intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học 2023-2024 NỘI DUNG ÔN TẬP I. PHẦN ĐỌC –HIỂU 1. Ôn tập văn bản a. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích: - Khái niệm: + Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. + Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,... - Chi tiết, cốt truyện và nhân vật: + Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm. + Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. + Nhân vật là người, con vật, đồ vật,... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ. b. Thơ (thơ lục bát) - Một số yếu tố hình thức của bài thơ: + Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn. + Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) phần vần của âm tiết. Vân có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng. + Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ. Ngắt nhịp tạo ra sự hài hoà, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ. - Thơ lục bát + Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát). + Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. + Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam. 2. Ôn tập tiếng việt a.Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy) - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. 1
  2. - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng. + Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành. + Từ láy là từ phức do hay hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. b. Biện pháp tu từ ẩn dụ - Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. II. PHẦN VIẾT HS ôn tập dạng văn: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Yêu cầu đối với bài văn: + Dùng lời văn của mình để kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã đọc. + Không chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình. - Lập dàn ý + Mở bài: Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết. + Thân bài: Dựa vào các sự kiện chính trong truyện đã học, hãy kể lại bằng lời văn c mình + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc hân vật chính trong truyện. III. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 II. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói: - Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền 2
  3. liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng. (Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ thời gian Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa B. Ca ngợi tình mẫu tử C. Ca ngợi tình cảm gia đình D. Ca ngợi tình cha con Thực hiện yêu cầu: 3
  4. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. (8) Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? (9) II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một truyện truyền thuyết. ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bàica dao trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ lục bát biến thể. Câu 2. Cách ngắt nhịp trong câu: “Trâu ơi ta bảo trâu này” là: A. Nhịp 3/3. B. Nhịp 2/2/2. C. Nhịp 2/4 C. Nhịp 1/2/3. Câu 3. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh cặp câu lục bát: “Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài …… trâu ăn”. A. Công. B. Đồng. C. Nông. C. Ruộng. Câu 4. Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất tình cảm của người nông dân đối với con trâu? A. Trâu ơi, trâu nảy. B. Trâu đấy. C. Trâu cày. D. Trâu ăn. Câu 5. Tại sao con trâu được xem là bạn của người nông dân? A. Vì trâu chí tính, chí nghĩa B. Vì trâu là vốn của cải của người nông dân. C. Vì con trâu là đầu cơ nghiệp. D. Vì từ xưa hình ảnh trâu cày luôn gắn bó với người nông dân. Câu 6. Nêu chủ đề của bài ca dao trên? A. Nói về con trâu với người nông dân cùng nhau ra đồng. B. Nói về con trâu với người nông dân đều không sợ lao động. C. Nói về con trâu với người nông dân đều lao động vất vả, mệt nhọc. D. Chủ đề của bài ca dao trên ca ngợi sự gắn bó, gần gũi giữa trâu và người nông dân trong cuộc sống và trong lao động. Câu 7: Trong bài ca dao, người nông dân nói với trâu điều gì ? A. Cấy cày vốn nghiệp nông gia B. Ta đây trâu đấy ai mà quản công C. Bao giờ cây lúa cỏn bông 4
  5. D. Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Câu 8. Câu: “Trâu ơi ta bảo trâu này” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Hoán dụ C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc bài ca dao trên. Câu 10. Em có nhận xét gì cách gieo vần, nhịp trong bài ca dao trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng lời của em. ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đày An Tiêm ra đảo hoang. Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ khô phơi tết thành quần áo. Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống một loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo. Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về. Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay. (Theo Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Truyện Sự tích quả dưa hấu thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Mai An Tiêm. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Nàng Ba C. Lời của vua Hùng Vương. Câu 3. Vì sao vợ chồng Mai an Tiêm bị đày ra đảo hoang? A. Vì muốn sống nơi hoang đảo. B. Vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm làm vua tức giận. C. Vì muốn khám phá thiên nhiên hoang dã. D. Vì không muốn sống phụ thuộc người khác. Câu 4. Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấu đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào khi ở trên đảo hoang? A. Không người thân, bạn bè. B. Không nhà cửa. 5
  6. C. Không có lương thực. D.Thiếu thốn mọi thứ. Câu 5. Qua câu chuyện, nhân vật Mai An Tiêm đã bộc lộ những phẩm chất nào? A. Giàu nghị lực, tài năng, trí tuệ. B. Giàu lòng vị tha. C. Giàu lòng nhân hậu. D. Dũng cảm đối diện với hoàn cảnh. Câu 6. Điều gì khiến vua Hùnghối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về? A. Số phận oan khuất của gia đình An Tiêm. B. Trí tuệ hơn người của gia đình An Tiêm. C. Tình cảm gắn bó của gia đình An Tiêm. D. Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của gia đình An Tiêm. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích quả dưa hấu? A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt. C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận con người. D. Giải thích nguồn gốc quả dưa hấu. Câu 8. Câu « Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát » sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ. Câu 9. Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Truyện Sự tích quả dưa hấu muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một câu chuyện cổ tích/ truyền thuyết mà em thích nhất. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2