Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 1
download
Tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường” dành cho các bạn học sinh lớp 6 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề cương này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
- TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC 2022 2023 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Vị trí trái đất sắp xếp theo thứ tự xa dần mặt trời A. thứ 2 B. thứ 3 C. thứ 4 D. thứ 5 Câu 2: Thế nào là kinh tuyến? A. đường nối từ Tây sang Đông B. đường xích đạo C. đường nối từ cực Bắc đến cực D. những đường dọc bề mặt địa cầu Nam Câu 3: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc đều mang số độ là A. 00 B. 900 C. 1800 D. 3600 Câu 4: Để đọc được ký hiệu trên bản đồ người ta dựa vào A.tỉ lệ bản đồ B. bảng chú giải C. thước tỷ lệ D. đường đồng mức Câu 5: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? A. 21 giờ B. 22 giờ C. 23 giờ D. 24 giờ Câu 6: Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là: A. 24 giờ B. 365 ngày C. 365 ngày 6 giờ D. 366 ngày Câu 7: Khi nghiên cứu Lịch sử, nguồn tư liệu nào là đáng tin cậy nhất? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu gốc. C. Tư liệu hiện vật. D. Tư liệu chữ viết. Câu 8: Để tính thời gian theo âm lịch người xưa đã
- A. dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái đất. B. dựa vào sự di chuyển của trái đất quay quanh Mặt Trời. C. dựa vào sự sự di chuyển của Mặt Trời quay quanh Trái đất. D. dựa vào sự sự di chuyển của trái đất quay quanh Mặt Trăng. Câu 9: Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì của A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Mặt Trời quay quanh Trái Đất. Câu 10. Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa vào cách tính thời gian theo A. dương lịch. B. âm lịch. C. lịch vạn niên. D. lịch thiên văn. Câu 11: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu được tính theo loại lịch nào? A. Âm lịch. B. Dương lịch. C. Phật lịch. D. Công lịch. Câu 12: Người tối cổ có hình dáng bên ngoài như thế nào? A. Đi bằng 4 chân, lông dày. B. Đứng thắng, hàm nhô, có lớp lông mỏng. C. Đứng thẳng. tay chân linh hoạt. D. Lớp lông dày, leo trèo giỏi. Câu 13: Công cụ lao động của Người tối cổ là gì? A. Công cụ đá, ghè đẽo thô sơ. B. Rìu đá mài tinh xảo. C. Lao, cung tên. D. Cày, cuốc.
- Câu 14: Mối quan hệ giữa xã hội trong thời nguyên thủy là A. quan hệ bất bình đẳng. B. quan hệ bình đẳng, làm chung ăn chung, hưởng thụ bằng nhau. C. có sự phân biệt kẻ giàu, người nghèo. D. giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị. Câu 15: Kim tự tháp là công trình kiến trúc nổi tiếng của quốc gia nào? A. Hy Lạp cổ đại. B. Ấn Độ cổ đại. C. Ai Cập cổ đại. D. Trung Quốc. Câu 16: Chữ viết đầu tiên của người Ai Cập cổ đại là A. chữ triện. B. chữ tượng ý. C. chữ giáp cốt. D. chữ tượng hình. Câu 17: Công trình kiến trúc của người Lưỡng Hà được xem là một trong những kì quan của thế giới cổ đại A. vườn treo Babilon. B. cung điện Umma. C. cổng thành Babilon. C. Hộp gỗ thành Ua. II. TỰ LUẬN Câu 1 . Từ kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi: a. Để tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) em cần phải thao tác như thế nào? b. Trên tờ bản đồ có tỷ lệ 1: 200.000 người ta đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B là 4 cm, em hãy tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm là bao nhiêu km? (Thực hiện phép tính) Trả lời: a. Để tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) em cần thực hiện
- theo 3 bước: Đo khoảng cách giữa hai điểm trên tờ bản đồ bằng thước kẻ Đọc độ dài đoạn vừa đo trên thước kẻ Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa b. Trên bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ bằng 200.000cm ngoài thực địa Vậy trên bản đồ người ta đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B là 4 cm thì khoảng cách ở ngoài thực địa là: 4 x 200.000 = 800.000 cm = 8 km Câu 2: Nêu các giai đoạn tiến triển của người nguyên thủy? Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua 2 giai đoạn là: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc. Đặc điểm chính của giai đoạn bầy người nguyên thủy: + gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau; + có sự phân công lao động giữa nam và nữ. Đặc điểm chính của giai đoạn công xã thị tộc: + gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống với nhau; + đứng đầu là tộc trưởng; + nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ học hàng và gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc. Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ. Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
- Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hưởng chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp. Câu 4: So sánh đời sống của người tối cổ và người tinh khôn (đặc điểm, cách thức lao động, tổ chức xã hội Nội dung Người tối cổ Người tinh khôn Đặc điểm Đi và đứng bằng 2 Dáng đứng thẳng (như chân, 2 tay có thể cầm người ngày nay). nắm, trán thấp bợt ra Thể tích hộp sọ lớn sau, u mày cao, hàm nhô hơn, trán cao, hàm không về phía trước,… nhô về phía trước như Trên cơ thể còn bao Người tối cổ. phủ bởi một lớp lông Lớp lông mỏng không mỏng. còn. Cách thức lao động Săn bắt, hái lượm Biết trồng trọt, chăn nuôi Tổ chức xã hội Bầy người nguyên thủy Sống theo từng thị tộc Câu 5: Trình bày những nét nổi bật về đời sống tinh thần củả người nguyên thủy? Vì sao người nguyên thủy chôn người chết cùng với công cụ lao đông? Những nét nổi bật về đời sống tinh thần: + Có tục chôn cất người chết. + Biết làm đồ trang sức. + Biết khắc, vẽ trong hang đá. Chôn người chết cùng với công cụ lao động vì họ quan niệm rằng: chết là chuyển sang một thế giới mới mà ở đó con người vẫn phải lao động để sinh sống. Vì thế phải có công cụ lao động để sản xuất. Câu 6: Tính khoảng cách thời gian (theo năm, thế kỉ) của các sự kiện lịch sử so với năm nay (2022) Năm 179 TCN: nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm.
- Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Năm 1789: Chiến thắng Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn