intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I- MÔN NGỮ VĂN - NH 2023-2024 I. PHẦN 1: ĐỌC HIỂU(3 điểm) “Cảm ơn cuộc đời” là chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất thường niên vào dịp cuối năm. Đây là khoảng thời gian con người thường muốn “sống chậm lại một chút” để suy ngẫm về câu chuyện của năm cũ. Chương trình cùng khán giả nhìn lại những câu chuyện xúc động, có ý nghĩa nhân văn được chọn lọc từ những sự kiện xảy ra trong năm qua. Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã tạo thành một bức tranh với nhiều mảng màu xám, những mất mát, đau thương không thể nói thành lời. Hàng triệu người mất việc, cuộc sống bấp bênh, gánh gồng cả gia tài trên những chiếc xe máy, những chiếc xe kéo, thậm chí đi bộ về quê nhà với vài chục, hay vài trăm nghìn đồng. Hàng chục nghìn người lên đường tiếp viện cho tuyến đầu chống dịch với những ngày tháng đằng đẵng xa gia đình. Nhưng như lời bài thơ “Lời ru trên mặt đất” của nhà thơ Xuân Quỳnh: “Bốn phương đâu cũng quê nhà/ Như con tàu với những ga dọc đường/ Đất qua rồi những đau thương/ Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi…”, đi qua những đau thương, tình yêu luôn là điều còn lại sau mọi nỗi đau và mất mát. “Cảm ơn vì đã trở về” là chủ đề của “Cảm ơn cuộc đời 2021” – lời tri ân dành cho những người trên tuyến đầu chống dịch: Cảm ơn những người nỗ lực vượt qua bạo bệnh để sống và trở về; cảm ơn người dân Việt Nam đã cưu mang nhau trên hành trình trở về của những người lao động nghèo; cảm ơn tất cả vì đã trở về!” (Cảm ơn cuộc đời 2021 – lời tri ân những người tuyến đầu chống dịch COVID -19, http://ncov.vnanet.vn,11/12/2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.75 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? Câu 2 (0.75 điểm): Trong đoạn trích, vì sao tác giả cho rằng: “Năm 2021, đại dịch COVID- 19 đã tạo thành một bức tranh với nhiều mảng màu xám, những mất mát, đau thương không thể nói thành lời”? Câu 3 (1.0 điểm):Việc trích dẫn lời thơ của Xuân Quỳnh trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Câu 4 (0.5 điểm): Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài viết? Văn bản 2 Đọc đoạn trích: Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng giống như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành. Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi. (Dẫn theo Hà Nhân, Bay xuyên những tầng mây, NXB Văn học. 2016, tr. 98)
  2. Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 . Theo tác giả, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống? Câu 3 . Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”. Câu 4 . Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi” Văn bản 3 Đọc đoạntrích dưới đây: Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi.(...) Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn? Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “...ơi” dịu dàng! (Trích Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữuhạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103) Thực hiện cácyêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết âm thanh nào mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm nhạc thần kì của ban nhạc Secret Garden? Câu 3 (1.0): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “...ơi” dịu dàng!. Câu 4 (0.5):Anh/chị hãy nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trước hiện tượng con người ngày càng ít nói với nhau hơn. Văn bản 4 Đọc đoạn thơ: Mười cô gái: mười pho huyền thoại Và nghĩa trang bên ngã ba Đồng Lộc Rất hồn nhiên, yêu hoa cải hoa cà Đội hình mười cô, mộ đứng thẳng hàng Từng đố nhau và thức khuya tranh cãi Đêm đêm, mười ngọn đèn không tắt Hoa cải, hoa cà, sao gạt khỏi loài hoa Dõi một đường đi, tư thế sẵn sàng! Vào chiến đấu là những Nữ Oa Ngã ba mà không có ngã ba Không vá trời mà mở đường vá đất Là ngã ba Đồng Lộc Hố bom chen dày, chồng chất Đây không có một ngã đường nào khác Bom gỡ rồi, đường mở: tiễn xe qua Chỉ một ngã đường đẹp nhất quê ta. Mười cô gái, tên vô cùng bình dị Như quê hương: Cúc, Nhỏ, Hợi, Tần (Trích Ngã ba không có ngã ba, Phan Mang Hồng Lĩnh, Lam Giang đi đánh Mỹ Xuân Hạt, Thơ Chiến tranh - Người lính, Nên hy sinh không giây phút ngại ngần NXB Hội Nhà văn, 2011, tr.126-127)
  3. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp chung về tính cách của các cô gái được thể hiện trong đoạn thơ: Mười cô gái: mười pho huyền thoại Rất hồn nhiên, yêu hoa cải hoa cà Từng đố nhau và thức khuya tranh cãi Hoa cải, hoa cà, sao gạt khỏi loài hoa Câu 3. Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: Mười cô gái, tên vô cùng bình dị Như quê hương: Cúc, Nhỏ, Hợi, Tần Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giảvới những cô gái ở ngã ba Đồng Lộc được thể hiện trong đoạn trích trên. Văn bản 5 đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung giáo mác Trường Sơn cọc nhọn Bạch Đằng đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận chiếc roi cày rần rật máu cha ông đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển mẹ lội suối trèo non cha bạt ghềnh chắn sóng mong mai sau nên vóc nên hình (…) đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh (Trích Cương thổ,Nguyễn Đức Dũng, Vietnamnet.vn) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác địnhthể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích nói về cội nguồn tổ tiên của dân tộc Việt. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụngcủa một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi”. Câu 4. Anh/chịhãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích. II. Phần Làm văn 1.Nghị luận xã hội Câu 1. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ)trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của những lời cảm ơn trong cuộc sống. Câu 2.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ)trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người. Câu 3.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc giao tiếp bằng tiếng nói. Câu 4.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
  4. Câu 5.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc tuổi trẻ cần làm để phát huy trách nhiệm với đất nước trong giai đoạn hiện nay. 2. Nghị luận văn học Câu 1. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây,súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. (Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88 và tr.89) Từ đónhận xét về chất nhạc, chất họa được thể hiện trong đoạn thơ. Câu 2. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm Rải rác biên cương, mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2008) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. Câu 3. Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: -Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? -Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2013, tr.109) Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người trong đoạn thơ trên. Từ đó, hãy bình luận ngắn gọn về nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn trích. Câu 4. Anh/ chị hãyphân tíchvẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
  5. Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (TríchViệt Bắc- Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 – Tập một,NXB Giáo dục, 2008, tr.111) Câu 5. “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan . Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay . Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên . Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .” ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Cảm nhận của anh/ chị về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ. --------------------------------------- Hết -------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2