Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
lượt xem 4
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức môn học, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để làm các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
- TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ CƯƠNG ÔN GIỮA KỲ I BỘ MÔN SINH HỌC 10 NĂM HOC 2022 2023 ̣ 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về: Phân biệt được cấp độ tổ chức sống. Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống; đặc điểm chung và mối quan hệ giữa các cấp tổ chức sống Nêu được khái quát học thuyết tế bào; Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào. Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. Nêu được khái niệm phân tử sinh học. Trình bày được thành phần cấu tạo và vai trò của carbohydrate. Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp carbohydrate. Trình bày được thành phần cấu tạo và vai trò của protien. Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp protien. Trình bày được thành phần cấu tạo và vai trò của lipid. Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp lipid. 1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng: kĩ năng làm bài trắc nghiệm, kĩ năng quan sát phân tích, kĩ năng liên hệ vận dụng 2. NỘI DUNG 2.1. Các dạng câu hỏi định tính: Câu 1: Kể tên các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống. Trong đó, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao? Câu 2: Các ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống? a) Khi nồng độ NaCl trong máu tăng cao do ăn nhiều muối, thận sẽ tăng cường bài xuất NaCl qua nước tiểu. b) Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người giúp con người có trí thông minh, tư duy và sáng tạo. c) Thực vật sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và tham gia hô hấp trả lại CO2 cho môi trường. d) Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau. Câu 3: Khi tìm hiểu về sự hình thành tế bào, có hai ý kiến được đưa ra như sau: Ý kiến 1: Mọi tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. Ý kiến 2: Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, các tế bào này sinh ra các tế bào mới. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Giải thích. Câu 4: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc giảm nguy cơ loãng xương cho người trung niên. Các loại sữa này có
- chứa các thành phần khác nhau tuỳ theo nhà sản xuất nhưng chúng đều có chứa calcium. Hãy giải thích tại sao các loại sữa này đều chứa calcium. Câu 5: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống. Đại phân tử sinh học là các phân tử … (1) … do cơ thể sinh vật tạo thành, chúng tham gia vào nhiều hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Trong tế bào, có bốn đại phân tử có vai trò quan trọng là … (2) …, … (3) …, … (4) …, … (5) …; trong đó, … (6) … là đại phân tử có vai trò đa dạng nhất. Đa phần các đại phân tử đều được cấu tạo theo … (7) …, gồm nhiều … (8) … liên kết với nhau tạo thành. Trong tế bào, … (9) … là vật chất mang thông tin di truyền. Thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể sinh vật thông qua hoạt động chức năng của phân tử … (10) … . Nguồn năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ thể chủ yếu được lấy từ … (11) … . Ngoài ra, cơ thể cũng có nguồn năng lượng dự trữ từ … (12) … . Câu 6: Tại sao chúng ta có thể dễ dàng giặt sạch vết máu vừa mới dính lên quần, áo nhưng lại không thể giặt sạch những vết máu đã cũ? 2.2.Ma trận Mức độ nhận thức Tổng Đơn Thông Vận dụng Nội dung kiến vị Nhận biết Vận dụng Số câu Tổng TT hiểu cao Thời thức kiến % S ố Th ờ i S ố Th ờ i S ố Th ờ i S ố Th ờ i gian thức TN TL câu gian câu gian câu gian câu gian Các cấp độ tổ 1 7 câu 1 1 1 1 4 13,3 chức sống Khái quát tế 2 4 câu 1 1 1 1 4 13,3 bào Nguyên tố hóa 3 6 câu 1 1 1 1 4 13,3 học và nước 4 Cacrbohydrate 8 câu 2 2 1 1 6 20 5 Protein 9 câu 2 2 1 1 6 20 6 Lipit 7 câu 2 2 1 1 6 20 9 9 6 6 30 30% 30% 20% 20% 2.3. Câu hỏi và bài tập minh họa NHẬN BIẾT Câu 1: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ? A. C,Na,Mg,N B.H,Na,P,Cl C. C,H,O,N D. C,H,Mg,Na Câu 2: Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat là : A.Các bon và hidtô B. Hidrô và ôxi C.Ôxi và các bon D. Cácbon, hidrô và ôxi Câu 3: Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là : A. Mônôsaccarit B.axit amin C. Photpholipit D. Stêrôit Câu 4: Tổ chức sống nào sau đây là bào quan ? A. Tim B. Phổi C. Ribôxôm D. Não bộ Câu 5: Đặc điểm chung của prôtêtin và axit nuclêic là :
- A. Đại phân tử có cấu trúc đa phân B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axít a min D. Đều được cấu tạo từ các nuclêit Câu 6: Tác giả của học thuyết tế bào là A. Schleiden và Schwann. B. Schleiden và Leeuwenhoek. C. Schwann và Robert Hooke. D. Robert Hooke và Leeuwenhoek. Câu 7: Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống? A. Hidro B. Oxygen. C. Carbon. D. Nước. Câu 8: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại? A. Glycogen B. Tinh bột C. Maltose D. Testosterol Câu 9: Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có A. 6 carbon B. 3 carbon C. 4 carbon D. 5 carbon Câu 10: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào: A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó C. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó THÔNG HIỂU Câu 1: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã B. Quần xã , quần thể, hệ sinh thái, cơ thể C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái . Câu 2: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp? A.Đisaccarit, mônôsaccarit, Pôlisaccarit B. Mônôsaccarit, Điaccarit, Pôlisaccarit C.Pôlisaccarit, mônôsaccarit, Đisaccarit D.Mônôsaccarit, Pôlisaccarit, Điaccarit Câu 3: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng ? A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit B. Glicôgen là đường mônôsaccarit C. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit D. Galactôzơ còn được gọi là đường sữa Câu 4: Chất dưới đây không phải lipit là : A. Côlestêron B. Hoocmon ostrôgen C. Sáp D. Xenlulôzơ Câu 5: Chất nào sau đây tan được trong nước? A. Vi tamin B.Vitamin C C. Phôtpholipit D. Stêrôit Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào? A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên. B. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 7: Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống là
- A. Phân tử. B. Nguyên Tử. C. Tế bào. D. Bào quan. Câu 8: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của ......cấu tạo nên cơ thể A. các tế bào B. Các mô C. Các cơ quan D. Các hệ cơ quan Câu 9: Khi tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây ? A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Carbon D. Nước Câu 10: Cho biết hình ảnh sau đây mô tả phân tử nào? A. Protein B. Saccharose C. DNA D. Phospholipid VẬN DỤNG Câu 1: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây? A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể Câu 2: Cho các ý sau: (1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. (2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy. (3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước. (4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt. Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Cho các nhận định sau: (1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm (2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây (3) Glicogen là chất dự trữ năng lượng dài hạn ở người. (4) Xenlulôzơ và kitin cấu tạo nên thành tế bào thực vật và vỏ ngoài của nhiều động vật Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng về vai trò của Cacbohiđrat? A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4) Câu 4: Cho các nhận định sau: (1) Tinh bột là chất dự trữ trong cây (2) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật
- (3) Xenlulozo tham gia cấu tạo màng tế bào Cho biết nhận định đúng với vai trò của cacbohidrat trong tế bào và cơ thể? A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) và (3) D. (1) và (3) Câu 5: Quan sát hình 4.1 và cho biết hình minh họa cho quá trình của tế bào. A. Biệt hóa tế bào B. Sinh sản của tế bào C. Sinh trưởng của tế bào D. Trao đổi chất của tế bào Câu 6: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? (1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,... (2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố. (3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme. (4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7: Phân tử nào sau đây là phân tử sinh học? 1. Carbon dioxide 2. Nước 3. Protein 4. Lipid 5. Bạc nitrate 6. Hemoglobin A. 1,3,4, B. 2,3,5 C. 3,4 D.3,6 Câu 8: Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? 1) Protein 2) Tinh bột 3) Cholesterol 4) Phospholipid 5) Lactose 6) Nước A. 1,2 B. 2,3 C. 1,2,5 D. 1,2,6 VẬN DỤNG CAO Câu 1: Cho các ý sau: (1) Dự trữ năng lượng trong tế bào (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất (3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục
- (4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào (5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipit tròn tế bào và cơ thể? A. 2 B. 3 C. 4. D. 5 Câu 2: Cho các hiện tượng sau: (1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc (2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua (3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng (4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục Có mấy hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein? A. 1. B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Cho các nhận định sau: (1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit (2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp (3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn (4) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử prôtein không thực hiện được chức năng sinh học Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein? A. 2. B. 3 C. 4. D. 1 Câu 4: Cho các ví dụ sau: (1) Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da (2) Enzim lipaza thủy phân lipit (3) Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu (4) Glicogen dự trữ ở trong gan (5) Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2 (6) Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của prôtein? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 5: Cho các ý sau: (1) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào. (2) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào. (3) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro. (4) Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm. Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 2.5. Đề minh họa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐỀ THI GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 2023 NỘI Môn thi: SINH HỌC 10 TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ Ngày thi:.../10/2022 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ MINH HỌA
- Mã đề: 001 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (30 CÂU) Câu 1: Chất nào sau đây tan được trong nước? A. Vitamin B.Vitamin C C. Phôtpholipit D. Stêrôit Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào? A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên. B. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 3: Khi protein bị biến tính thì bậc cấu trúc nào sau đây bị phá vỡ? (1) Cấu trúc bậc 1 của protein (2) Cấu trúc bậc 2 của protein ( 3) Cấu trúc bậc 3 của protein (4) Cấu trúc bậc 4 của protein (5) Cấu trúc không gian ba chiều của protein A. (1), (2) B. (3) C. (4), (5) D. (5) Câu 4: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao: A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái . Câu 5: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp A. Đisaccarit, mônôsaccarit, Pôlisaccarit B. Mônôsaccarit, Điaccarit, Pôlisaccarit C. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, Đisaccarit D. Mônôsaccarit, Pôlisaccarit, Điaccarit Câu 6: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng ? A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit B.Glicôgen là đường mônôsaccarit C. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit D. Galactôzơ còn được gọi là đường sữa Câu 7: Chất dưới đây không phải lipit là : A. Côlestêron B. Hoocmon ostrôgen C. Sáp D. Xenlulôzơ Câu 8: Protein có các chức năng nào sau đây? (1) Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào (2) Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể (3) Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền (4) Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin A. (1) (2) (3) B. (3) (4) C. (1) (2) (4) D. (2) (3) Câu 9: Cho các nhận định sau: (1) Tinh bột là chất dự trữ trong cây (2) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật (3) Xenlulozo tham gia cấu tạo màng tế bào Cho biết nhận định đúng với vai trò của cacbohidrat trong tế bào và cơ thể? A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) và (3) D. (1) và (3) Câu 10: Chất nào sau đây tan được trong nước?
- A. Vi tamin B.Vitamin C C. Phôtpholipit D. Stêrôit Câu 11: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng ? A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit B. Glicôgen là đường mônôsaccarit C. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit D. Galactôzơ còn được gọi là đường sữa Câu 12: Tác giả của học thuyết tế bào là A. Schleiden và Schwann. B. Schleiden và Leeuwenhoek. C. Schwann và Robert Hooke. D. Robert Hooke và Leeuwenhoek. Câu 13: Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống? A. Hidro B. Oxygen. C. Carbon. D. Nước. Câu 14: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây? A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể Câu 15: Cho các ý sau: (1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. (2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy. (3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước. (4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt. Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào: A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó C. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó Câu 17: Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (2) Lipid là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. (3) Lipid được chia thành hai loại là lipid đơn giản và lipid phức tạp tùy theo số lượng nguyên tử carbon có trong các acid béo. (4) Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu. (5) Các acid béo liên kết với glycerol tại các nhóm OH của chúng. (6) Steroid là loại lipid phức tạp. Đây là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Cu 18: Hiện nay, có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống? A. 92. B. 25. C. 30. D.110. Câu 19: Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ A. 92.6%. B. 96,3%. C. 93,6%. D. 96,2%.
- Câu 20: Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ? 1. Môi trường khuếch tán và hòa tan các chất. 2. Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể. 3. Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh. 4. Thành phần chủ yếu tạo nên tế bào. 5. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? 1) Protein 2) Tinh bột 3) Cholesterol 4) Phospholipid 5) Lactose 6) Nước A. 1,2 B. 2,3 C. 1,2,5 D. 1,2,6 Câu 22: Tổ chức sống nào sau đây là bào quan ? A. Tim B. Phổi C. Ribôxôm D. Não bộ Câu 23: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào? A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên. B. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 24: Cho các ví dụ sau: (1) Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da (2) Enzim lipaza thủy phân lipit (3) Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu (4) Glicogen dự trữ ở trong gan (5) Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2 (6) Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của prôtein? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 25: Cho các ý sau: (1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. (2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy. (3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước. (4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt. Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Cấp độ tổ chức của thế giới sống là A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể. B. Các cấp tổ chức trên cơ thể. C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống. D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống Câu 27: Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28: Quan sát Hình 3.2 cho biết hình đang miêu tả quá trình nào?
- A. Hình thành loài người B. Sự tiến hóa C. Sự hình thành các loài D. Quá trình tiến hóa của động vật Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống? A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử. C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật, D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng. Câu 30: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? (1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,... (2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố. (3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme. (4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1(1,0 điểm) Kể tên các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống. Trong đó, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao? Câu 2 (1,0 điểm) Tại sao chúng ta có thể dễ dàng giặt sạch vết máu vừa mới dính lên quần, áo nhưng lại không thể giặt sạch những vết máu đã cũ? Câu 3 (0,5 điểm) Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “ Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món” Theo em, lời khuyên này nhằm mục đích gì? Hoàng Mai, ngày tháng năm 2022 TỔ (NHÓM) TRƯỞNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn