intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11, NĂM HỌC 2024-2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. BÀI GIỮA KÌ I 1. ĐỌC – HIỂU (6 điểm): 1.1. Truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại và thơ trữ tình ngoài sách giáo khoa. Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. - Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. - Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. 1.2.Thơ trữ tình Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ. - Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. - Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có). - Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ. - Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ.
  2. - Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. Vận dụng cao: - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ. - So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. - Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ. 2. VIẾT (4 điểm): Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật (Truyện ngắn hiện đại). Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả của tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm nghệ thuật. - Phân tích được những biểu hiện riêng thể hiện trong tác phẩm (theo đặc trưng thể loại học chương trình 11).. - Nêu và nhận xét, phân tích, đánh giá về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/tác phẩm). Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. II. BÀI CUỐI KÌ I 1.ĐỌC HIỂU (6 điểm): 1.1. Văn bản nghị luận Nhận biết: - Xác- Xác định được các luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo được trình bày trong văn bản. - Nhận biết các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; thông điệp, tư tưởng của văn bản. - Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản. - Lý giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản. - Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Vận dụng:
  3. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận. - Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm của tác giả, nội dung chính của văn bản. Vận dụng cao: Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản. định được vấn đề nghị luận của văn bản. 1.2. Truyện thơ dân gian Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, câu chuyện, chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong truyện thơ dân gian. - Nhận biết được người kể chuyện trong truyện thơ dân gia. - Nhận biết được ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm và các biện pháp nghệ thuật trong truyện thơ dân gian. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân gian. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích/ tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vai trò của của cốt truyện, nhân vật, chi tiết trong truyện thơ dân gian. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa của ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật trong truyện thơ dân gian. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề), tư tưởng, thông điệp của truyện thơ dân gian. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả trong truyện thơ dân gian. - Phân tích được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân gian. - Phát hiện và lí giải được các giá trị nhân văn, triết lí nhân sinh từ truyện thơ dân gian. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân đối với văn học và cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong truyện thơ dân gian. Vận dụng cao: - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của truyện thơ dân gian. - So sánh được sự giống và khác nhau giữa các văn bản truyện thơ; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. 1.3.Bi kịch Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, cốt truyện, nhân vật, hệ thống nhân vật trong bi kịch. - Nhận biết được mâu thuẫn, xung đột kịch trong bi kịch. - Nhận biết lời thoại, lời chỉ dẫn sân khấu và hành động của nhân vật bi kịch. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong bi kịch. Thông hiểu: - Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của các yếu tố như cốt truyện, xung đột (xung đột bên trong và xung đột bên ngoài), ngôn ngữ, hành động kịch và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích, đánh giá được đặc điểm, ý nghĩa của nhân vật bi kịch; phân tích, đánh giá
  4. được mối quan hệ giữa các nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nêu và lí giải được chủ đề; yếu tố “bi”, hiệu ứng thanh lọc của bi kịch. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của vở kịch. Vận dụng: - Nêu được tác động của hiệu ứng thanh lọc trong bi kịch với bản thân. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong vở kịch. Vận dụng cao: - Đánh giá được tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của bản thân về văn học, cuộc sống. - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học kịch có cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. 2. VIẾT (4 điểm): Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại). Có thể rút ra vấn đề xã hội từ văn bản đọc hiểu hoặc ra từ bên ngoài đều được. Nhận biết: - Nêu được vấn đề xã hội cần nghị luận - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. B. ĐỀ MINH HỌA 1. ĐỀ MINH HỌA BÀI GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT … ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI – NĂM HỌC: 2024 – 2025 Bộ môn: Ngữ văn Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Đề gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: (Lược dẫn: Vợ của nhân vật xưng “tôi” mua một con chó, nhưng nó rất xấu xí nên chẳng ai dám đến gần. Mấy người quen của nhân vật “tôi” định bụng sẽ giết thịt nó để làm một chầu nhậu,
  5. nhưng rồi giặc đến, mọi người đều phải bỏ làng chạy giặc. Vì vướng víu nên gia đình, nhân vật “tôi” đành phải bỏ con chó lại nhà cụ bếp Móm và nhờ cụ nuôi hộ. Trước khi ra đi, vợ của nhân vật “tôi” đã xích con chó vào gốc cây để nó khỏi chạy theo). “Ắng!… Ắng! Ắng!…” Tiếng con chó lồng lộn, cuống quít đằng sau bước chân tôi. Nó như gọi tôi, nó như kêu cứu, như than khóc, oán trách… Ra khỏi ngõ tôi thoảng nghe tiếng chị vợ cả nói với chồng: – Vợ chồng nhà ấy họ đi đấy à? Này, họ bỏ lại con chó cậu ạ. Và tiếng anh chồng dấm dẳn: – Đến người cũng chả chắc giữ được nữa là con chó!… Tôi xóc lại cái quai ba lô, bước theo hút cái bóng nhà tôi đang đi xăm xắm xuống đồi. […] Tiếng con chó từ trong nhà cụ bếp Móm đưa ra vẫn nghe rõ mồn một “Ắng!… Ắng! Ắng!…”. Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan tôi. “Thôi để chuyến này về tao nuôi. Tao sẽ nuôi mày, tao không bỏ mày đâu…”. Tôi nhủ thầm với tôi một lần nữa như vậy. (Lược một đoạn: sau khi giặc rút, gia đình nhân vật “tôi” về lại làng, nhưng nhân vật “tôi” đã quên bẵng con chó). Một hôm tôi chợt thấy cặp kính trắng lấp loáng của Đặng “cồn” từ đầu ngõ đi vào, bấy giờ tôi mới giật mình, sực nhớ đến con chó. Tôi quay lại hỏi nhà tôi: – À, mình này! Con chó nhà ta đâu nhỉ? Mình chưa vào trong cụ bếp dắt nó về à? Nhà tôi đứng ngẩn ra một lúc. Có lẽ nhà tôi cũng không ngờ rằng tôi đã về bằng ấy ngày giời rồi vẫn không nói chuyện con chó ấy với tôi. – Nó chết rồi!… – Nhà tôi nói khe khẽ. – Chết rồi? Làm sao mà chết được?… Tôi trố mắt lên hỏi lại. Nhà tôi cúi mặt xuống, thở dài: – Nó chết thương lắm cơ mình ạ. Không phải nó chết trong cụ bếp Móm đâu. Nó về nhà ta nó chết đấy. Nhà tôi ngừng lại, cắn môi chớp chớp hai mắt nhìn ra ngoài sân. Lát sau, nhà tôi đứng dậy mời Đặng vào trong nhà, rót nước mời anh rồi mới tiếp tục câu chuyện. Chao ôi! Con chó xấu xí ấy của tôi! Con chó từ lúc mua, đến lúc chết không được một lần vuốt ve! Nó đã chết một cách thảm thương và trung hậu quá. Từ hôm vợ chồng tôi gửi lại nó cho ông cụ bếp Móm, con chó không chịu ăn uống gì. Nó chỉ kêu. Nó kêu suốt ngày, suốt đêm. Một đêm, ông cụ bếp không thấy con chó kêu nữa, thì ra nó đã xổng xích đi đâu mất rồi. Hôm nghe tin giặc rút, ở trong khe đồn Khau Vắt dọn về, nhà tôi tạt vào nhà cụ bếp Móm định đem con chó về nhân thể, nhưng vào đến nơi thì nó không còn đấy nữa. Lúc ấy nhà tôi cũng yên trí là con chó mất rồi. Chắc chắn nó sẽ lạc vào một trại ấp nào đấy và người ta làm thịt nó. Nhưng khi nhà tôi về đến nhà, bà con xóm giềng vừa chạy sang láo nháo thăm hỏi thì, ở ngoài vườn sau, có mấy tiếng chó hú lên thảm thương và ghê rợn. Từ sau bụi dứa rậm rạp, con chó khốn khổ ấy lảo đảo đi ra. Người nó run lên bần bật. Nó gầy quá, chỉ còn một dúm xương da xộc xệch, rụng hết lông. Nó đói quá, đi không vững nữa. Nó đi ngã dụi bên này, dụi bên kia. Rồi nó không còn đủ sức mà đi nữa. Nó nằm bệt trên đất, rúm người lại, lết lết về phía nhà tôi. Lúc ấy cả người nó chỉ còn có cái đuôi là còn ngó ngoáy được để mừng chủ và cái lưỡi liếm liếm vào tay chủ. Khốn nạn con chó! Được gặp chủ nó mừng quá. Từ trong hai con mắt đờ đẫn của nó mấy giọt nước chảy ra. Lát sau thì nó không liếm được nữa, cái đuôi Trang 01/02 ngoáy yếu dần, yếu dần rồi im hẳn. Nó chết. Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu? […] (Trích Con chó xấu xí, Kim Lân, in trong Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?
  6. Câu 2. Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào? Câu 3. Hãy nêu những lời kể trong truyện? Câu 4. Chi tiết nào khiến nhân vật tôi cảm thấy “vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ” ? Câu 5. Nêu chủ đề của truyện. Câu 6. Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi nghe người vợ kể về cái chết của con chó cho thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào? Câu 7. Vì quá xấu xí nên con chó trong văn bản không nhận được nhiều tình yêu thương. Từ đó, em có đồng tình với quan niệm coi trọng vẻ đẹp bên ngoài trong xã hội hiện nay không? Vì sao? Câu 8. Nếu em là nhân vật “tôi” trong truyện thì em sẽ chọn cách ứng xử như thế nào với con chó trong hoàn cảnh trên (Viết khoảng 3-5 dòng). II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm “Con chó xấu xí” ở phần đọc – hiểu. -------- Hết ------ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Ngôi thứ nhất 0.5 2 Nhân vật xưng tôi 0.5 3 Lời kể chuyện và lời của nhân vật 0.5 4 Con chó lết về, mừng và xúc động khi gặp lại chủ rồi chết 0.5 5 Phê phán lối sống vô tình vô nghĩa và Ca ngợi lối sống tình nghĩa, trước sau như một 1.5 6 Nhân vật “tôi” là một ông chủ vừa tốt vừa không tốt. Tốt vì anh ta cũng có tình 1.0 yêu thương, sự hối hận, dằn vặt khi bỏ lại con chó khiến nó chết; không tốt vì tình thương nửa vời, khi sống yên ổn, hạnh phúc lại nhanh chóng quên con chó,… HD chấm: + HS trả lời như đáp án hoặc có cảm nghĩ khác đúng đắn, sâu sắc: 1.0 điểm + HS cảm nghĩ sơ sài, hời hợt: 0.5 điểm + HS đưa ra cảm nghĩ không hợp lí: không cho điểm. 7 Học sinh có thể vừa đồng tình vừa không: 1.0 - Đồng tình vì vẻ đẹp bên ngoài dễ gây được thiện cảm ngay từ khi mới tiếp xúc,.. - Không đồng tình vì phẩm chất, kỹ năng mới là những nền tảng cơ bản để thành công,.. HD chấm: + Học sinh trình bày được quan điểm phù hợp, thuyết phục, diễn đạt tốt: 1,0 điểm. + Học sinh nêu được quan điểm phù hợp, tuy nhiên chưa rõ ràng, diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. + Học sinh chỉ nêu được quan điểm nhưng không lý giải: 0,25 điểm. + Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
  7. 8 Đáp án hướng mở, học sinh có thể viết theo gợi ý sau: 0.5 - Mang theo cả con chó đi. Dù trong hoàn cảnh nào cũng nhất quyết không bỏ lại nó phía sau bởi con chó thật đáng thương và tình nghĩa, có những cảm xúc giống như con người. Và nhân vật “tôi” vốn dĩ rất thương con chó hứa sẽ nuôi nó. HD chấm: + Học sinh nêu được những suy nghĩ phù hợp, thuyết phục, diễn đạt tốt: 0.5 điểm. + Học sinh nêu được suy nghĩ phù hợp, tuy nhiên chưa rõ ràng, diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. + Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. Học sinh có thể vừa đồng tình vừa không: - Đồng tình vì vẻ đẹp bên ngoài dễ gây được thiện cảm ngay từ khi mới tiếp xúc,.. - Không đồng tình vì phẩm chất, kỹ năng mới là những nền tảng cơ bản để thành công,.. Đáp án hướng mở, học sinh có thể viết theo gợi ý sau: - Mang theo cả con chó đi. Dù trong hoàn cảnh nào cũng nhất quyết không bỏ lại nó phía sau bởi con chó thật đáng thương và tình nghĩa, có những cảm xúc giống như con người. Và nhân vật “tôi” vốn dĩ rất thương con chó hứa sẽ nuôi nó. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển 0.25 khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề: đặc điểm trong cách kể của Kim Lân trong 0.5 trích đoạn HD chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể trình bày bài 2.5 viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm. * Phân tích các phương diện nghệ thuật kể chuyện: + Lời kể từ điểm nhìn ngôi thứ nhất, khiến câu chuyện có độ chân thực, tin cậy, đồng thời giúp cho nhân vật bộc lộ được cảm xúc, tâm trạng của mình một cách trực tiếp, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. + Lời kể có sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, giúp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, qua đó gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc. + Sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, biểu cảm và nghị luận, tạo cho câu chuyện trở nên sinh động, có chiều sâu về mặt ý nghĩa. * Đánh giá: Trích đoạn nổi bật với những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và sự sâu sắc về chủ đề, chứa đựng nhiều bài học cuộc sống vô cùng giá trị. HD chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0.25
  8. HD chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. 2. ĐỀ MINH HỌA BÀI CUỐI KÌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút. I. PHẦN ĐỌC (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít con chim trả bắn mũi tên xanh biếc con chích choè đánh thức buổi ban mai Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại cái năm tháng mong manh mà vững chãi con dấu đất đai tươi rói mãi đây này Người ở rừng mang vết suối vết cây người mạn bể có chút sóng chút gió người thành thị mang nét đường nét phố như tôi mang dấu ruộng dấu vườn Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương thời thơ ấu không thể nào đánh đổi trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội có một miền quê trong đi đứng nói cười.
  9. Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi dầu chúng ta cứ việc già nua tất xin thương mến đến tận cùng chân thật những miền quê gương mặt bạn bè (Tuổi thơ – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 3. (0,5 điểm) Kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ sau? Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua Câu 4. (0,5 điểm) Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít con chim trả bắn mũi tên xanh biếc con chích choè đánh thức buổi ban mai Câu 5. (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về hình ảnh: “Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương.”? Câu 6. (1,0 điểm) Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Câu 7. (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi/ dầu chúng ta cứ việc già nua tất” hay không? Vì sao? Câu 8. (0,5 điểm) Trong văn bản, kí ức tuổi thơ là những kỉ niệm đẹp không thể quên và có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của tác giả. Với em, kí ức tuổi thơ có vai trò như thế nào? (Viết 3- 5 dòng). II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng “lòng trắc ẩn là khởi nguồn của tình yêu và hạnh phúc”. Em hãy viết bài nghị luận ngắn (khoảng 500 chữ) bàn về vai trò của lòng trắc ẩn trong cuộc sống. HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC Câu Nội dung Điểm
  10. 1 Thể thơ: Tự do 0,5 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ: nhân vật “Tôi” (tác giả) 0,5 3 Kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh 0,5 trong đoạn thơ: Cánh đồng; cỏ; lúa; hoa hoang; quả dại; vỏ ốc; luống cày; bờ ruộng; dấu chân cua. 4 Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: liệt kê (con sáo, con chào mào 0,5 con chim trả, con chích choè), hoặc điệp từ “ con”. 5 1.5 - Hình ảnh “con dấu” ở đây chính là dấu ấn, dấ u vế t, là hình ảnh, là cái hồn (0,75) của quê hương, nguồn cội luôn tồn tại bên trong mỗi con người, dù trải qua thời gian như thế nào cũng không thể biến mất. (0,75) - Thể hiện thái độ trân trọng của chủ thể trữ tình đối với quê hương, nguồn cội. 6 - Nỗi nhớ, tình yêu và thái độ trân trọng đối với tuổi thơ, với quê hương, nguồn 1,0 cội 7 - HS có thể trả lời một trong các ý sau: 1,0 + Đồng tình + Không đồng tình + Vừa đồng tình vừa không đồng tình - HS có cách lí giải phù hợp 8 HS có thể trả lời một trong các ý sau: 0,5 - Tạo nên thế giới tinh thần phong phú, đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi người. - Giúp chúng ta biết trân trọng quá khứ. - Những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ có tác dụng động viên, khích lệ, tiếp sức cho con người để chúng ta vững bước trong hiện tại và tương lai… II. PHẦN VIẾT Nô ̣i dung Điểm Mở bài Giớ i thiê ̣u được vấn đề cần bàn luận: Vai trò lòng trắc ẩn trong cuộc sống. 0.25 Nêu khái quát được quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. 0.25 - Giải thích được vấn đề cần bàn luận: Lòng trắc ẩn chính là sự rung động, 0.25 Thân bài cảm thông của con người trước hoàn cảnh của người khác, từ đó có hành động giúp đỡ họ không vì lợi ích gì để họ vượt qua hoàn cảnh và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. - Bàn luận vai trò của lòng trắc ẩn trong cuộc sống 0.75 Gợi ý: + Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chúng ta giúp (0,25) đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. + Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào (0,25) hoàn cảnh tương tự. + Nếu xã hội ai cũng có lòng trắc ẩn thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp. (0,25) …. Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm: Các lí lẽ học 0.25 sinh nêu ra phải thuyết phục, đa dạng. Có thể đáp ứng một số tiêu chí sau: (1) Soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh; (2) có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn); (3) lập luận chặt chẽ. * Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ: 0.25
  11. + Học sinh có nêu được bằng chứng phù hợp với lí lẽ; + Học sinh có phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ lí lẽ; 0.25 Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí: 0.25 + Học sinh nêu ra được ít nhất 01 ý kiến trái chiều. + Học sinh trao đổi với ý kiến trái chiều một cách hợp lí. 0.25 Kế t bài Khẳng định lại vấn đề ;Bài học cho bản thân 0.25 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Ki ̃ năng Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp: trình bà y, + Diễn đạt rõ ràng, rành mạch; 0.25 diễn đa ̣t + Không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. 0.25 TỔNG 10.0 ĐIỂM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2