intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới có thêm tư liệu tham khảo phục vụ quá trình ôn tập, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức" sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPKIỂM GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: SINH HỌC LỚP 12 BÀI 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Nhận biết: - Kể tên được các loại đơn phân của ADN. - Trình bày được khái niệm gen và mã di truyền - Nêu được tên, vị trí, chức năng 3 vùng của gen cấu trúc theo hình 1.1 trang 6 SGK. - Liệt kê được các đặc điểm của mã di truyền. - Viết lại được trình tự các nuclêôtit trong côđon mở đầu và các côđon kết thúc. - Mô tả được chức năng của côđon mở đầu, côđon kết thúc - Nêu được vị trí, thời điểm diễn ra quá trình nhân đôi ADN - Kể tên được các enzim chính tham gia vào quá trình nhân đôi - Trình bày được đặc điểm của gen phân mảnh và gen không phân mảnh Thông hiểu: - Giải thích được các đặc điểm của mã di truyền. - Vận dụng nguyên tắc bổ sung xác định được mã di truyền trên gen (triplet) khi biết mã di truyền trên mARN (côđon) và ngược lại. - Giải thích được các nguyên tắc trong quá trình nhân đôi ADN Vận dụng: - Tính được số mạch ADN mới tạo thành sau 2,3 lần nhân đôi của 1 phân tử ADN ban đầu.
  2. BÀI 2. Phiên mã, dịch mã Nhận biết: - Nêu được vị trí, thời điểm diễn ra quá trình phiên mã và dịch mã. - Nhận ra được các đơn phân của ARN, prôtêin. - Kể tên và trình bày được chức năng của các loại ARN. - Liệt kê được các yếu tố tham gia vào quá trình phiên mã, dịch mã (enzim, nguyên liệu, bào quan,...) và mô tả được vai trò của từng yếu tố. - Mô tả được những diễn biến chính của phiên mã và dịch mã. Thông hiểu: - Giải thích được mối liên quan giữa các cơ chế: nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. - Giải thích được sự khác nhau giữa phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực - Nêu được những đặc điểm giống và khác nhau giữa nhân đôi ADN với phiên mã - Giải thích được các nguyên tắc trong phiêm mã và dịch mã Vận dụng - Áp dụng nguyên tắc bổ sung xác định được : +Trình tự các nu trên mARN khi biết trình tự các nu trên ADN + trình tự axit amin khi biết trình tự côđon trên mARN hoặc trình tự triplet trên gen. BÀI 3. Điều hòa hoạt động gen Nhận biết: - Nêu được khái niệm và nhận ra được ý nghĩa của điều hòa hoạt động gen. - Liệt kê được các cấp độ của quá trình điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân sơ. - Liệt kê được các thành phần cấu tạo của opêron Lac và mô tả được chức năng của từng thành phần. - Trình bày được vai trò của gen điều hòa trong điều hòa hoạt động gen.
  3. - Mô tả được các sự kiện chính trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac theo mô hình Mônô và Jacôp. Thông hiểu: - Giải thích được hoạt động của gen điều hòa, của các thành phần cấu trúc operon Lac khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. - Giải thích được vai trò của đường lactozo trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac - Giải thích được điều hòa theo mô hình operon Lac là điều hòa ở mức độ phiên mã BÀI 4. Đột biến gen Nhận biết: - Trình bày được khái niệm đột biến gen, đột biến điểm, thể đột biến. - Mô tả được các dạng đột biến điểm, nguyên nhân gây đột biến gen và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Nêu được ví dụ về các dạng đột biến (gây ra bởi tác nhân bazơ hiếm G*, 5BU, tia UV). Thông hiểu: - Giải thích được sự ảnh hưởng của các dạng đột biến điểm đến cấu trúc gen ( Số liên kết hidro? Chiều dài gen? Số bộ ba mới có thể xuất hiện) và chuỗi pôlipeptit ( số lượng aa ? thành phần aa ?) - Phân biệt được các dạng đột biến gen thông qua hậu quả của chúng. Vận dụng: - Xác định được sự thay đổi của các axit amin khi gen bị đột biến ở bộ ba cụ thể qua ví dụ. - Giải được các bài tập về đột biến gen ở mức đơn giản. BÀI 5,6. NST và Đột biến NST Nhận biết: - Mô tả được thành phần hóa học của NST, liệt được các trình tự nu đặc biệt trên NST và vai trò của mỗi vùng đó - Trình được các mức độ xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắ́ ́́ c thể. - Trình bày được các khái niệm: Bộ NST, bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội, cặp nhiễm sắ́ ́́ c thể tương đồng, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắ́ ́́ c thể.
  4. - Liệt kê được tên và nhận ra được các dạng trong đột biến cấu trúc, đột biến số lượng nhiễm sắ́ ́́ c thể. - Trình bày được nguyên nhân, cơ chế chung của đột biến NST. - Kể tên được các ví dụ về các bệnh do đột biến nhiễm sắ́ ́́ c thể gây ra - Mô tả được hậu quả và ý nghĩa của các dạng đột biến nhiễm sắc thể. Thông hiểu: - Xác định được ảnh hưởng của các dạng đột biến cấu trúc NST đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các gen trong nhiễm sắ́ ́́ c thể. - Phân biệt được: đột biến lệch bội với đột biến tự đa bội; đột biến tự đa bội và đột biến dị đa bội. - Xác định được số lượng NST có trong tế bào của: thể lệch bội, thể một, thể ba, thể đa bội lẻ, thể đa bội chẵn, thể dị đa bội và phân biệt được các dạng thể đột biến số lượng NST dựa vào số lượng NST trong tế bào của chúng. - Giải thích được cơ chế phát sinh: thể lệch bội (thể một, thể ba), thể đa bội lẻ, thể đa bội chẵn, thể dị đa bội. - Giải thích được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến NST. Vận dụng cao: - Tìm được số NST, số thể đột biến số lượng và cấu trúc NST. - Giải được các bài tập liên quan đến đột biến NST. MA TRẬN ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: SINH HỌC LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Đơn vị kiến thức Tổng kiến thức Thời Số Thời Số Thời Số CH gian CH gian CH gian 1.1. Gen, mã di truyền, Nhân đôi ADN 07 04 02 13
  5. 1.2., phiên mã, dịch mã 07 04 02 13 Cơ chế di 1.3. Điều hòa hoạt động gen 03 01 04 truyền biến dị 1.4. Đột biến gen 05 04 01 10 1.5. NST, đột biến NST 05 04 01 10 Tổng 27 13 06 50
  6. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPKIỂM GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: SINH HỌC LỚP 11 BÀI 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Nhận biết - Gọi tên được cơ quan, loại tế bào hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật - Liệt kê được các loại môi trường có thể làm tổn thương lông hút - Mô tả được các đặc điểm của rễ giúp tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất - Gọi tên được cơ chế hấp thụ nước - Nhận biết được các môi trường bên ngoài của tế bào : môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương, mô tả được chiều di chuyển của nước trong tế bào ở các môi trường tương ứng - Trình bày được 2 cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ : thụ động và bị động. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao dịch tế bào lông hút là ưu trương so với dung dịch đất - So sánh được 2 cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ : thụ động và bị động. - So sánh được 2 con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ - Giải thích được tại sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết. Vận dụng -Giải thích được vai trò của đai caspari - Giải thích vì sao cây sống vùng đất ngập mặn vẫn lấy được nước từ đất, vì sao cây trồng cạn khi đất bị nhiễm mặn sẽ chết.
  7. - Giải thích các hiện tượng thực tiễn : vì sao ngâm rau sống chẻ vào nước rau sẽ cong lại, vì sao ngâm ra sống trong nước muối có nồng độ cao rau sẽ bị mềm nhũn BÀI 2. Vận chuyển các chất trong cây Nhận biết - Mô tả được dòng mạch gỗ và dòng mạch rây theo các tiêu chí : + Thành phần chất vận chuyển + Hướng vận chuyển + Loại tế bào cấu tạo mạch + Động lực vận chuyển Thông hiểu - Chứng mình được cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá - Đưa ra kết luận cho hiện tượng : khi một ống mạch gỗ bị tắc , dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển đi lên được không ? giải thích được vì sao? - Mô tả và giải thích được các hiện tượng ứ giọt ( hình 2.4), đo áp suất rễ (hình 2.3 ) Vận dụng - Bố trí thí nghiệm và giải thích kết quả thí chứng minh có lực hút từ phía trên trong quá trình vận chuyển nước và muối khoáng - Giải thích hiện tượng : để hoa tươi lâu trong lọ nên cắt cành khi ngập trong nước; hoặc giải thích được hiện tượng nếu dòng mạch gỗ có bọt khí sẽ bị tắc không vận chuyển được nước và ion khoáng tiếp tục đi lên. Bài 3. Thoát hơi nước Nhận biết - Liệt kê được các vai trò của thoát hơi nước - Mô tả và nêu được đặc điểm của 2 con đường thoát hơi nước ở lá - Liệt kê được các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước - Liệt kê được các tiêu chí giúp xác định tưới nước hợp lí cho cây trồng - Mô tả được cơ chế đóng – mở khí khổng khi cây no nước và khi cây mất nước
  8. Thông hiểu: - Giải thích được sự khác nhau giữa 2 con đường thoát hơi nước ở lá - Giải thích được thế nào là mất cân bằng nước - Giải thích được vì sao phải đảm bảo tưới nước hợp lí Vận dụng - Giải thích được vì sao khi đưa cây từ nơi này sang trồng ở nơi khác người ta thường cắt bỏ một phần cành, lá của cây? - Giải thích vì sao ở cây xương rồng, khí khổng thường khép vào ban ngày và mở vào ban đêm? BÀI 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng Nhận biết - Trình bày được các đặc điểm nhận biết nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu - Kể tên được 1 số nguyên tố đại lượng và vi lượng - Chỉ ra được tiêu chí phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng - Trình bày được vai trò chung của các nguyên tố vi lượng và đại lượng - Trình bày được vai trò của một số nguyên tố đại lượng và vi lượng theo bảng 4 ( SGK trang 22) - Kể tên được các nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây Thông hiểu - Giải thích được thế nào là bón phân hợp lí ( 4 đúng) - Giải thích được hậu quả của việc bón phân không hợp lí Vận dụng Nêu và giải thích 1 số biện pháp giúp chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây BÀI 5,6. Dinh dưỡng nito ở thực vật Nhận biết: - Trình bày được vai trò chung và vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết của nito đối với thực vật - Mô tả được các nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây, các dạng nito trong đất, trong không khí
  9. - Xác định được các dạng nito mà thực vật có thể hấp thụ, các dạng không hấp thụ thậm chí gây độc cho cây. - Mô tả được con đường khoáng hóa nito trong đất theo các tiêu chí: + Sơ đồ khoáng hóa + Các vi khuẩn thực hiện - Mô tả được con đường cố định nito phân tử theo các tiêu chí : + Kể tên được các vi khuẩn có khả năng cố định nito phân tử ( theo SGK trang 29) + Sơ đồ + Tên emzim giúp cố định nito phân tử ở các vi khuẩn. - Kể tên được các phương pháp bón phân cho cây trồng và trình bày được cơ sở sinh học của các biện pháp đó Thông hiểu - Giải thích được vì sao phân hữu cơ nên bón lót ( bón vào đất trước khi gieo trồng cây một thời gian hợp lí), hoặc vì sao khi sử dụng phân hữu cơ phải ủ cho hoai mục. - Giải thích vì sao để tránh mất đạm cho đất nên xới xáo giúp đất thoáng khí . MA TRẬN ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT Mức độ nhận thức Nội dung Tổng Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng kiến thức TN TL TN TL TN TL TN TL Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ 3 2 1 5 01 Vận chuyển các chất trong cây 3 1 2 5 01 Thoát hơi nước 3 1 1 4 01 Vai trò của các nguyên tố khoáng 2 1 2 01
  10. Cơ chế di 3 1 1 4 01 truyền biến Dinh dưỡng nito ở thực vật dị Tổng 14 6 20 05  Ghi chú : Mỗi câu TN : 0,25 điểm x 20 câu = 5,0 điểm Mỗi câu tự luận : 1,0 điểm x 5 câu = 5 điểm ( Ở các mã đề khác nhau, 5 câu tự luận có thể thay mức độ nhận thức theo 5 bài nhưng vẫn đảm bảo : 02 câu nhận biết, 02 câu thông hiểu , 01 câu vận dụng)
  11. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPKIỂM GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: SINH HỌC LỚP 10 BÀI 1. Giới thiệu chương trình môn Sinh học , Sinh học và sự phát triển bền vững Nhận biết: - Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. - Trình bày được mục tiêu môn Sinh học. - Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai. - Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,. nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. - Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.  Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống. Thông hiểu: - Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế –xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ. BÀI 2. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học Nhận biết  Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học, cụ thể: + Phương pháp quan sát; + Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm); + Phương pháp thực nghiệm khoa học.  Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học. Thông hiểu:  Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu: + Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát;
  12. + Xây dựng giả thuyết; + Thiết kế và tiến hành thí nghiệm; + Điều tra, khảo sát thực địa; + Làm báo cáo kết quả nghiên cứu Vận dụng - HS tự thiết kế được một thí nghiệm đơn giản tìm hiểu ảnh hưởng của nước, phân bón đến sự sinh trưởng của cây. BÀI 3. Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống Nhận biết: - Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.  Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Thông hiểu:  Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.  Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống. BÀI 4. Khái quát về tế bào Nhận biết: - Nêu được khái quát học thuyết tế bào. - Kể tên được 1 số tế bào trong cơ thể người, động vật, thực vật và chức năng của các loại tế bào đó Thông hiểu: - Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. BÀI 5. Các nguyên tố hóa học và nước Nhận biết:  Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).  Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.  Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). Thông hiểu  Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2