intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An" được thực hiện nhằm giúp các em học sinh khối 6 ôn tập và củng cố kiến thức môn KHTN. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

  1. PHÒNG GD&ĐT TP.THỦ DẦU MỘT ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: KHTN 6 I. Trắc nghiệm Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào sau đây ? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên ? A. Chăm sóc sức khỏe con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Câu 3. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là: A. Cân tạ. B. Cân Roberval. C. Cân tiểu li. D. Cân đồng hồ. Câu 4. Để đo thời gian của vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: A. Đồng hồ để bàn . C. Đồng hồ bấm giây. B. Đồng hồ treo tường. D. Đồng hồ cát. Câu 5. Nguyên tắc nào sau đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng? A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí. C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ. D. Hiện tượng nóng chảy của các chất. Câu 6. Trước khi đo thời gian của một hoạt động, ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động để : A. Đặt mắt đúng cách. B. Lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. C. Đọc kết quả đo chính xác. D. Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách. Câu 7. Giới hạn đo của thước là: A. Chiều dài lớn nhất trên thƣớc. B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. Chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. 1
  2. Câu 8. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây ? A. Vật lí học. B. Hóa học và Sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài ngƣời. Câu 9. Lĩnh vực nghiên cứu thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Câu 10. Khi làm thí nghiệm đo khối lượng các viên sỏi, loại cân thích hợp là : A. Cân tạ. B. Cân Roberval. C. Cân y tế. D. Cân đồng hồ. Câu 11. Vật thể nhân tạo là: A. vật có sẵn trong tự nhiên. B. vật thể do con ngƣời tạo ra để phục vụ cuộc sống. C. vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. D. không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Câu 12. Trong các vật thể sau, vật thể không phải vật thể tự nhiên là: A. mặt trời B. con tàu C. sông, hồ D. cây lúa Câu 13. Các thể của chất gồm: A. Thể rắn, thể lỏng. B. Thể rắn, thể hơi. C. Thể lỏng, thể hơi, dạng tinh thể. D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn. Câu 14. Vật nào sau đây là vật sống ? A. Than củi. B. Con ong. C. Cục đất sét. D. Quả bóng bàn. Câu 15. Vật nào sau đây gọi là vật không sống ? A. Than củi. C. Vi khuẩn. B. Con ong. D. Cây cam. Câu 16. Nhóm gồm các vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 17. Vật thể nhân tạo là: A. Vật có sẵn trong tự nhiên. B. Là vật thể do con ngƣời tạo ra để phục vụ cuộc sống. C. Lật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. D. Không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Câu 18. Tính chất vật lý của chất gồm: A. màu sắc, mùi vị, khối lƣợng riêng, tính tan trong nƣớc hoặc chất lỏng khác. B. tính nóng chảy, sôi của một chất, khả năng cháy. C. tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bị phân hủy. D. khả năng tác dụng với chất khác, mùi vị, hình dạng, kích thước. 2
  3. Câu 19. Thành phần các chất trong không khí: A. 9% Nitơ, 90% Oxygen, 1% các chất khác. B. 91% Nitơ, 8% Oxygen, 1% các chất khác. C. 50% Nitơ, 50% Oxygen. D. 21% Oxygen, 78% Nitơ, 1% các chất khác. Câu 20. Tính chất hóa học của chất là: A. khả năng hòa tan trong nước. B. sự biến đổi một chất tạo ra chất mới. C. sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí. D. sự nóng chảy từ thể rắn sang thể lỏng. Câu 21. Khi nào thì môi trƣờng không khí đƣợc xem là bị ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trƣờng không khí và gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời và các sinh vật khác. D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. Câu 22: Trong các bình chữa cháy thƣờng chứa chất khí nào? A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Nitrogen. D. Nước. Câu 23. Vật liệu nào sau đây đƣợc xem là thân thiện với môi trƣờng? A. Pin máy tính B. Ống hút gạo. C. Túi nilon. D. Hộp nhựa. Câu 24. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Nitrogen. D. Nước. Câu 25. Sự chuyển thể của nƣớc từ khí sang lỏng gọi là A. Sự bay hơi B. Sự nóng chảy C. Sự ngƣng tụ D. Sự đông đặc Câu 26. Sự sôi là: A. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. B. sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. C. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. D. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và bề mặt chất lỏng. Câu 27. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. 3
  4. Câu 28. Phƣơng tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trƣờng không khí? A. Máy bay. B. ô tô. C. Tàu hoả. D. Xe đạp. Câu 29. Làm thế nào để dập tắt sự cháy? A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy B. Cách li chất cháy với oxygen C. Dùng nước để dập tắt mọi sự cháy D. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dƣới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với oxygen Câu 30. Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy. II. Tự luận: Câu 1. Em hãy nêu khái niệm về khoa học tự nhiên ? Trả lời: Khái niệm về khoa học tự nhiên: Là ngành khoa học nghiên cứu về: Sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường Câu 2. Em hãy trình bày vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống? Trả lời: Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống: - Hoạt động nghiên cứu khoa học. - Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. - ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. - Chăm sóc sức khỏe con người. - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Câu 3. Người ta thuờng dùng vật gì để đo chiều dài của một vật ? Tại sao trước khi chiều dài của một vật, ta cần ước lượng chiều dài của vật đó ? Trả lời: - Người ta thường dùng thước để đo chiều dài của vật - Trước khi đo chiều dài của vật, ta cần ước lượng chiều dài vật cần đo để lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp. 4
  5. Câu 4. Dùng vật gì để đo khối lượng của một vật ? Tại sao trước khi đo khối lượng một vật, ta cần ước lượng khối lượng của vật đó ? Trả lời: - Dùng cân để đo khối lượng - Trước khi đo khối lượng, ta cần ước lượng khối lượng vật cần đo để lựa chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Câu 5. Giải thích tại sao vào buổi trưa mùa hè cá nuôi trong bể thường hay nổi đầu lên bề mặt nước? Để khắc phục hiện tượng đó, ta làm thế nào? Trả lời: - Khí oxygen tan ít trong nước, cá sống được là nhờ có oxygen hòa tan trong nước. Ở nhiệt độ càng cao lượng oxygen hòa tan trong nước càng giảm nên cá nuôi trong bể không đủ khí oxygen để hô hấp do đó hay nổi đầu lên bề mặt nước. - Để khắc phục hiện tượng đó ta bật máy sục khí oxygen (không khí) để tăng lượng oxygen hòa tan trong nước nhằm cung cấp đủ khí oxygen cho cá hô hấp. Câu 6. Phân biệt vật sống và vật không sống ? Cho ví dụ ? Trả lời: - Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống. VD: Chó, Mèo, Gà … - Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có đặc trưng sống. VD: thước, bàn, viết …. Câu 7: Thế nào là: Vật thể tự nhiên, Vật thể nhân tạo ?. Cho VD. Trả lời: - Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. VD: Đá, Đất, Nước, Cây, Không khí ….. - Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. VD: Thuyền, Oto …. Câu 8. Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?. Là học sinh, còn ngồi trên ghế nhà trường, em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em. Trả lời: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: - Con người hoặc tự nhiên. - VD: Cháy rừng, Núi lửa, Phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu xăng dầu, Đốt rơm rạ sau vụ gặt, Vận chuyển vật liệu xây dựng không che bạt …. 5
  6. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trƣờng học hoặc nơi ở: - Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định. - Không xả rác bừa bãi, để đúng nơi quy định. - Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí tốt trong phòng (mở cửa thông gió). - Thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác, tránh bị ô nhiễm môi trường. - Trồng nhiều cây xanh, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch. - Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí …. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2