intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN NGỮ VĂN (BỘ CÁNH DIỀU) LỚP 11 – NĂM HỌC 2023-2024 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đề 1:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt Mưa lèm nhèm, chúng tôi chẳng thích đâu Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu Hay mưa bụi... mưa li ti... cũng được Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước Một giọt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi... Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi Mưa yểu điệu như một nàng công chúa Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời Để bao giờ cánh lính chúng tôi Cũng có một niềm vui đón đợi... Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa , Mùa khô 1981 (Trần Đăng Khoa, "Bên cửa sổ máy bay", NXB Tác phẩm mới, 1985) Lựa chọn các phươngán đúng từ câu 1 đến câu 7: (Mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1. Đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì? A. Thể thơ tự doB. Thể thơ lục bátC. Thể thơ bảy chữD.Thể thơ tám chữ Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Những người dân trên đảoB. Những người lính đảo C. Những ngư dân trên đảoD. Những người chiến sĩ bộ đội biên phòng Câu 3. Trong bài thơ, những người lính trên đảo Sinh Tồn đang chờ đợi điều gì? A. Đợi tàu từ đất liền ra đảoB. Đợi nắng lên C. Đợi mưa đếnD. Đợi người thân đến thăm Câu 4. Giọng điệu của những người lính trong bài thơ như thế nào? A. Tự trào về hoàn cảnh của mìnhB. Vui tươi, lạc quan vượt lên hoàn cảnh C. Buồn rầu, chờ đợi mưa đếnD. Lo lắng, bất an Câu 5. Việc những người lính đợi mưa trên đảo cho thấy điều gì về thiên nhiên nơi đây? A. Thiên nhiên khắc nghiệtB. Thiên nhiên hiền hoà C. Thiên nhiên tươi đẹpD. Thiên nhiên đầy sức sống Câu 6. Qua câu thơ Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo đã nói lên phẩm chất gì của những người lính đảo?
  2. A. Sẵn sàng vượt qua nguy hiểmB. Kiên cường thực hiện nhiệm vụ C. Dũng cảm, lạc quan, yêu đờiD. Kiên cường vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn Câu 7. Tâm trạng của những người lính đảo ở 4 câu thơ cuối là gì? A. Mong chờ mưa đếnB. Vui mừng đón đợi C. Chờ đợi và tin tưởngD. Thấp thỏm chờ mưa Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8(0,5 điểm). Qua bài thơ, em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của những người lính đảo? Câu 9(1,0 điểm). Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong những câu thơ sau: Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi... Câu 10(1,0 điểm).Bài học sâu sắc nhất với em qua bài thơ là gì? Vì sao? (Trình bày từ 5-7 dòng) Đề 2: Đọc văn bản sau: Đồng dao mùa xuân Có một người lính Ba lô con cóc Đi vào núi xanh Tấm áo màu xanh Những năm máu lửa. Làn da sốt rét Cái cười hiền lành Một ngày hoà bình Anh không về nữa. Anh ngồi lặng lẽ Dưới cội mai vàng Có một người lính Dài bao thương nhớ Chưa một lần yêu Mùa xuân nhân gian Cà phê chưa uống Còn mê thả diều Anh ngồi rực rỡ Màu hoa đại ngàn Một lần bom nổ Mắt như suối biếc Khói đen rừng chiều Vai đầy núi non... Anh thành ngọn lửa Bạn bè mang theo Tuổi xuân đang độ Mười, hai mươi năm Ngày xuân ngọt lành Anh không về nữa Theo chân người lính Anh vẫn một mình Về từ núi xanh... Trường Sơn núi cũ Tháng 12-1994 (Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Thế giới mới, số 120 xuân Ất Hợi 1995, trang 71) Lựa chọn các phươngán đúng từ câu 1 đến câu 7: (Mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ? A. Tự do B. Năm chữ C. Lục bát D. Bốn chữ Câu 2. Hình ảnh người lính trước khi vào chiến trường hiện lên như thế nào? A. Ham chơiB. Trẻ tuổi, hồn nhiênC. Tính tình trẻ conD. Ngây ngô, bồng bột Câu 3. Người lính trong bài thơ chủ yếu gắn với không gian nào? A. Chiến trường ác liệt. C. Núi rừng Trường Sơn. B. Gia đình đầm ấm. D. Mái trường thân thương.
  3. Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. Rực rỡ C. Đại ngàn B. Sốt rét D. Núi non Câu 5. Chi tiết nào không dùng để miêu tả ngoại hình người lính? A. Tấm áo màu xanhB. Làn da sốt rétC. Chưa một lần yêuD. Cái cười hiền lành Câu 6. Sự lặp lại câu thơ “Có một người lính” trong bài thơ có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh hình ảnh trung tâm của bài thơ, gây ấn tượng cho người đọc. B. Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về hình ảnh trung tâm của bài thơ. C. Khắc họa cụ thể, chi tiết, ấn tượng đối tượng trung tâm của bài thơ – hình ảnh người lính. D. Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trung tâm của bài thơ, tạo sựliên kết các khổ và nhịp điệu cho đoạn thơ. Câu 7. Ý nào đúng nhất về nội dung của ba khổ thơ cuối bài thơ? A. Người lính mang theo tuổi xuân vào chiến trường. B. Người lính hi sinh, mãi nằm lại nơi chiến trường. C. Sự ra đi của người lính để lại niềm thương nhớ cho nhân gian. D. Người lính nằm lại nơi chiến tranh, hoá thân vào thiên nhiên, đem mùa xuân rực rỡ về cho quê hương. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8 (0,5 điểm). Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau? Anh thành ngọn lửa Bạn bè mang theo. Câu 9 (1,0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từchính được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng: Mắt như suối biếc Vai đầy núi non... Câu 10 (1,0 điểm).. Từ cuộc đời của người lính trẻ trong bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về bản thân? ĐỀ 3: Đọc văn bản sau: Thấy người trước cửa tam quan Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ Lạ lùng con mắt người thơ Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương Rành rành xuyến ngọc thoa vàng Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà Yêu kiều nét ngọc làn hoa Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời Gần xem vẻ mặt thêm tươi Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều Làn thu lóng lánh đưa theo Não người nhăn chút lông nheo cũng tình Vốn mang cái bệnh Trương sinh(1) Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao? Đưa tình một nét sóng đào Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người Nhân duyên ví chẳng tự trời Từ lang(2) chưa dễ lạc vời non tiên (Trích Bích Câu kỳ ngộ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015) (1) Trương sinh: Trương Quân Thụy dan díu với nàng Thôi Oanh Oanh (Tây sương ký), ý nói kẻ si tình.
  4. (2) Từ lang: Từ Thức, người Tống Sơn, Thanh Hóa, đời nhà Trần làm tri huyện Tiên Du, đi xem hội mẫu đơn chùa Phật Tích (Bắc Ninh), gặp một nữ lang lỡ tay bẻ gẫy cành hoa, bị nhà chùa giữ lại bắt đền, Từ thương tình cởi áo ra chuộc cho về. Sau Từ thôi quan về quê, qua Nga Sơn gặp lại nữ lang, tức tiên nữ Giáng Hương. Nay ở Nga Sơn còn một cửa hang gọi là động Từ Thức, tương truyền là nơi Từ Thức gặp tiên. Lựa chọn các phươngán đúng từ câu 1 đến câu 7: (Mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1. Xác định thể thơ trong đoạn trích trên: A. Thơ tự do C. Thơ lục bát B. Thơ 5 chữ D. Thơ 5 chữ xen 6 chữ Câu 2. Cụm từ “người nghiêng nước nghiêng thành” trong văn bản để nói về ai? A. Tú Uyên C. Thuý Kiều B. Giáng Kiều D. Thuý Vân Câu 3. Chân dung của nàng Giáng Kiều không được nhà thơ miêu tả qua chi tiết nào ? A. Khuôn mặt, làn da B. Giọng nói, ánh mắt C. Ánh mắt, trang phục D. Dáng vẻ yêu kiều, cốt cách trong sáng. Câu 4. Các từ láy gợi hình được sử dụng trong đoạn trích là? A. tha thướt, rườm rà, lóng lánh B. rành rành, tha thướt, rườm rà C. Rành rành, lóng lánh, thoang thoảng D. tha thướt, rườm rà, lạ lùng Câu 5. Câu thơ Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương có ý nghĩa là gì? A. Nói lên vẻ đẹp quyến rũ, cá tính của người đẹp. B. Nói lên vẻ đẹp đằm thắm, từng trải của người đẹp. C. Nói lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái của người đẹp. D. Nói lên vẻ đẹp trinh nguyên, e ấp, xuân thì của người đẹp. Câu 6. Câu thơ nào không bộc lộ cảm xúc say mê trước người đẹp của Tú Uyên ? A. Lạ lùng con mắt người thơ B. Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao? C. Nhân duyên ví chẳng tự trời D. Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người Câu 7. Tác giả sử dụng bút pháp nào khi miêu tả vẻ đẹp của nàng Giáng Kiều? A. Bút pháp ước lệ tượng trưng. B. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. C. Bút pháp trần thuật. D. Bút pháp phóng đại. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8(0,5 điểm). Câu thơ “Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời” được hiểu là gì? Câu 9 (1,0 điểm). Việc sử dụng các điển tích trong đoạn trích nhằm mục đích gì? Câu 10 (1,0 điểm).. Nhận xét về tình cảm của chàng Tú Uyên trong lần đầu gặp gỡ người đẹp. ĐỀ 4: Lầu xanh mới rủ trướng đào, Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người. Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
  5. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! Mặc người mưa Sở mây Tần, Những mình nào biết có xuân là gì. Đòi phen gió tựa hoa kề, Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Đòi phen nét vẽ câu thơ, Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa. Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai? (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018) Vị trí đoạn trích: Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích trên diễn tả tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều. Lựa chọn các phươngán đúng từ câu 1 đến câu 7: (Mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong phần nào của tác phẩm Truyện Kiều? A. Gặp gỡ và đính ướcB. Gia biến và lưu lạcC. Đoàn tụD. Chưa xác định được Câu 2. Hình ảnh “Dập dìu lá gió cành chim” là chỉ cảnh gì? A. Cảnh kĩ nữ tiếp khách làng chơi B. Cảnh thiên nhiên có gió thổi, chim hót vui mắt vui tai C. Cảnh hò hẹn, tình tứ của đôi lứa yêu nhau D. Cảnh gặp gỡ, hội ngộ vui vẻ, đông đúc Câu 3. Hai câu thơ “Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường” muốn nói điều gì? A. Sự nghịch trái, trớ trêu trong cuộc đời tác giả. B. Sự đối lập đau lòng và trớ trêu giữa hai quãng đời của Thúy Kiều. C. Sự mâu thuẫn giữa ước mơ và thực tế trong cuộc đời của Kiều. D. Cuộc đời nhiều trái ngang của những người nghệ sĩ nói chung. Câu 4. Ý nào không đúng khi nói vềbiện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau? Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. A. Cặp hình ảnh đối xứng B. Tiểu đối C. Sử dụng điển cố, điển tích D. Ẩn dụ Câu 5. Điệp từ “sao” trong các câu thơ sau không có tác dụng gì? Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương,
  6. Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! A. Làm cho giọng thơ thêm day dứt, chì chiết. B. Làm cho nỗi thương thân xót phận thêm da diết, tê tái. C. Làm cho sự việc tự phô bày vẻ hài hước của nó. D. Làm cho lời thơ thêm dằn vặt, ai oán, tấm tức. Câu 6. Ý nào đúng nhất khi nói về tình cảm, thái độ của Nguyễn Du qua đoạn trích? A.Cảm thông với hoàn cảnh sống của Thúy Kiều, trân trọng những phẩm giá cao đẹp của nàng. B. Tố cáo, phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng tiền đã khiến con người đau khổ. C. Mỉa mai, coi thường những cô gái chốn lầu xanh nhơ nhớp. D. Cả B và C. Câu 7. Ý nào chưa chính xác khi nói về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích? A. Diễn tả nỗi nhớ thương gia đình, Kiều cảm thấy hổ thẹn khi chưa làm trọn nghĩa vẹn tình với cha mẹ. B. Diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. C. Hình thức độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật. D. Vận dụng một cách sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại của Kiều. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8(0,5 điểm). Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp trong câu thơ Giật mình, mình lại thương mình xót xa. Câu 9 (1,0 điểm). Nêu cách hiểu về hai câu thơ sau: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Câu 10 (1,0 điểm). Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại? Viết câu trả lời trong đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng). Đề 5:Đọc văn bản sau: Tiễn đưa một chén quan hà(1) Xuân đình(2) thoát đã dạo ra Cao đình(3) Sông Tần một dải xanh xanh Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan Cầm tay dài ngắn thở than Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời Nàng rằng: Non nước xa khơi Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm Dễ loà yếm thắm trôn kim(4) Làm chi bưng mắt bắt chim(5) khó lòng! Đôi ta chút nghĩa đèo bòng(6) Đến nhà, trước liệu nói sòng(7) cho minh Dầu khi sóng gió bất tình Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi Hơn điều giấu ngược, giấu xuôi Lại mang những việc tày trời đến sau Thương nhau xin nhớ lời nhau Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy! Chén đưa nhớ bữa hôm nay Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.
  7. Người lên ngựa, kẻ chia bào(8) Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san(9) Dặm hồng bụi cuốn chinh an(10) Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018) Chú thích: Vị trí đoạn trích: Bị Mã Giám Sinh lừa về nhà chứa của mụ Tú Bà, Kiều phải sống cuộc đời tiếp khách lầu xanh.Đau đớn vì nhân phẩm bị chà đạp, nên khi gặp Thúc Sinh, con nhà buôn giàu có, là con rể của quan Lại bộ Thượng thư, Kiều nhận lời lấy lẽ Thúc Sinh.Kiều khuyên thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư để trình bày sự thật. (1) Quan hà: Quan là cửa ải, hà là sông. Chén quan hà: chén rượu tiễn biệt. (2) Xuân đình: Có thể hiểu là nơi sum họp, vui vẻ; (3) Cao đình: nơi tiễn biệt nhau (4 ) yếm thắm trôn kim,(5) bưng mắt bắt chim: cả hai câu này đều ý nói việc Thúc Sinh lấy Kiều làm lẽ không thể nào giấu kín được. (6) Đèo bòng: có nghĩa là vương vít tình duyên. (7) Nói sòng: Tức nói thẳng, nói trắng ra, không quanh co giấu giếm. (8) Bào: Áo. Thường thường trong khi ly biệt người ta hhay nắm lấy áo nhau, tỏ tình quyến luyến. Chia bào tức là buông vạt áo. (9) Quan san: Quan ải, núi non, thường được dùng để chỉ sự xa xôi cách trở. (10) Chinh an: cách đọc khác của chinh yên, tức yên ngựa của người đi xa. Lựa chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 7 (Mỗi câu 0,5 điểm): Câu 1. Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Miêu tả C. Nghị luận B. Tự sự D. Biểu cảm Câu 2. Thời điểm chia tay giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều trong đoạn trích trên là: A. Mùa xuân C. Mùa thu B. Mùa hạ D. Mùa đông Câu 3. Câu thơ nào không chứa phép tiểu đối? A. Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lờiB. Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi C. Sao cho trong ấm thì ngoài mới êmD. Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san Câu 4. Câu thơ “Người lên ngựa, kẻ chia bào” vẽ ra cảnh tượng gì? A. Khung cảnh chia lìa, mỗi người một ngả đầy quyến luyến B. Diễn tả cuộc chia ly dứt khoát, không hẹn ngày gặp giữa Kiều và Thúc Sinh C. Cảnh Thúy Kiều chuẩn bị khăn áo cho Thúc Sinh trở về nhà D. Cảnh Thúy Kiều và Thúc Sinh đoạn tuyệt Câu 5. Hai câu thơ “Chén đưa nhớ bữa hôm nay/ Chén mừng xin đợi ngày này năm sau” cho thấy tâm trạng gì của Thúy Kiều? A. Nỗi cô đơn, bất lực của Kiều khi không thể giữ Thúc Sinh ở lại. B. Tâm trạng lo âu, quyến luyến trong cảnh chia li. C. Nỗi quyến luyến xen lẫn hi vọng về ngày sum họp. D. Nỗi cô đơn một mình đơn chiếc trong cảnh chờ mong người thương trở về. Câu 6.Nhận định không đúng khi nói về nội dung đoạn trích trên?
  8. A. Cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều. B. Thể hiện nỗi bất an, lo âu trước tương lai nhiều sóng gió, trái ngang. C. Nỗi lòng nhung nhớ của Thúy Kiều khi chia xa Thúc Sinh. D. Nói lên tình cảnh buồn bã, cô đơn của Kiều trước không gian rộng lớn. Câu 7.Bút pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là gì? A. Bút pháp chấm pháB. Bút pháp tả cảnh ngụ tình C. Bút pháp lấy động tả tìnhD. Bút pháp phóng đại Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8(0,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được trong hai câu thơ sau: Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Câu 9 (1,0 điểm). . Nêu ý nghĩa của các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) nêu cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích. PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm) Đề 1: PGS.TS Văn Như Cương từng gửi đến học trò của mình trong ngày khai trường: “Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi”. Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về câu nói trên. Đề 2: Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan điểm của em về lời khuyên sau:“Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn”. Đề 3: Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích. Đề 4: Viết bài nghị luận về đoạn trích sau trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: Lầu xanh mới rủ trướng đào, …………………………….. Ai tri âm đó mặn mà với ai? Đề 5: Viết bài nghị luậnvề vẻ đẹp của một bức tranh hoặc một tác phẩm điêu khắc có giá trị mà em từng biết. ..................... Hết .....................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2