intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ I NHÓM: GDCD Môn: GDKT&PL 11 Năm học:2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% + Tự luận 50% (20câu trắc nghiệm + 2câu Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Lý thuyết - Khái niệm cạnh tranh - Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. - Cạnh tranh không lành mạnh. 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1. Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đathể hiện nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Cạnh tranh kinh tế. B. Đấu tranh. C. Sản xuất. D. Kinh doanh. Câu 2. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là A. giành ảnh hưởng trong xã hội. B. giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình. C. giành lợi nhuận tối đa về mình D. giành phục vụ lợi ích cho xã hội. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Sự thay đổi cung - cầu. B. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa. C. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội. D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu độc lập về kinh tế. Câu 4. Cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với mặt tích cực là cạnh tranh A. lành mạnh. B. tự do. C. hợp lí. D. trung thực. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
  2. A. Có nhiều chủ sở hữu là những đơn vị kinh tế tự do sản xuất. B. Lợi ích giữa các chủ thể trong sản xuất khác nhau. C. Có nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội xuất hiện. D. Điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế khác nhau. 2.2. Tự luận Câu 1: Em hãy nêu khái niệm và nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh? Câu 2: Em hãy nêu một số hành động cạnh tranh không lành mạnh và hậu quả của nó? BÀI 2: CUNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Lý thuyết - Cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cung. - Cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. - Mối quan hệ cung cầu và vai trò của quan hệ cung cầu. 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1: Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong A. một khoảng thời gian xác định. B. năng lực tiếp nhận. C. chất lượng môi trường đầu tư. D. cơ cấu các ngành kinh tế. Câu 2: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định được gọi A. độc quyền. B. cung C. cầu. D. sản xuất Câu 3: Cung là lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định được gọi là A. độc quyền. B. cung C. cầu. D. sản xuất Câu 4: Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. B. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế. C. Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa. D. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa Câu 4: Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. B. Kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh C. Số lượng người tham gia cung ứng
  3. D. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa Câu 5: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi A. cung lớn hơn cầu B. giá cả cao hơn giá trị. C. cung nhỏ hơn cầu. D. giá cả thị trường tăng cao. 2.2. Tự luận Câu 1: Em hãy nêu cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung? Câu 2: Em hãy nêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu? BÀI 3: LẠM PHÁT 1. Lý thuyết - Khái niệm và các loại hình lạm phát. - Nguyên nhân dẫn đến lạm phát - Hậu quả của lạm phát - Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1. Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. tăng trưởng. B. lạm phát. C. khủng hoảng. D. suy thoái. Câu 2. Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là A. CPI. B. KPI. C. GDP. D. HDI. Câu 3. Căn cứ vào tỉ lệ, có thể chia lạm phát thành mấy loại hình? A. 2 loại hình. B. 3 loại hình. C. 4 loại hình. D. 5 loại hình. Câu 4. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát. D. lạm phát nghiêm trọng. Câu 5. Tình trạng lạm phát vừa phải được xác định khi A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI
  4. Câu 1: Công tác điều hành kiểm soát lạm phát những năm gần đây đạt được kết quả quan trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành trong việc xây dựng và thực hiện các kịch bản điều hành giá những mặt hàng thiết yếu như: dịch vụ y tế, xăng dầu, điện, ….phù hợp với từng giai đoạn. Nhờ vậy, giai đoạn 2016- 2020 là giai đoạn thành công trong việc kiểm soát lạm phát. (Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2020, NXB Thống kê, 2021) Câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về vai trò của Nhà nước ta trong việc kiềm chế lạm phát giai đoạn 2016 -2020? BÀI 4: THẤT NGHIỆP 1. Lý thuyết - Khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp. - Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp - Hậu quả của thất nghiệp - Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm A. thất nghiệp. B. lạm phát. C. thu nhập. D. khủng hoảng. Câu 2: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được A. vị trí. B. việc làm. C. bạn đời. D. chỗ ở. Câu 3: Khi người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành khi đó người lao động đó đang A. trưởng thành. B. phát triển. C. thất nghiệp. D. tự tin. Câu 4: Trong nền kinh tế, việc phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện là căn cứ vào A. tính chất của thất nghiệp. B. nguồn gốc thất nghiệp. C. chu kỳ thất nghiệp. D. cơ cấu thất nghiệp. Câu 5: Trong nền kinh tế, căn cứ vào tính chất của thất nghiệp thì thất nghiệp được chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp A. tự giác. B. quyền lực. C. không tự nguyện. D. luôn bắt buộc.
  5. Câu 6: Việc phân chia các loại hình thất nghiệp thành thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì là căn cứ vào A. tính chất của thất nghiệp. B. nguồn gốc thất nghiệp. C. chu kỳ thất nghiệp. D. nguyên nhân của thất nghiệp. Câu 7: Trong nền kinh tế, thất nghiệp tự nhiên là hình thức thất nghiệp trong đó bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp A. không tạm thời B. cơ cấu. C. truyền thống. D. hiện đại. Câu 8: Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là A. thất nghiệp cơ cấu. B. thất nghiệp tạm thời. C. thất nghiệp chu kỳ. D. thất nghiệp tự nguyện. Câu 9: Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là hình thức A. thất nghiệm cơ cấu. B. thất nghiệm tạm thời. C. thất nghiệp tự nguyện. D. thất nghiệm chu kỳ. Câu 10: Với loại hình thất nghiệp chu kỳ, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì tỷ lệ thất nghiệp thường có xu hướng A. cao. B. thấp. C. giữ nguyên. D. cân bằng. 2.2. Tự luận Câu 1: Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. BÀI 5: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1. Lý thuyết - Lao động và thị trường lao động. - Việc làm và thị trường việc làm. - Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm. 2. Một số câu hỏi minh họa 2.1. Trắc nghiệm
  6. Câu 1: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm A. lao động. B. cạnh tranh. C. thất nghiệp. D. cung cầu. Câu 2: Trong hoạt động sản xuất, lao động có vai trò như là một yếu tố A. đầu vào. B. đầu ra. C. thứ yếu. D. độc lập. Câu 3: Là sự thỏa thuận giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động về tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái niệm A. thị trường lao động. B. thị trường tài chính. C. thị trường tiền tệ. D. thị trường công nghệ Câu 4: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động thỏa thuận nội dung nào dưới đây? A. Tiền công, tiền lương. B. Điều kiện đi nước ngoài. C. Điều kiện xuất khẩu lao động. D. Tiền môi giới lao động. Câu 5: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây? A. Bằng văn bản. B. Bằng tiền đặt cọc. C. Bằng tài sản cá nhân. D. Bằng quyền lực. 2.2. Tự luận Câu 1. Theo em, để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai, em cần phải làm gì khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường? Câu 2: Em hãy nêu mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2