Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
- TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I SINH 12 (2023- 2024) I. TRẮC NGHIỆM BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền. Câu 2:Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 3: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin (trừ AUG và UGG). D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. Câu 4: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 5: Bản chất của mã di truyền là A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. Câu 6: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa? A. 6 loại mã bộ ba. B. 24 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba. Câu 7: Codon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã A. 5’UAG3’ ; B. 3’UGA5’. C. 3’GUA5’. D. 5’UAA3’. Câu 8: Codon nào sau đây mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã: A. 5’AUG3’ B. 3’UAA5’ C. 3’GAU5’ D. 5’UXG3’ Câu 9: Codon nào sau đây trên mARN có vai trò giống với codon 5’ UAA3’? A. 5’AUG3’ B. 3’UAA5’ C. 3’GAU5’ D. 5’UXG3’ Câu 10.Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T ở môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A.T. B.G. C.X. D.A Câu 11: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Câu 12: Trong quá trình nhân đôi ADN,các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim A. restrictaza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 13: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. tháo xoắn phân tử ADN. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. D. nối các đoạn Okazaki với nhau. Câu 14: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn.
- ---------------------------
- BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Câu 1: Đơn phân của protein là A. Nucleotit B. Axit amin C. Glucôzơ. D. Axít béo Câu 2:Liên kết giữa các axit amin trong phân tử protein là: A. glicozit B. peptit C. hidro D. photphodieste Câu 3: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. AND Câu 4: Trong tế bào, nucleotit loại Uraxin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây A. ADN. B. tARN. C. Lipit. D. Prôtêin Câu 5:Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ARN ribôxôm. D. nARN. Câu 9: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN. Câu 6: Vận chuyển axitamin đến quá trình dịch mã là A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ARN. Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. codon. B. axit amin. C. anticodon. D. triplet. Câu 8: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn? A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành. Câu 9: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là A. ADN-polimeraza. B. restrictaza. C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza Câu 10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã) (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' 5' (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3' 5' (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là : A.(1) (4) (3) (2) B.(2) (3) (1) (4) C. (1) (2) (3) (4) D. (2) (1) (3) (4) Câu 11: Trên mạch mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là: A.5’UXG3’ B.5’GXU3’ C.5’XGU3’ D.5’GXT3’ Câu 12. Triplet 3’XAT5’ mã hóa axit amin valin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là A. 5’XAU3’. B. 3’GUA5’. C. 3’XAU5’ D. 5’GUA3’ Câu 13: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin Câu 14: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là A. axit amin hoạt hoá. B. axit amin tự do. C. chuỗi polipeptit. D. phức hợp aa-tARN Câu 15: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin. C. tổng hợp các prôtêin cùng loại. D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin -------------------------------------------- Bài 3:ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Câu 1: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 2: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc Câu 3:Gen điều hòa R khi hoạt động sẽ tổng hợp nên: A. Enzim phân hủy lactôzơ. B. prôtêin ức chế. C. lactôzơ. D. Enzim điều khiển Operon. Câu 4: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
- A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã. Câu 5: Nơi mà ARN pôlimêraza bám vào và khởi đầu cho phiên mã là: A. vùng điều hòa. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành. Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa. Câu 7: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là: A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã. D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ. Câu 8: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động? A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ. C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành. Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lạc ở vi khuẩn E. coli, prôtêin nào sau đây được tổng hợp ngay cả khi môi trường không có lactôzơ? A. Prôtêin ức chế. B. Prôtêin Lac A. C. Prôtêin Lac Y. D. Prôtêin Lac Z. Câu 10: Trong cơ chế hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có Lactozo và khi môi trường không có Lactozo? A. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế B. Một số phân tử Lactozo liên kết với protein ức chế C. ADN polymeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã D. ARN polymeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã ------------------------------------- BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN Câu 1: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. aaBb và Aabb B. AABB và AABb C. AABb và AaBb D. AaBb và AABb Câu 2: Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng A. thay thế cặp G – X bằng T – A. B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G. C. thay thế cặp A – T bằng T – A. D. thay thế cặp A – T bằng G – X. Câu 3: Phát biểu không đúng về đột biến gen là: A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể. C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST. Câu 4: (TN 2023)Tác nhân gây đột biến gen nào sau đây là tác nhân hóa học? A. tia phóng xạ B. virut C. 5 - brom uaxin D. tia tử ngoại Câu 5:Thể đột biến là những cá thể A. mang gen đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình B. mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình C. mang gen đột biến D. Có kiểu hình khác với bố mẹ Câu 6: Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí A.đầu gen. B.giữa gen. C.2/3 gen. D.cuối gen. Câu 7:Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2. Câu 8: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
- A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau. C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. khi ở trạng thái đồng hợp tử Câu 9: Biến đổi trên gen liên quan đến một cặp nuclêôtit được gọi là A. đột biến NST B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm. Câu10: Đột biến điểm có các dạng A.mất, thêm, thay thế 1 cặp nulêôtit. B.mất, thêm, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit. C.mất, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit. D.thêm, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit. Câu 11: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2. Câu 12: Một gen sau khi đột biến có chiều dài ko đổi nhưng tăng thêm 1 liên kết hidro. Gen đột biến thuộc dạng A. mất 1 cặp A-T B. Thêm một cặp A-T C. Thay thể cặp A-T thành cặp G-X D. Thay thể cặp G-X thành cặp A-T Câu 13: Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđon mở đầu? A. 3’GGX5’. B. 3’TTX5’. C. 3’GAX5’. D. 3’AAX5’ --------------------------------------- BÀI 5: NST VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST Câu 1:Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là A. nhiễm sắc thể. B. axit nuclêic. C. gen. D. nhân con. Câu 2:NST gồm 2 loại A. NST đơn và NST kép B. NST thường và NST giới tính C. NST co xoắn và NST dãn xoắn D. NST dài và NST ngắn Câu 3: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là A. tâm động. B. hai đầu mút NST. C. eo thứ cấp. D. điểm khởi đầu nhân đôi. Câu 4: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở A. tâm động. B. hai đầu mút NST. C. eo thứ cấp. D. điểm khởi sự nhân đôi Câu 5: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi vào A. kì trung gian. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 6: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự: A. Phân tử ADN → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit C. Phân tử ADN → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit D. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → crômatit Câu 7: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là A. nuclêôxôm. B. polixôm. C. nuclêôtit. D. sợi cơ bản. Câu 8: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc Câu 9:Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm. B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. Câu 10: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là: A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn. Câu 11:Đểloại bỏ những gen xấu khỏi nhiễm sắc thể, người ta đã vận dụng hiện tượng A. mất đoạn nhỏ. B. mất đoạn lớn. C. chuyển đoạn nhỏ. D. chuyển đoạn lớn. Câu 12: Đột biến làm tăng cường hàm lượng Amylaza ở Đại mạch thuộc dạng A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 13: Ở người, mất đoạn NST số 5 gây ra A. Bệnh ung thư máu B. Bệnh thiếu máu C. Bệnh máu khó đông D. Hội chứng tiếng mèo kêu Câu 14: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm thay đổi số lượng gen trên NST A. mất đoạn và đảo đoạn B. đảo đoạn và lặp đoạn
- C. mất đoạn và lặp đoạn D. Chuyển đoạn và đảo đoạn Câu 15. Một NST có trình tự các gen là ABCDEF●GHI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn. ----------------------------------- BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST Câu 1:Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là A.thể lệch bội. B.đa bội thể lẻ. C.thể tam bội. D.thể tứ bội. Câu 2. Cơ thể 2n ở kì sau của giảm phân I có một cặp NST không phân li tạo ra những loại GT nào: A. 2n và 0 B. 2n và n C. n+1 và n-1 D. 2n+1 và 2n-1 Câu 3. (TN 2023): Một loài thực vật có 2n = 14, số NST trong giao tử (n-1) của loài này là : A. 7 B. 6 C. 8 D. 11 Câu 4: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể ba? A. Giao tử n kết hợp với giao tử n + 1. B. Giao tử n kết hợp với giao tử n - 1. C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n. D. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n. Câu 5: Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là A, a và B, b. Cơ thể nào sau đây là thể một? A. AaBb. B. AAAbbb. C. Abb. D. AaBBb. Câu 6: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. Câu 7: Ở đậu Hà Lan 2n =14, số lượng đột biến thể một được phát hiện ở loài này là A. 7 B. 13 C. 15 D. 21 Câu 8. Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể ba là: A. 2n-1 B. 3n-1 C. 3n+1 D. 2n+1 Câu 9: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, xuất hiện 2 thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng NST trong thể một và thể tam bội lần lượt là: A. 11 và 18. B. 5 va 13. C. 12 va 36. D. 5 va 18. Câu 10: Trong trường hợp xảy ra rối loạn phân bào giảm phân I, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY là A. XX, XY và O B. XX, Y và O C. XY và O D. X, YY và O Câu 11:Thể đa bội được hình thành do trong phân bào A. một số cặp NST không phân ly. B. tất cả các cặp NST không phân ly. C. một cặp NST không phân ly. D. một nửa số cặp NST không phân ly. Câu 12:Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là A.thể lệch bội. B.đa bội thể chẵn. C.thể dị đa bội. D.thể lưỡng bội. Câu 13: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 1 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tam bội Câu 14: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 1 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể tam bội. D. thể tứ bội Câu 15:Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A. dị bội. B. tam nhiễm. C. tam bội. D. đa bội lệch Câu 16. Giả sử loài thực vật A có bộ NST , loài thực vật B có bộ NST . Theo lí thuyết, tế bào sinh dưỡng của thể song nhị bội được tạo ra từ 2 loài này có số lượng NST là A. 14 . B. 16 . C. 32 . D. 28 . Câu 17: Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 24. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau. Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong 48 84 72 36 60 108 TB sinh dưỡng Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của thể đột biến đều bằng nhau. Trong các thể đột biến trên thể đa bội chẵn là: A. I, III. B. I, III, IV, V. C. I, II, III, V. D. II, VI.
- II. TỰ LUẬN Vận dụng Câu 1: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen: alen B có 1200 nucleotit và mạch 1 của gen này có A: T: G: X = 1: 2: 3: 4. Alen B bị đột biến thành alen b có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm 1 liên kết hiđrô. Tính số Nu loại G có trong cặp gen Bb. Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bộixét 1 gen có 2 alen, alen B cóchiềudài4080Å vàtổngsố2950liênkếthiđrô. Alen B bị đột biến thành alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô. Tính số nucleotit mỗi loại có trong cặp gen Bb? Câu 3: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UUU: Phe,AAA: Lys, XAU: His,GAX: Asp,XAG: SerCho đoạn có 5 axit amin có trình tựAsp- Lys –His - Phe – Ser. Hãy xác định trình tự các cặp nucleêôtit trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn pôlipeptit đó. Câu 4: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: XUX và UUA: Leu, XAA: Gln, UUX: Phe, AAU: Asn. Một gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau: 3'TAX AAG GAG AAT GTT TTA AXT 5'. a) Xác định trình tự axit amin của chuỗi polipepeptit không hoàn chỉnh được mã hóa từ mạch gốc trên b) Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 13 là G thay bằng A, tính số axit amin (aa) môi trường cung cấp cho gen đột biến tổng hợp? Câu 5: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG: Gly, XXX: Pro, GXU: Ala, XGA: Arg, UXU: Ser,UXX: Ser.Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’ AGX XXXAGAGGG 3’. a) Hãy xác định trình tự nuclêôtit của mARN, trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen có đoạn mạch gốc trên. b)Đột biếnthay thế 1 cặp nuclêôtit thứ 6 là A-T thành G-X xảy ra trên đoạn gen có mạch gốc trên.Giải thích sự thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen xảy ra đột biến. Vận dụng cao: Câu 6: a) Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14, xác định số lượng NST của loài đối với các thể đột biến sau: thể một, thể ba, tam bội và tứ bội b) Nêu cơ chế phát sinh các thể đột biến nói trên? c) Từ các cây ăn quả lưỡng bội có hạt (như dưa hấu, hồng xiêm, nho,..) bằng cách nào có thể tạo ra được giống quả tam bội có quả to, ngọt và không hạt? d)Tại sao đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội? ---------Hết---------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 48 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn