Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 10. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 NĂM HỌC 2022-2023 I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1.ĐỌC HIỂU ( 6 điểm ) 1.1. Thần thoại Nhận biết: - Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong truyện thần thoại. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 1.2. Sử thi Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi. - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong sử thi. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao:
- - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 1.3. Thơ Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. - Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đánh giá ý nghĩa, giá trị của thơ Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu 2. VIẾT ( 4 điểm ) - Viết một văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/ thơ. Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm. - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Lưu ý: ● Mức độ đánh giá: chia làm 3 mức độ theo yêu cầu về KTĐG của CT Ngữ văn 2018 (biết, hiểu, vận dụng) ● Các tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động phân tích cảm nhận tác phẩm truyện căn cứ vào yêu cầu cần đạt của hoạt động viết trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 1). ● Các chuẩn / tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động đọc hiểu: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của đọc hiểu thơ trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 2) II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng
- Vận dụng % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao điểm (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ 1 Đọc Thần thoại. 4 0 3 1 0 1 0 1 60 Sử thi 2 Viết Viết văn bản nghị luận phân 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 40 tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 20% 10% 15% 25% 0 20% 0 10% Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức 30% 40% 20% 10% 100 Tổng % điểm 70% 30% III. ĐỀ MINH HOẠ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ1 Thuở ấy ở Nê-mê có một con sư tử to lớn hung dữ gấp mười lần con sư tử ở Xi-tê-rông2. Bố nó chính là tên Đại khổng lồ Ty-phông, đã có lần quật ngã Dớt3. Mẹ nó là Ê-chit-na, một con quỷ cái nửa người nửa rắn. Các anh em sư tử cũng đều là những loại ghê gớm cả. Nữ thần Hê-ra4 đã nuôi con sư tử này và đem thả vào vùng Nê-mê. Ác thú sống trong một cái hang có hai lối: một lối ra, một lối vào. Ngày ngày nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân dân. Sư tử Nê-mê còn khác sư tử Xi-tê-rông ở chỗ không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được. Hê-ra-clet làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn luôn theo dõi giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pô-lông cho chàng một cây cung và một ống tên. Thần Héc-mes cho chàng một thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-tôx rèn cho chàng một bộ áo giáp vàng. Còn nữ thần A-then-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải may thành áo, thành quần rất đẹp. Đây là cây chùy gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông. Hồi ấy chàng tìm thấy một cây gỗ to và quý ở trong một khu rừng già. Cây gỗ rắn như sắt, chắc như đồng khiến chàng nghĩ tới có thể sử dụng nó làm một thứ vũ khí. Chàng bèn đốn cây chặt hết cành lá, chỉ lấy đoạn gốc để đẽo thành chùy. Chính với cây chùy này mà chàng hạ thủ được con sư tử Xi-tê-rông Nhưng lần giao đấu này với sư tử Nê-mê không dễ dàng như lần trước. Hê-ra-clet phải tìm đến tận hang ổ của con vật. Chàng rình mò, xem xét thói quen, tính nết của nó rồi nghĩ kế diệt trừ. Sư tử Nê-mê ở trong một cái hang có hai cửa, vì thế không dễ đón đánh được nó. Hê-ra-clet thấy tốt nhất là phải lấp kín đi một cửa, buộc nó phải về theo một con đường nhất định. Và chàng mai phục ngay trước cửa hang. Chờ cho con vật ra khỏi hang, chàng giương cung bắn. Những mũi tên của chàng lao vút đi trúng liên tiếp vào thân con ác thú nhưng bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Không còn cách gì khác là phải lao vào con ác thú giao chiến với nó bằng gươm, bằng chùy. Nhưng đến gần nó thì thật là nguy hiểm. Hê-ra-clet thận trọng trong từng 1 Giết con sư tử ở Nê-mê là kì công đầu tiên trong mười hai kì công của người anh hùng He-ra-clet trong Thần thoại Hy Lạp. 2 Theo Thần thoại Hy Lạp, trước khi lập mười hai kì công, Hê-ra-clet đã từng diệt trừ con sử tử hung dữ ở xứ Xi-tê-rông để bảo vệ đàn gia súc của cha và vua Tex-pi-ôx xứ Ter-pi 3 Dớt: vị thần có quyền lực tối cao trong Thần thoại Hy Lạp, chủ của điện Ô-lem-pơ. 4 Nữ thần Hê-ra là vợ của Thần Dớt.
- đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm bổ một nhát trời giáng xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nẩy như khi ta chém dao xuống đá. Da con vật chẳng hề xây xát. Hê-ra-clet dùng chùy. Chàng hy vọng nện liên tiếp vào đầu nó thì nó sẽ không thể còn sức mà giao đấu với chàng. Nhưng chàng không thể nào nện liên tiếp vào đầu con vật. Chàng còn phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đuôi, vả trái, tát phải, nhẩy bổ, lao húc... Bây giờ thì chỉ còn cách vật nhau với nó. Hê-ra-clet lợi dụng một đòn tấn công hụt của ác thú, nhảy phắt lên lưng, cỡi trên mình nó, hai chân quặp lấy thân còn hai tay vươn ra bóp cổ, ấn đầu nó xuống đất. Con sư tử không còn cách gì đối phó lại được. Hai chân sau của nó ra sức đạp mạnh xuống đất để hất người ngồi trên lưng nó xuống, nhưng vô ích. Còn hai chân trước của nó chỉ biết cào cào trên mặt đất. Trong khi đó thì đôi bàn tay của Hê-ra-clet, như đôi kìm sắt thít chặt lấy cổ họng nó, khiến nó ngạt thở phải há hốc mồm ra và hộc hộc lên từng cơn. Chẳng bao lâu thì con thú yếu dần, cuối cùng chỉ còn là một cái xác. Thế là Hê-ra-clet vượt qua được một thử thách, lập được một chiến công kỳ diệu. Chàng muốn lột lấy bộ da sư tử làm áo giáp, dùng đầu sư tử làm mũ đội. Nhưng chẳng dao nào rạch được trên da con vật. Hê-ra-clet lấy luôn móng sắc con vật thay dao. Và chàng mặc bộ áo của chiến công ấy, đội chiếc mũ của vinh quang ấy, trở về Mi-xen báo công với nhà vua Ơ-rit-xtê. Với bộ áo bằng da sư tử Nê-mê, từ nay trở đi Hê-ra-clet trở thành vô địch, không vũ khí nào có thể làm chàng đứt thịt rách da. […] Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Hê-ra-clet, nhân dân Hy Lạp sau này cứ hai năm một lần tổ chức Hội Nê-mê ở thung lũng Nê-mê thuộc đất Ác-gô-lit. Hội mở vào giữa mùa hè thường kéo dài độ ba đến bốn ngày để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với thần Dớt. Sau cái nghi lễ tôn giáo là đến các trò thi đấu thể dục thể thao. Trong thời gian mở hội, các thành bang Hy Lạp tạm thời hòa hoãn các cuộc xung đột, các mối hiềm khích để vui chơi. (Trích Mười hai kỳ công của Hê-ra-clet, Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Văn học, 2014, tr.386-389) Lựa chọn đáp án đúng: 1. Sự kiện chính được kể trong văn bản trên là gì? A. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Xi-tê-rông. B. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Nê-mê. C. Hê-ra-clet nhận vũ khí từ các vị thần. D. Hê-ra-clet được các thần giao sứ mệnh giúp loài người. 2. Ai là người nuôi con sư tử Nê-mê? A. Thần Dớt. B. Thần A-pô-lông. C. Thần Héc-mes. D. Nữ thần Hê-ra. 3. Con sư tử Nê-mê thường gây họa gì cho con người? A. Gây ra lũ lụt, mất mùa. B. Bắt dân xứ Nê-mê phải hàng năm phải hiến tế người. C. Bắt gia súc, phá hoại mùa màng. D. Gây thảm họa động đất, sóng thần. 4. Hê-ra-clet hạ được con sư tử ở Nê-mê bằng cách nào? A. Dùng vũ khí của các vị thần ban cho. B. Nhờ vào sự giúp sức của các vị thần. C. Dùng cây chùy mà chàng tự làm. D. Dùng chính đôi bàn tay của mình. 5. Chi tiết Hê-ra-clet lấp kín một cửa hang của con sư tử Nê-mê cho thấy chàng là con người như thế nào? A. Thông minh. B. Dũng cảm C. Kiên quyết D. Tài hoa. 6. Hình tượng sư tử Nê-mê có ý nghĩa gì? A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác. B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.
- C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội. D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người. 7. Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì? A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại. B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người. C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng. D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ. Trả lời các câu hỏi: 8. Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được” trong văn bản hay không? Vì sao? 9. Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn phải dùng chính đôi tay của mình để diệt trừ ác thú, bạn rút ra bài học gì? 10. Sau khi diệt trừ con sư tử Nê-mê, Hê-ra-clet có được thêm bộ áo giáp và mũ hộ thân. Từ chi tiết này, bạn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội? (Trả lời bằng 4-5 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê. Đáp án minh họa: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.5 2 D 0.5 3 C 0.5 4 D 0.5 5 A 0.5 6 B 0.5 7 B 0.5 8 - Không thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sử tử Nê-mê “không cung tên, 1.0 gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng” - Vì nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm không thể miêu tả cuộc chiến giữa con người và ác thú căng thẳng, làm nổi bật thử thách của nhân vật chính; đồng thời, không thể tôn vinh sức mạnh của Hê-ra-clet. 9 - Nêu ra bài học cho bản thân. 1.0 - Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy. 10 - Nêu quan niệm của bản thân về mối quan hệ giữa thử thách và cơ hội. 0.5 - Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5 Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
- - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê - mê. - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Về nội dung, câu chuyện kể về một trong những kì công của Hê-ra- clet; thông qua đó, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Hy Lạp cổ; ngợi ca sức mạnh thể chất và trí tuệ của con người. + Về nghệ thuật, tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm chất của nhân vật chính… - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm…. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0.5 đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 – THỜI GIAN 90 PHÚT NĂM HỌC 2022 – 2023 PHẦN I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1.Xác định thể thơ: - Lục bát, tự do… 2. Phong cách ngôn ngữ: - PCNN sinh hoạt - PCNN nghệ thuật - PCNN hành chính - PCNN khoa học - PCNN báo chí - PCNN chính luận 3. Các thao tác lập luận: - TTLL giải thích - TTLL phân tích - TTLL chứng minh - TTLL bình luận - TTLL bác bỏ - TTLL so sánh 4. Các phương thức biểu đạt: - PTBĐ miêu tả - PTBĐ tự sự - PTBĐ biểu cảm - PTBĐ thuyết minh - PTBĐ nghị luận 5. Các biện pháp tu từ: - So sánh - Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ - Điệp - Đối - Liệt kê… - Tác dụng của các biện pháp tu từ. 6.Xác định nhân vật trữ tình qua bài thơ/đoạn thơ. 7. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, bày tỏ quan điểm, rút ra thông điệp.. PHẦN II. PHẦN LÀM VĂN 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI * Về hình thức:
- + Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 150 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng) + Dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng. Viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi chính tả, sáng tạo… * Về nội dung: + Câu mở đoạn có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề). Đoạn văn cần có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận. + Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý: Giải thích, Bình luận vấn đề, Bài học nhận thức và hành động. + Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý: Nêu hiện tượng. Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên, Bàn luận về nguyên nhân, giải pháp, … Bài học nhận thức và hành động. * Cấu trúc: đoạn văn đảm bảo 3 phần liền mạch: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Các câu trong từng phần được liên kết chặt chẽ. * Nội dung: Làm rõ một chủ đề. * Lưu ý: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân -hợp, song hành, móc xích… + Cần dự kiến trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp… + Xác định câu chủ đề của đoạn từ gợi ý của câu hỏi hoặc lấy ngay câu của đề làm câu chủ đề + Các câu tiếp sau sẽ cụ thể, chi tiết và làm rõ các khía cạnh, biểu hiện của luận điểm. + Cấu trúc cho một đoạn gồm 20 câu: câu 1 (nêu chủ đề đoạn văn); các câu 2 đến câu 18 (bàn luận vấn đề…); câu 20 (tổng quát vấn đề). * Tập trung những vấn đề: Lòng yêu nước;Sống tự lập; Sống giản dị.... Sống giản dị: - Dẫn dắt: Lối Sống giản dị đang là trào lưu của con người hiện nay. - Giải thích: Sống giản dị là khi ta đơn giản hóa cuộc sống của mình. - Phân tích, chứng minh, bình luận: + Là lối sống hòa hợp với thiên nhiên, ko quá đề cao nhu cầu về vật chất, hướng đến cuộc sống có sự cân bằng giữa cống hiến và hưởng thụ,ko quá lo lắng và sống hài hòa để mỗi ngày qua đi thật ý nghĩa, đáng sống, sống để sau này ko phait nuối tiếc, vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, biết yêu bản thân mình hơn, tôn trọng sự khác biệt của mình, quan tâm đến cảm xúc cá nhân để tạo nên lối sống biết dung hòa giữa cá nhân với cộng đồng.Ko tham lam, ích kỉ, sống bao dung, chấp nhận thức tế để từ đó cố gắng vươn lên, ko nản lòng trước những thất bại thử thách, ko tham vọng, luôn ước mơ về những điều bình dị, trân trọng tình cảm gia đình, bằng lòng với những gì mình có, để từ đó ko còn thất vọng vì những lần vấp ngã, sáng tạo và quyết tâm từng bước để đứng lên, ko vội vàng, hấp tấp khi đưa ra sự lựa chọn và quyết định của riêng mình. + Khi sống giản dị con người sẽ sống sâu sắc hơn, biết quan tâm đến mọi người xung quanh, sống biết chia sẻ, đồng cảm thấu hiểu, yêu thương, sống chân thực và bày tỏ quan điểm của cá nhân mà ko cần bận tâm đến quá nhiều thứ, bản thân luôn cảm thấy nhẹ nhàng, luôn nhận ra giá trị của những điều bình dị xung quanh, ko quá cầu kì trong nhiều việc để ko lãng phí thời gian với những điều ko cần thiết, + Khi sống giản dị con người luôn cảm nhận được tâm hồn ưng dung, tự tại, lac quan , yêu đời, thư thả, hòa mình với thiên nhiên, gắn với ước mơ thực tế, ko ảo tưởng về bản thân, tĩnh tâm để ko bị người khác – những đòi hỏi về vật chất làm sai lệnh trong nhận thức và hành động. Chúng ta sẽ luôn là chính mình. +Sống giản dị không đồng nghĩa với lối sống nghèo đói, chấp nhận thiếu thốn quá nhiều về vật chất, ko phải là lẩn tránh cuộc sống,ko dám đối diện với thực tế. +Phê phán những người sống hời hợt, ko có ích, lười biếng. ỉ lại, dựa dẫm, tham lam,ích kỉ…. - Bài học: Hãy nhận thức đúng và đầy đủ về lối sống giản dị để nhận ra giá trị của lối sống này, nỗ lực ko ngừng trong học hỏi và trau dồi tri thức, kĩ năng sống để nhận ra ý nghĩa và sông theo đúng xu thế văn minh của thời đại. Hãy chủ động thoát khỏi trạng thái áp lực của cuộc sống hiện đại bằng thái dộ ứng xử hợp lí, làm việc có ích, đúng với chuẩn mực, làm việc khoa học, biết mình biết người, biết thế nào là vừa đủ, dung hòa lợi ích cá nhân với cộng đồng, hòa hợp với thiên nhiên để tạo nên cuộc sống đúng nghĩa. 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 2.1. Yêu cầu
- - Nắm rõ tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: - Cảm nhận, phân tích được một đoạn thơ . - Đảm bảo cấu trúc một bài văn có bố cục rõ ràng: Mở bài – Thân bài – kết bài - Yêu cầu: Bài làm có sự cảm thụ sâu sắc, thấu hiểu tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm. 2.2. Nội dung ôn tập * Tác phẩm “Tự tình”- Hồ Xuân Hương - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Tâm trạng buồn tủi, cô đơn, bẽ bàng nhưng cũng đầy bản lĩnh của hồ Xuân Hương ở bốn câu thơ đầu bài thơ? *Tác phẩm “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Bức tranh làng cảnh mùa thu nông thôn Việt Nam ở sáu câu thơ đầu bài thơ? * Tác phẩm “Thương vợ”- Trần Tế Xương - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Hình ảnh bà Tú đảm đang, tảo tần, tháo vát và giàu đức hi sinh thể hiện trong bốn câu thơ đầu bài thơ? Tham khảo đề: Đề 1: Cảm nhận của em về tâm trạng buồn tủi, cô đơn, bẽ bàng nhưng cũng đầy bản lĩnh của bà Hồ Xuân Hương trong bốn câu thơ đầu bài thơ “Tự tình”(bài II) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. (Trích « Tự tình » - Hồ Xuân Hương) Đề 2: Cảm nhận bức tranh làng cảnh mùa thu nông thôn Việt Nam ở sáu câu thơ đầu bài thơ « Câu cá mùa thu » (Nguyễn Khuyến) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
- Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngoc trúc quanh co khách vắng teo. (Trích « Câu cá mùa thu » - Nguyễn Khuyến Đề 3: Cảm nhận hình ảnh bà Tú đảm đang, tảo tần, tháo vát và giàu đức hi sinh thể hiện trong bốn câu thơ đầu bài thơ « Thương vợ’( Trần Tế Xương) Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò dông. (Trích « Thương vợ » - Trần Tế Xương ĐỀ MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:…………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Cuốc kêu cảm hứng (Nguyễn Khuyến) Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ, Ấy hồn Thục đế* thác bao giờ Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ, Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ. Thâu đêm ròng rã kêu ai đó, Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
- (Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016, tr. 28) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra 03 từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 3. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải tiếc xuân mà đứng gọi/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Phải chăng “làm một việc gì thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước”? (Hãy để giới trẻ được thể hiện tình yêu nước tự nhiên, tuoitre.vn, 09/08/2020) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi trên. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong đoạn trích sau: Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ. (Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.62) ………………….Hết …………………….
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12 – THỜI GIAN 90 PHÚT NĂM HỌC 2022 – 2023 PHẦN I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1.Xác định thể thơ: - Lục bát, tự do… 2. Phong cách ngôn ngữ: - PCNN sinh hoạt - PCNN nghệ thuật - PCNN hành chính - PCNN khoa học - PCNN báo chí - PCNN chính luận 3. Các thao tác lập luận: - TTLL giải thích - TTLL phân tích - TTLL chứng minh - TTLL bình luận - TTLL bác bỏ - TTLL so sánh 4. Các phương thức biểu đạt: - PTBĐ miêu tả - PTBĐ tự sự - PTBĐ biểu cảm - PTBĐ thuyết minh - PTBĐ nghị luận 5. Các biện pháp tu từ: - So sánh - Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ - Điệp - Đối - Liệt kê… - Tác dụng của các biện pháp tu từ. 6.Xác định nhân vật trữ tình qua bài thơ/đoạn thơ. 7. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, bày tỏ quan điểm, rút ra thông điệp.. PHẦN II. PHẦN LÀM VĂN 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI * Về hình thức:
- + Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 150 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng) + Dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng. Viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi chính tả, sáng tạo… * Về nội dung: + Câu mở đoạn có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề). Đoạn văn cần có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận. + Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý: Giải thích, Bình luận vấn đề, Bài học nhận thức và hành động. + Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý: Nêu hiện tượng. Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên, Bàn luận về nguyên nhân, giải pháp, … Bài học nhận thức và hành động. * Cấu trúc: đoạn văn đảm bảo 3 phần liền mạch: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Các câu trong từng phần được liên kết chặt chẽ. * Nội dung: Làm rõ một chủ đề. * Lưu ý: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân -hợp, song hành, móc xích… + Cần dự kiến trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp… + Xác định câu chủ đề của đoạn từ gợi ý của câu hỏi hoặc lấy ngay câu của đề làm câu chủ đề + Các câu tiếp sau sẽ cụ thể, chi tiết và làm rõ các khía cạnh, biểu hiện của luận điểm. + Cấu trúc cho một đoạn gồm 20 câu: câu 1 (nêu chủ đề đoạn văn); các câu 2 đến câu 18 (bàn luận vấn đề…); câu 20 (tổng quát vấn đề). * Tập trung những vấn đề: sống đẹp, lựa chọn tương lai, sống có trách nhiệm, sự quyết tâm. 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - Nắm rõ tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: - Cảm nhận, phân tích được một đoạn thơ . - Đảm bảo cấu trúc một bài văn có bố cục rõ ràng: Mở bài – Thân bài – kết bài - Yêu cầu: Bài làm có sự cảm thụ sâu sắc, thấu hiểu tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm. * Tác phẩm “Việt Bắc”- Tố Hữu: - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Khung cảnh chia li và tâm trạng người đưa tiễn? - Bức tranh tứ bình? Tham khảo đề: Đề 1: Cảm nhận của em về cuộc chia tay giữa người ở lại và người về xuôi qua đoạn thơ sau: “- Mình về mình có nhớ ta? Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không? Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn. - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” (Trích « Việt Bắc » - Tố Hữu Đề 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc được thể hiện qua đoạn thơ sau : “Ta về , mình có nhớ ta Ta về , ta nhớ những hoa cùng người .
- Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng . Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung ” (Trích « Việt Bắc » - Tố Hữu ĐỀ MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn, lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Lớp:…………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ: Tôi trở lại những bờ đường mùa xuân Cây già trắng lá Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ Cái sống như trăn trở ngày đêm Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm Thành phố cũng như tôi đang lớn Những gác xép bộn bề hy vọng Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô... Tôi trở về những ngõ quen xưa Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự Tôi trở lại những lối mòn quá khứ Có tấm tình ta mắc nợ cha ông (Trích Trở lại trái tim mình - Bằng Việt, Thơ tuyển 1961 - 2001, NXB Văn học, 2003, tr. 12) Thực hiện các yêu cầu sau:
- Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra 2 từ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm? Câu 4. Tâm sự của tác giả trong câu thơ Có tấm tình ta mắc nợ cha ông gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự trân trọng quá khứ với mỗi con người. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 88) ........................Hết.......................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 257 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 130 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn