Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
lượt xem 2
download
Cùng ôn tập với "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2", các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 A. TRẮC NGHIỆM I. ESTE – CHẤT BÉO 1. Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH là phản ứng A. trùng hợp. B. este hóa. C. xà phòng hóa. D. trùng ngưng. 2. Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là A. propyl fomat. B. metyl axetat. C. metyl acrylat. D. etyl axetat. 3. Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOOH và CH3OH. C. HCOOH và C2H5NH2. D. HCOOH và NaOH. 4. Monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là : A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=C(CH3)–COOCH3. C. CH2=CH–COOC2H5. D. CH2=C(CH3)–COOC2H5. 5. Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? A. Propyl axetat. B. Vinyl axetat. C. Phenyl axetat. D. Etyl axetat. 6. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). B. CnH2nO2 (n ≥ 1). C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2nO (n ≥ 2). 7. Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH. C. C2H5COONa và CH3OH. D. CH3COONa và C2H5OH. 8. Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là: A. C3H6O2. B. C5H10O2. C. C4H8O2. D. C2H4O2. 9. Thuỷ phân C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm là A. C2H5COOH; HCHO. B. C2H5COOH; C2H5OH. C. C2H5COOH; CH3CHO. D. C2H5COOH; CH2=CH-OH. 10. Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. 11. Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là A. axit acrylic. B. vinyl axetat. C. anilin. D. etyl axetat. 12. Chất nào sau đây khi thủy phân tạo các chất đều có phản ứng tráng gương? A. HCOOCH=CH2. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOCH=CH2. 13. Đốt cháy hoàn toàn este X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Vậy X là A. este đơn chức, no, mạch hở. B. este đơn chức, có 1 vòng no. C. este đơn chức, mạch hở, có một nối đôi. D. este hai chức no, mạch hở. 14. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là : A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. 15. Số đồng phân axit và este có công thức phân tử C4H8O2 là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. 16. Trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic; số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. 17. Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là A. C2H5COOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H5. 18. Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là A. CH3OH và C6H5ONa. B. CH3COOH và C6H5ONa. C. CH3COONa và C6H5ONa. D. CH3COOH và C6H5OH. 19. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. B. Este chỉ bị thủy phân trong môi trường axit. C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều. 20. Este X có trong hoa nhài có công thức phân tử C9H10O2, khi thủy phân X tạo ra ancol thơm Y. Tên gọi của X là: A. Phenyl axetat. B. Etyl benzoat. C. Phenyl propionat. D. Benzyl axetat. 1
- 21. Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là : A. HCOO-CH=CH-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2. C. CH2=CH-COO-CH3. D. CH3COO-CH=CH2. 22. Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là : A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. 23. Tripanmitin có công thức là A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5. C. glucozơ và ancol etylic. D. xà phòng và glixerol. 24. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C17H35COOH và glixerol. B. C15H31COONa và etanol. C. C17H35COONa và glixerol. D. C15H31COOH và glixerol. 25. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol? A. Triolein. B. Metyl axetat. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. 26. Axit nào sau đây là axit béo? A. Axit ađipic. B. Axit axetic. C. Axit glutamic. D. Axit stearic. 27. Chất nào sau đây không tác dụng với triolein? A. H2. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Br2. D. Cu(OH)2. 28. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là: A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. 29. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. (d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. (e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. (f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-. (g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. 30. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là: A. propyl axetat. B. etyl axetat. C. metyl fomat. D. metyl axetat. 31. Cho các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 32. Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. 33. Xà phòng hoá một hỗn hợp có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là A. CH3COONa, HCOONa và CH3CH=CHCOONa. B. HCOONa, CHCCOONa và CH3CH2COONa. C. CH2=CHCOONa, HCOONa và CHCCOONa. D. CH2=CHCOONa, CH3CH2COONa và HCOONa. 34. Chất X có công thức phân tử là C8H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được sản phẩm gồm X1 (C7H7ONa); X2 (CHO2Na) và nước. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. 35. Khi nghiên cứu tính chất hoá học của este người ta tiến hành làm thí nghiệm như sau: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dd H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dd NaOH 30%. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là: A. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp. B. Ống nghiệm thứ nhất chất lỏng trở nên đồng nhất, ống thứ 2 chất lỏng tách thành 2 lớp. C. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở nên đồng nhất. D. Ống nghiệm thứ nhất vẫn phân thành 2 lớp, ống thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất. 36. Cho 10 gam hỗn hợp X gồm etanol và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch natri hiđroxit 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là : A. 22%. B. 44%. C. 50%. D. 51%. 2
- 37. Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là : A. 10,4 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 3,28 gam. 38. Thủy phân 44 gam hỗn hợp 2 este cùng công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch KOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là A. 53,2 gam. B. 34,2 gam. C. 42,2 gam. D. 50,0 gam. 39. Hỗn hợp X gồm etyl axetat, vinyl axetat, etyl acrylat. Cho 22,4 gam X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, 22,4 gam X khi bị đốt cháy hoàn toàn trong khí oxi thì thu được 23,52 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho 11,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch Br2 1M thì làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch Br2? A. 150 ml. B. 100 ml. C. 225 ml. D. 75 ml. 40. Đun nóng 0,2 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 19,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. C2H3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. C2H5COOC2H5. D. CH3COOC2H5. 41. Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là : A. etyl fomat. B. etyl propionat. C. etyl axetat. D. propyl axetat. 42. Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là : A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH=CH2. 43. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H 2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là: A. 25%. B. 27,92%. C. 72,08%. D. 75%. 44. Đốt cháy hoàn toàn a mol este X được tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit không no (có một liên kết đôi C = C), đơn chức, mạch hở thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Giá trị của a là A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,15 mol. D. 0,015 mol. 45. Cho 0,1 mol este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 19,8 gam hỗn hợp hai muối. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. 46. Hỗn hợp hai este X và Y là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Cho 4,08 gam hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,6 gam NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là A. 4,96 gam. B. 5,50 gam. C. 5,32 gam. D. 3,34 gam. 47. X là este đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH 11,666%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thì phần hơi chỉ có H2O với khối lượng 86,6 gam, còn lại chất rắn Z có khối lượng là 23 gam. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thoả mãn tính chất trên ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 48. Cho 27,6 gam hợp chất thơm X công thức C7H6O3 tác dụng với 800 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Y. Để trung hòa toàn bộ Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là A. 71,4 gam. B. 56,9 gam. C. 58,6 gam. D. 62,2 gam II. CACBOHYDRAT 1. Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Fructozơ. 2. Chất không tham gia phản ứng thủy phân là A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Chất béo. D. Glucozơ. 3. Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh tím. Chất X là: A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ. 4. Cho các chất: saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là: A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. 5. Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ? A. Sản xuất ancol etylic. B. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong. C. Tráng gương, tráng ruột phích. D. Thuốc tăng lực trong y tế. 6. Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột. 7. Chất thuộc loại cacbohiđrat là : A. xenlulozơ. B. poli(vinylclorua). C. protein. D. glixerol. 8. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Saccarozơ có phản ứng tráng gương. B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. 3
- C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 9. Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? A. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. B. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat. 10. Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là : A. glucozơ, C2H2, CH3CHO. B. C2H2, C2H4, C2H6. C. C3H5(OH)3, glucozơ, CH3CHO. D. C2H2, C2H5OH, glucozơ. 11. Cho các chất sau: Xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo nên từ các mắt xích α-glucozơ là A. 1. B. 4. C. 5. D. 2. 12. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ? (1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột. (2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (3) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit. (4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ. (5) fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm –CHO . A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 13. Cho dãy các dung dịch: Glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 14. Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là: A. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. B. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ. C. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. D. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic. 15. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là : A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. 16. Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 : Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ? A. Xác định sự có mặt của O. B. Xác định sự có mặt của C và H. C. Xác định sự có mặt của H. D. Xác định sự có mặt của C. 17. Cho các chất : ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là : A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 18. Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, HCOONa, HCOOCH3, C6H12O6 (glucozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là : A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. 19. Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. B. glixerol, axit axetic, glucozơ. C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. 20. Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 10,8. B. 21,6. C. 32,4. D. 16,2. 21. Hỗn hợp X gồm hai chất là glucozơ và fructozơ có khối lượng là 27 gam. Cho X tác dụng với một lượng dư AgNO3/NH3 (to) thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m A. 43,2. B. 32,4. C. 16,2. D. 27,0. 22. Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là: A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,10M. D. 0,02M. 23. Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là A. 320. B. 200. C. 160. D. 400. 4
- 24. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là A. 225 gam. B. 180 gam. C. 112,5 gam. D. 120 gam. 25. Người ta sản xuất ancol vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho này chứa 60% glucozơ, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Để sản xuất 100 lít ancol vang 10o cần khối lượng nho là A. 20,59 kg. B. 26,09 kg. C. 27,46 kg. D. 10,29 kg. III. AMIN – AMINOAXIT – PEPTIT VÀ PROTEIN 1. Chất nào sau đây là amin no, đơn chứa, mạch hở? A. CH3N. B. CH4N. C. CH5N. D. C2H5N. 2. Chất nào sau đây là amin bậc 2? A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N. 3. Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 1? A. Trimetylamin. B. Etylmetylamin. C. Phenylamin. D. Đimetylamin. 4. Công thức phân tử của etylamin là A. C2H5NH2. B. CH3-NH-CH3. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. 5. Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh ? A. Alanin. B. Anilin. C. Metylamin. D. Glyxin. 6. Alanin có công thức là A. C6H5-NH2. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH. Câu 3: Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là A. lysin. B. alanin. C. glyxin. D. valin. 7. Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. CH3COOH. B. HCl. C. NaOH. D. FeCl2. 8. Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch brom. D. dung dịch NaCl. 9. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là : A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat. 10. Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH). B. Glyxin (H2N-CH2-COOH). C. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH). D. Axit ađipic (HOOC-[CH2]4 -COOH). 11. Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với A. HCl, NaOH. B. NaCl, HCl. C. NaOH, NH3. D. HNO3, CH3COOH. 12. Trong phân tử - amino axit nào sau có 5 nguyên tử C ? A. valin. B. glyxin. C. alanin. D. lysin. 13. Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 14. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Glyxin. B. Phenylamin. C. Metylamin. D. Alanin. 15. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng? A. axit α-aminoglutaric (axit glutamic). B. Axit α, -điaminocaproic. C. Axit α-aminopropionic. D. Axit aminoaxetic. 16. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ? A. Dung dịch alanin. B. Dung dịch glyxin. C. Dung dịch lysin. D. Dung dịch valin. 17. Cho dãy các chất: CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin), NaOH. Chất có lực bazơ nhỏ nhất trong dãy là A. CH3NH2. B. NH3. C. C6H5NH2. D. NaOH. 18. Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. 19. Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là : A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. 20. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là A. Etylamin, amoniac, phenylamin. B. Phenylamin, amoniac, etylamin. C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac. 21. Cho 6,000 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là A. 10,595 gam. B. 10,840 gam. C. 9,000 gam. D. 10,867 gam. 5
- 22. Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 200. B. 100. C. 320. D. 50. 23. Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam và tỉ lệ về số mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối ? A. 43,5 gam. B. 36,2 gam. C. 39,12 gam. D. 40,58 gam. 24. Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 25. Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C3H5N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. CH5N. 26. Cho 7,5 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là A. 50. B. 200. C. 100. D. 150. 27. Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là A. 75. B. 103. C. 125. D. 89. 28. Cho 0,15 mol axit glutamic và 0,1 mol lysin vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là: A. 0,55. B. 0,75. C. 0,50. D. 0,65. B. TỰ LUẬN Bài 1: Hoàn thành các phương trình hóa học dạng công thức cấu tạo (Ghi rõ điều kiện nếu có) 1. Etyl axetat + NaOH 2. Metyl propionat + H2O 3. Iso propyl fomat + NaOH 4. Phenyl axetat + NaOH 5. Anilin + HCl 6. Anilin + Br2 7. Glyxin + HCl 8. Glyxin + NaOH 9. Alanin + HCl 10. Alanin + NaOH Bài 2: Bài 3: 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn