Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
lượt xem 5
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ KHỐI 10 Năm học 2022-2023 A. ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 10 KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau đây: Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay: - Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng! Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa! Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn: - Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán: - Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham. Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. (Theo Thần thoại Hi Lạp, Nhữ Thành dịch) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? A. Thần Đi-ô-ni-dốt B. Vua Mi-đát C. Bọn đầy tớ D. Dòng sông Pác-tôn
- Câu 2. Chi tiết thần kì trong truyện là chi tiết nào? A. Cành sồi biến thành vàng; quả táo biến thành vàng B. Thức ăn, thức uống biến thành vàng C. Dòng nước sông Pác-tôn D. Cả A, B, C Câu 3. Bài học mà nhà vua Mi-đát hiểu ra là gì? A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam; B. Không nên ước những điều ngu ngốc; C. Trước khi ước điều gì cần phải suy nghĩ chín chắn; D. Không gì quý giá bằng miếng ăn. Câu 4. Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Ngưỡng mộ sự màu nhiệm của điều ước; B. Tôn vinh trí tuệ của thần Đi-ô-ni-dốt; C. Trân trọng khát vọng giàu sang của con người; D. Phê phán những ước muốn tham lam của con người. Câu 5. Tác dụng của những chi tiết thần kì là gì? A. Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện; tạo nên sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện; B. Làm cho câu chuyện trở nên hàm súc; C. Tăng thêm chất trữ tình cho câu chuyện; D. Giúp cho câu chuyện mang màu sắc, không khí cổ xưa. Câu 6. Đâu là lời người kể chuyện? A. Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng! B. Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! C. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. D. Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
- Câu 7. Nhân vật vua Mi-đát trong câu chuyện trên là người như thế nào? A. Nhu nhược, bù nhìn; B. Tham lam, ngu ngốc; C. Khôn ngoan, tư lợi; D. Xảo trá, gian tham. Câu 8. Điểm khác biệt cơ bản về phương diện nhân vật giữa văn bản trên với văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng là gì? A. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật độc ác, còn trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng là kiểu nhân vật lương thiện; B. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật người thường, còn trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng là kiểu nhân vật thần linh; C. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật tham lam, còn trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng là kiểu nhân vật anh hùng sức khỏe phi thường, trí tuệ vượt trội; D. Cả A, B, C Câu 9. Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản trên khiến em thích thú? Vì sao? Câu 10. Em có đồng tình với quan điểm: hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam không? Bày tỏ quan điểm của mình. Gợi ý đọc hiểu: Câu 1. B Câu 2. D Câu 3. A Câu 4. D Câu 5. A Câu 6. C Câu 7. B Câu 8. C Câu 9. HS trình bày quan điểm cá nhân. Ví dụ: - Nêu chi tiết: "Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng". - Lí giải: Chi tiết trên khiến em thích thú vì nó tạo bất ngờ cho người đọc; mọi việc đang rất thuận lợi theo mong muốn của nhà vua thì bỗng chốc điều kì diệu trở thành thảm họa khi nhà vua ngồi vào bàn ăn. Đúng là trong hoàn cảnh trớ trêu ấy của nhà vua, vàng bạc không thể giúp ích được gì; vàng bạc không phải là quý nhất và không thể mang đến hạnh phúc. Đó là chi tiết đã giúp cho nhà vua ngộ ra một bài học nhớ đời. Câu 10.
- Đồng thời hay không đồng tình Lý giải ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau đây: Sau một năm trời ở thăm xứ sở của những người Hyperboréens, thần Apôlông trở về Hy Lạp để bắt đầu sự nghiệp vinh quang của mình. Chiến công đầu tiên của chàng là diệt trừ con mãng xà Pitông để trả thù cho người mẹ kính yêu của mình. Xưa kia, khi nữ thần Hera biết chuyện tình duyên của Zeus với Lêtô thì một mặt nàng ra lệnh cho khắp nơi trên mặt đất không được tiếp đãi, chứa chấp Lêtô, một mặt nàng xin với nữ thần Đất mẹ-Gaia sinh ra một con quái vật thật khủng khiếp để nó truy đuổi Lêtô. Gaia đã sinh ra con mãng xà Pitông, một con trăn cực kỳ to lớn, đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn, nửa rồng, cực kỳ hung dữ. Pitông đã đuổi bám theo dấu chân Lêtô khiến cho Lêtô lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Nhưng rồi nhờ thần Poséidon giúp đỡ, Lêtô mới đặt chân lên được hòn đảo Ortygie. Người xưa kể lại, chính nhờ thần Poséidon nên mới ra đời hòn đảo Ortygie. Cảm thương số phận bạc bẽo của nàng Lêtô, thần đã giáng cây đinh ba xuống biển. Và thế là từ đáy biển nổi dềnh lên một hòn đảo nhỏ lênh đênh, trôi nổi. Apôlông cưỡi trên cỗ xe do đàn thiên nga trắng muốt kéo, bay từ xứ sở của những người Hyperboréens về Delphes78. Nơi đây dưới chân núi Parnasse, trong một chiếc hang sâu tối đen không một tia nắng nào lọt tới, ẩm ướt, nhớp nháp, con mãng xà Pitông sống và ngày ngày ra phá hoại hoa màu, săn bắt súc vật của những người dân lành. Có người nói, nó được nữ thần Thémis giao cho canh giữ một lời sấm ngôn thiêng liêng hoặc là một mảnh đất thiêng liêng trên đó có ngôi đền thờ nữ thần Đất mẹ-Gaia vĩ đại. Từ ngôi đền này nữ thần Gaia truyền phán những lời sấm ngôn cho những người trần đoản mệnh để họ có thể đoán định được tương lai, biết cách hành động và cư xử cho đúng với ý muốn của các vị thần. Apôlông bay tới Delphes. Từ trên cỗ xe chàng đứng, ánh sáng tỏa ra ngời ngời, ánh sáng từ chiếc mũ vàng của chàng, ánh sáng từ cây cung bạc và những mũi tên vàng. Cỗ xe của chàng lượn một vòng trên bầu trời rồi hạ cánh xuống một ngọn núi, trước hang ổ của Pitông. Vừa bước tới cửa hang Apôlông
- đã cảm thấy khó chịu vì khí lạnh từ lòng hang bốc ra. Chàng lần bước đi vào lòng hang sâu hun hút, tối đen mịt mùng. Đi chưa được bao xa, chàng bỗng nghe thấy tiếng chuyển động ầm ầm và từ đáy hang sâu thẳm bốc lên một mùi tanh kinh tởm hết chỗ nói, tưởng có thể làm đảo lộn cả ruột gan. Apôlông biết ngay là Pitông đang bò ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn. Chàng lập tức thoát ra khỏi hang, tìm một chỗ thuận lợi để nấp mình, đón quái vật đi tới. Pitông ra khỏi hang và trườn tới thung lũng phía trước. Thân hình khổng lồ của nó với những vẩy cứng, băng qua những tảng đá lởm chởm làm đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn đi ầm ầm. Một làn gió cuốn theo cát bụi mù mịt, thổi ào ạt vào cây cối như trời đang nổi cơn giông. Pitông quăng mình vào chỗ nào là chỗ đó cây cối gãy răng rắc, nhà cửa đổ, đất bằng lún xuống thành hồ ao. Chim chóc, thú vật sợ hãi nháo nhác gọi nhau chạy trốn. Ngay đến các tiên nữ Nymphe, những tiên nữ của rừng xanh, đồng nội, núi non sông suối, con của thần Zeus, cũng phải bỏ chạy. Nhưng có một người con của Zeus không bỏ chạy mà lại tiến đến đương đầu với Pitông. Đó là vị thần Apôlông vĩ đại, uy nghiêm. Nhìn thấy Apôlông, Pitông vươn chiếc cổ dài ngoẵng ra, mắt quắc lên xanh lè, mồm há hốc với những hàm răng sắc nhọn để phóng ra chiếc lưỡi dài đỏ như lửa, hòng vơ liếm ngay được đối thủ vào trong mồm. Nhưng không may cho con mãng xà kinh tởm này, Apôlông đứng ngoài tầm phóng của chiếc lưỡi lửa của nó. Và khi nó vừa thu lưỡi về chưa kịp lấy đà phóng tiếp một đòn nữa thì dây cung bạc đã bật lên một tiếng khô gọn, một mũi tên vàng rít lên trong gió cắm phập vào đầu Pitông. Rồi tiếp những mũi tên thứ hai, thứ ba... liên tiếp cắm vào thân hình đầy vẩy cứng của con quái vật. Pitông đau đớn trườn mình, quay đầu bỏ chạy. Apôlông đuổi theo cho đến tận ngôi đền thờ nữ thần Đất mẹ-Gaia để kết liễu được con quái vật, trừ khử được một tai họa cho dân lành, trả thù cho người mẹ kính yêu là nữ thần Lêtô. Sau khi giết được Pitông, Apôlông chôn xác quái vật xuống đất đen sâu thẳm và cho dựng lên một ngôi đền thờ lấy tên là đền thờ Delphes. Nơi đây, những nàng trinh nữ đẹp nhất được tuyển chọn là cô đồng Pythie để lãnh sứ mạng giao tiếp với thần Apôlông, phán truyền những lời sấm ngôn thần thánh. Còn thần ánh sáng Apôlông vì chiến công đó được mang danh hiệu Apôlông Pythien. Apôlông còn đặt lệ cứ bốn năm một lần tổ chức Hội Pithiques để kỷ niệm chiến công diệt trừ con mãng xà Pitông. Vị thần Apôlông là người bảo
- trợ cho nghệ thuật và âm nhạc cho nên trong những ngày mở hội chỉ có những ca sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ đua tài. 1. Chọn đáp án đúng các câu hỏi sau Câu 1 . Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ? A. Miêu tả B. Tự sự C.Nghị luận D.Biểu cảm Câu 2. Con mãng xà Pitông do ai sinh ra và nhằm mục đích gì ? A. Hêra sinh ra để bảo vệ Lêtô B. Gaia sinh ra để bảo vệ Apôlông C.Gaia sinh ra để truy đuổi Apôlông D. Gaia sinh ra để truy đuổi Lêtô Câu 3 . Con mãng xà Pitông có đặc điểm gì ? A. Là một con trăn cực kỳ to lớn , đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng , cực kỳ hung dữ . A. Là một con trăn cực kỳ to lớn, đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng, cực kỳ hung dữ, ngày ngày ra phá hoại hoa màu, săn bắn súc vật của những người dân lành B. Là một con rắncực kỳ to lớn, đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng, cực kỳ hung dữ, ngày ngày ra phá hoại hoa màu, săn bắn súc vật của những người dân lành. C. Là một con trăn cực kỳ to lớn, đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng, cực kỳ hung dữ, ngày ngày ra phá hoại hoa màu, săn bắn súc vật của những người dân lành làm nhiệm vụ truy đuổi Lêtô. Câu 4 . Hình ảnh : “Nơi đây dưới chân núi Parnasse, trong một chiếc hang sâu tối đen không một tia nắng nào lọt tới, ẩm ướt, nhớp nháp, con mãng xà Pitông sống và ngày ngày ra phá hoại hoa màu, săn bắt súc vật của những người dân lành” Và “Apôlông bay tới Delphes. Từ trên cỗ xe chàng đứng, ánh sáng tỏa ra ngời ngời, ánh sáng từ chiếc mũ vàng của chàng, ánh sáng từ cây cung bạc và những mũi tên vàng” thể hiện điều gì ? A. Miêu tả sự đối lâp giữa cái thiện và cái ác . A. Miêu tả sự khác xa giữa Pitông và Apôlông . B. Nghệ thuật đối lập làm nổi bật vẻ đẹp của Apôlông . C. Thể hiện con mãng xà Pitông đại diện cho cái xấu , cái ác . Câu 5. Chi tiết miêu tả con mãng xà Pitông : “Thân hình khổng lồ của nó với những vẩy cứng, băng qua những tảng đá lởm chởm làm đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn đi ầm ầm. Một làn gió cuốn theo cát bụi mù mịt, thổi ào ạt
- vào cây cối như trời đang nổi cơn giông. Pitông quăng mình vào chỗ nào là chỗ đó cây cối gãy răng rắc, nhà cửa đổ, đất bằng lún xuống thành hồ ao. Chim chóc, thú vật sợ hãi nháo nhác gọi nhau chạy trốn. Ngay đến các tiên nữ Nymphe, những tiên nữ của rừng xanh, đồng nội, núi non sông suối, con của thần Zeus, cũng phải bỏ chạy.” cho thấy điều gì ? A. Sức mạnh ghê gớm của con mãng xà A. Ngoại hình gớm ghiếc của con mãng xà B. Nỗi kinh sợ của tất cả muôn loài trước con mãng xà C. Miêu tả sức mạnh ghê gớm của con mãng xà đồng thời gián tiếp ca ngợi sức mạnh của Apôlông Câu 6 . Apônlông đã giết chết con mãng xà Pitông bằng hình thức nào ? A. Đấu vật B. Thi chạy C.Bắn cung D. Đấu kiếm Câu 7. Việc “Apônlông đuổi theo cho đến tận ngôi đền thờ nữ thần Đất mẹ - Gaia để kết liễu được con quái vật” chứng tỏ điều gì ? A. Quyết tâm giết quái vật đến cùng . A. Không sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của quái vật. B. Yêu thương mẹ mình tha thiết C. Đứng về chính nghĩa giúp dân lành, vì tình yêu thương trừ hoạ cho mẹ nên không sợ quyền uy của những vị thần khác . Câu 8 : Ngôi đền thờ Đenphơ là nơi A. Thờ con mãng xà Pitông. A. Apônlông chôn xác con quái vật xuống đất đen sâu thẳm, phán truyền những lời sấm ngôn thần thánh . B. Thờ mẹ Lêtô. C. Apônlông bảo vệ gia súc và dân lành 1. Trả lời câu hỏi sau : Câu 9 : Nêu những chi tiết hoang đường trong văn bản trên và ý nghĩa của những chi tiết đó . Câu 10 : Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tường nhất cho anh / chị. Vì sao ? ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0.5 2 D 0.5 3 D 0.5
- 4 C 0.5 5 D 0.5 6 C 0.5 7 D 0.5 8 B 0.5 9 - Sau khi giết được Pitông, Apôlông chôn xác quái vật xuống đất 1.0 đen sâu thẳm và cho dựng lên một ngôi đền thờ lấy tên là đền thờ Delphes. Nơi đây, những nàng trinh nữ đẹp nhất được tuyển chọn là cô đồng Pythie để lãnh sứ mạng giao tiếp với thần Apôlông, phán truyền những lời sấm ngôn thần thánh. => Sự thiêng liêng của vị thần Aponlong khát vọng giao tiếp được với thế giới tâmlinh- thế giới vô hình của loài người - “Thân hình khổng lồ của nó với những vẩy cứng, băng qua những tảng đá lởm chởm làm đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn đi ầm ầm. Một làn gió cuốn theo cát bụi mù mịt, thổi ào ạt vào cây cối như trời đang nổi cơn giông. Pitông quăng mình vào chỗ nào là chỗ đó cây cối gãy răng rắc, nhà cửa đổ, đất bằng lún xuống thành hồ ao. => Những khó khăn nguy hiểm mà Aponlong phải vượt qua . 10 Học sinh tự do lựa chọn chi tiết, miễn là có lí giải thuyết phục 1.0 VD : Chi tiết đền thờ ĐENPHƠ – những nàng trinh nữ đẹp nhất tuyển chọn là cô đồng Piti để lãnh sứ mạng giao tiếp với thần Aponlong phán truyền những lời sấm ngôn thần thánh => Sự huyền bí của thế giới thần linh đây tò mò và cuốn hút loài người . ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau đây: Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại. Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh
- sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra. (Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1 . Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ? B. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D.Biểu cảm Câu 2. Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ: A. Chăm lo cuộc sống con người dưới trần gian. B. Chiếu sáng cho con người làm việc. C. Làm cho ngày đêm dài ngắn khác nhau. D. Thay nhau coi việc dưới trần gian. Câu 3. Bọn khiêng kiệu trẻ hay la cà, về trễ đã dẫn đến chuyện gì? A. Ban ngày sẽ ngắn đi B. Ban ngày sẽ dài ra C. Mặt trời sẽ chiếu sáng ít đi D. Nữ thần Mặt Trời bị trời trách phạt Câu 4. Nhân dân dưới trần gian phàn nàn về điều gì? A. Các nữ thần làm cho ngày dài ngắn, ảnh hưởng đến công việc của họ. B. Sức nóng của nữ thần Mặt Trăng làm nhân dân không chịu được. C. Các nữ thần bỏ bê công việc chiếu sáng trần gian làm cây cối không phát triển được. D. Cả 3 ý trên. Câu 5. Nội dung khái quát của văn bản trên là: A. Kể về công việc của nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. B. Giải thích vì sao có ngày dài, ngày ngắn. C. Lý giải về các hiện tượng tự nhiên của Mặt Trời và Mặt Trăng. D. Giải thích các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, trăng quầng. Câu 6. Câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng không nhằm lý giải điều gì? A. Ngày ngắn, ngày dài. B. Trăng sáng, trăng quầng. C. Ngày đêm tuần hoàn nhau. D. Mặt trời có sức nóng dữ dội. Câu 7. Thông điệp đúng nhất mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là: A.Thể hiện khát vọng tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất. B. Thể hiện các quan niệm về tự nhiên và xã hội của dân gian. C. Thể hiện sức mạnh của các vị thần sáng tạo thế giới. D. Thể hiện các tín ngưỡng dân gian về sự tôn thờ các vị thần sáng tạo thế giới. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8. Theo anh/chị, có thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt” không? Vì sao? Câu 9.Anh/Chị có nhận xét gì về cách lý giải của dân gian qua câu chuyện trên? Câu 10. Theo anh/chị, câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có ảnh hưởng gì đến nhận thức của giới trẻ ngày nay.
- Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.5 2 D 0.5 3 B 0.5 4 B 0.5 5 C 0.5 6 D 0.5 7 A 0.5 Không thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt” vì chi tiết nàynhằm lý giải hiện tượng ánh sáng mặt trăng dịu dàng 8 0.5 hơn mặt trời, người hạ giới ưa thích ánh sáng của mặt trăng, hiện tượng trăng quầng do lớp tro hiện lên. Nhận xét cách lý giải: - Lý giải các hiện tượng theo trí tưởng tượng, trực quan. - Thể hiện nhận thức sơ khai, đơn giản của dân gian về các hiện tượng tự 9 nhiên. 1.0 - Khát vọng muốn khám phá, giải thích quá trình tạo lập thế giới xung quanh. - Nó giúp các thế hệ trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, về nguồn gốc những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày. - Các câu truyện thần thoại còn giúp thế hệ trẻ hiểu được rằng con người 10 1.0 đã hì nh dung về vũ trụ như thế nào trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu. - Thể hiện sự tôn trọng với di sản văn học dân gian của người xưa. Đề 4: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi bên dưới: "Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng. Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn. Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun
- xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sống, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa. (TríchThần Mưa, Quyển ba: Thần thoại (Việt Nam – Trung Hoa) , Tuyển tập văn chương nhi đồng, Doãn Quốc Sĩ, NXB Sáng Tạo, 1970, T. 32 – T. 33) Câu 1. Xác định thể loại A. Thần thoại B. Sử thi C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Đoạn trích lí giải hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới là do: A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, có vùng lại đến luôn... B. Thần mưa làm theo lệnh của Trời - khi Trời muốn trừng phạt một vùng nào đó; C. Thần Mưa không kiểm soát được lượng mưa mình làm ra; D. Thần Mưa làm việc theo cảm tính, thích thì mưa nhiều, không thích thì mưa ít. Câu 4. Theo đoạn trích, có cuộc thi vượt Vũ Môn là vì: A. Vì công việc phun nước làm mưa rất nặng nhọc nên trời sai Rồng làm nhưng số lượng Rồng trên Trời lại ít; B. Vì hạ giới lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày;
- C. Vì các loài thủy tộc xin trời mở cuộc thi để được hóa Rồng; D. Vì có quá nhiều loài thủy tộc xin được hóa Rồng nên Trời mở cuộc thi để tuyển chọn. Câu 5. Cuộc thi vượt Vũ Môn có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ dân gian nào sau đây: A. Rồng đến nhà Tôm B. Cá chép hóa Rồng C. Mưa tháng tư hư đất. D. Nước mưa là cưa trời. Câu 6. Ý nghĩa của cá chépvượt vũ môn hóa Rồng: A. Thi cử là môi trường rèn luyện con người; B. Nhân tài được chọn lọc qua các kì thi; C. Muốn trở nên xuất sắc, phải vượt qua các đối thủ khác; D. Muốn thành công, hãy nỗ lực, can đảm, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách. Câu 7. Theo đoạn trích, thần Mưa mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại? Câu 8. Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là cuộc thi như thế nào? Theo em, cuộc thi vượt vũ môn của các loài thủy tộc có nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay không? Câu 9. Không chỉ giải thích hiện tượng mưa, đoạn trích còn lí giải điều gì về đặc điểm giống loài của một số con vật? Câu 10. Em có thể lí giải vì sao trong văn hóa dân gian, người Việt lại thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép? Gợi ý Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. A Câu 4. A Câu 5. B
- Câu 6. D Câu 7. Theo đoạn trích, thần Mưa mang những đặc điểm của nhân vật thần thoại: - Hình dáng khác thường: hình rồng; - Hành động, năng lực khác thường, gắn với những chi tiết kì ảo: bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa; là sự hóa thân của cá chép... Câu 8. Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là cuộc thi khó khăn, khốc liệt, đòi hỏi phải có năng lực và quyết tâm như cá chép mới có thể vượt qua; Theo em, cuộc thi vượt vũ môn của các loài thủy tộc vẫn còn nhiều nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay: như mức độ khó khăn, chọn lọc và yêu cầu phải có năng lực, nỗ lực mới có thể đỗ đạt... Câu 9. Không chỉ giải thích hiện tượng mưa, đoạn trích còn lí giải về đặc điểm giống loài của một số con vật: cá rô nhảy lên bờ khi mưa rào, tôm cong lưng và nội tạng ở trên đầu, cá chép có râu... Câu 10. Trong văn hóa dân gian, người Việt lại thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép vì nhiều ý nghĩa tốt đẹp: - Cá chép vượt Vũ Môn tượng trưng cho sự khát vọng của con người luôn muốn vươn lên đến tầm cao mới,tượng trưng cho lòng kiên trì, sự nhẫn nại và không ngại khó khăn, gian khổ của con người để đạt được thành công trong cuộc sống. - Cá chép hóa rồng phun mưa cho mùa màng cây cối tươi tốt tượng trưng cho sự tốt đẹp, thịnh vượng... ĐỀ LÀM VĂN GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 10 PHẦN II : LÀM VĂN ( 4.0 điểm ) 1. Viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ suy nghĩ của anh chị về lòng dũng cảm. 2. Viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ suy nghĩ của anh chị về tính tự chủ. 3. Viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ suy nghĩ của anh chị về vai trò của trí tuệ. 4.Viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa của sự sáng tạo. ............................ HẾT....................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn