intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I NĂM 2024 – 2025 Tổ: Hóa học Môn: Hóa học 12 A. Kiến thức trọng tâm: 1. Ester - Lipid. 2. Carbohydrate 3. Amine. B. Bài tập vận dụng. Câu 1 : Hợp chất nào sau đây là ester? A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3COOCH3. D. CH3COCH3. Câu 2: Số ester có công thức phân tử C4H8O2 là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Ester X no, đơn chức, mạch hở có 48,648% carbon về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4: Tên gọi của HCOOC2H5 là A. methyl formate. B. ethyl formate. C. methyl acetate. D. ethyl acetate. Câu 5: Hợp chất CH2=CHCOOCH3 có tên là A. vinyl acetate. B. methyl propionate. C. methyl acrylate. D. methyl acetate. Câu 6: Ester nào sau đây có công thức cấu tạo CH3COOC6H5? A. Phenyl methanoate. B. Phenyl ethanoate. C. Benzyl ethanoate. D. Benzyl ethanoate. Câu 7: Ethyl butyrate là ester có mùi thơm của dứa . Công thưc của ethyl butyrate là A. CH3(CH2)2COOC2H5. B. (CH3)2CHCOOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3(CH2)2COOCH3. Câu 8: Số nguyên tử hydrogen trong phân tử vinyl ethanoate là A. 4. B. 8. C. 10. D. 6. Câu 9: Methyl acetate có công thức phân tử là A. C2H4O B. C3H6O C. C3H6O2 D. C2H4O2 Câu 10: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của ester? A. dễ bay hơi. B. có mùi thơm. C. tan tốt trong nước. D. nhẹ hơn nước. Câu 11: Một số ester được dung làm hương liệu , mĩ phẩm, bột giặt, là nhờ các ester A. Là chất lỏng dễ bay hơi B. Có mùi thơm,an toàn với người C. Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng D. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên Câu 12: Ester nào sau đây có mùi chuối chín? A. Ethyl formate B. Benzyl acetate C. Isoamyl acetate D. Ethyl butyrate Câu 13: Ester ethyl butyrate (có mùi dứa) có công thức cấu tạo là A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3. C. CH3COOCH2CH(CH3)2. D. CH3CH2CH2COOC2H5. Câu 14: Cho các chất có công thức như sau: (1) C2H5COOCH3 (2) CH3CH2CH2COOC2H5 (3) CH3COOCH3 (4) C2H5COOC2H5 (5) C2H5OH Thứ tự tăng dần độ tan trong nước của các chất trên là là A. (2) < (3) < (1) < (4) < (5). B. (2) < (4) < (1) < (3) < (5). C. (5) < (4) < (1) < (3) < (2). D. (2) < (3) < (1) < (4) < (5). Câu 15: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. HCOOCH3. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3CHO. Câu 16: Nhận định nào sau đây sai? A. Các ester đều tham gia phản ứng thủy phân. B. Các ester rất ít tan trong nước.
  2. C. Các ester thường có mùi thơm đặc trưng. D. Các ester đều tồn tại ở thể lỏng. Câu 17: Phản ứng đặc trưng của ester là A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cháy. D. Phản ứng thủy phân. Câu 18: Thủy phân ester trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là A. xà phòng hóa B. hydrogen hóa C. tráng bạc. D. hydrate hoá Câu 19: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là A. CH3COONa và CH3COOH. B. CH3COONa và CH3OH. C. CH3COOH và CH3ONa. D. CH3OH và CH3COOH. Câu 20: Ester X có mùi đặc trưng giống mùi táo và có công thức phân tử C5H10O2. Thuỷ phân X trong dung dịch NaOH, thu được sodium butanoate và một alcohol. Công thức của X là A. CH3COOCH2CH2CH3. B. CH3CH2COOCH2CH3. C. CH3CH2CH2COOCH3. D. (CH3)2CHCOOCH2CH3. Câu 21: Thủy phân ethyl acetate trong môi trường acid hoặc trong môi trường kiềm đều thu được chất nào sau đây? A. C2H5COOH. B. CH3COONa. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 22: Thuỷ phân ester X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC3H5. Câu 23: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH thu được hai muối? A. CH3COOCH=CH2. B. C6H5COOCH3. C. CH3COOC6H5 D. CH3OOCCOOCH3. Câu 24: Khi thuỷ phân CH2=CHOCOCH3 trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm là A. CH3CH2OH và HCOONa. B. CH3CHO và CH3COONa. C. CH3CH2OH và CH3COONa. D. CH3OH và CH2=CHCOONa. Câu 25: Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra thuận nghịch? A. Đun nóng ethyl acetate với dung dịch H2SO4 loãng. B. Đun nóng ethyl acetate với dung dịch NaOH. C. Hydrogen hoá chất béo có gốc acid không no. D. Đun nóng chất béo với dung dịch NaOH. Câu 26: Ester sau là hợp chất chính tạo mùi thơm của hoa nhài: Hãy cho biết những phát biểu sau về ester trên là đúng hay sai? a. Ester trên có tên là phenyl acetate. b. Thủy phân hoàn toàn ester trên trong dung dịch NaOH đun nóng thu được CH3COONa và C6H5CH2OH. c. Công thức đơn giản nhất của ester trên là C9H10O2. d. Ester trên là este thơm, đa chức. Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng sau (X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ khác nhau):  O2 Y C 2 H 4  X  Y  Z  T PbCl2 .CuCl2  NaBH 4  men giÊm  H SO ®Æc, t o  2 4 Hãy cho biết những nhận xét sau là đúng hay sai? a. Đun nóng hỗn hợp gồm Y và H2SO4 đặc ở 170 – 180oC thu được C2H4. b. Dung dịch chất Z có khả năng đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ. c. Chất X có khả năng phản ứng với I2/NaOH tạo iodoform (CH3I) kết tủa màu vàng. d. Chất T còn có 3 chất khác là đồng phân cùng nhóm chức .
  3. Câu 28: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 mL ethyl acetate. Bước 2: Thêm 2 mL dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 mL dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai. Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội. Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp. (2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất. (3) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau. (4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ester: A. Các ester đều là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ khác nên thường được dùng làm dung môi pha chế. B. Ester đều có phản ứng cộng với H2, xúc tác, t°. C. Isoamyl acetate có mùi chuối chín, ethyl butyrate có mùi dứa, ethyl isovalerate có mùi táo. D. Các ester no, đơn chức, mạch hở khi thủy phân trong môi trường NaOH thu được dung dịch tách lớp. LIPID Câu 30: Chất béo là A. triester của glycerol và acid béo. B. triester của acid hữu cơ và glycerol. C. hợp chất hữu cơ chứa C, H, N, O. D. là ester của acid béo và alcohol đa chức. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo là triester của ethylene glycol với các acid béo. B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hydrogen khi đun nóng có xúc tác Ni. D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm. Câu 32: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo ? A. C15H31COOCH3. B. (C17H33COO)2C2H4. C. (C16H33COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5. Câu 33: Chất nào sau đây là chất béo? A. Triolein. B. Methyl acetate. C. Xenlulozơ. D. Glycerol. Câu 34: Thành phần chính của dầu thực vật là A. Protein. B. Amino acid. C. Chất béo. D. Cacbohidrat. Câu 35: Palmitic acid là một acid béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của palmitic acid là A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH. Câu 36: Số nguyên tử hydrogen có trong phân tử stearic acid là A. 33. B. 36. C. 34. D. 31. Câu 37: Số nguyên tử carbon có trong phân tử stearic acid là A. 15. B. 19. C. 18. D. 16. Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của chất béo? A. Không tan trong nước. B. Nặng hơn nước. C. Các acid béo không no thường ở trạng thái lỏng. D. Các acid béo no thường ở trạng thái rắn. Câu 39: Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn do chứa A. glycerol trong phân tử. B. gốc acid béo. C. chủ yếu gốc acid béo không no. D. chủ yếu gốc acid béo no.
  4. Câu 40: Khi cho dầu mỡ vào nước, hiện tượng xảy ra là A. tan vào nước thu được hỗn hợp đồng nhất. B. thu được chất rắn màu trắng. C. không tan vào nước và nổi lên trên mặt nước. D. không tan vào nước và lắng xuống lớp dưới của nước. Câu 41: Đun nóng triglyceride trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được chất nào sau đây? A. Glycerol. B. Ethylene glycol. C. Ethanol. D. Methanol. Câu 42: Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzyme như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành : A. acid béo và glycerol B. carboxylic acid và glycerol C. NH3, CO2 và H2O D. CO2 và H2O Câu 43: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất A. xà phòng và glycerol. B. xà phòng và ethanol. C. glucose và glycerol. D. glucose và ethanol. Câu 44: Cho các chất: oleic acid; vinyl acetate; triolein; trilinolein. Số chất tác dụng được với H2 A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 45: Dầu mỡ (thực phẩm) để lâu bị ôi thiu là do A. chất béo bị vữa ra. B. chất béo bị thủy phân với nước trong không khí. C. chất béo phản ứng với khí CO2 trong không khí. D. chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí. Câu 46: Khi ăn nhiều chất béo, chất béo chưa sử dụng được: A. Oxi hóa chậm tạo thành CO2 B. Được máu vận chuyển đến các tế bào C. Tích lũy vào các mô mỡ D. Thủy phân thành glycerol và acid béo Câu 47: Acid béo omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào sau đây? A. dầu cá biển. B. dầu thực vật. C. mỡ động vật. D. giấm ăn. Câu 48: Acid béo omega-6 có nhiều nhất trong các thực phẩm nào sau đây? A. dầu cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá hố, cá trích, cá cơm,… B. dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu, dầu nành, dầu hướng dương,. C. mỡ động vật như mỡ bò, mỡ lợn, mỡ cừu. D. giấm ăn, sữa chua. Câu 49: Công thức khung phân tử sau thuộc loại chất nào? A. chất béo. B. acid béo omega-3. C. acid béo omega-6. D. acid béo no. PHÁT BIỂU ĐÚNG – SAI VÀ CÂU ĐẾM TỔNG HỢP Câu 50: Cho các ester : ethyl formate (1), vinyl acetate (2), triolein (3), methyl acrylate (4), phenyl acetate (5). Dãy gồm các ester đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra alcohol là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5). Câu 51: Chọn phát biểu đúng A. Các ester thường dễ tan trong nước. B. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid là phản ứng một chiều. C. Mỡ bò, lợn, gà, dầu lạc, dầu vừng có thành phần chính là chất béo. D. Triglyceride đều có phản ứng cộng hydrogen. Câu 52: Cho các phát biểu sau: (1) Một số ester có mùi thơm nên được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
  5. (2) Chất béo là triester của glycerol với acid béo. (3) Chất béo tan tốt trong nước. (4) Mỡ động vật, dầu thực vật có thể được dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. (5) Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid luôn là phản ứng một chiều. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 53: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglyceride hay triaxylglycerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1 XÀ PHÒNG – CHẤT GIẶT RỬA Câu 54: Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất? A. Nước cất. B. Dung dịch sodium hydroxide. C. Dung dịch nước Javel. D. Dung dịch xà phòng. Câu 55: Xà phòng có thành phần chính là A. muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid. B. muối sodium hoặc potassium của acid bất kì. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. D. glycerol. Câu 56: Chất giặt rửa tổng hợp thường có thành phần chính là A. Sponin trong bồ hòn và bồ kết. B. Glycerol và ethanol. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo (thường là các gốc acid béo no). D. muối sodium alkylsulfate (R–OSO3Na), sodium alkylbenzensulfonate (R-C6H4-SO3Na). Câu 57: Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế chất giặt rửa tự nhiên? A. dầu thực vật. B. alkane lấy từ dầu mỏ. C. quả bồ hòn. D. mỡ động vât. Câu 58: Chất nào sau đây là thành phần chính của xà phòng? A. CH3[CH2]3COONa. B. CH3[CH2]11OSO3Na. C. CH3[CH2]14COONa D. CH3[CH2]16COOH. Câu 59: Cho các muối sau: C15H31COONa (1); CH3[CH2]11OSO3Na (2); CH3[CH2]11C6H4SO3Na (3); C17H33COOK (4). Các chất là xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp lần lượt là A. (2), (3) và (1), (4). B. (2), (4) và (1), (3). C. (1), (4) và (2), (3). D. (1), (3) và (2), (4). Câu 60: Khi giặt rửa bằng xà phòng với nước cứng (nước chứa nhiều ion Ca 2+, Mg2+) sẽ gây ảnh hưởng nào sau đây? A. Gây ô nhiễm môi trường B. Tạo ra kết tủa bám lên bề mặt vải, ảnh hưởng đến chất lượng vải, đồng thời làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng. C. Mất tác dụng giặt rửa của xà phòng. D. Gây kích ứng với da kể cả làn da nhạy cảm của trẻ em. Câu 61: Chất giặt rửa tự nhiên như bồ hòn, bồ kết có ưu điểm nào sau đây? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Rẻ tiền, dễ kiếm nên dễ sản xuất ở quy mô công nghiệp. C. Gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
  6. D. Lành tính, không gây kích ứng da, không gây ô nhiễm môi trường. Câu 62: Phần không phân cực hay phần kị nước (“đuôi” kị nước) trong xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp là A. nhóm carboxylate –COO–. B. gốc hydrocarbon mạch dài. C. nhóm sulfate (-OSO3 –) D. nhóm sulfonate (-SO3–). Câu 63: Phần phân cực hay phần ưa nước (“đầu” kị nước) trong xà phòng là A. nhóm carboxylate –COO–. B. gốc hydrocarbon mạch dài. C. nhóm sulfate (-OSO3 –) D. nhóm sulfonate (-SO3–). Câu 64: Chất giặt rửa tổng hợp có thể sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào sau đây? A. Alkane lấy từ dầu mỏ. B. Dầu lạc. C. Mỡ cừu. D. Mỡ bò. Câu 65: Hóa chất nào sau đây được sử dụng để sản xuất xà phòng? A. Dầu dừa. B. Dầu luyn. C. Dầu mỡ bôi trơn máy. D. Dầu mazut. Câu 66: Cho các muối sau: Quả bồ hòn (1); CH3[CH2]14COONa (2); CH3[CH2]11C6H4SO3Na (3); quả bồ kết (4). Số chất (nguyên liệu) là chất giặt rửa tự nhiên, xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp lần lượt là A. 2, 2, 0. B. 1, 1, 2. C. 2, 1, 1. D. 2, 0, 2. Câu 67. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mL dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi, để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối sodium của acid béo nổi lên. (2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp. (3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. BÀI TẬP Câu 68: Đun 6 gam acetic acid với 6,9 gam ethanol ( H2SO4 đặc xúc tác) đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng được m gam ester ( hiệu suất phản ứng ester hóa đạt 75%). Giá trị của m là? A. 8,8 gam B. 6,6 gam C. 13,2 gam D. 9,9 gam Câu 69: Cho 0,1 mol acid đơn chức X phản ứng với 0,15 mol alcohol đơn chức Y thu được 4,5 gam ester với hiệu suất 75%. Vậy tên gọi của ester? A. Methyl formate B. Methyl acetate C. Ethyl acetate D. methyl propionate. Câu 70: Đun nóng 48 gam acetic acid với lượng dư ethyl alcohol (xúc tác acid H2SO4 đặc), thu được 45,76 gam ester. Hiệu suất của phản ứng ester hóa là A. 55%. B. 75%. C. 60%. D. 65%. Câu 71: Xà phòng hóa 8,8 gam ethyl acetate bằng 200 mL dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 10,4 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 3,28 gam. Câu 72: Thủy phân 7,4 gam ester đơn chức A bằng một lượng vừa đủ 200 mL dung dịch NaOH 0,5M thì thu được 6,8 gam muối hữu cơ B. CTCT thu gọn của A là A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. HCOOC2H5
  7. Câu 73: Cho 17,8 gam tristearin vào dung dịch NaOH dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được a gam xà phòng khan. Giá trị của a là A. 19,18. B. 6,12 C. 1,84. D. 18,36 Câu 74: Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glycerol. Biết muối của acid béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là? A. 153 gam B. 58,92 gam C. 55,08 gam D. 91,8 gam BÀI TẬP TRẢ LỜI NGẮN Câu 75: Có bao nhiêu chất thuộc loại ester trong các chất sau: HCOOCH3 (1), CH3COOH (2), C2H5OH (3), CH2=CHOCOC2H5 (4), (CH3COO)2C2H4 (5), (COOC2H5)2 (6), CH3COC2H5 (7), (C17H35COO)3C3H5 (8)? Câu 76: Có bao nhiêu chất thuộc loại chất béo trong các chất sau: (C15H31COO)2C2H4 (1), (C17H31COO)3C3H5 (2), C15H31COOH (3), (C17H29COO)3C3H5 (4), (CH3COO)3C3H5 (5), C2H5COOC3H5 (6), (C17H33COO)3C3H5 (7), (C17H35COO)3C3H5 (8)? Câu 77: Isoamyl acetate còn gọi là dầu chuối, được điều chế theo phản ứng sau: CH3COOH + C5H11OH → CH3COOC5H11 + H2O Để sản xuất 1,3 tấn isoamyl acetate cần tối thiểu m kg acetic acid. Biết hiệu suất phản ứng tính theo acetic acid là 75%. Giá trị của m bằng bao nhiêu? Câu 78: Aspirin là một hợp chất được sử dụng làm giảm đau, hạ sốt được điều chế theo phản ứng sau: (CH3CO)2O + HOC6H4COOH → CH3COOC6H4COOH + CH3COOH Để sản xuất 2 triệu viên thuốc aspirin cần tối thiểu m kg salicylic acid. Biết rằng mỗi viên thuốc có chứa 81 mg aspirin và hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giá trị của m bằng bao nhiêu? (lấy số nguyên gần nhất) Câu 79: Thuỷ phân hoàn toàn 88 kg chất béo (thành phần chỉ có triglyceride) cần vừa hết 40 kg dung dịch NaOH nồng độ 30%. Tổng khối lượng muối dùng làm xà phòng và khối lượng glycerol thu được bằng bao nhiêu kg? biết hiệu suất phản ứng là 90%? Đáp án = 90 Câu 80: Số miligam KOH cần để trung hòa lượng acid béo tự do có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số của acid béo. Để xà phòng hóa 100 kg triolein có chỉ số acid bằng 7 cần 14,1 kg NaOH. Số gam xà phòng thu được bằng bao nhiêu? (lấy số nguyên gần nhất) Câu 81: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể người. Trung bình 1 gam chất béo cung cấp 38 kJ và năng lượng từ chất béo đóng góp 20% tổng năng lượng cần thiết trong ngày. Một ngày, một học sinh trung học phổ thông cần năng lượng 9120 kJ thì cần ăn bao nhiêu gam chất béo cho phù hợp? CARBOHYDRATE Câu 82: Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là A. CnH2O B. CxHyOz C. R(OH)x(CHO)y D. Cn(H2O)m Câu 83: Đặc điểm của monosaccharide là những carbohydrate A. không bị thủy phân. B. khi thủy phân hoàn toàn mỗi phân tử tạo thành hai phân tử monosaccharide. C. khi thủy phân hoàn toàn mỗi phân tử tạo thành nhiều phân tử monosaccharide. D. làm mất màu nước bromine. Câu 84: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide? A. Glucose. B. Tinh bột. C. Saccharose. D. Glycerol. Câu 85: Saccharose và maltose là A. Monosaccharide B. Gốc glucose C. Đồng phân D. Polysaccharide Câu 86: Tinh bột và cellulose là A. monosaccharide B. Disaccharide C. Đồng đẳng D. Polysaccharide Câu 87: Tinh bột thuộc loại A. disaccharide. B. polysaccharide. C. lipid. D. monosaccharide.
  8. Câu 88: Tinh bột, cellulose, saccharose, maltose đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gưong. D. thuỷ phân. Câu 89: Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong môi trường acid là A. Tinh bột, cellulose, maltose, glucose B. Tinh bột, cellulose, saccharose, chất béo C. Tinh bột, cellulose, PV D. Tinh bột, cellulose, PE, chất béo Câu 90: Kiểu liên kết giữa các đơn vị glucose trong amylose là A. α-1,6-glycoside. B. α -1,2-glycoside. C. β-1,4-glycoside. D. α -1,4-glycoside. Câu 91: Y là một polysaccharide có trong thành phà n của tinh bột và có cá u trú c mạch phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phà n chứa nhiè u Y hơn. Tên gọi của Y là A. Amylose. B. Glucose. C. Saccharose. D. Amylopectin. Câu 92: Fructose là một trong hai dạng monosaccharide phổ biến trong đời sống. Fructose tồn tại ở dạng mạch hở và chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở như sau: (1) (2) (3) Ở dạng mạch vòng, nhóm -OH hemiketal của fructose ở vị trí C số A. 1. B. 2. C. 5. D. 6. Câu 93: Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 94: Chất nào sau đây có tới 40% trong mật ong? A. Fructose. B. Saccharose. C. Glucose. D. Amylopectin. Câu 95: Đường mía có thành phần chính là A. glucose. B. fructose. C. saccharose. D. amylose. Câu 96: Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật. Chất X là A. glucose. B. tinh bột. C. cellulose. D. saccharose. Câu 97: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), dung dịch đường đó là A. glucose. B. tinh bột. C. saccharose. D. fructose. Câu 98: Mật ong để lâu hoặc ở nhiệt độ dưới 20oC và thấp hơn, thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai là hiện tượng gì? Biết trong mật ong chứa chủ yếu là đường glucose và frutose. A. Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh tinh bột. B. Mật ong bị oxi hóa chậm trong không khí tạo kết tủa. C. Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường saccharose. D. Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose. Câu 99: Có các chất sau: (1) tinh bột; (2) cellulose; (3) saccharose; (4) fructose. Khi thủy phân những chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucose? A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (4) D. (3), (4) Câu 100: Glucose phản ứng được với CH3OH/HCl khan tạo thành sản phẩm là A. methyl α-glycoside. B. methyl β-glycoside. C. methyl α-glycoside hoặc methyl β-glycoside. D. methyl α-glycoside và methyl β-glycoside. Câu 101: Cho vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là
  9. A. ethanol. B. saccharose. C. ethylene glycol. D. glycerol. Câu 102: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucose ⟶ X ⟶ Y ⟶ CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH≡CH. C. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. Câu 103: Nhận xét nào sau không đúng? A. Glucose tan tốt trong H2O và có vị ngọt. B. Fructose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. C. Đường glucose không ngọt bằng đường saccharose. D. Cellulose bị thủy phân bởi dung dịch NaOH tạo glucose. Câu 104: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước . X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc . Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. Glucose và fructose. B. Saccharose và glucose. C. Saccharose và cellulose. D. Fructose và saccharose. Câu 105: Có các phát biểu sau: (1) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thuỷ phân. (2) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine. (3) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m. (4) Chất béo không phải là carbohydrate. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 106: Cho các phát biểu sau (1). Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 đề phân biệt fructose và glucose (2). Oxi hóa glucose hoặc fructose bằng nước bromine đều thu được gluconic acid. (3). Tinh bột là chất bột màu trắng, vô định hình không tan trong nước lạnh. (4). Tơ vicso, tơ cellulosetriacetate đều là tơ nhân tạo. (5). Cellulose trinitrate được dùng để sản xuất vải sợi. Tổng số phát biểu đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 107: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucose với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: + Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. + Bước 2: Lắc nhẹ, rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2. + Bước 3: Cho thêm vào đó 2 mL dung dịch glucose 1%, lắc nhẹ. Cho các nhận định sau: . (a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh. (b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucose có nhiều nhóm OH liền kề. (c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucose bằng saccharose thì thu được kết quả tương tự. (d) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu tím. Số nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu 108: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucose với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 10,8. C. 21,6. D. 32,4. Câu 109: Cho 10kg glucose chứa 10% tạp chất lên men thành ethyl alcohol với hiệu suất phản ứng là 70%. Khối lượng ethyl alcohol thu được là A. 3,45kg. B. 1,61kg. C. 3,22kg. D. 4,60kg
  10. Câu 110: Từ 16,20 tấn cellulose người ta sản xuất được m tấn Cellulose trinitrate (biết hiệu suất phản ứng tính theo cellulose là 90%). Giá trị của m là A. 33,00. B. 26,73. C. 29,70. D. 23,76. Câu 111: Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 80%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucose. Giá trị của m là A. 20,520. B. 22,800. C. 16,416. D. 25,650. Câu 112: Có bao nhiêu chất thuộc loại carbohydrate trong các chất sau: Glucose (1), acetic acid (2), mantose (3), cellulose (4), fructose (5), tinh bột (6), glycerol (7) và saccharose (8)? Câu 113: Có bao nhiêu chất là chất rắn ở điều kiện thường trong các chất sau: saccharose (1), tripalmitin (2), cellulose (3), fructose (4), trilinolein (5), tinh bột (6), methyl propionate (7) và glucose (8)? Câu 114: Cho các thí nghiệm sau: (1) Fructose + Br2 + H2O (2) Tinh bột + Cu(OH)2 (3) Cellulose + HNO3 đặc (H2SO4 đặc, to) (4) Saccharose + [Ag(NH3)2]OH (to) (5) Glucose + H2O (H+, to) (6) Glucose + Cu(OH)2 + NaOH (to) Có bao nhiêu phản ứng xảy ra? BÀI TẬP TÍNH TOÁN TRẢ LỜI NGẮN Câu 115: Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m² với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucose với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% (tính theo glucose). Số lượng gương soi tối đa sản xuất được bằng bao nhiêu? Câu 116: Để tráng bạc một mặt của tấm gương có diện tích 3m² cần tối thiểu bao nhiêu gam glucose? Giả thiết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 90% và toàn bộ bạc sinh ra đều bám hết lên gương với độ dày đồng nhất tương ứng với 0,72 gam/m². (lấy số nguyên gần nhất) Câu 117: Từ m kg gạo chứa 78% tinh bột, bằng phương pháp lên men, điều chế được V mL dung dịch ethanol 92°, hiệu suất quá trình đạt 100%. Từ V mL dung dịch ethanol 92° nói trên pha chế được 4,485 L nước rửa tay sát khuẩn (chứa 80% ethanol về thể tích) . Biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 gam/mL. a) Giá trị của V bằng bao nhiêu? (lấy số nguyên gần nhất) b) Giá trị của m bằng bao nhiêu? (làm tròn đến hàng phần trăm) Câu 118: Từ tinh bột, điè u chế ethanol theo sơ đồ sau: Tinh bột ⟶ glucose ⟶ C2H5OH. Biết hiệu suá t của 2 quá trình là n lươt là 80% và 75%. Để điè u chế đươc 200 lít rươu 34,5o (khối lương riêng của C2H5OH bà ng ̣ ̣ ̣ ̣ 0,8 gam/mL) thì cà n dùng m kg gạo chứa 90% tinh bột. Giá trị của m bằng bao nhiêu? (lấy số nguyên gần nhất) Câu 119: Cồn sinh học được dùng làm nhiên liệu sạch, được sản xuất thông qua quá trình lên men các chất hữu cơ như tinh bột, cellulose. Tính khối lượng ethanol thu được (kg) từ một tấn mùn cưa chứa 45% cellulose về khối lượng, biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%. (lấy số nguyên gần nhất) Câu 120: Tại một xưởng sản xuất đường thủ công, 1 tấn mía nguyên liệu được đưa vào máy ép, thu được 700 kg nước mía có nồng độ saccharose là 12%. Sau khi chế biến toàn bộ lượng nước mía này với hiệu suất 90%, thu được m kg đường saccharose. Giá trị của m bằng bao nhiêu? (làm tròn đến hàng phần mười) Câu 121: Một gia đình nông dân có 6 sào ruộng để cấy lúa. Trong đó gia đình này dùng 4 sào cấy lúa để ăn và chăn nuôi, 2 sào còn lại để cấy lúa dùng vào việc nấu rượu. Biết năng suất mỗi sào lúa là 180 kg thóc/sào/1 vụ và một năm gia đình này thu hoạch được 2 vụ (2 lần). Chi phí cho 1 sào ruộng mỗi vụ là 500.000 (VNĐ). Hàm lượng tinh bột trong gạo là 80% biết 1 kg thóc sau khi sát sẽ được 0,8 kg gạo. Gia đình này nấu rượu 30 độ với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75% và bán với giá 40.000 (VNĐ/L). Bỏ qua chi phí nấu rượu, coi khối lượng riêng của ethanol C 2H5OH nguyên chất là d = 0,8 gam/mL. Thu nhập của gia đình này trong một năm từ việc nấu rượu khoảng bao nhiêu triệu đồng? (làm tròn đến hàng phần mười) AMINE Câu 122: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hydrocarbon ta thu được A. carbohydrate B. lipid. C. ester. D. amine.
  11. Câu 123: Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc một? A. CH3NH2. B. (CH3)3N. C. CH3NHCH3. D. CH3CH2NHCH3. Câu 124: Chất nào sau đây là amine bậc hai? A. H2N[CH2]6 NH2 B. (CH3)3N C. CH3NHC2H5 D. Ala-Gly Câu 125: Tỉ lệ số người chết vì bệnh phổi do hút thuốc lá cao gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện có trong thuốc lá là A. acid nicotineic. B. caffeine. C. nicotine. D. morphine. Câu 126: Chất nào sau đây là ethylamine? A. C2H7N. B. C2H3NH2. C. CH3NH2. D. C2H5NH2. Câu 127: Amine có công thức CH3CH2NH2 có tên thay thế là A. ethanamine B. propylamine. C. ethylamine. D. methanamine. Câu 128: Aniline có tên thay thế là A. cylclohexanamine. B. benzenamine. C. phenylamine. D. benzylamine. Câu 129: Amine CH3-N(CH3)-CH2CH3 có tên gọi thay thế là A. N,N-dimethylethanamine. B. N-dimethylethanamine C. N,N-ethylmethylmethanamine. D. dimethylethanamine. Câu 130: Số amine có công thức phân tử C3H9N là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 131: Có bao nhiêu amine thể khí ở điều kiện thường? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 132: Chất nào trong các chất sau là chất chủ yếu gây nên mùi tanh của cá A. trimethylamine. B. ethylamine. C. methylamine. D. aniline. Câu 133: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím? A. Acid glutamic. B. Ethylamine. C. Alanine. D. Glycine. Câu 134: Nhỏ vài giọt nước bromine vào ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là A. ethanol. B. aniline. C. glycerol. D. acetic acid. Câu 135: Ethylamine không có tính chất nào sau đây? A. Tá c dụng với dung dịch HCl. B. Tá c dụng với dung dịch FeCl3. C. Làm đổi màu quỳ tím ẩm. D. Tá c dụng với CaCO3. Câu 136: Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch ethylamine và dung dịch aniline đều làm xanh giấy quỳ tím. (2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. (3) Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ. (4) Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào ống nghiệm đựng nước bromine thấy xuất hiện kết tủa trắng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 137: 4,725 gam ethyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 4,28 gam. B. 5,732 gam. C. 3,745 gam. D. 4,815g Câu 138: Cho 4,5 gam ethylamine tác dụng với 120 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 8,88. B. 8,15. C. 7,65. D. 8,1. Câu 139: Cho 10 gam amine đơn chức X tác dụng với HCl dư thu được 15 gam muối. Số đồng phân thoả mãn là A. 4. B. 8. C. 2. D. 7 + – Câu 140:Muối C6H5N2 Cl (phenylđiazonium chloride) được sinh ra khi cho C6H5–NH2 (aniline) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 50C). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl– (với hiệu suất 100%), lượng C6H5–NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là
  12. A:0,1 mol và 0,2 mol. B. 0,1 mol và 0,1 .C. 0,1 mol và 0,4 mol. D. 0,1 mol và 0,3 . Câu 141: Hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 16,9 gam. B. 17,25 gam. C. 18,85 gam. D. 16,6 gam. BÀI TẬP ĐÚNG/SAI Câu 142: Cho hai chất X và Y có công thức khung phân tử như sua: Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. X và Y đều là amine bậc một, có tên thay thế lần lượt là ethylamine (alkylamine) và aniline (arylamine). b. Khử amine X bằng nitrous acid ở nhiệt độ thường tạo thành ethanol và giải phóng khí nitrogen. c. Amine Y tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thấp (0 – 5oC) tạo thành muối diazonium [C6H5N2]+Cl–, một chất trung gian quan trọng trong tổng hợp hữu cơ. d. Ở điều kiện thường, X tồn tại ở trạng thái khí, Y tồn tại ở trạng thái lỏng và đều tan tốt trong nước. Câu 143: Cá là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng nếu không biết sơ chế sẽ có mùi tanh. Thông thường cảm thấy cá biển tanh hơn cá nước ngọt. Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Mùi tanh của cá do amine gây ra . b. Có thể khử mùi tanh của cá bằng cách rửa cá bằng nước có pha giấm ăn hoặc nước chanh… c. Lượng trimethylamine có trong 100 gam cá biển thường ít hơn lượng trimethylamine có trong 100 gam cá nước ngọt. d. Chế biến các món ăn từ cá kết hợp với các loại có vị chua như dứa, dưa chua, sấu, me… để giảm mùi tanh của cá. Câu 144: Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 mL nước cất. Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt aniline vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm. Bước 3: Nhỏ tiếp 1 mL dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 2, chất lỏng bị phân thành 2 lớp, lớp dưới là aniline. (b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh. (c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt. (d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylammonium chloride tan tốt trong nước. (e) Ở bước 3, nếu thay HCl bằng Br2 thì sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2