intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 – HÓA HỌC LỚP 11, NĂM HỌC 2023-2024 BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC 1. Mức độ nhận biết Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 2:Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A.vt = 2vn. B. vt = vn 0. C. vt = 0,5vn. D. vt = vn = 0. Câu 3:Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, A. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. B. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi. C. phản ứng hoá học không xảy ra. D. tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần. Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng? A. Phản ứng thuận đã dừng. B. Phản ứng nghịch đã dừng. C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau. D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi. Câu 5:Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. 2. Mức độ thông hiểu: Câu 6: Cho các cân bằng hoá học: (1) N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) (3) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) (2) H2(g) + I2(g) 2HI(g) (4) 2NO2(g) N2O4(g) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là: A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 7: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g) N2O4 (g). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có: A. < 0, phản ứng thu nhiệt B. > 0, phản ứng tỏa nhiệt C. > 0, phản ứng thu nhiệt D. < 0, phản ứng tỏa nhiệt Câu 8: Cho phản ứng: Trong các yếu tố sau đây: (1) áp suất; (2) nhiệt độ; (3) nồng độ; (4) chất xúc tác, có mấy yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học trên? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 9: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: Biểu thức tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng là A.. B.. C.. D.. Câu 10: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (g) + H2 (g) CO (g) + H2O (g) > 0. Xét các tác động sau đến hệ cân bằng: (a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước; (c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác; (e) thêm một lượng CO2. Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là: A. (a) và (e). B. (b), (c) và (d). C. (d) và (e). D. (a), (c) và (e). 3. Mức độ vận dụng Câu 11: Cho phản ứng: a/ Nồng độ ở trạng thái cân bằng: [CO] = 0,0613 mol/L; [H2] = 0,1839 mol/L, [CH4] = 0,0387 mol/L và [H2O] = 0,0387 mol/L. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
  2. b/Cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi: - Bơm thêm H2 vào hệ phản ứng? - Giảm áp suất? Câu 12: Phản ứng: đạt trạng thái cân bằng ở 900 K. Hằng số cân bằng của phản ứng có giá trị là 8,2x10-2. Giả sử nồng độ mol ở trạng thái cân bằng của CO và Cl2 là 0,150 M. Tính nồng độ mol ở trạng thái cân bằng của COCl2. Câu 13:Cho các cân bằng sau: (1) 2NH3(g) N2(g) + 3H2(g)> 0; (2) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)< 0 (3) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)> 0; (4) H2(g) + I2(g) 2HI(g)
  3. 2. Mức độ thông hiểu Câu 15:Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl. Câu 16: Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch , phenolphthalein chuyển sang màu nào sau đây?A. Hồng. B. Xanh. C. Không màu. D. Vàng. Câu 17:Cho phương trình:CH3COOH + H2O CH3COO- + H3O+ Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid? A. CH3COOH. B. H2O. C. CH3COO-. D. H3O+. Câu 18: Theo Bronstet, ion nào dưới đây là lưỡng tính?A. PO43− B. CO32− C. HSO4− D. HCO3− Câu 19: Theo thuyết Acid − Base của Bronstet, ion Al3+ trong nước có tính chất A. Acid. B. lưỡng tính. C. Base. D. trung tính. Câu 20:Giá trị pH của dung dịch HCl 0,001M làA.3. B. 11. C. 12. D.2. Câu 21:Theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào sau đây là acid? A. Fe3+. B.Cl-. C. PO43-. D. SO32-. Câu 22:Cho phương trình:NH3 + H2O NH4+ + OH- Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base? A. NH3. B. H2O. C. NH4+. D. OH-. Câu 23: Để xác định nồng độ dung dịch NaOH, ta sử dụng dung dịch chuẩn là HCl 0,1M với thể tích là 10,00 mL. Khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH đã sử dụng là 20 mL. Nồng độ dung dịch NaOH làA. 0,03M. B. 0,06M. C. 0,04M. D. 0,05M. 3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao Câu 24: Cho các chất sau: HNO3, NaOH, SO2, K2CO3, HNO2, CH4, C2H5OH, Ba(OH)2, C12H22O11 (saccharose). (a) Phân loại các chất trên thành chất điện li mạnh, chất điện li yếu và chất không điện li. (b) Viết phương trình điện li của các chất điện li. Câu 25: Trộn lẫn V mL dung dịch NaOH 0,01 M với V mL dung dịch HCI 0,03 M thu được 2V mL dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y. Câu 26: Ở các vùng quê, người dân thường dùng phèn chua để làm trong nước nhờ ứng dụng của phản ứng thuỷ phân ion Al3+? Giải thích? Chất hay ion nào là acid, là base trong phản ứng thuỷ phân Al3+? Câu 27: Trong phương pháp chuẩn độ acid - base, xung quanh điểm tương đương có một sự thay đổi pH đột ngột gọi là bước nhảy chuẩn độ. Đường biểu diễn trên đồ thị chuẩn độ acid - base gọi là đường định phân. Từ các số liệu sau đây, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ dung dịch HCI bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,100 M. Trục hoành ghi thể tích dung dịch NaOH, trục tung ghi pH của dung dịch. Xác định giá trị điểm tương đương và khoảng bước nhảy chuẩn độ của quá trình này. Bài 3. ĐƠN CHẤT NITROGEN 1. Mức độ nhận biết Câu 1:Ở dạng đơn chất, nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí A. 75% B. 78% C. 80% D. 21% Câu 2:Công thức Lewis của phân tử N2 là A. B. C. D. Câu 3:Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
  4. A. Nitrogen là chất khí không màu. B. Nitrogen khá trơ ở điều kiện thường. C. Nitrogen tan tốt trong nước. D. Nitrogen chiếm thể tích nhiều nhất trong không khí. Câu 4: Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen A.tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. B.chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. C.chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D.tự do chiếm khoảng 20% thể tích không khí. 2. Mức độ thông hiểu Câu 5:Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitrogen sản xuất ra được dùng để A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,. B. tổng hợp phân đạm. C. sản xuất axit nitric. D. tổng hợp amoniac. Câu 6:Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen A. Tổng hợp amonia B. Tác nhân làm lạnh C. Sản xuất phân lân D. Bảo quản thực phẩm Câu 7:Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây? A. N2 + 3H2 2NH3 B. N2 + 6Li → 2Li3N C. N2 + O2 2NO D. N2 + 3Mg Mg3N2 Câu 8: Nhận định nào sau đây về phân tử nitrogen là đúng? A. Có ba liên kết đơn bền vững. B. Chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hoá là -3. C. Có liên kết cộng hoá trị có cực. D. Thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử. Câu 9:Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. C. phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitrogen không phân cực. Câu 10: Dựa vào giá trị năng lượng liên kết ( E b) của các chất. Hãy cho biết ở điều kiện thường, chất nào khó tham gia phản ứng hóa học nhất? A. B. C. D. Câu 11:Cho phản ứng sau: Phản ứng sau không xảy ra trong điều kiện nào sau đây? A. Nhiệt độ3000C B. Nhiệt độ30000C C. Tia lửa điện D. Sấm, chớp Câu 12: Cho phản ứng sau: Trong phản ứng trên, nitrogen thể hiện tính chất gì A. Tính oxi hoá B. Tính khử C. Thể hiện cả tính oxi hoá và khử D. Tính acid Bài 4. AMMONIA VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMMONIUM 1. Mức độ nhận Biết. Câu 1. Trong ammonia, nitrogen có số oxi hóa là A. +3. B. -3. C. +4. D. +5. Câu 2. Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết A. cộng hoá trị có cực. B. ion. C. cộng hoá trị không cực. D. kim loại. Câu 3. Dạng hình học của phân tử ammonia là A. hình tam giác đều. B. hình tứ diện. C. đường thẳng. D. hình chóp tam giác. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tính tan trong nước của muối ammonium? A. MuốiAmmonium là những chất tinh thể cộng hóa trị dễ tan trong nước. B. MuốiAmmonium là những tinh thể ion, khó tan trong nước. C. Muối ammonium là những tinh thể ion, dễ tan trong nước. D. Muối ammonium là những tinh thể ion không tan trong nước.
  5. Câu 5. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng. Câu 6. Dung dịch NH3 phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A.NaOH. B.KCl. C. HCl. D. KOH Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải là của ammonia A. Làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,. B. Sản xuất phân urea. C. Sản xuất nitric acid. D. Hệ thống làm lạnh ammonia trong công nghiệp Câu 8: Ammonium nitrate khi làm phân bón sẽ bổ sung hàm lượng dinh dưỡng nào cho cây trồng A. phosphorus B. potassium C. nitrogen D.oxygen Câu 9: Phân ammophos được dùng làm phân bón trong nông nghiệp, ammophos cung cấp hàm lượng dinh dưỡng nào cho cây trồng A. phosphorus và potassium B. potassium và nitrogen C. phosphorus và nitrogen D. oxygen và nitrogen Câu 10: Trong phân tử NH3, nguyên tử nitrogen đang còn A. 1 cặp electron chưa tham gia liên kết B. 1 electron chưa tham gia liên kết C. 3 electron chưa tham gia liên kết D. 2 cặp electron chưa tham gia liên kết 2. Mức độ thông hiểu Câu 11. Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. B. C. D. Câu 12. Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. B. C. D. Câu 13. Phát biểu không đúng là A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai. B. Khí NH3 nặng hơn không khí. C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước. D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực. Câu 14. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3 là A. HCl (dd hoặc khí), O2 (to), AlCl3 (dd). B. H2SO4 (dd), H2S, NaOH (dd). C. HCl (dd), FeCl3 (dd), Na2CO3 (dd). D. HNO3 (dd), H2SO4 (dd), NaOH (dd). Câu 15. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa? A. AlCl3. B. H2SO4. C. HCl. D. NaCl. Câu 16: Câu nào sau đây sai? A. Ammonia là chất khí, không màu, không mùi, tan nhiều trong H2O B. Ammonia là 1 bazơ yếu C. Đốt cháy NH3 không xúc tác thu được N2 và H2O D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ H2 và N2 là phản ứng thuận nghịch Câu 17. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó làA. NH3. B. H2. C. NO2 D. NO. 3. Mức độ vận dụng Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có số mol giảm 8% so với ban đầu. Xác định hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3. Câu 19: Hỗn hợp gồm và có tỉ lệ mol tương ứng là . Nung nóng trong bình kín ở nhiệt độ khoảng có bột xúc tác, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với bằng 4. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp BÀI 5: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NITROGEN VỚI OXYGEN 1. Mức độ nhận biết Câu 1:Phân tử nitric acid (HNO3 )có cấu tạo như sau:
  6. Các loại liên kết có trong phân tử HNO3 là A. cộng hoá trị và ion. B. ion và phối trí. C. cho - nhận và cộng hoá trị. D. cộng hoá trị và hiđro. Câu 2:Trong phân tử nitric acid (HNO3 ), nguyên tử N có A. hoá trị V, số oxi hoá +5. B. hoá trị IV, số oxi hoá +5. C. hoá trị V, số oxi hoá +4. D. hoá trị IV, số oxi hoá +3. 2. Mức độ thông hiểu Câu 3:Phản ứng nào dưới đây không dùng để minh họa tính acid của HNO3? A. 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O B. MgO + 2HNO3 Mg(NO3)2 + H2O C. NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O D. CaCO3 + 2HNO3 Ca((NO3) + H2O + CO2 Câu 4: Các tính chất hoá học của nitric acid (HNO3) là A. tính acid mạnh và tính khử mạnh. B. tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh. C. tính oxi hóa mạnh và tính base mạnh. D. tính oxi hóa mạnh và tính acid yếu. Câu 5:Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khíA. CO B. NO. C. SO2. D. CO2. Câu 6: Cho dung dịch tác dụng với các chất sau: , Số phản ứng trong đó đóng vai trò acid Brønsted là? A. 4.B. 1. C. 3. D. 2. Câu 7: Vàng tan trong hỗn hợp gồm dung dịch nitric acid đặc và dung dịch hydrochloric acid đặc (tỉ lệ 1 : 3 về thể tích) tạo ra hợp chất tan của Au3+ theo phản ứng sau: Au + HNO3 + 4HCl HAuCl4 + 2H2O + NO Trong phản ứng trên HNO3 đóng vai trò A. chất khử B. acid C. baseD. chất oxi hóa Câu 8: Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây? A.SO2, NOx. B.CO, SO2. C.CH4, HCl. D.Cl2, SO2. Câu 9: Cho các nhận định sau về tính chất hoá học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu; (3) có tính oxi hoá mạnh; (4) có tính khử mạnh. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 3. Mức độ vận dụng Câu 10. Trong nước mưa ở vùng công nghiệp thường có lẫn sunfuric acid và nitrtic acid nhưng trong nước mưa ở vùng thảo nguyên cách xa vùng công nghiệp vẫn có lẫn một ít nitric acid. Giải thích? Câu 11: Khí thải có chứa NO2 góp phần tạo ra mưa acid và hiện tượng phú dưỡng. Giải thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2