intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NHÓM HÓA HỌC Môn: HÓA HỌC – LỚP 11 Năm học 2023-2024 (Đề cương gồm có 04 trang) I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 50% trắc nghiệm (20 câu hỏi) + 50% tự luận. II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Nội dung Kiến thức trọng tâm - Phản ứng một chiều, thuận nghịch. - Hằng số cân bằng. Khái niệm cân bằng hóa học - Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier. - Sự điện ly, chất điện ly. - Thuyết acid-base theo Bronsted-Lowry. Cân bằng trong dung dịch nước - pH. - Chuẩn độ acid-base. - Cấu tạo nguyên tử, phân tử. Nitrogen - Tính chất hóa học. - Ứng dụng. - Cấu tạo phân tử. Ammonia - Muối Ammonium - Tính chất hóa học. - Ứng dụng. - Công thức, tên gọi, nguồn gốc phát sinh NOx/không khí. - Mưa acid. Một số hợp chất của nitrogen với oxygen - Cấu tạo, tính chất của HNO3. - Hiện tượng phú dưỡng. 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và dạng toán (nếu có) cần lưu ý - Viết phương trình điện ly. - Viết quá trình cho, nhận H+ của acid-base theo Bronsted-Lowry. - Bài toán hằng số cân bằng Kc. - Bài toán pH, chuẩn độ. - Bài toán tổng hợp NH3. - Bài toán về HNO3 (Kim loại/oxit kim loại/muối + HNO3) - Bài toán liên quan đến biến thiên enthanpy. 3. Bài tập minh họa (nếu có). 3.1. Bài tập TNKQ
  2. Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 ↔ 2SO3. C. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O. D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2. Câu 2: Cho phản ứng hóa học sau: Br2(g) + H2(g) ↔ 2HBr(g) Biểu thức hằng số cân bằng (Kc) của phản ứng trên là A. Kc = 2[HBr]/[Br2][H2]. B. [HBr]2/[Br2][H2]. C. [Br2][H2]/[HBr]2. D. [Br2][H2]/2[HBr]. Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau: PCl3(g) + Cl2(g) ↔ PCl5(g) Ở Toc, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [PCl5] = 0,059 mol/l; [PCl3] = [Cl2] = 0,035 mol/l. Hằng số cân bằng (Kc) của phản ứng tại Toc là A. 1,68. B. 48,16. C. 0,02. D. 16,95. Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau: N2(g) + 3H2(g) ↔ 2NH3(g); ∆rHo298 = -92 kJ Yếu tố nào sau đây cần tác động để cân bằng trên chuyển dịch sang phải? A. Thêm chất xúc tác. B. Giảm nồng độ N2 hoặc H2. C. Tăng áp suất. D. Tăng nhiệt độ. Câu 5: Cho các phản ứng sau: (1) 2NO(g) + O2(g) ↔ 2NO2; ∆rHo298 = -115 kJ (2) 2SO2(g) + O2(g) ↔ 2SO3; ∆rHo298 = -198 kJ (3) N2(g) + 3H2(g) ↔ 2NH3(g); ∆rHo298 = -92 kJ (4) C(s) + H2O(g) ↔ CO(g) + H2(g) ); ∆rHo298 = 130 kJ (5) CaCO3(s) ↔ CaO(s) + CO2(g) ); ∆rHo298 = 178 kJ a) Các phản ứng tỏa nhiệt là A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5). b) Khi tăng nhiệt độ, các cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận là A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (5). C. (4), (5). D. (3), (5). c) Khi tăng áp suất, các cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (2), (3), (4). D. (3), (4), (5). Câu 6: Thêm nước vào 10ml dung dịch NaOH 1 mol/l, thu được 1000ml dung dịch A. Dung dịch A có pH thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu? A. pH giảm đi 2 đơn vị. B. pH giảm đi 1 đơn vị. C. pH tăng 2 đơn vị. D. pH tăng gấp đôi. Câu 7: Trong các dung dịch acid sau có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch nào có pH cao nhất?
  3. A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 8: Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thủy phân, còn cation kim loại trung bình và yếu bị thủy phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thủy phân tạo môi trường base. Dung dịch muối nào sau đâu có pH>7? A. KNO3. B. K2SO4. C. Na2CO3. D. NaCl. Câu 9: Trong dung dịch trung hòa về điện, tổng đại số điện tích của các ion bằng không. Dung dịch A có chứa 0,01 mol Mg2+; 0,01 mol Na+; 0,02 mol Cl- và x mol SO42-. Giá trị của x là A. 0,01. B. 0,02. C. 0,05. D. 0,005. Câu 10: Vị trí của nguyên tố nitrogen tồn tại trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm VA. C. chu kì 2, nhóm VIA. D. chu kì 3, nhóm IVA. Câu 11: Số oxi hóa cao nhất và thấp nhất của nguyên tử nitrogen lần lượt là A. 0 và +5. B. -3 và 0. C. -3 và +5. D. -2 và +4. Câu 12: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vai trò là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. Câu 13: Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là A. NO. B. N2O. C. NH3. D. NO2. Câu 14: Trong phản ứng hóa hợp với oxygen, nitrogen đóng vai trò là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. Câu 15: Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen với oxygen (trong cơn mưa dông kèm sấm sét) là khởi đầy cho quá trình tạo và cung cấp loại phân bón nào cho cây? A. Phân kali. B. Phân đạm ammonium. C. Phân lân. D. Phân đạm nitrate. Câu 16: Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen có 2 đồng vị bền là 14N (99,63%) và 15N (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitrogen là A. 14. B. 14,004. C. 14,037. D. 14,063. Câu 17: Áp suất riêng phần của khí nitrogen trong khí quyển là A. 0,21 bar. B. 0,01 bar. C. 0,78 bar. D. 0,28 bar. Câu 18: Số liên kết sigma và số liên kết pi trong phân tử nitrogen lần lượt là A. 2 và 1. B. 0 và 3. C. 3 và 0. D. 1 và 2. Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa nitrogen trong khí quyển thành phân đạm: N2 (+O2) → NO (+O2) → NO2 (+O2 + H2O) → HNO3 → NO3- Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử trong sơ đồ là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 20: Khí nào sau đây dễ tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước?
  4. A. Nitrogen. B. Hydrogen. C. Ammonia. D. Oxygen. Câu 21: Cho dung dịch NH3 vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa trắng? A. HCl. B. H2SO4. C. H3PO4. D. AlCl3. Câu 22: Trong nước, phân tử/ion nào sau đây thể hiện vai trò là acid Bronsted? A. NH3. B. NH4+. C. NO3-. D. N2. Câu 23: Các chất khi thu vào bình theo đúng nguyên tắc bằng cách đẩy không khí (X, Y, Z) và đẩy nước (T) như sau: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. X là chlorine. B. Y là hydrogen. C. Z là nitrogen dioxide. D. T là ammonia. Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ammonia là base khi tác dụng với nước. B. Ammonia được sử dụng là chất làm lạnh. C. Muối ammonium là tinh thể ion, dễ tan trong nước. D. Các muối ammonium đều rất bền với nhiệt. Câu 25: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:4. Nung nóng X trong bình kín ở nhiệt đọ khoảng 450oC có bột Fe làm xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 10%. Câu 26: Cho các nhận định sau về cấu tạo phân tử nitric acid: (1) Liên kết O-H phân cực về oxygen. (2) Nguyên tử N có số oxi hóa là +5. (3) Nguyên tử N có hóa trị bằng 4. (4) Liên kết cho nhận N→O kém bền. Số nhận định đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. 3.2. Bài tập tự luận Bài tập cơ bản: Câu 1: Viết phương trình điện ly của HCl, NaOH, NaCl, CuCl2, FeCl3, H2O, CH3COOH, Fe2(SO4)3. Câu 2: Viết quá trình cho, nhận proton H+ (Bronsted-Lowry): HCl, HNO3, NH3, CO32-, HCO3-. Câu 3: Tính pH trong các trường hợp sau: HCl 0,01M và NaOH 0,1M. Câu 4: Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) ↔ 2NH3(g). Ở toC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [N 2] = 0,45M; [H2] = 0,14M; [NH3] = 0,62M. Tính Kc của phản ứng trên tại toC?
  5. Câu 5: Hoàn thiện các PTHH; xác định chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng? a) N2 + O2 b) N2 + H2 c) NH3 + HCl d) NH3 + O2 Bài tập dành cho học sinh Khá-Giỏi: Câu 1*: Xét cân bằng của dung dịch NH3 0,1M ở 25oC NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH- ; Kc = 1,74.10-5 Bỏ qua sự phân li của nước. Xác định giá trị pH của dung dịch trên? Câu 2*: Xét cân bằng trong dung dịch gồm NH4Cl 0,1M và NH3 0,05M ở 25oC: NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH- ; Kc = 1,74.10-5 Bỏ qua sự phân li của nước. Xác định giá trị pH của dung dịch trên? Câu 3*: Hỗn hợp khí X gồm N 2 và H2 có tỉ khối đối với H 2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín có bột Fe làm xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có số mol giảm 8% so với ban đầu. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3? Câu 4*: Trong công nghiệp, ammonia được sản xuất theo phản ứng pha khí: N2(g) + 3H2(g) ↔ 2NH3(g); ∆rHo Cho biết các giá trị năng lượng liên kết Eb (kJ/mol): Liên kết N≡N H-H N-H Eb 945 436 386 a) Tính nhiệt phản ứng ∆rHo của phản ứng ở điều kiện chuẩn, nhận xét về dấu và độ lơn của giá trị tìm được? b) Tính nhiệt tạo thành ∆fHo (kJ/mol) của NH3? Câu 5*: CH3COOH (có trong giấm ăn) là một acid yếu. Tính pH của dung dịch CH 3COOH 0,1M (biết hằng số cân bằng của sự phân li CH3COOH là 1,8.10-5, bỏ qua sự phân li của nước). Câu 6*: Cho 10 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 10 ml dung dịch CH 3COOH 0,2M thu được 20 ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A? Câu 7*: Hoà tan hoàn toàn 7,68 gam Mg vào dung dịch chứa 0,96 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm dung dịch chứa 0,8 mol KOH vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 0,896 lít khí Z (đktc). Lọc bỏ kết tủa, cô cạn Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 66,84 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m gam? Câu 8*: Viết phương trình phản ứng (dạng phân tử và ion thu gọn) khi cho các cặp dung dịch ( mỗi dung dịch đều chứa 1 mol chất tan) tác dụng với nhau: BaCl2 và NaHSO4; Ba(HCO3)2 và KHSO4; Ca(H2PO4)2 và KOH; Ca(OH)2 và NaHCO3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2