intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2022 ­ 2023 I. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1. Văn bản Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ  thuật nổi bật  của các văn bản: ­ Tức nước vỡ bờ ­ Ngô Tất Tố ­ Lão Hạc ­ Nam Cao ­ Chiếc là cuối cùng  ­ Ohenri 2. Tiếng Việt ­  Từ tượng hình, tượng thanh ­ Trợ từ, thán từ ­ Tình thái từ 3. Tập làm văn ­ Cách trình bày đoạn văn (diễn dịch, quy nạp) ­ Làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) ­ Xác định được thể loại, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện,   nội dung, ý nghĩa, bài học rút ra. ­ Chỉ ra và phân tích được tác dụng  các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của   các văn bản. II. Làm văn (7,0 điểm) 1. Viết đoạn văn ( 2,0 điểm)  ­ Hình thức: viết một đoạn văn, dung lượng 10 đến 12 câu hoặc đoạn văn 200 từ.                      Sử dụng cách viết đoạn văn: quy nạp hoặc diễn dịch.
  2.  ­ Nội dung: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong cuộc sống hoặc một   vấn đề trong cuộc sống được gợi ra từ tác phẩm văn học. VD: tình yêu thương; nghị lực sống; tính khiêm tốn, lòng dũng cảm…. 2. Viết bài văn (5,0 điểm)  ­ Thực hành viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm   + Đóng vai một nhân vật trong tác phẩm văn học để kể lại câu chuyện   + Sáng tạo một kết thúc khác cho tác phẩm văn học. III. ĐỀ THI MINH HỌA ĐỀ I MÔN: NGỮ VĂN­  LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chẳng lần nào đi chợ  mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, 
  3. khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà  nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây bà tôi không được khỏe như  xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị  đau  chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế  nhưng  lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ  dong riềng, khi thì cây mía, quả na, khi mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà  trồng ra. Chiều qua đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi  tay bà run run, bà mở  cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai   sấu! Bà  ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ  chia cho bố  cháu, mẹ  cháu và anh  cháu…Cháu biết rồi, bà ơi …Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân,  bà nhặt những quả sấu rụng  ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà  rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến, bà  cho… (Theo Vũ Tú Nam) a: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? b: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? c: Tìm một từ  tượng hình trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của từ  tượng hình  đó? d: Qua đoạn trích em cảm nhận được điều gì?  Câu 2: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn từ  10 đến 12 câu theo cách qui nạp để  làm sáng tỏ  chủ  đề sau: “Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn” Câu 3 (5,0 điểm) Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người vợ rất mực thương  yêu chồng. Em hãy chứng minh.
  4.    ­­­­­­HẾT­­­­­­­ ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:                             Hươu soi mình trong bóng nước Bên dòng suối trong xanh, có một chú hươu đang đứng soi mình trong bóng  nước. Ngắm cặp sừng, chú tự  hào: “Cặp sừng của mình mới to và đẹp làm sao?  Từng nhánh sừng cong vút, vươn lên cao trông thật là đẹp!”. Nhưng khi ngắm   đến hai đôi chân, chú bỗng thấy buồn vì những chiếc chân trông gầy guộc, khẳng  khiu, chẳng đẹp chút nào. Đang buồn rầu, chú bỗng giật mình khi thấy bầy chó  săn xuất hiện. Chú vội co cẳng chạy. Cặp sừng to, đẹp lúc này đã trở nên vướng  víu quá. Nó mắc lung tung vào những cành cây làm chú suýt ngã mấy lần. Cũng   may nhờ  hai đôi chân rắn chắc, nhanh nhẹn mà chú đã thoát khỏi bầy chó săn  hung dữ. Thoát nạn rồi, chú hươu mới tự nói: “Ôi! Những đôi chân quý giá của ta! Ta   đã nhầm khi không thấy được giá trị thật sự của chúng.”                   (Theo La­ phông­ten) a: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? b: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? c: Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của từ tượng hình đó?
  5. d: Qua đoạn trích em cảm nhận được điều gì? Câu 2: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ  10 đến 12 câu)  câu nêu  suy nghĩ của em về  lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu 3 (5,0 điểm) Đóng vai bà lão hàng xóm, kể lại cảnh chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và  người nhà lí trưởng. ­­­­­­HẾT­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2