Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang
lượt xem 1
download
Sau đây là “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NHÓM GDKT&PL Môn: GDKT&PL 11 Năm học: 2024 – 2025 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Phần I. Trắc nghiệm lựa chọn 1 phương án đúng (24 câu: 0.25 điểm/câu; tổng: 6.0 điểm); - Phần II. Phần trắc nghiệm đúng/sai (4 câu: 1.0 điểm/câu; tổng: 4.0 điểm). II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết: - Khái niệm cạnh tranh - Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. - Cạnh tranh không lành mạnh. - Cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cung. - Cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. - Mối quan hệ cung cầu và vai trò của quan hệ cung cầu. - Khái niệm và các loại hình lạm phát. - Nguyên nhân dẫn đến lạm phát - Hậu quả của lạm phát - Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. - Khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp. - Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp - Hậu quả của thất nghiệp - Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm lựa chọn 1 phương án đúng. Câu 1. Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đa thể hiện nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Cạnh tranh kinh tế. B. Đấu tranh. C. Sản xuất. D. Kinh doanh. Câu 2. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là A. giành ảnh hưởng trong xã hội. B. giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình. C. giành lợi nhuận tối đa về mình D. giành phục vụ lợi ích cho xã hội. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Sự thay đổi cung - cầu. B. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa. C. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội. D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu độc lập về kinh tế. Câu 4. Cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với mặt tích cực là cạnh tranh A. lành mạnh. B. tự do. C. hợp lí. D. trung thực. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Có nhiều chủ sở hữu là những đơn vị kinh tế tự do sản xuất. B. Lợi ích giữa các chủ thể trong sản xuất khác nhau. C. Có nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội xuất hiện.
- D. Điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế khác nhau. Câu 6: Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong A. một khoảng thời gian xác định. B. năng lực tiếp nhận. C. chất lượng môi trường đầu tư. D. cơ cấu các ngành kinh tế. Câu 7: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định được gọi A. độc quyền. B. cung C. cầu. D. sản xuất Câu 8: Cung là lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định được gọi là A. độc quyền. B. cung C. cầu. D. sản xuất Câu 9: Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. B. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế. C. Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa. D. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa Câu 10: Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. B. Kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh C. Số lượng người tham gia cung ứng D. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa Câu 11: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi A. cung lớn hơn cầu B. giá cả cao hơn giá trị. C. cung nhỏ hơn cầu. D. giá cả thị trường tăng cao. Câu 12. Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. tăng trưởng. B. lạm phát. C. khủng hoảng. D. suy thoái. Câu 13. Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là A. CPI. B. KPI. C. GDP. D. HDI. Câu 14. Căn cứ vào tỉ lệ, có thể chia lạm phát thành mấy loại hình? A. 2 loại hình. B. 3 loại hình. C. 4 loại hình. D. 5 loại hình. Câu 15. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát. D. lạm phát nghiêm trọng. Câu 16. Tình trạng lạm phát vừa phải được xác định khi A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI
- A. tính chất của thất nghiệp. B. nguồn gốc thất nghiệp. C. chu kỳ thất nghiệp. D. cơ cấu thất nghiệp. Câu 21: Trong nền kinh tế, căn cứ vào tính chất của thất nghiệp thì thất nghiệp được chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp A. tự giác. B. quyền lực. C. không tự nguyện. D. luôn bắt buộc. Câu 22: Việc phân chia các loại hình thất nghiệp thành thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì là căn cứ vào A. tính chất của thất nghiệp. B. nguồn gốc thất nghiệp. C. chu kỳ thất nghiệp. D. nguyên nhân của thất nghiệp. Câu 23: Trong nền kinh tế, thất nghiệp tự nhiên là hình thức thất nghiệp trong đó bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp A. không tạm thời B. cơ cấu. C. truyền thống. D. hiện đại. Câu 24: Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là A. thất nghiệp cơ cấu. B. thất nghiệp tạm thời. C. thất nghiệp chu kỳ. D. thất nghiệp tự nguyện. Câu 25: Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là hình thức A. thất nghiệm cơ cấu. B. thất nghiệm tạm thời. C. thất nghiệp tự nguyện. D. thất nghiệm chu kỳ. Câu 26: Với loại hình thất nghiệp chu kỳ, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì tỷ lệ thất nghiệp thường có xu hướng A. cao. B. thấp. C. giữ nguyên. D. cân bằng. Câu 27: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. lạm phát. B. tiền tệ. C. cung cầu. D. thị trường. Câu 28: Trong nền kinh tế, dấu hiệu cơ bản để nhận biết nền kinh tế đó đang ở trong thời kỳ lạm phát đó là sự A. tăng giá hàng hóa, dịch vụ. B. giảm giá hành hóa, dịch vụ. C. gia tăng nguồn cung hàng hóa. D. suy giảm nguồn cung hàng hóa. Câu 29: Khi mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ ở một con số điều đó phản ánh mức độ lạm phát của nền kinh tế đó ở mức độ A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát. D. không đáng kể. Câu 30: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ vừa phải thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thường tăng ở mức độ A. một con số. B. hai con số trở lên. C. không đáng kể. D. không xác định 2.2. Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đúng/sai. Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau: Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có 3 cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng “tẩy chay” với các sản phẩm ở cửa hàng của mình. a. Việc tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong kinh doanh là cạnh trạnh không lành mạnh.
- b. Việc tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong kinh doanh không vi phạm pháp luật. c. Cửa hàng của gia đình ông H cần phải đính chính tin đồn để củng cố niềm tin của khách hàng. d. Hành vi tranh giành khách hàng bằng cách phá hoại các đối thủ là cạnh tranh không lành mạnh. Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau: Để thu hút khách hàng, ngân hàng Y đã phát triển nhiều sản phẩm với nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm. Gửi tiết kiệm trên mười triệu đồng quý khách hàng sẽ được nhận quà tặng đi kèm: Áo mưa tiện dụng, mũ bảo hiểm thời trang, bình giữ nhiệt… Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng. a. Ngân hàng Y đã thực hiện tốt khâu chăm sóc khách hàng. b. Người tiêu dùng là người nhận được nhiều lợi ích từ chương trình khuyến mãi của ngân hàng. c. Việc làm của ngân hàng Y là cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. d. Việc làm của ngân hàng Y là để thu hút nhiều khách hàng và giành nhiều hợp đồng hơn. Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau: Tại nhiều khu chợ, giá thịt heo vẫn đang đạt mức “đỉnh” trong nhiều năm qua. Bà L chia sẻ “Dù giá đắt nhưng chúng tôi cũng không thể bỏ thịt heo để ăn thịt bò, thịt gà hay cá được vì thịt heo luôn là loại thịt dễ chế biến và được cả nhà yêu thích. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mua thịt heo ít lại để đảm bảo tiền chợ hàng ngày vẫn đủ”. a. Giá thịt heo tăng là do nguồn cung thịt heo ít hơn nhu cầu của người tiêu dùng. b. Mua thịt heo ít lại chuyển sang mua mặt hàng khác để đảm bảo chi phí là người tiêu dùng chưa vận dụng tốt vai trò quan hệ cung cầu. c. Giá cả thịt heo tăng các doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng sản xuất để tăng lượng cung. d. Giá cả của mặt hàng thịt heo là yếu tố chủ yếu tác động đến nhu cầu mua thịt heo của người tiêu dùng. Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau: Nhiều bà nội trợ cũng cho biết, sữa chua đang là mặt hàng luôn có trong thực đơn yêu thích của nhiều trẻ nhỏ trong các gia đình. Từ nhu cầu trên, thị trường sữa chua ngày càng đa dạng mới nhiều mẫu mã, chủng loại. Nếu trước đây trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị chỉ có 2-3 loại sữa chua với mẫu mã đơn giản, thì giờ đây số lượng này lên tới 20-30 loại. Cùng với thiết kế mẫu mã bắt mắt, giá sữa chua cũng hấp dẫn hơn so với trước kia, dao động từ 13.500 – 40.000đ một lốc (4 hộp) a. Do lượng cung sữa chua nhiều nên nhu cầu sữa mặt hàng sữa chua tăng. b. Giá sữa chua giảm làm cho lượng cầu sữa chua giảm. c. Lượng cung sữa chua tăng là do lượng cầu sữa chua ngày càng tăng. d. Giá sữa chua giảm làm cho lượng cung sữa chua ổn định. Câu 5. Theo báo cáo của chính phủ, từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 6, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng cao dần. Vận tải là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cơn "bão giá" xăng dầu. Một số hãng đã buộc phải tăng giá dịch vụ vận tải. Nghề đi biển, đánh bắt hải sản cũng là một trong những ngành, nghề chịu ảnh hưởng nặng nề không kém từ cơn "bão giá"xăng dầu, thậm chí không ít ngư dân đã phải cho tàu cá nằm bờ vì chi phí dầu lên quá cao. Cùng với đó, hàng loạt hệ thống
- dịch vụ ăn uống phải đóng cửa, hoặc thu hẹp hoạt động do chi phí đầu vào tăng mạnh, trong khi hoạt động kinh doanh trực tuyến bị ảnh hưởng nặng do giá chuyển hàng tăng cao. a. Chi phí đầu vào tăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. b. Giá xăng dầu tăng ngành vận tải chịu thiệt hại nặng nề nhất. c. Giá cả tăng làm cho kinh tế phát triển nhanh hơn. d. Kinh doanh trực tuyến không bị ảnh hưởng bởi cơn bão giá xăng dầu. Câu 6. Anh M là là kĩ sư nông nghiệp từng làm việc ở công ty xuất khẩu nông sản tại tỉnh Đ. Do hoàn cảnh gia đình, anh phải chuyển về thành phố để sinh sống và chưa tìm được việc làm. Vợ anh vốn là giáo viên mầm non nhưng khi về thành phố chỉ xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương rất thấp nên chưa muốn đi làm. Bố anh năm nay 55 tuổi đã làm cho một công ty sản xuất ô tô 30 năm. Khi doanh nghiệp này thay đổi cơ cấu sử dụng rô bốt thay thế thợ hàn để lắp ráp ô tô, ông đã bị mất việc. Em trai anh là kĩ sư công nghệ thông tin cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. a. Chị H tự nguyện thất nghiệp. b. Nguyên nhân thất nghiệp của bố anh M là nguyên nhân chủ quan. c. Anh M đang bị thất nghiệp. d. Tình trạng thất nghiệp của M là không tự nguyện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 82 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 70 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn