Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG GK 1 - TIN 10 TỔ TIN HỌC NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KỲ 1 – KHỐI 12 PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (106 câu) Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức Bài 1,2: Giới thiệu về Trí tuệ nhân tạo (28 câu) Nhận biết (10 câu): Câu 1. AI là gì? A. Khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ của con người. B. Khả năng của máy tính thực hiện các công việc cơ bản. C. Khả năng của con người trong việc sử dụng máy tính. D. Một phần mềm điều khiển máy tính. Câu 2. Thuật ngữ "AI" bắt đầu được sử dụng vào năm nào? A. 1956 B. 1945 C. 1970 D. 1985 Câu 3. Khái niệm "AI mạnh" là gì? A. AI có thể giải quyết bất kỳ loại vấn đề nào phức tạp như con người. B. AI có khả năng học từ dữ liệu. C. AI có thể thực hiện các tác vụ đơn giản. D. AI có khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng. Câu 4. Ví dụ nào sau đây là một ứng dụng của AI yếu? A. MYCIN – hệ chuyên gia trong lĩnh vực y tế. B. Xe tự lái. C. Hệ thống AlphaGo của Google. D. Chatbot ChatGPT. Câu 5. AI tạo sinh là gì? A. AI có khả năng tạo ra nội dung từ dữ liệu đã có. B. AI có khả năng tự học hỏi mà không cần sự can thiệp của con người. C. AI có khả năng giao tiếp với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên. D. AI có khả năng nhận thức môi trường xung quanh. Câu 6. "Turing Test" là gì? A. Một bài kiểm tra trí tuệ của máy tính. B. Một phương pháp đánh giá khả năng học của AI. C. Một hệ thống AI chuyên gia. D. Một thuật toán học sâu. Câu 7. Người máy Xoxe có khả năng gì?
- 2 A. Giao tiếp với con người bằng hơn 120 thứ tiếng khác nhau. B. Tự học hỏi mà không cần tương tác với con người. C. Tự hành động mà không cần dữ liệu đầu vào. D. Giải quyết mọi vấn đề phức tạp như con người. Câu 8. Thị giác máy tính là gì? A. Lĩnh vực nghiên cứu xử lý hình ảnh kỹ thuật số. B. Lĩnh vực nghiên cứu các mô hình ngôn ngữ. C. Lĩnh vực nghiên cứu học máy. D. Lĩnh vực nghiên cứu tạo nội dung văn bản. Câu 9. AI có thể gây ra hậu quả gì cho xã hội loài người? A. Làm mất việc làm của con người. B. Tạo ra nhiều việc làm mới. C. Tăng cường khả năng tự học của con người. D. Giảm chi phí sản xuất. Câu 10. Ứng dụng AI trong y tế có thể làm gì? A. Đọc và phân tích ảnh quét một cách chính xác. B. Tự học hỏi và cải thiện sức khỏe con người. C. Tạo ra các loại thuốc mới. D. Thay thế hoàn toàn các bác sĩ. Thông hiểu (5 câu): Câu 11. Người máy Grace được coi là một ví dụ về gì? A. Cobot B. AI mạnh C. AI yếu D. Hệ thống AI chuyên gia Câu 12. AI trong tài chính ngân hàng giúp gì? A. Phân tích hành vi để dự đoán và phát hiện gian lận. B. Tự động hóa các giao dịch mua bán. C. Tạo ra các sản phẩm tài chính mới. D. Quản lý tài sản cho khách hàng. Câu 13. DeepMind của Google trong y tế và chăm sóc sức khỏe có thể làm gì? A. Chẩn đoán bệnh và lập phác đồ điều trị. B. Thực hiện các phẫu thuật phức tạp. C. Cung cấp thuốc điều trị. D. Thay thế hoàn toàn các bác sĩ. Câu 14. AI giúp phát triển hệ thống điều khiển tự động trong công xưởng như thế nào? A. Giám sát và tối ưu hóa quá trình sản xuất. B. Thay thế hoàn toàn nhân công. C. Sản xuất ra các sản phẩm mới. D. Quản lý tài sản của doanh nghiệp.
- 3 Câu 15. Các trợ lý ảo như Google Assistant, Siri có thể làm gì? A. Giao tiếp với người dùng bằng văn bản hoặc tiếng nói. B. Thay thế hoàn toàn các nhân viên chăm sóc khách hàng. C. Tạo ra nội dung văn bản mới. D. Điều khiển các thiết bị gia dụng thông minh. Câu 16. AI có vai trò gì trong việc dự đoán dịch bệnh? A. Dự đoán các xu hướng và mô hình lây lan của dịch bệnh B. Không có vai trò gì trong y tế cộng đồng C. Tự động tạo ra vaccine cho các bệnh truyền nhiễm D. Giảm số lượng người tiếp cận dịch vụ y tế Câu 17. Yếu tố nào quan trọng nhất trong việc huấn luyện AI? A. Dữ liệu B. Tốc độ xử lý C. Thiết kế phần mềm D. Tài nguyên phần cứng Câu 18. Thuật ngữ “machine learning” nghĩa là gì? A. Hệ thống tự động học mà không cần lập trình rõ ràng B. Hệ thống được lập trình sẵn để học C. Máy tính chơi game D. Lập trình các quy tắc cố định Câu 19. AI có khả năng gì mà con người không thể làm được? A. Xử lý lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn B. Sáng tạo C. Biểu lộ cảm xúc D. Trực tiếp tương tác vật lý với thế giới Câu 20. Công nghệ AI nào được sử dụng trong nhận dạng khuôn mặt? A. Học sâu (Deep Learning) B. Mạng xã hội C. Blockchain D. Dữ liệu lớn (Big Data) Vận dụng (8 câu): Câu 21. Làm thế nào AI có thể cải thiện chất lượng dịch vụ y tế? A. Phân tích dữ liệu bệnh án để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn B. Thay thế hoàn toàn bác sĩ C. Chỉ lưu trữ hồ sơ bệnh án D. Giảm chi phí điều trị Câu 22. Tình huống nào sau đây có ứng dụng của AI? A. Khách hàng trò chuyện với một chatbot để tìm hiểu thông tin về sản phẩm quan tâm. B. Khách hàng thực hiện việc đặt đơn hàng trên website bằng việc tích chọn mặt hàng, nhập số lượng, chọn phương thức vận chuyển và thanh toán. C. Người quản lí xem thống kê hàng tồn kho thông qua một phần mềm quản lí hàng hoá. D. Nhân viên đóng gói sản phẩm theo danh sách đơn hàng được trích xuất từ website bán hàng của công ty. Câu 23. Phương án nào sau đây không là ứng dụng của AI?
- 4 A. Siri của Apple. B. Onedrive của Microsoft. C. Google Assistant của Google. D. ChatGPT. Câu 24. Hệ thống nào sau đây sử dụng AI để chơi cờ ở trình độ cao? A. Google Search. B. Siri. C. AlphaGo. D. Robot Asimo. Câu 25. Đánh giá nào không phù hợp về tri thức của Chat GPT? A. Có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. B. Có khả năng tạo văn bản theo nhiều phong cách khác nhau. C. Có khả năng trả lời câu hỏi ở nhiều dạng khác nhau. D. Có kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Câu 26. Phương án nào sau đây không là ví dụ cho khả năng học của hệ thống AI? A. Robot người máy thông minh Xoxe có thể nhận diện khuôn mặt của người mới bằng cách được cung cấp hình ảnh. B. Robot hút bụi có thể nhận biết khu vực cần làm sạch nhiều hơn để điều chỉnh phương pháp làm sạch phù hợp. C. Robot trong dây truyền lắp ráp ô tô có khả năng hoạt động liên tục nhiều giờ. D. Robot xếp dỡ hàng hoá ngày càng thực hiện xếp hàng chính xác và nhanh chóng hơn. Câu 27. Làm thế nào AI có thể tăng cường trải nghiệm học tập cá nhân hóa? A. Phân tích dữ liệu học tập để đưa ra gợi ý học tập phù hợp B. Thay thế hoàn toàn giáo viên C. Chỉ lưu trữ dữ liệu học tập D. Giảm chi phí giáo dục Câu 28. Làm thế nào AI có thể thay đổi cách chúng ta làm việc và học tập trong tương lai? A. Thay thế hoàn toàn con người trong công việc và học tập B. Tăng cường khả năng làm việc và học tập bằng cách cung cấp các công cụ hỗ trợ thông minh C. Chỉ lưu trữ dữ liệu làm việc và học tập D. Giảm chi phí làm việc và học tập Chủ đề B: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET- KẾT NỐI MẠNG Bài 1: Cơ sở về mạng máy tính (25 câu) Nhận biết (10 câu) Câu 1. Mạng máy tính là gì? A. Một hệ thống kết nối nhiều máy tính để trao đổi thông tin B. Một thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu C. Một phần mềm giúp bảo mật dữ liệu
- 5 D. Một thiết bị đầu vào của máy tính Câu 2. Đâu là thành phần cơ bản của một mạng máy tính? A. Máy tính, thiết bị mạng, phần mềm quản lý B. Chỉ máy tính và phần mềm quản lý C. Máy in và máy chiếu D. Máy tính và thiết bị lưu trữ Câu 3. Đâu không phải là loại mạng máy tính? A. Mạng LAN B. Mạng WAN C. Mạng MAN D. Mạng USB Câu 4. Trong mạng máy tính, từ viết tắt LAN có nghĩa là gì? A. Local Area Network B. Large Area Network C. Long Area Network D. Logical Area Network Câu 5. Một mạng LAN chủ yếu được sử dụng để kết nối máy tính trong phạm vi nào? A. Cả một quốc gia B. Một khu vực nhỏ như văn phòng hoặc lớp học C. Một lục địa D. Toàn cầu Câu 6. Thiết bị nào dưới đây được sử dụng để kết nối các máy tính trong mạng LAN? A. Switch B. Máy in C. Máy chiếu D. Loa Câu 7. Giao thức TCP/IP là gì? A. Một bộ giao thức truyền thông B. Một loại máy tính C. Một phần mềm diệt virus D. Một thiết bị mạng Câu 8. Địa chỉ IP dùng để làm gì trong mạng máy tính? A. Xác định thiết bị trong mạng B. Lưu trữ dữ liệu C. Quản lý phần mềm D. Chạy các ứng dụng Câu 9. Mạng WAN khác với mạng LAN ở điểm nào? A. Phạm vi địa lý B. Tốc độ truyền dữ liệu C. Loại thiết bị sử dụng
- 6 D. Số lượng máy tính kết nối Câu 10. Một mạng máy tính có thể kết nối bao nhiêu máy tính tối đa? A. Tùy thuộc vào loại mạng B. 10 máy C. 100 máy D. 1000 máy Thông hiểu (8 câu) Câu 11. Tại sao mạng máy tính có thể giảm chi phí trong một tổ chức? A. Bởi vì các thiết bị mạng rẻ hơn B. Bởi vì giảm thiểu việc mua sắm phần mềm độc lập C. Bởi vì tiết kiệm thời gian và công sức khi chia sẻ tài nguyên D. Bởi vì không cần bảo trì Câu 12. Phần mềm nào được sử dụng để quản lý và điều phối hoạt động của mạng? A. Hệ điều hành mạng B. Phần mềm diệt virus C. Phần mềm xử lý văn bản D. Trình duyệt web Câu 13. Hãy cho biết chức năng của một router trong mạng máy tính. A. Kết nối các mạng khác nhau và chuyển tiếp dữ liệu giữa chúng B. Lưu trữ dữ liệu C. In tài liệu D. Cung cấp năng lượng cho các thiết bị mạng Câu 14. Mạng MAN thường được sử dụng trong tình huống nào? A. Kết nối các văn phòng trong một thành phố B. Kết nối các máy tính trong cùng một phòng C. Kết nối các máy tính ở các quốc gia khác nhau D. Kết nối các thiết bị trong một tòa nhà Câu 15. Khi nào thì một máy tính trong mạng cần phải sử dụng địa chỉ IP tĩnh? A. Khi máy tính cần duy trì địa chỉ IP không thay đổi B. Khi máy tính kết nối với mạng không dây C. Khi máy tính sử dụng Wi-Fi D. Khi máy tính cần tự động nhận địa chỉ IP Câu 16. Mạng Wi-Fi là gì? A. Một loại mạng không dây B. Một loại mạng có dây C. Một loại mạng LAN D. Một loại mạng WAN Câu 17. Tính năng nào dưới đây không phải của mạng LAN? A. Kết nối toàn cầu B. Chia sẻ tài nguyên
- 7 C. Chia sẻ dữ liệu D. Chia sẻ kết nối Internet Câu 18. Hãy chỉ ra loại mạng nào phù hợp cho kết nối giữa các chi nhánh của một công ty trong một quốc gia. A. Mạng WAN B. Mạng LAN C. Mạng MAN D. Mạng PAN Vận dụng (7 câu) Câu 19. Khi bạn cần kết nối nhiều máy tính trong một phòng học, loại mạng nào sẽ phù hợp nhất? A. Mạng LAN B. Mạng WAN C. Mạng MAN D. Mạng PAN Câu 20. Nếu bạn muốn thiết lập một mạng để kết nối các thiết bị trong một tòa nhà cao tầng, bạn nên sử dụng thiết bị nào? A. Switch B. Modem C. Router D. Access Point Câu 21 Để kết nối một văn phòng với các văn phòng khác trên toàn quốc, bạn nên chọn giải pháp nào? A. Sử dụng mạng WAN B. Sử dụng mạng LAN C. Sử dụng mạng MAN D. Sử dụng mạng PAN Câu 22. Bạn cần thiết lập một mạng không dây trong một khu vực rộng lớn. Bạn nên chọn thiết bị nào? A. Router không dây B. Switch C. Hub D. Modem Câu 23 Nếu bạn đang gặp vấn đề với kết nối Internet không ổn định, bạn nên kiểm tra điều gì đầu tiên? A. Cáp mạng và thiết bị kết nối B. Màu sắc của màn hình máy tính C. Độ phân giải màn hình D. Phần mềm diệt virus
- 8 Câu 24. Trong một mạng LAN nhỏ, thiết bị nào được sử dụng để phân phối dữ liệu đến các máy tính khác trong mạng? A. Switch B. Hub C. Router D. Modem Câu 25. Nếu bạn muốn bảo vệ mạng máy tính của mình khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài, bạn nên sử dụng thiết bị nào? A. Firewall B. Switch C. Router D. Access Point Bài 2: Các giao thức mạng (19 câu) Nhận biết (10 câu): Câu 1. Địa chỉ IP được sử dụng để định danh các thiết bị trên mạng. Địa chỉ IPv6 có chiều dài bao nhiêu byte? A. 16 byte B. 4 byte C. 6 byte D. 8 byte Câu 2. Trong mạng IPv4, số lượng địa chỉ IP có thể được cấp phát là bao nhiêu? A. 232 địa chỉ B. 216 địa chỉ C. 264 địa chỉ D. 2128 địa chỉ Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai về địa chỉ IP trong mạng LAN? A. Địa chỉ IP trong mạng LAN có thể được trùng lặp với IP của mạng LAN khác. B. Mỗi thiết bị trong mạng LAN đều phải có địa chỉ IP khác nhau. C. Địa chỉ IP trong mạng LAN không thể truy cập trực tiếp từ internet. D. Địa chỉ IP trong mạng LAN được cấp bởi router. Câu 4. Điểm khác biệt chính giữa địa chỉ IPv4 và IPv6 là gì? A. Địa chỉ IPv4 ngắn hơn và đã cạn kiệt, trong khi IPv6 dài hơn và có khả năng mở rộng lớn hơn. B. IPv4 chỉ dùng trong mạng LAN, còn IPv6 dùng cho mạng internet. C. IPv4 an toàn hơn IPv6. D. Địa chỉ IPv4 không hỗ trợ phân giải DNS, còn IPv6 có. Câu 5. Khi sử dụng địa chỉ IP trong mạng LAN, giao thức nào giúp tự động cấp phát địa chỉ IP cho các thiết bị? A. DHCP B. DNS C. HTTP D. FTP
- 9 Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng về việc kết nối mạng không dây? A. Các thiết bị cần phải có Card mạng không dây mới có thể kết nối Wi-Fi. B. Máy tính để bàn thường được trang bị Card mạng Wi-Fi. C. Laptop cần phải có Card mạng để kết nối Wi-Fi. D. Máy tính xách tay không cần Card mạng Wi-Fi. Câu 7. Địa chỉ IPv4 được chia thành bao nhiêu lớp mạng chính? A. 5 lớp B. 2 lớp C. 3 lớp D. 7 lớp Câu 8. Trong mạng LAN, nếu hai thiết bị có cùng địa chỉ IP, hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Chỉ một thiết bị có thể kết nối mạng, thiết bị còn lại sẽ gặp lỗi. B. Hai thiết bị sẽ hoạt động bình thường. C. Cả hai thiết bị sẽ bị mất kết nối. D. Hai thiết bị sẽ tự động đổi địa chỉ IP để tránh xung đột. Câu 9. Khi kết nối vào mạng Wi-Fi, vai trò của SSID là gì? A. Định danh tên của mạng Wi-Fi. B. Định danh thiết bị kết nối. C. Mã hóa dữ liệu truyền tải trên Wi-Fi. D. Kiểm tra tốc độ mạng. Câu 10. Nếu máy tính không thể kết nối vào mạng sau khi thay đổi địa chỉ IP thủ công, nguyên nhân có thể là gì? A. Địa chỉ IP bị trùng với một thiết bị khác trong mạng. B. Máy tính không có Card mạng. C. Router không hỗ trợ địa chỉ IP tĩnh. D. Máy tính bị lỗi phần cứng. Thông hiểu (5 câu): Câu 11. Trong giao thức mạng, lớp nào chịu trách nhiệm đóng gói và gửi dữ liệu? A. Lớp Liên kết dữ liệu B. Lớp Vật lý C. Lớp Mạng D. Lớp Ứng dụng Câu 12. Giao thức nào được sử dụng để gửi email? A. SMTP B. HTTP C. FTP D. POP3 Câu 13. Trong giao thức TCP/IP, tầng nào chịu trách nhiệm phân mảnh dữ liệu để truyền qua mạng? A. Tầng Mạng B. Tầng Liên kết dữ liệu C. Tầng Vận chuyển D. Tầng Ứng dụng
- 10 Câu 14. Giao thức UDP hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? A. Không cần thiết lập kết nối B. Kết nối trước khi gửi dữ liệu C. Kiểm tra lỗi và phục hồi dữ liệu D. Mã hóa dữ liệu trước khi gửi Câu 15. Giao thức nào dùng để truyền file giữa các máy tính? A. FTP B. SMTP C. ICMP D. DNS Vận dụng (5 câu): Câu 16. TCP (Transmission Control Protocol) cung cấp cơ chế nào để đảm bảo dữ liệu được truyền đầy đủ và chính xác? A. Xác nhận nhận gói tin B. Phân mảnh dữ liệu C. Nén dữ liệu D. Mã hóa dữ liệu Câu 17. Giao thức nào đảm bảo dữ liệu được truyền an toàn qua Internet? A. HTTPS B. HTTP C. FTP D. Telnet Câu 18. Giao thức nào được sử dụng để kiểm tra kết nối mạng giữa hai thiết bị? A. ICMP B. FTP C. SMTP D. DNS Câu 19. Giao thức nào dùng để thiết lập kết nối từ xa tới một máy tính? A. SSH B. FTP C. HTTP D. SMTP Bài 3: Thực hành thiết lập kết nối và sử dụng mạng (6 Câu) Vận dụng (6 câu): Câu 1. Để chia sẻ một thư mục trên mạng LAN, cần phải thực hiện bước nào trước tiên? A. Bật chế độ chia sẻ mạng B. Tạo thư mục chia sẻ C. Đặt mật khẩu bảo vệ thư mục D. Tắt tường lửa Câu 2. Giao thức nào được sử dụng để chia sẻ tập tin trên mạng LAN? A. SMB B. FTP
- 11 C. HTTP D. ICMP Câu 3. Để chia sẻ máy in trong mạng LAN, cần phải làm gì? A. Bật tính năng chia sẻ máy in trong cài đặt B. Cài đặt trình điều khiển máy in C. Chia sẻ thư mục máy in D. Bật chế độ kết nối trực tiếp Câu 4. Việc chia sẻ tài nguyên trên mạng LAN có thể được kiểm soát bởi yếu tố nào? A. Quyền truy cập B. Địa chỉ MAC C. Tần số Wi-Fi D. Tốc độ kết nối Câu 5. Tại sao cần phải thiết lập mật khẩu bảo vệ khi chia sẻ thư mục trên mạng LAN? A. Để đảm bảo chỉ những người được phép mới có thể truy cập B. Để ngăn người khác xóa dữ liệu C. Để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu D. Để giảm thiểu lỗi kết nối Câu 6. Điều gì sẽ xảy ra nếu không tắt tường lửa khi chia sẻ tài nguyên trên mạng LAN? A. Các máy khác không thể nhìn thấy tài nguyên chia sẻ B. Tốc độ truyền dữ liệu sẽ chậm hơn C. Mạng LAN sẽ bị gián đoạn D. Dữ liệu sẽ bị mã hóa Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng (13 câu) Nhận biết (7 Câu): Câu 1. Mạng xã hội được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là A. Whatsapp. B. Viber. C. Facebook. D. Telegram. Câu 2. Khái niệm nào dùng để chỉ việc nhận diện thông tin không chính xác hoặc giả mạo trên mạng? A. Phân tích dữ liệu B. Cập nhật dữ liệu C. Xác thực thông tin D. Tạo nội dung Câu 3. Những hành vi nào sau đây là không phù hợp khi giao tiếp trong không gian mạng? A. Tôn trọng quan điểm và ý kiến của người khác B. Gửi tin nhắn xúc phạm hoặc đe dọa C. Cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị D. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác
- 12 Câu 4. Hành vi nào là không phù hợp trong việc bình luận trên diễn đàn trực tuyến? A. Tôn trọng các quan điểm khác nhau B. Đưa ra nhận xét mang tính xây dựng C. Sử dụng lời lẽ xúc phạm và công kích cá nhân D. Cung cấp phản hồi hữu ích cho cuộc thảo luận Câu 5. Để duy trì sự lịch sự và tôn trọng trong giao tiếp qua mạng, bạn nên làm gì? A. Tham gia vào các cuộc tranh cãi không cần thiết B. Phớt lờ cảm xúc của người khác C. Chỉ gửi các tin nhắn ngắn gọn và không quan tâm đến ý nghĩa D. Đọc kỹ và suy nghĩ trước khi gửi tin nhắn hoặc bình luận Câu 6. Khi gửi tin nhắn trên các nền tảng nhắn tin tức thì, điều gì sau đây là quan trọng nhất? A. Sử dụng các biểu tượng cảm xúc B. Sử dụng ngôn ngữ không chính thức C. Gửi tin nhắn dài và chi tiết D. Truyền tải thông điệp rõ ràng và chính xác Câu 7. Khi giao tiếp trong nhóm trực tuyến, bạn nên làm gì để duy trì tính nhân văn? A. Lời lẽ khiêu khích và gây căng thẳng B. Giao tiếp một cách công bằng và tôn trọng tất cả các thành viên C. Tôn trọng quan điểm cá nhân của mình mà không cần lắng nghe người khác D. Lờ đi các ý kiến và cảm xúc của các thành viên khác Thông hiểu (6 câu): Câu 8. Khi tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến, cách nào giúp bảo vệ sự tôn trọng và tính nhân văn? A. Tham gia vào các cuộc tranh cãi không cần thiết B. Đưa ra các ý kiến phản bác một cách tích cực và xây dựng C. Tránh giao tiếp với những người có quan điểm khác D. Sử dụng ngôn từ xúc phạm khi không đồng ý Câu 9. Chức năng của tường lửa (Firewall) là gì? A. Tăng tốc độ mạng B. Ngăn chặn truy cập không mong muốn và bảo vệ hệ thống C. Cập nhật phần mềm hệ thống D. Quản lý băng thông mạng Câu 10. Khi gặp thông tin không chính xác hoặc giả mạo trên mạng, bạn nên làm gì? A. Chia sẻ ngay lập tức để mọi người cùng biết B. Xác thực thông tin từ các nguồn đáng tin cậy trước khi chia sẻ C. Bỏ qua và không quan tâm D. Gửi thông tin sai lệch đến nhiều người hơn Câu 11. Mã hóa dữ liệu giúp bảo vệ thông tin trong giao tiếp mạng bằng cách nào? A. Tăng tốc độ truyền tải B. Đảm bảo thông tin không bị đọc trộm
- 13 C. Giảm kích thước dữ liệu D. Tăng cường độ chính xác của dữ liệu Câu 12. Để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân khi giao tiếp trực tuyến, bạn nên làm gì? A. Chia sẻ thông tin cá nhân với tất cả mọi người B. Sử dụng các cài đặt quyền riêng tư của nền tảng để kiểm soát thông tin chia sẻ C. Không quan tâm đến việc bảo mật thông tin cá nhân D. Đăng nhập vào các trang web không xác định Câu 13. Khi tạo mật khẩu, một trong các nguyên tắc an toàn là gì? A. Sử dụng mật khẩu dễ nhớ B. Thay đổi mật khẩu ít nhất một lần mỗi năm C. Sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản D. Dùng mật khẩu gồm chữ cái, số và ký tự đặc biệt Chủ đề 4. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (15 câu) Nhận biết (5 câu): Câu 1. HTML là viết tắt của: A. Hypertext Markup Language B. Hyperlink and Text Markup Language C. Hypertext Multi-language D. Hypertext Media Language Câu 2. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML) được sử dụng chủ yếu để làm gì? A. Tạo bảng tính B. Tạo trang web C. Lập trình ứng dụng D. Xử lý dữ liệu Câu 3. Trong HTML, dấu “/” trong thẻ có ý nghĩa gì? A. Đánh dấu phần tử bị lỗi B. Kết thúc thẻ C. Bắt đầu thẻ D. Chỉ thị kiểu chữ Câu 4. Tên thẻ HTML có phân biệt chữ hoa và chữ thường không? A. Có phân biệt B. Không phân biệt C. Chỉ phân biệt trong các trình duyệt khác nhau D. Phân biệt trong các phiên bản khác nhau Câu 5. Phần nào của tài liệu HTML chứa nội dung sẽ hiển thị trên màn hình của trình duyệt web? A. Phần đầu B. Phần chân
- 14 C. Phần thân D. Phần meta Thông hiểu (5 câu): Câu 6. Dòng đầu tiên của văn bản HTML thường là gì? A. Tiêu đề của trang web B. Doctype C. Nội dung của trang web D. Siêu dữ liệu Câu 7. Khi soạn thảo văn bản HTML trong Sublime Text, bạn nên lưu tệp với định dạng nào? A. .txt B. .html C. .docx D. .xml Câu 8. Phần tử nào được sử dụng để xác định phần đầu của một tài liệu HTML? A. B. C. D. Câu 9. Thẻ nào trong phần đầu của tài liệu HTML dùng để khai báo tiêu đề của trang web? A. B. C. D. Câu 10. Thẻ nào dùng để tạo dòng ngắt trong HTML? A. B. C. D. Vận dụng (5 câu): Câu 11. Thuộc tính nào của thẻ được dùng để chỉ định đường dẫn đến hình ảnh? A. src B. href C. path D. img Câu 12. Thẻ nào dưới đây dùng để tạo danh sách có thứ tự (ordered list)? A. B. C. D.
- 15 Câu 13. Thẻ nào được dùng để chứa nội dung chính của trang HTML? A. B. C. D. Câu 14. Thuộc tính nào của thẻ dùng để xác định địa chỉ trang web mà liên kết dẫn đến? A. href B. link C. src D. url Câu 15. Đâu là tên miền cấp ba trong “www.moet.gov.vn”? A. www. B. moet. C. gov. D. vn. PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG/SAI (9 CÂU) Câu 1. Những nhận định dưới đây là Đúng hay Sai khi nói về mạng WLAN? A. Mạng WLAN cho phép các thiết bị kết nối mạng không dây mà không cần sử dụng dây cáp. Đ B. Access Point là thiết bị chính cung cấp kết nối không dây trong mạng WLAN. Đ C. Tất cả các thiết bị trong mạng WLAN phải được trang bị bộ giao tiếp mạng không dây. Đ D. Mạng WLAN chỉ hoạt động hiệu quả trong phạm vi một phòng nhỏ. S Câu 2. Những nhận định dưới đây là Đúng hay Sai khi nói về Router và Switch? A. Router có khả năng kết nối và chuyển tiếp dữ liệu giữa các mạng LAN khác nhau. Đ B. Switch chỉ có thể kết nối các thiết bị trong cùng một mạng LAN. Đ C. Router và Switch đều có chức năng xác định đường đi cho gói tin trong mạng. Đ D. Switch không thể hoạt động nếu không có Router. S Câu 3. Những nhận định dưới đây là Đúng hay Sai khi nói về Modem trong mạng máy tính? A. Modem là thiết bị điều chế và giải điều chế tín hiệu giữa thiết bị người dùng và nhà cung cấp dịch vụ Internet. Đ B. Modem luôn cần được kết nối với Router để hoạt động. S C. Modem thường được tích hợp các chức năng của Router và Access Point trong các thiết bị hiện đại. Đ D. Modem chỉ hoạt động với tín hiệu số hóa. S Câu 4. Những nhận định dưới đây là Đúng hay Sai khi nói về Internet? A. Internet là một mạng WAN đặc biệt kết nối các mạng LAN trên toàn thế giới. Đ B. Router là thiết bị không thể thiếu trong việc truy cập Internet. Đ C. ISP là nhà cung cấp dịch vụ Internet, giúp kết nối các thiết bị mạng với Internet. Đ D. Internet chỉ có thể truy cập được qua các kết nối có dây. S
- 16 Câu 5. Trong giờ thực hành kết nối mạng LAN trong phòng tin học. Sau thời gian 25 phút nghiêm túc thực hành. Các em học sinh cùng thầy giáo đã kết nối xong dây mạng, modem, Switch. Trên máy tính của thầy giáo và các em đều hiển thị tên các máy trạm. Thầy giáo yêu cầu các em học sinh chia sẻ dữ liệu trên mạng LAN giữa các máy tính với nhau nhưng có một số máy tính không chia sẻ dữ liệu được. Một số em đưa ra ý kiến sau. Theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? A. Dây mạng, modem, switch bị hỏng hoặc không kết nối được. Đ B. Không có mạng Internet nên không chia sẻ được bài tập nhóm. S C. Chưa kích hoạt chức năng chia sẻ thư mục trên máy tính. Đ D. Trong phòng không có thiết bị kết nối không dây (Access Point). S Câu 6. Giao thức mạng là tập hợp các quy định về cách thức giao tiếp để truyền dữ liệu giữa các đối tượng tham gia mạng. A. Giao thức vận chuyển bao gồm các giao thức quy định cách dữ liệu được chia thành các gói tin, đánh số, gửi và nhận giữa các thiết bị mạng. Đ B. Giao thức TCP có cơ chế kiểm tra lỗi, khôi phục và điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu. Đ C. Lệnh ping dùng để kiểm tra cấu hình IP của máy tính đang sử dụng. S D. Địa chỉ IP 151.101.65.121 dưới dạng nhị phân là 10010111 01100101 01000001 11110010. S Câu 7. Mỗi phát biểu sau đây về mục đích sử dụng của các phần tử là đúng hay sai? A. Phần tử body dùng để khai báo phần nội dung sẽ hiển thị trên màn hình cửa sổ trình duyệt web. Đ B. Phần tử head dùng để khai báo thông tin về cấu trúc của trang web. Đ C. Phần tử title dùng để khai báo tiêu đề và thông tin tác giả soạn trang web. S D. Phần tử html dùng để khai báo cấu trúc và nội dung của trang web. Đ Câu 8. HTML là ngôn ngữ chuyên dụng dùng để tạo trang web. A. HTML là viết tắt của cụm từ Hyperlinks and Text Markup Language. S B. Phần đầu của văn bản được xác định thông qua phần tử head. Đ C. Phần tử html là bắt buộc đối với mỗi văn bản HTML. Đ D. Nội dung trang web thường được chia thành 3 phần: Phần đầu, phần thân và phần khai báo. Đ Câu 9. HTML là ngôn ngữ chuyên dụng dùng để tạo trang web. A. HTML là viết tắt của cụm từ Hypertext Markup Language. Đ B. là một phần tử HTML. S C. Nội dung của phần tử body sẽ được hiển thị trong màn hình của cửa sổ trình duyệt web. Đ D. Phần thân của văn bản được xác định thông qua phần tử body. Đ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 136 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 184 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 126 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 107 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn