Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang
lượt xem 0
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NHÓM SỬ Môn: Lịch sử 12 Năm học 2024 - 2025 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 70% (Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn và trắc nghiệm đúng sai) + Tự luận 30%. II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết: - Liên hợp quốc: + Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành + Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động + Vai trò của Liên hợp quốc - Trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh + Quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh + Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ trật tự Ianta - Thế giới sau Chiến tranh lạnh + Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh + Xu thế đa cực - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) + Quá trình hình thành và mục đích + Quá trình phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10 + Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN - Cộng đồng ASEAN + Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN + Kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN + Thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN -Cách mạng tháng Tám: Bối cảnh lịch sử; Diễn biến; Nguyên nhân thắng lợi ; Ý nghĩa lịch sử 2. Một số dạng câu hỏi, bài tập cần lưu ý - Dạng 1: Câu hỏi nêu, trình bày - Dạng 2: Câu hỏi giải thích - Dạng 3: Câu hỏi so sánh - Dạng 4: Câu hỏi về rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ bản thân 2. Một số câu hỏi, bài tập minh họa hoặc đề minh họa: 3. Một số câu hỏi, bài tập minh họa hoặc đề minh họa: 3.1 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên hợp quốc là A. Hội Quốc liên. B. Đại hội đồng. C. khối Đồng minh D. khối Hiệp ước. Câu 2. Đâu là một trong những vai trò mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc? A. Cân bằng quyền lực các nước. B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ. C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. D. Thực hiện quyền tự do hàng hải. Câu 3. Nhận xét nào là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị I-an-ta (2-1945)? A. Thực hiện việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa thực dân. B. Thực chất là phân chia quyền lợi giữa Mỹ và Liên Xô. C. Nhanh chóng triệt tiêu sức mạnh của các nước tư bản. D. Tạo điều kiện để tái vũ trang cho Đức chống Liên Xô. Câu 4. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh? A. Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3/1947). B. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6/1947). C. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1/1949). D. Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4/1949). Câu 5. Hội nghị 1-an-ta (2/1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai? 1
- A. Vừa mới kết thúc. B. Bùng nổ và lan rộng. C. Giai đoạn sắp kết thúc. D. Đang diễn ra ác liệt. Câu 6. Một trong những khu vực được hội nghị 1-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô là A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Nhật Bản. D. Triều Tiên. Câu 7. Một trong những khu vực được hội nghị 1-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ là A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Mông Cổ. D. Trung Đông. Câu 8. Đâu là ranh giới phân chia phạm vi chiếm đóng Triều Tiên của Mỹ và Liên Xô được Hội nghị I- an-ta (2/1945) quy định? A. Vĩ tuyến 38. C. Vĩ tuyến 17. B. Sông Áp Lục. D. Căng lcheon. Câu 10. Xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh là A. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. B. tôn trọng vai trò, nhiệm vụ của Liên hợp quốc. C. hợp tác, không cạnh tranh, không mâu thuẫn. D. hòa bình, không xung đột, tiến hành hợp tác Câu 11. Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế hiện nay là về lĩnh vực A. an ninh. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị. Câu 12. Xu thế Toàn cầu hóa là hệ quả của A. cuộc cách mạng khoa học công nghệ. B. chiến tranh lạnh, trật tự hai cực l-an-ta. C. cách mạng công nghiệp thế kỷ XVII. D. cuộc khủng hoảng năng lượng (1973). Câu 13. Một trong những biểu tượng cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là A. Liên Xô chính thức sụp đổ (1991). B. bức tường Béc-lin sụp đổ (11/1989). C. chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975). D. vấn đề Nam Xu-đăng được giải quyết. Câu 14. Tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất hiện nay là A. Diễn đàn hợp tác Á - Âu. B. Hiệp ước thương mại tự do. C. Liên minh Châu Âu (EU) D. Các nước xuất khẩu dầu mỏ. Câu 15. Một trong những xu thế xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là A. Chống khủng bố. B. Liên kết khu vực. C. Thực dân hóa. D. Toàn cầu hóa. Câu 16. Ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng - Cốc (Thái Lan) đã diễn ra sự kiện nào? A. Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN. B. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết. C. Lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên. D. Hiệp ước Ba-li đã được thông qua. Câu 17. Một trong những mục đích thành lập của tổ chức ASEAN là A. đưa Đông Nam Á trở thành số 1 thế giới. B. xây dựng khối tư bản chủ nghĩa phát triển. C. thúc đẩy hòa bình - ổn định của khu vực. D. thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, thống nhất. Câu 18. Thách thức lớn nhất về mặt kinh tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là A. chịu sự cạnh tranh quyết liệt B. tụt hậu về kinh tế, công nghệ. C. sử dụng nguồn vốn bất hợp lý. D. điểm xuất phát thấp về kinh tế. Câu 19. Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN xuất hiện từ A. ASEAN mới thành lập (1967). B. khi Chiến tranh lạnh kết thúc. C. khủng hoảng năng lượng (1973). D. khủng hoảng tài chính (1997). Câu 20. Một trong những văn kiện được các nước ASEAN thông qua nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức là A. tuyên bố Băng cốc (1967) B. tầm nhìn ASEAN 2020 (1997) C. hiến chương ASEAN (2007). D. hiệp ước Ba-li (1976). Câu 21. Ngày 22-11-2015, tuyên bố Cua-la Lăm-pơ được ký kết đã đánh dấu A. Cộng đồng ASEAN được thành lập. B. khu vực Đông Nam Á giành độc lập. C. sự phát triển nhảy vọt của ASEAN. D. ASEAN hoàn thành mở rộng thành viên. Câu 22. Cộng đồng ASEAN có bao nhiêu trụ cột? A. 5. B. 7. C. 9. D. 3 Câu 23. Tính chất của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là A. phi quân sự. B. phi hạt nhân. C. phòng thủ chung. D. liên minh quân sự. Câu 24. Văn bản đầu tiên đưa ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử là A. Tầm nhìn ASEAN 2025. B. Tầm nhìn ASEAN 2020. 2
- C. Hiến chương ASEAN. D. Hiệp ước Ba-li (1976). Câu 25. Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN? A. thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN về dân trí. B. giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội. C. xây dựng một ASEAN giàu có, không vũ khí hạt nhân. D. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết lớn nhất thế giới. Câu 26. Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN? A. thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN về dân trí. B. xây dựng tỉnh đoàn kết, hữu nghị giữa các nước ASEAN. C. xây dựng một ASEAN giàu có, không có vũ khí hạt nhân. D. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết lớn nhất thế giới. Câu 27. Một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Thanh Hóa. B. Quảng Nam. C. Hưng Yên. D. Cao Bằng. Câu 28. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Cần Thơ. B. Hà Tiên. C. Móng Cái. D. Lai Châu. Câu 29. Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thông qua quyết định nào dưới đây? A. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. B. Đã phát động cao trào kháng Nhật. C. Phát lệnh Tổng khởi nghĩa cả nước. D. Thống nhất lực lượng vũ Việt Nam. Câu 30. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (14- 15/8/1945) đã thông qua kế hoạch nào sau đây? A. Thống nhất các lực lượng vũ trang. B. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. C. Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. D. Giải phóng dân tộc trong năm 1945. Câu 31. Nội dung nào sau đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám nổ ra? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ. B. phát xít Đức đầu hàng quân Đồng mình. C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 32. Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây? A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). B. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945). C. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945). D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng mình vô điều kiện (15/8/1945). Câu 33. Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập A. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). B. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945). C. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945) D. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946). Câu 34. Theo những quy định tại hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ. Câu 35. Ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á khi đã tấn công A. quân Đức ở Béc-lin. B. đạo quân Quan Đông. C. Nhật ở Đông Dương. D. tàn dư phát xít Đức. Câu 36. Trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, lực lượng thân Nhật nào sau đây tồn tại ở Việt Nam? A. Bọn Việt Quốc và Việt Cách. B. Chính phủ Ngô Đình Diệm. C. Chính phủ Trần Trọng Kim. D. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Câu 37. Tổ chức cách mạng nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi? A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Việt Nam Quốc dân Câu 38. Hình thức đấu tranh nào sau đây không được tiến hành trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)? A. Quân sự. B. Chính trị. C. Bình vận. D. Nghị trường. Câu 39. Trước khi Tổng khởi nghĩa tháng Dương đã xây dựng được căn cứ địa cách mạng Tám (1945) 3
- nổ ra, Đảng Cộng sản Đông nào sau đây? A. Việt Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Nam Bộ. Câu 40. Cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám (1945) là A. Phong trào Đông Du. B. Phong trào Cần Vương. C. Phong trào 1930-1931. D. Phong trào 1936-1939. 2.2. Phần trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: Ngày 17/6/2019, tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở Niu-Yok Mĩ với số phiếu 192/ 193 phiếu Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. a. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí ủy viên thường trực trong Liên hợp quốc. b. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm có 15 nước là ủy viên thường trực. c. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là Ban thư ký. d. Đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: “Những khoản thâm hụt ngân sách khổng lổ và nợ nước ngoài gia tăng là những thách thức lớn mà Mỹ phải đối mặt. Năm 1990, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên đến 220 tỉ USD (gấp ba lẩn so với năm 1980), nợ nước ngoài tăng gần 3 000 tỉ USD. Mỹ phải cắt giảm lực lượng quân đội đổn trú ở châu Âu và một số cân cứ quân sự ở các khu vực khác trên thế giới.” (SGK Lịch sử 12, bộ KNTT, tr ) a.Trên đây là thiệt hại của Mĩ trong cuộc chay đua vũ trang với Liên Xô thời kì chiến tranh lạnh. b.Việc chay đua vũ trang kéo dài đã làm cho nước Mĩ suy giảm thế mạnh về nhiều mặt. c. Đến năm 1990, Mĩ buộc phải chấm dứt việc chạy đua vũ trang. d. Liên Xô là chủ nợ lớn nhất của Mĩ Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau: Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I- an- ta và Chiến tranh lạnh, cùng sự phát triển của cách mạng khoa học- công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. a. Toàn cầu hóa thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao. b. Toàn cầu hóa góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. c. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. d. Toàn cầu hóa giải quyết triệt để những mâu thuẫn và bất công trong xã hội. Câu 4: Dựa vào bảng thống kê sau: Tiêu chí ASEAN - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của tất cả các dân tộc, quyền dân tộc tự quyết; Nguyên tắc - Không can thiệp công việc nội bộ của nhau; - Giải quyết bất đồng trên cơ sở thương lượng hòa bình; - Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế. a. ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. b. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay, các nước không cần vận dụng triệt để nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 4
- c. ASEAN hoạt động dựa trên sự đồng thuận và tình nguyện giữa các quốc gia thành viên. Các biện pháp cộng tác được thực hiện dựa trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích chung và phát triển bền vững. d. ASEAN thúc đẩy nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, việc hợp tác và thảo luận vẫn được khuyến khích. Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau: “Ngày 15/8/1945, Nhật bản tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện. Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã đến. Trước đó, từ tháng 3 đến giữa tháng 8 /1945, cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra trong cả nước, góp phần chuẩn bị lực lượng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến” SGK Lịch sử 12 NXBGD tr 32 a. Quân Nhật đã thất bại,thời cơ cách mạng đã chín muồi b. Quân Nhật đã thất bại, thời cơ cách mạng đã bắt đầu xuất hiện, nhân dân hãy đứng lên giành chính quyền c. Kêu gọi nhân dân ta đoàn kết đứng lên giành chính quyền d. Quân Nhật đã thất bại, thời cơ ngàn năm có một đã đến, nhân dân Đông Dương cùng đoàn kết giành chính quyền. 3.3. Tự luận Câu 1: Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? Câu 2: Vì sao Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau giữa trật tự hai cực Ianta và trật tự đa cực? Câu 4: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 260 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 365 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 185 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 107 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 137 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 135 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn