intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3" là tài liệu tổng hợp lại kiến thức giữa học kì 1, đồng thời hướng dẫn về cấu trúc đề kiểm tra để các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi và có kế hoạch ôn tập tốt nhất cho mình. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 3 Môn: Ngữ văn ; Lớp 11 NHÓM : VĂN Năm học:2022 – 2023 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA:   ­Tự luận : 100%. II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 phút. III. NỘI DUNG A.ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN I.KIẾN THỨC TÁC PHẨM VĂN HỌC BÀI 1. TỰ TÌNH II ­HỒ XUÂN HƯƠNG­ 1. Tác giả. 2. Tác phẩm. 3. Nội dung:  c.1. Hai câu đề: Giới thiệu cảnh đêm khuya với tiếng trông canh từ  xa văng vẳng dồn   dập đổ về. Trong thời điểm đó, nhà thơ – nhân vật trữ tình lại đang một mình trơ trọi giữa đêm  khuya. Hai câu đề chỉ với 14 chữ ngắn gọn nhưng đã diễn tả  sâu sắc tình cảnh cô đơn của nữ  sĩ trong dêm khuya thanh vắng.Từ nỗi cô đơn, thao thức không biết bày tỏ, tâm sự cùng ai, nhân   vật trữ tình tỏ ra chán chường và đã tìm đến rượu, mượn rượu đế giải sầu.  c.2. Hai câu thực:  Nhà thơ muốn chìm ngập trong cơn say để quên đi thực tại xót xa, tủi  nhục nhưng thật trớ trêu: Cơn say rồi cũng qua đi và khi tỉnh rượu, nhân vật trữ  tình giật mình  quay   về   với   thực   tại   và   càng   nhận   ra   nỗi   trống   vắng,   bạc   bội   của   tình   đời   khi   chạm  phải “Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn”. Khi tỉnh rượu, nhân vật trữ  tình không chỉ  nhận  ra thân phận cô đơn mà còn nhận ra một sự thật đắng cay hơn: tình duyên vẫn chưa trọn vẹn   nhưng tuổi xanh dã dần dần trôi đi. c.3. Hai câu luận: Từ nỗi ấm ức duyên tình lỡ dở là nỗi bực dọc, phản kháng của nhân   vật trữ  tình. Hình  ảnh từng đám rêu “xiên ngang mặt đất” như  trêu ngươi nhà thơ, bởi  rêu  phong là bằng chứng cho sự vô tình của thời gian và nó là hiện thân của sự tàn phá. Bực dọc vì   tuổi xuân qua mau, đời người ngắn ngủi, nhỏ bé, nhà thơ muốn bứt phá, muốn thoát khỏi tình   cảnh hiện tại. Hình ảnh “Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” thể hiện thái dộ ngang ngạnh, phán  kháng, ấm ức cùa nhà thơ.Nhưng phản kháng cũng không được, năm tháng cứ thế trôi đi, tuổi   xuân qua mau mà duyên tình vẩn chưa được vuông tròn. Kẻ chung tình không đến, người chung   tình thì cứ  chờ  đợi mỏi mòn, tuổi xuân tàn phai theo năm tháng.Mảnh tình quanh đi quẩn lại   vẫn chỉ là “san sẻ tí con con”. Bởi vậy nhân vật trữ  trữ tình quay sang than thở cho thân phận   của mình c.4. Hai câu kết:   Cực tả  tâm trạng chua chát, buồn tủi của nhân vật trữ  tình.Tóm  lại, Tự tình thể hiện tâm trạng, thái độ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, cô đơn, vừa  phẫn uất trước duyên phận; càng gắng gượng vươn lên lại càng rơi vào bi kịch. Đằng sau nỗi 
  2. xót xa, buồn tủi đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ  sĩ nói riêng và người phụ  nữ trong xã hội phong kiến nói chung. c.5. Nghệ thuật:  + Cách dùng từ  ngữ của Hồ Xuân Hương hết sức giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo   nhưng lại rất tinh tế. Với tài nghệ sử dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ  nhiều  giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối  cùng là chua chát, chán chường. + Nhà thơ còn dùng phép tiểu đối: lấy “cái hồng nhan” đem đối với “nước non” thật đắt  và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên đã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của  mình. + Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ở câu cuối: Mảnh tình – san sẻ – tí – con – con, đã làm   nổi bật, tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thể trữ tình trước tình duyên lận đận.       => Hồ  Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ  Nôm Việt  Nam một tiếng thơ  táo bạo mà chân thành,   mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. BÀI 2.CÂU CÁ MÙA THU ­NGUYỄN KHUYẾN­ 1. Tác giả:  2. Tác phẩm:   3. Nội dung: c.1. Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ *) Cảnh mùa thu với những chi tiết điển hình, mang nét đẹp của mùa thu vùng đồng bằng Bắc  Bộ. Cảnh trong Câu cá mùa thu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân   Diệu). Không khí mùa thu được gợi lên từ  sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Dịu nhẹ, thanh   sơ trong màu sắc : nước trong vèo sóng biếc, trời xanh ngắt. Dịu nhẹ thanh sơ trong đường nét,   chuyển động : sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng… Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ  ngõ trúc quanh co. *) Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn Không gian  ưong Câu cá mùa thu là một không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (Ngõ  trúc quanh co khách vắng teo). Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh : sóng   hoi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ  đưa. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự  yên ắng, tình mịch của   cảnh vật Cái tình bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ của tiếng cá đớp mồi. *)Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân : tâm trạng thời thế, tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước Bài thơ có nhan đề là Câu cá mùa thu nhưng không chú ý vào việc câu cá mà thực ra là để  đón   nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. + Dường như nhà thơ rất hờ hững với việc câu cá mà chỉ chú ý tới cánh thu : bâng quơ  trước   tiếng cá đớp động dưới chân bèo những cảm nhận sâu sắc mọi biến thái tinh tế của cảnh vật. + Cõi lòng nhà thơ  yên tĩnh, vắng lặng đến ghê gớm. Tĩnh lặng trong sự  cảm nhận độ  trong  veo của nước, cái hơi gợn tí của sóng, cái độ  rơi khe khẽ  của lá. Đặc biệt sự  tĩnh lặng trong   tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ  tiếng động (Cá đâu đớp động dưới chân  bèo). Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, là bởi tâm cảnh đang trong   sự tĩnh lặng tuyệt đối. + Sự tình lặng của ngoại cảnh và tâm cảnh đem đến sự  cảm nhận vẻ một nỗi cô quạnh, uẩn  khúc trong tâm hồn nhà thơ. Trong bức tranh Câu cá mùa thu xuất hiện nhiều gam màu xanh   và’phần nhiều là gam màu lạnh : độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt  của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái cảnh   từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật ? ­>Tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước thể  hiện qua sự  cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu   đất nước.
  3. ­ Ở Câu cá mùa thu, tác giả đã cảm nhận mùa thú bằng nhiều giác quan : thị  giác (nước trong   veo, tầng mây lơ  lủng; trời xanh ngắt. :.), thính giác (lá vàng khẽ  đưa vèo, cá đớp động dưới   chân bèo), xúc giác (ao thu lạnh lẽo). Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết yêu quê hương   đất nước» Nguyễn Khuyến mới cảm nhận và thể hiện được những biến thái tinh vi của cảnh   sắc mùa thu. c.2. Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt ­ Tiếng Việt ưong Câu cá mùa thu giản dị, trong sáng đến kì lạ, nó có khả năng diễn đạt những   biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín rất khó giãi bày của tâm trạng. ­ Nhà thơ  sử  dụng thành công nhiều từ  láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ  lửng. Những từ  láy này góp  phần tạo thanh, tạo hình, tạo hồn cho cảnh vật. ­ Đặc biệt vần eo – một loại “tử vận” oái oăm, khó làm – được Nguyễn Khuyến sử dụng một   cách rất thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức choi chữ  mà chính là dùng vần để  biểu   đạt nội dung. Trong văn cảnh bài thơ, vần eo góp phần diễn tả  một không gian thu nhỏ, phù  họp với tâm ưạng đầy uẩn khúc cá nhân BÀI 3.     THƯƠNG VỢ ­ TÚ XƯƠNG­ 1. Tác giả. 2. Tác phẩm.  3. Nội dung:   Bài thơ  xuất hiện hai nhân vật : người vợ  và người chồng. Hình  ảnh   người vợ hiện lên qua cảm nhận của nhân vật trữ tình – người chồng  a. Bốn câu đầu. ­ Hình ảnh người vợ hiện lên trong bốn câu thơ đầu là một người phụ nữ đảm đang tần   tảo sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Nhà thơ  đã lựa chọn những hình ảnh, từ  ngữ  đặc sắc để  thể hiện nỗi vất vả của vợ và sự cảm thông của mình đối với sự vất vả của người vợ. Đó là  những  từ “quanh năm”, “mom sông’, “lặn lội thâm cò”, “eo sèo mặt nước”, “nuôi đủ”, với các   thành ngữ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”, hình thức đối “năm con ­ một chồng” ­ Hình ảnh người vợ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hy sinh vô cùng   lớn lao là hình tượng nổi bật trong bài thơ.  ­ Câu hai có sắc thái tự  trào sâu sắc khi tác giả  đặt người chồng vào một bên đòn gánh  trên đôi vai người vợ và bên kia là năm con. Người chồng là một bên của gánh nặng lo toan ấy.   Dường như đó là lời tự trách chua cay. Vì gia đình, vì người chồng có quá nhiều nhu cầu ấy mà  người vợ vất vả hơn. Người chồng vô tích sự chẳng những không giúp vợ nuôi con mà còn làm  cho gánh nặng gia đình của người vợ nặng hơn rất nhiều. b. Hai câu 5 ­ 6: Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Câu thơ  khắc họa hình  ảnh bà Tú trong mối quan hệ  với chồng con. Hình thức như  là  lời độc thoại nội tâm của bà Tú nhưng thực ra chính là lời của ông Tú. Điều đo sthể  hioện rõ  ông hiểu nỗi vât vả của vợ, cảm thông và trân trọng bà Tú đến nhường nào. Hai thành ngữ  xuất hiện trong hai câu thơ  đều có nghĩa diễn tả  sự  vất vả  của người   phụ  nữ  phải nuôi chồng nuôi con. Và cũng ở  đây, một lần nữa, người chồng thể hiện sự trân  trọng đối với người vợ. “âu đành phận”, “dám quản công” không phải là sự  cam chịu của   người vợ mà đó là lời của nhân vật trữ tình ­ người chồng. Hình ảnh người vợ cứ lặng lẽ làm   việc nuôi chồng nuôi con với một đức hy sinh vô cùng lớn lao đã là hình tượng nổi bật trong   bài thơ. Hai câu thơ đã khắc họa đức tính nổi bật của bà Tú đó là đức hy sinh, chịu thương chịu   khó, cả đời sẵn sàng vì chồng con. Bà Tú là hình tượng đẹp về người phụ nữ Việt Nam. c. Hai câu kết  Bài thơ kết thúc bằng câu chửi. Ai chửi? Tất nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ thì   đây là lời của nhân vật trữ  tình. Từ  cảm thông đến "Thương vợ" mà giận mình, giận đời.  Người đàn ông, người chồng, con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người   vợ  đã cất lên lời chửi. Như tự chửi mình nhưng là chửi đời. Chửi "thói đời ăn ở  bạc" đã biến  
  4. những ông chồng không thành  kẻ hư hỏng thì cũng thành người vô tích sự. Đó là câu chửi đời   và cũng là lời tự trách mình của một nhà Nho có nhân cách. Ông trách mình là ngưoiừ chồng hờ  hững, nhưng bài thơ với những tâm sự sâu sắc đã chứng tỏ ông chẳng hề hờ hững chút nào. => Bài thơ thể hiện tình cảm trân trọng, lòng biết ơn của ông Tú đối với người vợ tần   tảo sớm hôm của mình. Tự  nhận là một người chồng vô tích sự, song ông Tú là một người   chồng biết tự trọng, một người biết cảm thông chia sẻ và thấu hiểu nỗi vất vả của người vợ.   Điều đó đã giúp Tú Xương đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tượng đẹp về người phụ  nữ phương Đông. ­ Nghệ  thuật:  Ngôn ngữ  dung dị, đời thường, sử  dụng nhiều yếu tố  dân gian, với tài  năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ hay có giá trị nhân văn sâu sắc II. PHẦN ĐỌC­ HIỂU VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XàHỘI. ­Ôn tập: Kĩ năng làm bài đọc hiểu ­Ôn tập cách viết đoạn văn nghị luận xã hội III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LUYỆN TẬP  ĐỀ 1    I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể  bị trả  giá rất đắt. Không   vệ sinh tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện ­ làm tăng việc   sử dụng kháng sinh, tăng chi phí, công sức điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong   cho bệnh nhân. Nếu một bác sĩ quên rửa tay, đôi khi có thể  gây nhiễm khuẩn cho nhiều nơi   trong bệnh viện. Trong nghề  y, rửa tay đúng cách có thể  mang lại tác động và ý nghĩa to lớn. Để  cải   thiệnhất lượng bệnh viện, giải pháp quan trọng nhất lại là biện pháp dễ  thực hiện nhất: sát   khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân… Mỗi khi nhà nước ra các chỉ  thị chống dịch, đa số  người dân chấp hành nghiêm chỉnh.   Nhưng không phải tất cả. Còn những người vẫn cố gắng nấn ná miễn được việc cho mình. Có   người vẫn đưa người lậu qua biên giới chỉ vì vài triệu đồng, cố ra đường giải quyết công việc   khi chưa hết thời hạn cách ly tại nhà; hay có những việc nhỏ  như  vứt bừa khẩu trang bẩn   xuống vệ  đường, nhổ  nước bọt, kéo khẩu trang xuống cho dễ  chịu... Có người còn không nỡ   bỏ vài cuộc vui. 5K dán khắp mọi nơi, nhưng vẫn có người thiếu tự giác thực hiện. Mỗi người nghĩ xa hơn một chút, sự thất bại của một số cá nhân sẽ  không biến thành   thất bại tập thể. Y học có phát triển đến đâu mà hành vi của con người không tiến bộ theo, đất   nước đó không thể văn minh.                                   (Trích Tham lam và sợ hãi, VnEspess.vn, Trần Văn Thuấn, ngày 11/5/2021) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, giải pháp nhỏ ý nghĩa lớn trong phòng dịch và y tế là gì? Câu 3.Theo em, người dân cần chấm dứt ngay những việc nào được liệt kê trong văn   bản? Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất   nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt”. Tại sao? II. LÀM VĂN  Câu 1: ( 2 điểm ). Anh ( chị) hãy viết đoạn văn 200 chữ về  trách nhiệm của bản thân   trong phòng chống đại dịch Covid­19.            Câu 2: (5 điểm) Phân tích vẻ  đẹp hình tượng bà Tú trong bài thơ  “Thương vợ” của Trần Tế  Xương.Từ  hình   ảnh Bà Tú em có nhận xét gì về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nũ Việt Nam?
  5.  ĐỀ 2     I. ĐỌC ­ HIỂU ( 3 điểm)  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi…!” Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.” Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2: Hãy chỉ  ra và phân tích hiệu quả  của biện pháp tu từ  trong câu thơ  “Ánh nắng   chảy đầy vai”? Câu 3: Anh/chị hiểu gì về câu nói của người con“Cha mượn cho con cánh buồm trắng   nhé, Để con đi…!”? Câu 4: Đọc văn bản, anh/chị cảm nhận được điều gì về tình cha con? II. LÀM VĂN.  Câu 1:( 2 điểm). Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 1, anh/ chị hãy viết một đoạn văn   khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Ước mơ của con người trong cuộc sống. Câu 2( 5 điểm)  “Bài thơ  Câu cá mùa thu thể  hiện sự  cảm nhận và nghệ  thuật gợi tả  tinh tế  của Nguyễn   Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất   nước, tâm trạng thời thế  của tác giả”. (Sách Ngữ  văn 11, tập một, trang 22). Anh (chị) hãy   phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) để làm sáng rõ ý kiến trên.  ĐỀ 3     I. ĐỌC – HIỂU. ( 3 điểm ). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ­Giá tớ được làm con trai (Cô bé có lần đã nói) Từ lâu tớ đã bỏ đi Sang châu Phi chơi cho khoái. ­Còn tớ, nếu là con gái (Cậu bé liền đáp lời ngay) Thay cho chỉ màu tớ sẽ Thêu bằng tia nắng ban mai. Rồi hai người dần khôn lớn Cùng nhau nên vợ nên chồng Với nhau sáng ­ trưa ­ chiều ­ tối Họ toàn nói chuyện tiền nong.                                                        (Maurice Carême ­ Bản dịch của Hồng Thanh Quang)  Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2: Ước mơ của cô bé và cậu bé là gì? Ý nghĩa của những ước mơ ấy?
  6. Câu 3: Anh, chị hiểu câu thơ “Họ toàn nói chuyện tiền nong” như thế nào?   Câu 4: Đọc văn bản trên, Anh/chị cảm nhận được điều gì về cuộc sống? II. LÀM VĂN.  Câu 1 ( 2 điểm). Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 2, anh/ chị hãy viết một đoạn văn  khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc. Câu 2 ( 5 điểm) Em hãyPhân tíchtâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài tự tình II.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0