thương hại những người khó khan hơn mình. D. Giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn và sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác. Câu 20: Em biết gì về giá trị của tình yêu thương con người đối với xã hội? A. Làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng. B. Làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. C. Làm xã hội ngày càng gia tăng tệ nạn. D. Làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng, ngày càng tốt đẹp hơn. Hết./. Vũng Tàu, ngày 10 tháng 10 năm 2024 Duyệt của Tổ chuyên môn Người soạn đề cương Đào Thị Tứ Trần Thị Thủy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 254 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 361 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 182 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 134 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 130 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 88 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 116 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 126 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn