intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Quyền, Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Quyền, Đà Nẵng” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Quyền, Đà Nẵng

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGÔ QUYỀN KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 TỔ HÓA HỌC- SINH HỌC Môn: Hóa học - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) I. Cấu trúc đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ 1. Hình thức: Trắc nghiệm nhiều hình thức khác nhau 2. Cấu trúc đề kiểm tra - Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu – 4,5 điểm) - Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai (4 câu - 4 điểm) - Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (3 câu - 1,5 điểm) II. Ma trận Ghi chú: NLC – Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn; Đ/S - Câu trắc nghiệm đúng/sai; TLN – Câu trắc nghiệm trả lời ngắn, (*) Lệnh hỏi trắc nghiệm đúng/sai (**) Lệnh hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn Loại câu hỏi trắc Số lệnh Biết Hiểu Vận dụng nghiệm hỏi Nhiều lựa chọn 18 16 2 0 Đúng/sai 16 0 12 4 Trả lời ngắn 3 0 0 3 Tổng số lệnh hỏi 37 16 14 7 MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KỲ I – LỚP 10 Nội Mức độ nhận thức dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TT Chủ đề vị kiến NLC Đ/S TLN TLN NLC Đ/S TLN NLC Đ/S TLN NLC Đ/S thức Nhập Nhập môn môn hoá 1 1 1 0 0 hoá học học Thành phần của 3 3* 1* 1** 3 4 1 nguyên tử Nguyên tố Nguyên 3 3* 1* 3 4 0 2 hoá học tử Cấu trúc lớp vỏ 5 1 3* 1* 1** 6 4 1 electron nguyên tử Cấu tạo bảng tuần Bảng hoàn các tuần nguyên tố hoàn hóa học nguyên Xu hướng tố hoá 3 biến đổi 4 1 3* 1* 1** 5 4 1 học và tính chất định các luật nguyên tố tuần Xu hướng hoàn biến đổi thành
  2. phần và tính chất của hợp chất Định luật tuần hoàn Tổng Số câu 16 2 12* 4* 3** 18 16 3 Tỉ lệ % 43,2% 37,8% 18,9% 100% NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN BÀI 1. Nhập môn hoá học Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất. Đối tượng nghiên cứu của hóa học bao gồm A. các chất vô cơ và các vật liệu tự nhiên. B. các chất hữu cơ, các chất vô cơ. C. các loại vật liệu tự nhiên và nhân tạo. D. các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các loại vật liệu tự nhiên và nhân tạo. Câu 2: Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào không phải là sản phẩm của hóa học? A. Phân bón hóa học. B. Dược phẩm. C. Mỹ phẩm. D. Thực phẩm biến đổi gen. Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là A. sự hình thành hệ Mặt Trời. B. chất và sự biến đổi của chất. C. lịch sử phát triển của loài người. D. tốc độ của ánh sáng trong chân không. Câu 4. Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn. B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng. C. Sự ra đời và phát triển của nền văn minh lúa nước. D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon-12. Câu 5. Sự biến đổi nào sau đây không phải là một hiện tượng hóa học? A. Hơi nến cháy trong không khí, tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước. B. Hòa tan muối ăn vào nước, tạo thành dung dịch muối ăn. C. Sắt cháy trong sulfur, tạo thành muối iron (II) sulfide. D. Khí hydrogen cháy trong oxygen, tạo thành nước. Chương 1. Nguyên tử Câu 1. Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A. proton và α. B. proton và neutron. C. proton và electron. D. electron và neutron. Câu 2. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là A. proton. B. neutron. C. electron. D. neutron và electron. Câu 3. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0. C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1. D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1. Câu 4. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. Câu 5. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số proton nhưng khác nhau về số neutron. B. số neutron nhưng khác nhau về số proton. C. tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron. D. số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron. Câu 6. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây được viết đúng? 15 16 24 A. 7 N . B. O . C. 16 S . D. Mg12 . Câu 7. Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định. Trang 2/12
  3. Câu 8. Orbital s có dạng A. hình tròn. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục. Câu 9. Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường theo thứ tự là A. s, d, p, f. B. s, p, d, f. C. s, p, f, d. D. f, d, p, s. Câu 10. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 11. Trong số các lớp dưới đây, lớp liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất là A. K. B. M. C. N. D. L. Câu 12. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của khí hiếm? A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p6. 2 2 6 2 6 C. 1s 2s 2p 3s 3d . D. 1s22s22p63s23p63d104s24p6. Câu 13. Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử đều tạo bởi loại hạt nào sau đây? A. Electron và neutron. B. Electron và proton. C. Neutron và proton. D. Neutron, proton và electron. Câu 14. Phân lớp p có tối đa bao nhiêu electron? A. 2 electron. B. 6 electtron. C. 10 electron. D. 14 electron. Câu 15. Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện? A. Tia . B. Proton. C. Nguyên tử hydrogen. D. Tia âm cực. Câu 16. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. số khối. B. số neutron. C. tổng số proton và neutron. D. số đơn vị điện tích hạt nhân. Câu 17. Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. Có khối lượng bằng khối lượng proton. C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron. D. Không mang điện. Câu 18. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây về nguyên tử? A. Nguyên tử khối. B. Số neutron. C. Số khối. D. Số proton. Câu 19. Phân lớp nào sau đây kí hiệu sai? A. 1s. B. 3p. C. 3d. D. 2d. Câu 20. Các electron trong cùng một phân lớp có A. mức năng lượng bằng nhau. B. mức năng lượng khác xa nhau. C. mức năng lượng gần bằng nhau. D. không xác định. Câu 21. Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số tám nổi. C. vùng không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định. Câu 22. Lớp M có số electron tối đa là A. 8. B. 18. C. 6. D. 2. Câu 23. Orbital có dạng hình cầu là A. orbital s. B. orbital p. C. orbital d. D. orbital f. Câu 24. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. electron. B. proton. C. neutron. D. neutron và electron. Câu 25. Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. Có khối lượng bằng khối lượng proton. C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron. D. Không mang điện. Câu 26. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên A. số hạt proton = số hạt neutron B. số hạt electron = số hạt neutron C. số hạt electron = số hạt proton D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron Câu 27. Số hiệu nguyên tử cho biết A. số proton trong hạt nhân nguyên tử. B. điện tích hạt nhân nguyên tử. C. số electron trong nguyên tử. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 28. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số khối. B. số neutron. C. số proton. D. số neutron và số proton. Câu 29. Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau ? Trang 3/12
  4. A. 40 K và 40 Ar. 19 18 B. 40 K và 40 Ca. 19 20 C. O 2 và O 3 . D. 16 O và 17 O . 8 8 Câu 30. Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định. Chương 2. Bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn Câu 1. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4. Câu 2. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 3. Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều A. tăng dần của điện tích hạt nhân. B. giảm dần của điện tích hạt nhân. C. tăng dần của số khối. D. tăng dần của nguyên tử khối. Câu 4. Trong bảng tuần hoàn, nhóm B có bao nhiêu cột? A. 8. B. 18. C. 10 D. 16. Câu 5. Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là ZX = 13, ZY=17. Phát biểu nào sau đây là đúng A. X và Y đều là nguyên tố kim loại. B. X và Y đều thuộc nhóm VIIA. C. X là nguyên tố s, Y là nguyên tố p. D. X là nguyên tố kim loại, Y là nguyên tố phi kim. Câu 6: Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là A. 7 và 7. B. 7 và 8. C. 7 và 9. D. 6 và 7. Câu 7. Chu kì 4 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 8 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố. Câu 8. Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tử. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối. Câu 9: Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng A. số electron. B. số electron hóa trị. C. số lớp electron. D. số electron lớp ngoài cùng. Câu 10. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của khí hiếm? A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p6. 2 2 6 2 6 C. 1s 2s 2p 3s 3d . D. 1s22s22p63s23p63d104s24p6. Câu 11. Nguyên tố có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p64s1 thuộc chu kì 2 2 6 2 A. 15. B. 4. C. 19. D. 1. Câu 12. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 13. Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 8 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố. Câu 14. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 15. Tính đến năm 2016, có bao nhiêu nguyên tố được xác định trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? A. 118 nguyên tố. B. 119 nguyên tố. C. 120 nguyên tố. D. 121 nguyên tố. Câu 16. Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 17. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 18. Chu kì 4 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 18 nguyên tố. C. 36 nguyên tố. D. 20 nguyên tố. Câu 19. Trong bảng tuần hoàn, nhóm A và B có số cột lần lượt là? Trang 4/12
  5. A. 8 và 8. B. 8 và 10. C. 10 và 8 D. 8 và 18. Câu 20. Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 21. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s23p6. X là nguyên tố A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 22. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc. Nguyên tắc nào sau đây đúng? A. Điện tích hạt nhân tăng dần B. Cùng số lớp electron xếp cùng cột. C. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng. D. Nguyên tử khối tăng dần. Câu 24. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6. 2 2 5 4 C. 1s 2s 2p 3s . D. 1s22s22p63s2. Câu 25. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng A. số electron hoá trị. B. số electron. C. số electron ở lớp ngoài cùng. D. Số lớp electron. Phần II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 13, số khối là 27. a. Lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. b. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là +14. c. Tên gọi của X là sodium. d. Trong hạt nhân nguyên tử X số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Câu 2: Cho các nguyên tử có ký hiệu sau: 26A, 26E, 27G, 28F 13 12 13 14 a. A và E có cùng số khối. b. A và E là đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. c. E và F có số neutron khác nhau. d. A và G cùng thuộc một nguyên tố hoá học, nguyên tố này là một kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tế. Kim loại này có khả năng kết hợp với các kim loại khác tạo thành các hợp kim nhẹ và bền, chống ăn mòn, được dùng để chế tạo các chi tiết ô tô, máy bay, tàu biển. Câu 3. Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton. Biết khối lượng của neutron  1 amu, khối lượng proton  1 amu, khối lượng của electron  0,00055 amu. a. Đây là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay. b. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu. c. Khối lượng nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân. d. Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân. Câu 4. Cho các thông tin về nguyên tố Mg trong tự nhiên như sau: Nguyên tử 24Mg 25Mg 26Mg % số nguyên tử 78,6% 10,1% 11,3% a. Trong tự nhiên nguyên tố Magnesium có ba đồng vị bền. b. Đồng vị 25Mg phổ biến nhất so với các đồng vị còn lại. c. Các đồng vị của Magnesium có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron nên số khối của chúng khác nhau. d. Nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,327. Câu 5: Cho một nguyên tử của nguyên tố X có số proton là 20; nguyên tử khối trung bình của X là 40,08. a. Nguyên tử các đồng vị của nguyên tố X đều có 20 proton. b. Nguyên tố X có một đồng vị có 20 neutron. c. Nguyên tố X có đồng vị có số neutron lớn hơn chiếm tỉ lệ thấp. d. Biết X có 2 đồng vị, đồng vị có số khối nhỏ hơn chiếm 96%. Số khối của đồng vị thứ 2 là 42. Trang 5/12
  6. Câu 6. Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng…) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng. Người ta dùng uranium làm nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân. Trong tự nhiên, uranium có 2 đồng vị cơ bản là 235 U (0,72%) và 238 U (99,28%). 92 92 a. Số khối của hai đồng vị lần lượt là 235 và 238. b. Số electron của hai đồng vị này lần lượt là 92 và 93. c. Điện tích hạt nhân của hai đồng vị này đều là +92. d. Nguyên tử khối trung bình của uranium là 237,98. Câu 7. Xét hai mô hình nguyên tử: Mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford - Bohr Mô hình hiện đại a. Theo mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford – Bohr thì các electron chuyển động theo những quỹ đạo tròn hoặc bầu dục xác định quanh lớp vỏ nguyên tử. b. Theo mô hình hiện đại, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. c. Theo mô hình hiện đại, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. d. Theo mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford – Bohr thì các electron không bị hút vào hạt nhân do còn chịu tác dụng của lực quán tính li tâm. Câu 8: Phát biểu nào sau đây về sự phân bố electron vào các lớp, phân lớp, orbital là đúng? a. Ở trạng thái cơ bản, electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. b. Sự phân bố electtron trong một orbital dựa vào nguyên lý Pauli. c. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lý vững bền và quy tắc Hund. d. Nguyên tử nguyên tố X có số electron được phân bố trên phân lớp p là 11. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là 15. Câu 9. Calcium là một vi chất quan trọng của cơ thể con người, có nhiệm vụ thiết yếu trong việc hình thành, đảm bảo cấu trúc xương và răng khỏe mạnh. Biết Ca (Z=20) a. Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2 hay [Ne]4s2. b. Ca thuộc ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. c. Ca là nguyên tố s vì có electron cuối cùng thuộc phân lớp s. d. Ca là nguyên tố kim loại vì có 2 electron lớp ngoài cùng. Câu 10. Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng hơi nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,… Cấu hình electron nguyên tử của S là 1s22s22p63s23p4. a. Nguyên tử của nguyên tố S có 6 lớp electron. b. S có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng. Trang 6/12
  7. c. S là nguyên tố phi kim. d. Số electron của anion S2- là 18 electron. Phần III. CẦU TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Hợp chất MX3 có tổng số p, n, e là 196; trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong M nhỏ hơn số hạt mang điện trong X là 8. Tổng proton của M và X bằng bao nhiêu? Câu 2. Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Tính số khối của nguyên tử nguyên tố X? Câu 3. Cho các phát biểu sau: (a) Điện tích của proton và electron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu. (b) Có những nguyên tử không chứa neutron nào. (c) Một số nguyên tử không có bất kì proton nào (d) Điện tích của proton và neutron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu. (e) Trong nguyên tử, số hạt proton luôn bằng số hạt electron. (g) Khối lượng của proton và neutron xấp xỉ bằng nhau và lớn hơn nhiều khối lượng của electron. Có bao nhiêu phát biểu không đúng trong các phát biểu trên? Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là bao nhiêu? Câu 5. Cho 6 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 1, 9, 13, 16, 18, 20. Trong các nguyên tố trên, có bao nhiêu nguyên tố là phi kim? Câu 6. Cho các cấu hình electron sau: (1) 1s22s22p3. (2) 1s22s22p63s23p64s1. (3) 1s22s22p63s23p1 (4) 1s22s22p4. (5) 1s22s22p63s23p63d54s2 (6) 1s22s22p63s23p5. 2 2 6 2 6 10 2 5 2 2 6 2 2 (7) 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p (8) 1s 2s 2p 3s 3p (9) 1s22s22p63s1. Có bao nhiêu cấu hình electron của nguyên tố kim loại? Câu 7. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. Y thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn. Câu 8. X, Y, Z là ba kim loại liên tiếp nhau trong một chu kì. Tổng số khối của chúng bằng 74. Số thứ tự của X trong bảng tuần hoàn là? Câu 9. Cho các nguyên tố: Na (Z = 11), Ca (Z = 20), Ti (Z = 22), Fe (Z = 26), Cu (Z = 29). Có bao nhiêu nguyên tố d trong các nguyên tố trên? ĐỀ THAM KHẢO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 NGÔ QUYỀN Môn: Hóa học - Lớp 10 NHÓM HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl =35,5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137. Phần I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (18 câu- 4,5 điểm): Câu 1 : Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn. B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng. C. Sự ra đời và phát triển của nền văn minh lúa nước. D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon-12. Câu 2 : Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. Neutron và proton B. Electron, Neutron và proton C. Electron và proton D. Electron và Neutron Câu 3: Đặc điểm của electron là A. mang điện tích dương và nằm ở lớp vỏ nguyên tử. B. mang điện tích âm và là thành phần của hạt nhân nguyên tử.. C. không mang điện và nằm ở lớp vỏ nguyên tử. D. mang điện tích âm và nằm ở lớp vỏ nguyên tử. Câu 4: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? Trang 7/12
  8. A. Proton, m  0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m  1 amu, q = 0. C. Electron, m  1 amu, q = -1. D. Proton, m  1 amu, q = -1. Câu 5 : Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ và đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết A. số khối A. B. nguyên tử khối của nguyên tử. C. số hiệu nguyên tử Z. D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z. Câu 6: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị? A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau. C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau Câu 7. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây được viết đúng? A. 31 𝑃 . 15 B. 15 𝑃 . 31 31 C. 𝑃15 . D. 15P. Câu 8. Hình dạng orbital s là A. B. C. D. Câu 9. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. số khối tăng dần. D. mức năng lượng electron. Câu 10. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 11. Lớp L có số phân lớp electron bằng A. 1. B. 2. C. 3 D. 4 Câu 12. Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng A. 1,3,5. B. 1,2,4. C. 3,5,7. D. 1,2,3. Câu 13. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là 2 2 7 2 2 2 6 1 A. 1s 2s 2p 3s . B. 1s 2s 2p 3s . 2 2 6 3 2 2 6 C. 1s 2s 2p 3s . D. 1s 2s 2p 3s23p1. Câu 14. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 15. Chu kì 4 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 18 nguyên tố. C. 36 nguyên tố. D. 20 nguyên tố. Câu 16. Trong bảng tuần hoàn, nhóm A và B có số cột lần lượt là? A. 8 và 8. B. 8 và 10. C. 10 và 8 D. 8 và 18. Câu 17: Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng B. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 18. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s23p6. X là nguyên tố A. s. B. p. C. d. D. f. Phần II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (4 câu- 4 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Lead (Pb) là kim loại được dùng làm các nguyên liệu trong một số ngành công nghiệp sản xuất và các vật dụng phổ biến, là thành phần chính của bình ắc quy thường được sử dụng cho các loại xe. Lead (Pb) 206 có kí hiệu nguyên tử 82 Pb a. Số electron có trong nguyên tử Pb trên là 82. b. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử là 82. c. Số neutron có trong nguyên tử Pb trên là 124. d. Khối lượng hạt nhân nguyên tử xấp xỉ 164 amu Trang 8/12
  9. Câu 2: Biết tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của neon (Ne) được xác định theo phổ khối lượng như hình sau: . a. Trong tự nhiên nguyên tố neon có ba đồng vị bền. b. Đồng vị 20Ne phổ biến nhất so với các đồng vị còn lại. c. Nguyên tử khối trung bình của ba đồng vị sẽ lớn hơn 20. d. Nếu có 180 nguyên tử đồng vị 20Ne sẽ có 18 nguyên tử đồng vị 21Ne. Câu 3. Chlorine (Cl) là chất khí, màu vàng lục ở điều kiện thường. Chlorine được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt và nhiều ứng dụng khác. Cấu hình electron nguyên tử của Cl là 1s22s22p63s23p5. a. Nguyên tử của nguyên tố Cl có 3 lớp electron. b. Cl có 5 electron thuộc lớp ngoài cùng. c. Cl là nguyên tố phi kim. d. Cấu hình electron của ion Cl- giống cấu hình electron của 18Ar Câu 4: Cho cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1, cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố Y là 3s23p4. a. X là nguyên tố s. b. X và Y đều là kim loại. c. Trong chu kì 3, X đứng trước Y. d. X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA; Y ở ô 16, chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Phần III. TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (1,5 điểm) Câu 1: Hợp chất MX2 có tổng số p, n, e là 164; trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số hạt mang điện trong M lớn hơn số hạt mang điện trong X là 6. Tổng proton của M và X bằng bao nhiêu? Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron trên các phân lớp p. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có bao nhiêu electron độc thân? Câu 3. Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân của X và Y là 26. X, Y thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? ------------------ Hết ----------------- TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 NGÔ QUYỀN Môn: Hóa học - Lớp 10 NHÓM HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl =35,5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137. Phần I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (18 câu- 4,5 điểm): Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất. Đối tượng nghiên cứu của hóa học bao gồm A. các chất vô cơ và các vật liệu tự nhiên. B. các chất hữu cơ, các chất vô cơ. C. các loại vật liệu tự nhiên và nhân tạo. D. các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các loại vật liệu tự nhiên và nhân tạo. Câu 2. Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A. proton và α. B. proton và neutron. C. proton và electron. D. electron và neutron. Câu 3. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là Trang 9/12
  10. A. proton. B. neutron. C. electron. D. neutron và electron. Câu 4. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0. C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1. D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1. Câu 5. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. Câu 6. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số proton nhưng khác nhau về số neutron. B. số neutron nhưng khác nhau về số proton. C. tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron. D. số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron. Câu 7. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây được viết đúng? 15 16 24 A. 7 N . B. O . C. 16 S . D. Mg12 . Câu 8. Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định. Câu 9. Orbital s có dạng A. hình tròn. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục. Câu 10. Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường theo thứ tự là A. s, d, p, f. B. s, p, d, f. C. s, p, f, d. D. f, d, p, s. Câu 11. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 12. Trong số các lớp dưới đây, lớp liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất là A. K. B. M. C. N. D. L. Câu 13. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của khí hiếm? A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p6. 2 2 6 2 6 C. 1s 2s 2p 3s 3d . D. 1s22s22p63s23p63d104s24p6. Câu 14. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4. Câu 15. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 16. Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều A. tăng dần của điện tích hạt nhân. B. giảm dần của điện tích hạt nhân. C. tăng dần của số khối. D. tăng dần của nguyên tử khối. Câu 17. Trong bảng tuần hoàn, nhóm B có bao nhiêu cột? A. 8. B. 18. C. 10 D. 16. Câu 18. Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là ZX = 13, ZY=17. Phát biểu nào sau đây là đúng A. X và Y đều là nguyên tố kim loại. B. X và Y đều thuộc nhóm VIIA. C. X là nguyên tố s, Y là nguyên tố p. D. X là nguyên tố kim loại, Y là nguyên tố phi kim. Phần II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (4 câu- 4 điểm): Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 13, số khối là 27. a. Lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. b. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là +14. c. Tên gọi của X là sodium. d. Trong hạt nhân nguyên tử X số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Câu 2. Cho các thông tin về nguyên tố Mg trong tự nhiên như sau: Nguyên tử 24Mg 25Mg 26Mg % số nguyên tử 78,6% 10,1% 11,3% Trang 10/12
  11. a. Trong tự nhiên nguyên tố Magnesium có ba đồng vị bền. b. Đồng vị 25Mg phổ biến nhất so với các đồng vị còn lại. c. Các đồng vị của Magnesium có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron nên số khối của chúng khác nhau. d. Nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,327. Câu 3. Xét hai mô hình nguyên tử: Mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford - Bohr Mô hình hiện đại a. Theo mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford – Bohr thì các electron chuyển động theo những quỹ đạo tròn hoặc bầu dục xác định quanh lớp vỏ nguyên tử. b. Theo mô hình hiện đại, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. c. Theo mô hình hiện đại, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. d. Theo mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford – Bohr thì các electron không bị hút vào hạt nhân do còn chịu tác dụng của lực quán tính li tâm. Câu 4. Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng hơi nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,… Cấu hình electron nguyên tử của S là 1s22s22p63s23p4. a. Nguyên tử của nguyên tố S có 6 lớp electron. b. S có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng. c. S là nguyên tố phi kim. d. Số electron của anion S2- là 18 electron. Phần III. TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (1,5 điểm) Câu 1. Hợp chất MX3 có tổng số p, n, e là 196; trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong M nhỏ hơn số hạt mang điện trong X là 8. Tổng proton của M và X bằng bao nhiêu? Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là bao nhiêu? Câu 3. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. Y thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoà. PHIẾU LÀM BÀI Trang 11/12
  12. Trang 12/12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0