intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường" giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng làm bài thi hiệu quả để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt điểm số tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1.  TRƯỜNG  THCS LÊ QUANG C   ƯỜNG  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK I  NĂM HỌC 2021­2022 MÔN: LỊCH SỬ 8 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV­ XVII. Cách  mạng Hà Lan thế kỉ XVI 1. Một nền sản xuất ra đời • Về kinh tế: ­ Các xưởng luyện kim, dệt vải, nấu đường,…. bắt đầu xất hiện. Các cưởng  này có có thuê mướn công nhân. ­ Thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán sầm uất. ­ Một số ngân hàng được thành lập. ­ Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện. • Về xã hội ­ Hình thành hai giai cấp mới là Tư sản và Vô sản. ­ Mâu thuẫn xã hội giữa phong kiến và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt. =>Các cuộc đấu tranh phát triển nhiều. 2. Cách mạng Hà Lan • Diễn biến ­ Đầu thế kỉ XVI, Nê­đéc­lan là nơi có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển   nhất  ở  châu Âu. Nhưng lại chịu sự  thống trị  khốn khổ  của vương quốc Tây  Ban Nha. ­ Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nê­đéc­lan ngày càng nhiều. Tiêu biểu nhất   là cuộc đấu tranh tháng 8/ 1566. Đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc  ở  đây đã  thành lập nước cộng hòa với tên Các tỉnh liên hiệp ( Hà Lan). ­ Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan chính thực được công nhận. • Kết quả: ­ Hà Lan giành được độc lập ­ Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu Âu. ­ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. II. Cuộc cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh • Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh Anh được coi là quốc gia có quan hệ tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất châu Âu   với các đặc điểm: ­ Nhiều công trường thủ công ra đời. ­ Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành. Tiêu biểu là  Luân Đôn – thủ dô nước Anh.
  2. ­ Có nhiều phát minh mới về  kĩ thuật, các hình thức lao động hợp lý làm cho   năng xuất lao động tăng. ­ Chủ nghĩa tư bản len lỏi vào nông nghiệp bằng hình thức sử dụng các thiết bị  máy móc, nguồn nhân công phục vụ cho công nghiệp. • Hệ quả: ­ Hình thành tầng lớp quý tộc mới. Nông dân nghèo bị chiếm ruộng đất phải đi  làm thuê và trở thành các công nhân. ­ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. ­ Mâu thuẫn giữa tư  sản, quý tộc mới với độ  quân chủ  chuyên chế  phát triển   gay gắt. III. Chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh a. Tình hình các thuộc địa ­ Bắc Mĩ là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ, cư dân lâu đời. ­ Trong 2 thế kỉ XVII­XVIII, thực dân Anh tiêu diệt hoặc dồn người dân ( In­đi­ an) về  phía tây, bắt người da đen  ở  châu Phi sang làm nô lệ  để  khai khẩn đất  hoang, lập đồn điền. ­ Đầu thế kỉ  XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 bang thuộc địa  ở  Bắc   Mĩ theo con đường tư bản chủ nghĩa. b. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh ­ Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp của thuộc địa.  Dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa thuộc địa với chính quốc. 2. Kết quả  và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc  địa ở Anh ở Bắc Mỹ. a. Kết quả ­ Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa – một quốc gia mới ra đời   – nước Mỹ. ­ 1787, Thông qua bản hiến pháp, củng cố vị trí của nhà nước. b. Ý nghĩa ­ Giải phóng Bắc Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. ­ Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế  kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Bài 5: Công xã Pa­ri 1871  I. Sự thành lập Công xã 1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã ­ Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2­ 9­ 1870) ­ Quần chúng lao động lật đổ  chính quyền Na­ pô­ nê­ ông III (4/9/1870), yêu  cầu lập chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một chính phủ tư sản lâm   thời thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. ­ Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa­ri. Chính phủ tư sản xin đình   chiến, nhân dân kiên quyết chiến đầu bảo vệ tổ quốc.
  3. II. Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pari a. Cơ chế của bộ máy nhà nước ­ Cơ quan cao nhất là Hội Đồng Công Xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy  ban thi hành pháp luật. ­ Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. ( Sơ đồ bộ máy của công xã Pa­ri, nguồn: Internet) b. Các chính sách của công xã: ­ Tách nhà thờ  khỏi  hoạt  động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh  thánh. ­ Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn. ­ Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh  đạp công nhân. ­ Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ. ­ Quy định giá bán bánh mì. ­ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí. ⇒ Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX ­ đầu thế kỉ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ 1. Anh * Kinh tế: ­ Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới. ­ Cuối thế kỉ XIX, Kinh tế Anh tụt xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do: + Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu. + Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời (có hệ thống thuộc địa rông nhất thế  giới, nguyên nhiên liệu, nhân công rẻ ) ­ Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa. ­ Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời. * Chính trị: ­ Hai đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền. ­ Chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Đến năm 1914 thuộc địa   của Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người. Lê­nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ Chủ nghĩa đế quốc thực dân”. 2. Đế quốc Pháp: * Kinh tế ­ Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ  đang từ  hạng nhì sau Anh, xuống  hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do: + Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ  giàu tài   nguyên cho Đức. + Pháp nghèo tài nguyên. + Tư sản xuất khẩu tư bản,phần lớn cho Thổ, Nga,Cận Đông, Trung Âu, Mỹ la   tinh vay lấy lãi,…. đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
  4. ­ Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hạng tư, đã  chi phối rất nhiều nền kinh tế Pháp, ­ Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới. ­ Giai cấp tư  sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy  lãi. Lê­nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. * Chính trị ­ Đàn áp nhân dân. ­ Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa. 3. Đế quốc Đức : * Kinh tế ­ Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới. ­ Cuối thế kỉ XIX hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, hóa   chất. * Chính trị: ­ Thể  chế  liên bang, nhà nước chuyên chế  dưới sự  thống trị  của quý tộc địa  chủ và tư sản độc quyền. ­ Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ  trang và xâm chiếm thuộc địa. ­ Giai cấp thống trị  hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để  chia lại thế  giới nên  chủ nghĩa đế quốc là “Chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến”. Chủ nghĩa đế quốc Đức là “ Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”. 4. Đế quốc Mỹ : * Kinh tế: ­ Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do: + Tài nguyên thiên nhiên phong phú. + Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu. + Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất. + Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu. + Đất nước hòa bình lâu dài. ­ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế  kỉ  XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ.   Đứng đầu những công ty đó là những ông “vua”. ­ Nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn, Mỹ  trở  thành nguồn cung cấp  lương thực, thực phẩm cho châu Âu. * Chính trị: ­ Đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ thay  nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tu sản. ­ Tăng cường bành trướng lãnh thổ  và thuộc địa  ở  khu vực Thái Bình Dương,   gây chiến tranh với Tây Ban Nha để  tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu  vực Trung, Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la. II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc 1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền
  5. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh đồng thời làm tăng việc cạnh tranh, tập   trung sản xuất và tư  bản. Dẫn đến sự  hình thành của các công ty độc quyền.  Các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân. 2. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chia lại thế giới ­ Để đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc, từ giữa thế kỉ XIX, các  nước phương Tây đều đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Đến đầu thế kỉ XX,  thế giới đã được phân chia xong. Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII­  XIX I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật • Trong công nghiệp: ­ Từ  nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy mọc được tiến hành đầu tiên ở  Anh,  sau đó lan tràn ở các Âu­Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp: + Kỹ thuật luyện kim được cải tiến. + Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ. + Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời. + Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc. + Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. • Giao thông, liên lạc: + Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước. + 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. + 1814, xe lửa chạy trên đường sắt. + Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cáu cho điện tín. • Nông nghiệp: ­ Kỹ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ: + Phân hóa học được sử dụng. + Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng. • Quân sự: ­ Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, sung trường bắn nhanh và xa, chiến  hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,… II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội 1. Khoa học tự nhiên ­ Niu­ tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. ­ Lô­mô­nô­xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng. ­ Puốc­kin­giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô  động vật. (1837) ­ Đác­uyn nêu thuyết tiến hóa và di truyền. 2. Khoa học xã hội ­  Ở  Đức, chủ  nghĩa duy vật và phép biện chứng được hoàn thành với các đại  biểu là Phoi­ơ­bách, Hê­ghen.
  6. ­ Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là X­mít và Ri­các­ đô. ­   Chủ  nghĩa  xã  hội   không  tưởng  của  Xanh­xi­môn,  Phu­ri­ê  (   Pháp),   Ô­oen   ( Anh). ­ Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng­ghen đề xướng. 3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật. Văn học và nghệ  thuật đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ  cuộc đấu  tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức. • Văn học: ­ Pháp, Vôn­te, Mông­te­xki­ơ, Rút­xơ  đã kịch phê phán chế  độ  phong kiến lỗi  thời. ­ Đức, Si­lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân. ­ Anh, Bai­rơ  dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê   phán bất công. ­ Chủ  nghĩa hiện thực phê phán với các tên tuổi: Ban­dắc ( Pháp), Thác­cơ­rê,   Đích­ken ( Anh),… • Nghệ thuật: ­ Âm nhạc: Mô­da ( Áo), Bách và Bét­tô­ven ( Đức), Sô­panh ( Ba­lan),… Các  tác phẩm của họ phản ánh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu  tranh cho tự do. ­ Hội họa: Đa­vít, Đơ­loa­croa ( Pháp) gắn bó với cách mạng và quần chúng. II.  CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vào đầu thế  kỉ  XVI, vùng đất có nền kinh tế  tư  bản chủ  nghĩa  phát triển nhất ở Tây Âu là gì? A. Nê­đéc­lan B. Anh C. Hà Lan D. Miền Đông – Nam nước Anh Câu 2: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để? A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng. B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa. Câu 3: Vì sao Lê­nin gọi chủ  nghĩa đế  quốc Anh là : Chủ  nghĩa đế  quốc  thực dân”? A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn. B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa. C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế  giới. D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Câu 4: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
  7. A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu 5: Trong khoảng thời gian nào, kinh tế Mỹ từ hàng thứ nhất nhảy lên  đứng đầu thế giới. A. 1865­1890 B. 1865­1892 C. 1865­1894 D. 1860­1870 Câu 6: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tư sản. Câu 7: Tư bản Anh xuất khẩu tư bản chủ yếu đến khu vực nào? A. Các nước châu Phi B. Các nước Đông Nam Á C. Trung Quốc D. Hoa Kì Câu 8: Sự kiện nào tạo bước ngỏa của cuộc chiến tranh giành độc lập của  13 bang Bắc Mĩ? A. Công bố Tuyên ngôn độc lập B. Ngày 17/10/1777, thắng lớn ở Xa­ra­tô­ga. C. Hội nghị lục địa D. “ Chè Bốt­xtơn” Câu 9: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào? A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân. B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba. C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản. D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác. Câu 10: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là gì? A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mỹ Câu 11: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tư sản.
  8. Câu 12: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê­đéc­lan trước khi cuộc cách mạng  tư sản diễn ra là gì? A. Nền kinh tế phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến  kìm hãm. C. Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất ở châu Âu với nhiều thành phố và   hải cảng lớn. D.   Nền   kinh   tế   tư   bản   chủ   nghĩa   phát   triển   mạnh   nhất   là   trong   thủ   công  nghiệp. Câu 13: Yếu tố  nào thúc đẩy nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công  nghiệp? A. Do yêu cầu phải cải tiến kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành dệt, đòi hỏi phải  tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật sản xuất. B. Máy móc tuy đã được sử  dụng trong sản xuất thời trung đại những còn thô  sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất. C. Cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy mạnh sản xuất. D. Nước Anh từ một nước nông nghiệp muốn trở thành một nước công nghiệp   phát triển. Câu 14: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ khi nào? A. Năm 1830. B. Những năm 60 của thế kỉ XVIII. C. Những năm 40 của thế kỉ XIX. D. Những năm 1850­1860. PHẦN TỰ LUẬN  Câu 15: Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII –  XIX. Câu 16: Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa­ri.   Câu 17: Vì sao nói Công xã Pa­ri là nhà nước kiểu mới? Câu 18:  Tại sao nói thế  kỉ  XIX là thế  kỉ  của sắt, máy móc và động cơ  hơi   nước?  Câu 19: Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong   các thế kỉ XVIII – XIX. Câu 20: Những hậu quả  sự  thống trị  của Anh  ở  Ấn Độ? Giải thích vì sao các  nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc. ______________HẾT______________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2