intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NHÓM SINH Môn: SINH – LỚP 10 Năm học 2024-2025 (Đề cương gồm có 04 trang) I. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm 100%. II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút III. NỘI DUNG 3.1. Lý thuyết 3.1.1. Phần mở đầu. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học? Mục tiêu môn Sinh học? Vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế –xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. Triển vọng phát triển sinh học trong tương lai. Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. Khái niệm về phát triển bền vững. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống. Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ Khái niệm cấp độ tổ chức sống. Các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Phân biệt được cấp độ tổ chức sống. Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống. 3.1.2. Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào. Khái quát học thuyết tế bào. Tại sao tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P). Vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào. Vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên 1
  2. kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). Tai sao đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. Khái niệm phân tử sinh học. Thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...). Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào (protein, lipid,...). 3.1.3. Chương 2: Cấu trúc tế bào. * Tế bào nhân sơ. Kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ. Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất. * Tế bào nhân thực Cấu tạo và chức năng của tế bào chất. Cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào. So sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 3.2. Bài tập Tính tổng số nucleotide, Tính số hoặc % nucleotide từng loại của phân tử DNA, RNA. Tính chiều dài phân tử DNA. * Công thức: Tính tổng số nu: N = 2A + 2G = 2T + 2C hay N = 2( A+ G) và %G+%A = 50% Chiều dài: L= (N/2)*3,4 Trên 2 mạch DNA: A = T; G = C. 2
  3. 3.3. Một số bài tập minh họa hoặc đề minh họa: 3.3. 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Câu 1. Người ta dựa vào...........để chia saccharide ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa. Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. số loại đơn phân có trong phân tử B. khối lượng của phân tử. C. độ tan trong nước. D. số lượng đơn phân có trong phân tử. Câu 2. ....... có tên gọi là đường nho. Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. Tinh bột. B. Glucose. C. Fructose. D. Saccharose. Câu 3. Đường galactose có nhiều trong............ Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. Mật ong. B. Quả chín. C. Sữa động vật. D. Động vật. Câu 4. Đường mía (saccharose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi một phân tử Glucose và một phân tử.......... Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. Galactose. B. Maltose. C. Fructose. D. Lactose. Câu 5. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp? A. Disaccharides, Monosaccharides, Polisaccharides. B. Monosaccharides, Disaccharides, Polisaccharides. C. Polisaccharides, Monosaccharides, Disaccharides. D. Monosaccharides, Polisaccharides, Disaccharides. Câu 6. Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn? A. Fructose, galactose, glucose. B. Tinh bột, cellulose, chitin. C. Galactose, lactose, tinh bột. D. Glucose, saccharose, cellulose. Câu 7. Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 carbon? 3
  4. A. Glucose. B. Fructose. C. Galactose. D. Deoxiribose. Câu 8. Cho các ý sau: (1) Có vị ngọt. (2) Dễ tan trong nước. (3) Dễ lên men bởi vi sinh vật. (4) Cấu tạo bởi các đơn phân theo nguyên tắc đa phân. (5) Chứa 3-7 carbon. Trong các ý trên có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của đường đơn? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Chất nào sau đây có tên gọi là đường nho? A. Tinh bột. B. Saccharose. C. Glucose. D. Fructose. Câu 10. Galactose có nhiều trong đâu? A. Mật ong. B. Quả chín. C. Sữa động vật. D. Động vật. 3.3.2. Câu hỏi đúng- sai. Câu 1. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm của nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu? a) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác. b)Là nguyên tố có hàm lượng tương đối lớn trong cơ thể thực vật. c) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. d) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây. Câu 2. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về vai trò của nước đối với sự sống? a. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử hữu cơ. b. Duy trì liên kết yếu giữa các phân tử phân cực với các phân tử nước. c. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử khác. d. Quy định sự liên kết giữa các phân tử trong cơ thể với nhau. 3.3.3. Câu hỏi trả lời ngắn. Câu 1. Trong 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên, có khoảng bao nhiêu nguyên tố tham gia cấu tạo nên sự sống? Đáp án là: 25 4
  5. Câu 2. Cho các nguyên tố: Fe, C, H, N, P, Cl, O, K, S, Mg và Cu. Có bao nhiêu nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%)? Đáp án là: 4 (C, H, N và O) Câu 3. Cho các nguyên tố: Fe, Ca, C, H, N, P, Cl, O, K, S, Mg, Zn và Cu. Có bao nhiêu nguyên tố là nguyên tố đa lượng? Đáp án là: 9 (Ca, C, H, N, P, O, K, S và Mg) Câu 4. Cho các nguyên tố: Fe, Ca, C, H, N, P, Cl, O, K, S, Mg, Zn và Cu. Có bao nhiêu nguyên tố là nguyên tố vi lượng? Đáp án là: 4 (Fe, Cl, Zn và Cu) Câu 5. Cho các ý dưới đây, có bao nhiêu ý là đặc điểm của liên kết hydrogen? (1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ. (2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn. (3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ. (4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. Đáp án là: 3 (1, 3, 4) Câu 6. Cho các ý dưới đây, có bao nhiêu ý là điều cần làm để bảo quản rau quả? (1) Sấy khô rau quả. (2) Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh. (3) Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh. (4) Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường. Đáp án là: 3 (1, 3, 4) 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2