intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn GDQP-AN lớp 10. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU TỔ: SỬ- ĐỊA- GDCD- GD QP&AN- HĐ HNTN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP, KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GD QP&AN KHỐI 10 NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Lịch sử, bản chất, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam. - Lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ. Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về Quốc phòng và an ninh Việt Nam - Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục Quốc phòng và an ninh. - Nội dung cơ bản của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. - Nội dung cơ bản của Luật Công an nhân dân Việt Nam. Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Quy định của Pháp luật về phòng, chống ma túy. - Tác hại của ma túy và hình thức, con đường gây nghiện ma túy. - Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy. I. TRẮC NGHIỆM: (28 câu – 7 điểm) Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1961 đến 1965? A. Tăng cường xây dựng lực lượng B. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc C. Đẩy mạnh đấu tranh chống lực lượng phản cách mạng và tội phạm khác D. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ Câu 2: Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm mấy thành phần? A. 2 thành phần. B. 3 thành phần. C. 4 thành phần. D. 5 thành phần. Câu 3: Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam là ngày nào? A. Ngày 22/12 hằng năm. B. Ngày 19/8 hằng năm. C. Ngày 18/9 hằng năm. D. Ngày 22/5 hằng năm. Câu 4: Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, quân đội Việt Nam mang tên gọi là gì? A. Vệ quốc đoàn.
  2. B. Cứu quốc quân. C. Quốc dân quân. D. Cận vệ Đỏ. Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1951 đến 1968? A. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội B. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ C. Góp phần làm thất bại ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ D. Góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam? A. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. B. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh. C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế. D. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. Câu 7: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1973 đến 1975? A. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ B. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ C. Đánh thăng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ D. Cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Câu 8: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng. B. Trung thành vô hạn với nông dân lao động. C. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân. D. Trung thành vô hạn với nhà nước. Câu 9: Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong cả nước thành ? A. Việt Nam Cứu quốc quân. B. Quân đội nhân dân Việt Nam. C. Việt Nam Giải phóng quân. D. Quân đội quốc gia Việt Nam. Câu 10: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. B. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu. C. Chiến đấu kiên quyết với bọn phản động. D. Quyết chiến, quyết thắng, đánh thắng. Câu 11: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Chiến đấu quyết liệt với kẻ thù.
  3. B. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. C. Thực hiện toàn quân với dân một ý chí chiến đấu. D. Hết lòng giúp đỡ nhau lúc ra trận. Câu 12: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? A. Ngày 22/12 hằng năm. B. Ngày 19/8 hằng năm. C. Ngày 18/9 hằng năm. D. Ngày 22/5 hằng năm. Câu 13: Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì? A. Tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình. B. Chiến đấu sát cánh bên nhau với lực lượng công an quốc tế. C. Chiến đấu kiên quyết với kẻ thù xâm lược từ bên ngoài. D. Luôn lắng nghe và quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân. Câu 14: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Công an nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc nào? A. Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt C. Toàn diện, trực tiếp về mọi mặt. D. Tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt Câu 15: Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân có nội dung nào sau đây? A. Vì nước quên thân, vì dân phục vụ. B. Kẻ thù nào cũng đánh thắng. C. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. D. Khó khăn nào cũng vượt qua. Câu 16: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của ai? A. Võ Nguyên Giáp. B. Hồ Chí Minh. C. Văn Tiến Dũng. D. Phạm Văn Đồng. Câu 17: Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là: A. Sự phối hợp một cách tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào anh em B. Sự chi viện tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào, Campuchia anh em C. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam, Lào và Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
  4. D. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam với công an các nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Câu 18: Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là ? A. Trung đội Cứu quốc quân III. B. Đội du kích Bắc Sơn. C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. D. Việt Nam Giải phóng quân. Câu 19: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ? A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947). B. Chiến thắng Biên giới thu – đông (1950). C. Chiến thắng Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952). D. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). Câu 20: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ (1954)? A. Mĩ nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. Pháp rút quân khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc. C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Tổng tuyển cử tự do thống nhất hai miền đất nước được thực hiện. Câu 21: Chiến lược “diễn biến hòa bình” do lực lượng nào tiến hành? A. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng khủng bố. B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. C. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử cơ hội. D. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử quá khích. Câu 22: Lịch sử Việt Nam ghi nhận mốc thời gian chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất là năm A. 936. B. 937. C. 938. D. 939. Câu 23: Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người? A. 32 người . C. 33 người. B. 34 người . D. 35 người. Câu 24: Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do ai làm Đội trưởng? A. Võ Nguyên Giáp. B. Hồ Chí Minh. C. Hoàng Sâm.
  5. D. Nguyễn Chí Thanh. Câu 25: Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là ngày nào? A. Ngày 19/12 hằng năm. B. Ngày 19/8 hằng năm. C. Ngày 28/3 hằng năm. D. Ngày 22/12 hằng năm. Câu 26: Hình ảnh “O du kích nhỏ” nói về nữ du kích nào? A. Lê Thị Pha. B. Nguyễn Thị Kim Lai. C. Võ Thị Sáu. D. Đặng Thùy Trâm. Câu 27: Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là: A. Chiến thắng Việt Bắc. B. Chiến thắng Biên Giới. C. Khởi nghĩa Bắc Sơn. D. Hạ đồn Phay Khắt, Nà Ngần. Câu 28: Lực lượng Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của: A. Bộ trưởng Bộ quốc phòng. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Tổng Tham mưu trưởng. D. Chủ tịch nước. Câu 29: Nội dung nào sau đây đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Dân quân tự vệ từ năm 1975 đến nay? A. Tăng cường xây dựng lực lượng B. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc C. Làm nòng cốt cho nhân dân ở các cơ sở khắc phục hậu quả chiến tranh, truy quét tàn quân,… D. Giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 30: Một trong những truyền thống vẻ vang của lực lượng Dân quân tự vệ là gì? A. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân. B. Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng. C. Trung thành vô hạn với nông dân lao động. D. Trung thành vô hạn với nhà nước. Bài 2: Nội dung cơ bản Một số Luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam. Câu 1: Luật Giáo dục quốc phòng an ninh năm 2013 gồm có mấy chương và bao nhiêu điều? A. 8 chương 37 điều. B. 9 chương 23 điều. C. 12 chương 37 điều. D. 8 chương 47 điều.
  6. Câu 2: Môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh không phải là môn học chính khóa đối với đối tượng nào dưới đây? A. Học sinh cấp trung học phổ thông. B. Học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp. C. Học sinh ở các trường trung cấp nghề D. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở. Câu 3: Luật Công an nhân dân năm 2019 gồm có mấy chương và bao nhiêu điều? A. 8 chương 37 điều. B. 7 chương 46 điều. C. 10 chương 37 điều. D. 7 chương 48 điều. Câu 4: Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là? A. Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh. B. Bồi dưỡng ở người học các phẩm chất: trung thực, đoàn kết. C. Giúp công dân hiểu được chức năng của sĩ quan công an. D. Bồi dưỡng ở người học các kĩ năng: giao tiếp, làm việc nhóm. Câu 5: Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Học sinh tốt nghiệp THPT. B. Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên. C. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, trình độ, sức khỏe và tuổi đời. D. Công dân đã phục vụ trong quân đội. Câu 6: Lực lượng nòng cốt của quân đội nhân dân Việt Nam là: A. Sĩ quan quân đội. B. Công an nhân dân. C. Sĩ quan chỉ huy. D. Dân quân tự vệ. Câu 7: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có hiệu lực thi hành vào ngày tháng năm nào? A. 4/1/2000 B. 21/12/1999 C. 1/7/2019 D. 1/4/2000 Câu 8: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2008 và 2014, bao gồm A. 8 chương 24 điều. B. 11 chương 33 điều. C. 7 chương 51 điều. D. 3 chương 51 điều. Câu 9: Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh được qui định tại điều bao nhiêu của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh?
  7. A. Điều 6 B. Điều 4 C. Điều 7 D. Điều 11 Câu 10: Môn học giáo dục quốc phòng và an ninh là môn chính khóa được qui định tại điều bao nhiêu của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh: A. Điều 11, Điều 12, Điều 13 B. Điều 9, Điều 10 C. Điều 5, Điều 6 D. Điều 4, Điều 5 Câu 11: Luật Công an nhân dân Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày tháng năm nào? A. 12/11/2018 B. 20/11/2018 C. 1/7/2019 D. 1/4/2000 Câu 12: Chức năng của Công an nhân dân là: A. Chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn, xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. B. Thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia. C. Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch. D. Tất cả các ý trên. Câu 13: Thời hạn thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân là: A. 30 tháng B. 18 tháng C. 24 tháng D. 36 tháng Câu 14: Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân được quy định tại điều bao nhiêu của Luật Công an nhân dân: A. Điều 8 B. Điều 4 C. Điều 7 D. Điều 15 Câu 15: Điều kiện tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân? A. Học sinh tốt nghiệp THPT. B. Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên. C. Công dân có nguyện vọng, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác. D. Công dân đã thực hiện nghĩa vụ công an.
  8. Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy Câu 1: Luật Phòng, chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào? A. 30/3/2020. B. 27/5/2019. C. 01/01/2022. D. 30/3/2021. Câu 2: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện về ma túy là gì? A. Hiểu biết về ma túy nhưng coi thường hậu quả của nó. B. Biết rõ về hậu quả, dùng quá nhiều. C. Biết rõ về hậu quả vẫn sử dụng. D. Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên bị lôi kéo sử dụng. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu để nhận biết học sinh nghiện ma túy? A. Hay toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, lực học giảm sút. B. Thích ăn mặc, trang điểm lòe loẹt khác người. C. Thường xin ra ngoài đi vệ sinh trong khi học tập. D. Tính tình cáu gắt, da xanh tái, trầm cảm. Câu 4: Theo Từ điển Tiếng Việt: Ma túy là tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng A. Gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện. B. An thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, dùng quen thành nghiện. C. Kích thích thần kinh, nảy sinh ảo giác nhưng không gây nghiện. D. Tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt và không gây nghiện. Câu 5: Loại quả nào sau đây có chứa chất ma túy? A. Quả Morphine tươi hoặc sấy khô. B. Lá cây thuốc lá tươi hoặc khô. C. Quả cây thuốc phiện tươi hoặc khô. D. Lá cây Morphine tươi hoặc sấy khô. Câu 6: Theo Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ma túy không bao gồm chất nào dưới đây? A. Nhựa cây thuốc phiện. B. Thảo quả khô. C. Quả cây thuốc phiện khô. D. Heroine và Cacoin. Câu 7: Theo sự phân loại dựa trên nguồn gốc sản xuất, chất nào dưới đây là chất ma túy tổng hợp? A. Nhựa cây thuốc phiện. B. Thảo mộc cần san. C. Amphetamine. D. Tinh dầu cần sa. Câu 8: Khái niệm về chất ma túy trong Luật phòng chống ma túy được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành là chất gì?
  9. A. Là chất kích thích, sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện. B. Là chất gây bệnh tâm thần, nếu sử dụng một lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện . C. Là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện. D. Là chất gây bệnh tâm thần, nếu sử dụng một vài lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện hoặc bệnh tâm thần. Câu 9: Chất hướng thần khác chất gây nghiện về khả năng gây nghiện như thế nào? A. Sử dụng một lần sẽ dẫn tới tình trạng nghiện. B. Sử dụng nhiều lần vẫn có thể không nghiện. C. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn tới chết. D. Nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện. Câu 10: Luật Phòng, chống ma túy bao gồm: A. 8 chương, 55 điều B. 10 chương, 65 điều C. 7chương, 45 điều D. 8 chương, 50 điều Câu 11: Thuốc phiện sống (tươi) là nhựa thuốc phiện, nó có tính chất gì? A. Lỏng, màu nâu sẫm, tan trong nước. B. Đông đặc, màu đen sẫm, không tan trong nước. C. Dạng bột, màu trắng đục, không tan trong nước. D. Đông đặc, màu đen, tan trong nước. Câu 12: Chất ma túy Heroine tồn tại ở dạng tinh thể không lẫn tạp chất, có màu, mùi, vị như thế nào? A. Dạng tinh thể không màu. B. Màu trắng, mùi hắc, có vị ngọt. C. Màu trắng, không mùi, có vị đắng. D. Màu trắng, mùi hắc, có vị chua. Câu 13: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng đặc điểm của thuốc phiện sống (còn gọi là thuốc phiện tươi)? A. Là nhựa thuốc phiện đông đặc, màu đen sẫm, không tan trong nước. B. Thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi và có vị đắng. C. Là nhựa thuốc phiện đông đặc, có màu trắng, tan trong nước. D. Kết tinh dạng bột tinh thể màu trắng, không có mùi và có vị đắng. Câu 14: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng đặc điểm của Heroine tinh khiết? A. Là nhựa thuốc phiện đông đặc, màu đen sẫm, không tan trong nước. B. Thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi và có vị đắng. C. Là nhựa thuốc phiện đông đặc, có màu trắng, tan trong nước. D. Kết tinh dạng bột tinh thể màu đen sẫm, không có mùi và có vị đắng. Câu 15: Heroin là chất ma túy được điều chế như thế nào? A. Cho Morphine tác dụng với nước sôi để nguội.
  10. B. Cho Morphine tác dụng với phèn chua. C. Cho Morphine tác dụng với axít béo. D. Cho Morphine tác dụng với anhydric axêtic. Câu 16: “Anh túc” là tên gọi khác của. A. Cây thuốc phiện. B. Cây cần sa. C. Cỏ Mĩ. D. Lá Khát. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của chất ma túy đối với sức khỏe con người? A. Người nghiện cảm thấy buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón. B. Đối tượng hít ma túy thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng máu. C. Người nghiệm ma túy thường có sức khỏe tốt. D. Người nghiện thường bị loạn nhịp tim; huyết áp tăng/ giảm đột ngột. Câu 18: Tác hại của ma túy về hệ tiêu hóa với người nghiện như thế nào? A. Cảm giác muốn ăn, nhưng tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm. B. Ăn ít, uống nhiều, hoạt động của hệ tiêu hóa bình thường. C. Cảm giác no, không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm. D. Không ăn uống do tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm. Câu 19: Quá trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn nào? A. Sử dụng thi thoảng sử dụng thường xuyên sử dụng nhiều lần. B. Sử dụng ma túy lạm dụng ma túy lệ thuộc ma túy. C. Sử dụng lần đầu sử dụng thường xuyên sử dụng nhiều lần. D. Sử dụng thi thoảng sử dụng thường xuyên sử dụng quá mức. Câu 20: Theo em, những nguyên nhân chủ quan nào dẫn tới con đường nghiện ma túy? A. Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy. B. Do tò mò, thích thể hiện bản thân, có lối sống buông thả, đua đòi, hưởng thụ. C. Do lười lao động, do bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc. D. Tất cả các nguyên nhân kể trên. Câu 21: Chất ma túy là…………,…………được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành? A. Chất kích thích, chất gây ảo giác. B. Chất an thần, chất gây ảo giác. C. Chất kích thích, chất ức chế thần kinh. D. Chất gây nghiện, chất hướng thần. Câu 22: Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật về phòng, chống ma túy: A. Vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy. B. Quản lí, ngăn chặn các thành viên trong gia đình sử dụng ma túy. C. Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma túy.
  11. D. Tất cả các ý trên. Câu 23: Tác hại của ma túy đối với người nghiện ma túy là: A. Bệnh về hệ tuần hoàn, bệnh về tiêu hóa, bệnh về hô hấp, bệnh về da, bệnh về hệ thần kinh,… B. Lực lượng lao động bị suy giảm. C. Phát sinh các loại tội phạm. D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm. Câu 24: Biểu hiện của học sinh nghiện ma túy: A. Đi học, đi chơi về trễ. B. Sợ tắm, thường xuyên mệt mỏi. C. Ngủ gật, ngáp vặt. D. Bị toát mồ hôi, ngủ gật, ngáp vặt, da tái xanh, trầm cảm, lo sợ, hoang tưởng, tinh thần thay đổi,… Câu 25: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy: A. Nghiêm túc thực hiện chương trình về phòng, chống ma túy. B. Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. C. Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động. D. Tất cả các ý trên. II. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 1: Bạn A sinh ra trong một gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Do mải chơi nên bạn A đã bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số lần. Theo em nếu bạn A nghiện ma túy thì sẽ gây ra những tác hại gì cho bản thân, gia đình và xã hội? Câu 2: Nhà trường tổ chức xét nghiệm để phát hiện học sinh sử dụng trái phép chất ma túy? Bạn An không tham gia thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao? Câu 3: Mục tiêu của GDQP&AN là gì? Theo em môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện chính khóa ở những nhà trường nào? Câu 4: Theo em bản chất và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Câu 5: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào? Em hãy nêu những đặc điểm chung về truyền thống của những lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam? Câu 6: Theo em, cá nhân, gia đình cần phải làm gì để phòng chống ma túy?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2