Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
lượt xem 2
download
‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10, NĂM HỌC 2024-2025 A. LÝ THUYẾT I. ĐỌC HIỂU (6 điểm): 1. THẦN THOẠI Nhận biết: - Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được những đặc điểm của nhân vật; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của truyện thần thoại. - Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản. - Lí giải được tình cảm, thái độ của người kể chuyện với nhân vật trong truyện thần thoại. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. - Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thần thoại thuộc những nền văn học khác nhau. 2. TRUYỆN Nhận biết: - Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện. - Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. - Xác định được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. - Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau. 3. THƠ TRỮ TÌNH Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử do bài thơ gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. II. VIẾTNLVH (4 ĐIỂM): Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/ tác phẩm thơ trữ tình. Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của đoạn trích/tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của đoạn trích/ tác phẩm văn học. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của đoạn trích/ tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng:
- - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/ tác phẩm). - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức đoạn trích/ tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. B. ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: (1) Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong. (2) Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe. Lá nõn, nhành non ai tráng bạc? Gió về từng trận, gió bay đi... (3) Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng, Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. (4) Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc, Lần lần tràng hạt niệm nam vô. (Xuân về - Nguyễn Bính, Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, tr.351) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Văn bản được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả về thiên nhiên và con người khi mùa xuân về. Câu 4: Xác định cách gieo vần trong khổ thơ (2) của bài thơ trên. Câu 5: Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung” Câu 6: Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam nào được nhắc tới qua hai câu thơ: “Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.” Câu 7: Anh/ chị rút ra cho mình được bài học gì sau khi đọc xong bài thơ? Câu 8: Theo anh/chị, làm thế nào để gìn giữ được những nét đẹp văn hoá truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay? II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm ) Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích vẻ đẹp của bức tranh xuân trong đoạn thơ (1) và (2).
- GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Câu 1: Văn bản được viết theo thể thơ: Thất ngôn/bảy chữ Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả Câu 3: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả về thiên nhiên và con người khi mùa xuân về: - Thiên nhiên: gió đông về, mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe, gió về từng trận, hoa bưởi hoa cam rụng,.. - Con người: dân gian nghỉ việc đồng, yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa,.. Câu 4: Cách gieo vần trong khổ thơ (2) của bài thơ: - Gieo vần: xoe – hoe - Cách gieo vần: vần chân – vần bằng Câu 5: - Một số biện pháp nghệ thuật (HS chỉ cần trả lời 1 trong số các biện pháp NT này): + Đảo ngữ: từ “thong thả” đảo lên đầu câu. + Ẩn dụ: “Lúa thì con gái” ý chỉ lúa vào giai đoạn trổ đòng. + So sánh: “Lúa … mượt như nhung”. - Tác dụng: + Nội dung: Nhấn mạnh/ nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên (những cánh đồng lúa) khi xuân về. + Hình thức: Tăng tính gợi hình, gợi cảm, giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn…. Câu 6: Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ: - Trang phục truyền thống - Lễ hội mùa xuân/ đi lễ chùa đầu xuân Câu 7: Học sinh rút ra được những bài học phù hợp có liên quan đến nội dung tác phẩm. Gợi ý: - Sống hòa hợp, gắn bó, yêu thiên nhiên - Trân trọng những giá trị của làng quê, hồn quê Câu 8: Giải pháp để gìn giữ được những nét đẹp văn hoá truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay: Học sinh có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Gợi ý: - Học tập, tìm hiểu để nhận thức đầy đủ về vẻ đẹp và giá trị văn hoá truyền thống của quê hương, đất nước mình. - Phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, biến nó thành lợi thế để hội nhập, phát triển kinh tế. - Tránh việc bảo thủ, không tiếp nhận những tinh hoa văn hoá của nước ngoài để làm giàu cho văn hoá dân tộc -… II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm ) Phân tích vẻ đẹp của bức tranh xuân trong đoạn thơ (1) và (2): a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn văn… b. Xác định đúng vấn đề nghị luận, kỹ năng: Phân tích đoạn thơ để thấy vẻ đẹp của bức tranh xuân trong đoạn thơ c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải thể hiện được kỹ năng phân tích, cảm thụ vẻ đẹp của một đoạn thơ - Khai thác tốt các đặc sắc nghệ thuật: … để làm nổi bật được nội dung cơ bản: - Cảm nhận mùa xuân về trong gió đông và qua vẻ đẹp thiếu nữ: + cảm nhận về gió xuân (gió đông: gió xuân) mà nhận biết xuân về + cảm nhận xuân về qua vẻ đẹp thiếu nữ: màu má giá chưa chồng; đôi mắt trong phản chiếu vẻ đẹp trong sáng của trời xuân; …
- + mùa xuân được cảm nhận gián tiếp qua xúc giác, thị giác đầy tinh tế; liên tưởng tương giao giác quan… - Cảm nhận mùa xuân về qua niềm vui của con trẻ, qua những thay đổi của đất trời + Hình ảnh đàn con trẻ chạy lon xon: hồn nhiên, náo nức; từ láy “lon xon” gợi tả sự nhỏ nhắn, xinh xắn, ngây thơ của những đứa trẻ + Hình ảnh thiên nhiên xuân trong sáng, tươi mới: mưa tạnh – trời quang – nắng mới hoe – lá nõn – nhành non tạo nên trường từ vựng diễn tả nét tươi non của thiên nhiên đất trời khi xuân đến + Cảm hứng lãng mạn mê say; hình ảnh trong trẻo tươi mới; - Nhận xét: bức tranh xuân tươi sáng, yên bình, hài hòa thiên nhiên và con người; xuân về với đất trời, xuân về trong lòng người d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấm đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 136 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 184 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 126 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 107 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn