intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM GIỮA HKI MÔN SINH HỌC 8 (2021-2022) CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài 1. Bài mở đầu *HS nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người. * Xác định vị trí con người trong giới động vật. Chương I. * Nêu được đặc điểm cơ thể người. Xác định vị trí các cơ KHÁI QUÁT VỀ CƠ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Hoạt động các THỂ NGƯỜI hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Bài 2. Cấu tạo cơ thể người Bài 3.Tế bào *Mô tả thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Xác định tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể. Bài 4. Mô * Nêu định nghĩa Mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng. Bài 6. Phản xạ *Cấu tạo và chức năng của nơron * Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể. Chương II. *Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống. Kể tên các CHỦ ĐỀ : VẬN ĐỘNG phần chính của bộ xương người, các loại khớp. Bài 7. Bộ xương Bài 8. Cấu tạo và tính chất * Nêu được cấu tạo,tính chât, thành phần và chức năng của xương của xương. Sự to ra và dài ra của xương. Bài 9. Cấu tạo và tính chất *Tính chất của cơ và ý nghĩa hoạt động của cơ. của cơ. Bài 10. Hoạt động của cơ *Biết nguyên nhân của sự mỏi cơ,biện pháp chống mỏi cơ. Biện pháp tăng cường khả năng làm việc của cơ. Bài 11. Tiến hóa của hệ vận *Sự tiến hóa của bộ xương người so với Thú. Ý nghĩa của động và vệ sinh hệ vận động việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh. Bài 12. Thực hành: Tập sơ *Phương pháp sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy cứu và băng bó cho người xương cẳng tay, xương đùi. gãy xương. Chương III. *Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN với các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu
  2. Bài 13.Máu và môi trường và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành trong cơ thể. môi trường trong của cơ thể. Bài 14. Bạch cầu miễn dịch Trình bày được khái niệm miễn dịch. * Nêu được các loại miễn dịch: Bài 15.Đông máu và nguyên *Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng tắc truyền máu dụng. *Nêu ý nghĩa của sự truyền máu. Bài 16. Tuần hoàn máu và * Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết lưu thông bạch huyết trong cơ thể. A.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người? A. Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào. B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể. C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết. D. Cả A và B đúng. Câu 2. Sự khác nhau căn bản nhất giữa nơron và các tế bào khác là gì? A. Nơ ron là loại tế bào đã biệt hóa rất cao, không sinh sản được, có khả năng cảm ứng và dẫn truyền các xung thần kinh. B. Chỉ nơron mới tạo nên hệ thần kinh. C. Nơron không có ở các hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp. D. Mọi hoạt động của cơ thể đều có cơ sở là hoạt động của nơron. Câu 3. Mô là gì? A. Là tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng. B. Là tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau. C. Là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. D. Là tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ. Câu 4. Phản xạ là gì? A. Là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. B. Là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường nhờ các chất hóa học. C. Là khả năng trả lời kích thích của cơ thể. D. Là khả năng thu nhận các kích thích. Câu 5. Trong tế bào bộ phận nào là quan trọng nhất? A. Màng sinh chất, vì màng sinh chất có vai trò bảo vệ tế bào và là nơi trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. B. Nhân, vì nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào và có vai trò quan trọng trong sự di truyền. C. Chất tế bào, vì đây là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. D. Các bào quan, vì chúng góp phần quan trọng vào các hoạt động sống của tế bào. Câu 6. Dựa trên cơ sở nào mà người ta phân biệt 4 loại mô chính là mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh? A. Cấu trúc.
  3. B. Tính chất. C. Chức năng. D. Cả A và C đúng. Câu 7. Vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là chức năng của A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp C. Nhân D. Trung thể Câu 8. Nơron là tên gọi khác của A. tế bào cơ vân. B. tế bào thần kinh. C. tế bào thần kinh đệm. D. tế bào xương. Câu 9. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan ? A. Mô cơ B. Mô thần kinh C. Mô biểu bì D. Mô liên kết Câu 10. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ? A. Cảm ứng và phân tích các thông tin B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận và trả lời kích thích Câu 11. Cảm ứng là gì ? A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích. C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh. D. Là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. Câu 12. Bộ xương người được chia làm A. 2 phần: xương đầu và xương thân. B. 3 phần: xương đầu, xương thân và xương tay, chân. C. 4 phần: xương đầu, xương sọ, xương thân, xương chân. D. 5 phần: xương đầu, xương sọ, xương thân, xương tay, xương chân Câu 13. Căn cứ vào khả năng cử động, khớp xương được chia làm A. 1 loại khớp. B. 2 loại khớp C. 3 loại khớp. D. 4 loại khớp. Câu 14. Loại khớp nào dưới đây có khả năng cử động linh hoạt? A. Khớp cổ tay, cổ chân. B. Khớp giữa các xương hộp sọ C. Khớp giữa các đốt sống D. Cả A, B và C đúng. Câu 15. Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân là A. cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên. B.xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại. C. xương chân lớn, khỏe, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. D. cả A, B và C đều đúng. Câu 16. Loại khoáng chất chủ yếu trong xương là A. canxi. B. kali C. natri. D. photpho
  4. Câu 17. Thành phần hóa học nào của xương làm xương có tính chất bền chắc? A. Chất khoáng. B. Prôtêin. C. Chất cốt giao. D. Chất béo. Câu 18. Thành phần hóa học nào của xương làm xương có tính chất mềm dẻo? A. Chất khoáng. B. Prôtêin. C. Chất cốt giao. D. Chất béo. Câu 19. Hệ vận động gồm các cơ quan nào ? A.Đường dẫn khí và phổi B. Tim và mạch máu C. Xương và tim D. Cơ và xương Câu 20. Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào? A. Sự phân hóa giữ chi trên và chi dưới. B. Cột sống và lồng ngực. C. Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 21. Khớp được cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp là A. khớp bán động. B. khớp động. C. khớp bất động D. cả A, B và C đều đúng. Câu 22. Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển Câu 23. Chức năng của cột sống là A. bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng. B. giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực. C. giúp cơ thể đứng thẳng và lao động. D. cả A, B và C đều đúng. Câu 24. Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên? A. Ngồi học không đúng tư thế. B. Đi giày, guốc cao gót. C. Thức ăn thiếu canxi. D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D. Câu 25. Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo B. Mang vác về một bên liên tục C. Mang vác quá sức chịu đựng D. Cả ba đáp án trên Câu 26. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là gì? A. Do làm việc quá sức, oxi cung cấp thiếu, lượng axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ B. Do lượng chất thải khí cacbonic quá cao C. Cả A, B đều đúng D. Do cơ lâu ngày không tập luyện Câu 27. Gặp người bị tai nạn gãy xương cần phải làm gì? A. Đặt nạn nhân nằm yên. B. Tiến hành sơ cứu.
  5. D. Nắn lại ngay chỗ xương gãy. D. Cả A và B. Câu 28. Hoạt động của bạch cầu Limphô T để bảo vệ cơ thể là gì ? A.Tiết kháng thể. B. Sự thực bào. C. Phá hủy tế bào bị bệnh. D. Giải phóng Enzim. Câu 29. Môi trường trong cơ thể không có thành phần nào? A. Bạch huyết. B. Nước mô. C. Máu D. Tế bào Câu 30. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? A. Huyết tương và hồng cầu. B. Huyết tương và các tế bào máu. C. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. D. Bạch cầu, nước mô và bạch huyết. Câu 31. Sự đông máu liên quan đến hoạt động của thành phần nào của máu là chủ yếu? A.Tiểu cầu B. Hồng cầu. C. Bạch cầu D. Huyết tương Câu 32. Hoạt động của bạch cầu Limpho B để bảo vệ cơ thể là gì ? A. Giải phóng Enzim. B. Sự thực bào. C. Phá hủy tế bào bị nhiễm vi khuẩn. D. Tiết kháng thể. Câu 33. Tại sao máu từ tế bào về tim có màu đỏ thẫm, máu từ tim đến các tế bào có màu đỏ tươi? A. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2, máu từ tim đến các tế bào mang nhiều O2 B. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều O2, máu từ tim đến các tế bào mang nhiều CO2 C. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều O2, máu từ tim đến các tế bào không mang O2 D. Tất cả đều đúng Câu 34. Cách truyền máu nào sau đây sẽ gây hiện tượng kết dính? A. Máu O→AB B. Máu O→B C. Máu AB→O D. Máu AB→AB Câu 35. Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ phổi về tâm nhĩ trái? A. Động mạch phổi B. Tĩnh mạch phổi C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ B. TỰ LUẬN: Câu 1: Tại sao 1 vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu? Câu 2: a. Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không để lâu? b. Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương phát triển cân đối? Câu 3: Hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ (trinh nữ) khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Giải thích điểm giống và khác với hiện tượng khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại? Câu 4: Đông máu là gì?Ý nghĩa của sự đông máu? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu? Câu 5: Chu kì hoạt động của tim diễn ra như thế nào? Câu 6:Phân tích những đặc điểm của hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động?
  6. Câu 7: Khi kích thích vào dây thần kinh đến bắp cơ hoặc kích thích trực tiếp vào bắp làm cơ co. Đó có phải là phản xạ không? Giải thích. Câu 8. Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì? Câu 9. Hãy giải thích vì sao máu khi chảy trong hệ mạch không bị đông, nhưng khi ra khỏi mạch lại bị đông? Câu 10. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn. -------HẾT-------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0